I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm toàn bài. Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Diễn tả giọng tranh luận sôi nổi của 3 bạn; giọng giảng ôn tồn, rành rẽ, chân tình giàu sức thuyết phục của thầy giáo. Phân biệt tranh luận, phân giải.
- Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì quý nhất) và ý được khẳng định: người lao động là quý nhất.
II. Chuẩn bị:
TUẦN 9 Soạn: 29 – 10 Dạy : Thứ hai ngày 30 – 10 - 2006 Tiết 17 : TẬP ĐỌC CÁI GÌ QUÝ NHẤT ? I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm toàn bài. Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật. - Diễn tả giọng tranh luận sôi nổi của 3 bạn; giọng giảng ôn tồn, rành rẽ, chân tình giàu sức thuyết phục của thầy giáo. Phân biệt tranh luận, phân giải. - Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì quý nhất) và ý được khẳng định: người lao động là quý nhất. II. Chuẩn bị: + GV: Tranh minh họa bài đọc. Ghi câu văn luyện đọc. + HS: Bài soạn. III. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 1’ 2. Bài cũ: 4’- Kì diệu rừng xanh. Gọi 3 em đọc thuộc bài thơ và trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới : 30’ - Giới thiệu bài : “Cái gì quý nhất ?” v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. 8’ • Luyện đọc: 1 em đọc toàn bài. Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn. Sửa lỗi đọc cho học sinh. + Đoạn 1 : Một hôm ... sống được không ? + Đoạn 2 : Quý, Nam phân giải. + Đoạn 3 : Phần còn lại. Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải. Phát âm từ khó. Dự kiến: “tr – gi” Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. v Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. 12’ • Tìm hiểu bài (thảo luận nhóm đôi hoặc nhóm bàn). + Câu 1 : Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì? (Giáo viên ghi bảng) Hùng : quý nhất là lúa gạo. Quý : quý nhất là vàng. Nam : quý nhất là thì giờ. + Câu 2 :Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ? Giáo viên cho học sinh nêu ý 1 ? Những lý lẽ của các bạn. Cho học sinh đọc đoạn 2 và 3. + Câu 3 : Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? Giảng từ: tranh luận – phân giải. Tranh luận: bàn cãi để tìm ra lẽ phải. Phân giải: giải thích cho thấy rõ đúng sai, phải trái, lợi hại + Câu 4 : Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên đó ? Giáo viên nhận xét. Nêu ý 2 ? Người lao động là quý nhất. v Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - 9’ Giáo viên hướng dẫn học sinh rèn đọc diễn cảm. Rèn đọc đoạn “Ai làm ra lúa gạo mà thôi”. v Hoạt động 4: Củng cố: hướng dẫn học sinh đọc phân vai. 4’ Nêu nhận xét cách đọc phân biệt vai lời dẫn chuyện và lời nhân vật. Cho học sinh đóng vai để đọc đối thoại bài văn theo nhóm 4 người. • Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: 1’ Dặn dò: Xem lại bài + luyện đọc diễn cảm. Chuẩn bị: “ Đất Cà Mau” . Nhận xét tiết học . Hát - Quang, Nam, An. 1 - 2 học sinh đọc bài + tìm hiểu cách chia đoạn. Lần lượt học sinh đọc nối tiếp từng đoạn. Học sinh đọc thầm phần chú giải. 1 - 2 học sinh đọc toàn bài. Dự kiến: Hùng quý nhất lúa gạo – Quý quý nhất là vàng – Nam quý nhất thì giờ. Học sinh lần lượt trả lời đọc thầm nêu lý lẽ của từng bạn. Học sinh đọc đoạn 2 và 3. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác lắng nghe nhận xét. Học sinh nêu. 1, 2 học sinh đọc. Học sinh thảo luận cách đọc diễn cảm đoạn trên bảng. Đại diện từng nhóm đọc. Các nhóm khác nhận xét. Lần lượt học sinh đọc đoạn cần rèn. Đọc cả bài. Học sinh nêu. Học sinh phân vai: người dẫn chuyện, Hùng, Quý, Nam, thầy giáo. Cả lớp chọn nhóm đọc hay nhất. Lắng nghe, thực hiện. - Chuyển tiết. ********************************** Tiết 9 : ĐẠO ĐỨC TÌNH BẠN (Tiết 1) I. Mục tiêu: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè. Cách cư xử với bạn bè. Có ý thức cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: Thầy + học sinh: - SGK. Đồ dùng hóa trang để đóng vai truyện “Đôi bạn” (trường hợp học sinh không tìm được). III. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 1’ 2. Bài cũ: 3’ Đọc ghi nhơ.ù Nêu những việc em đã làm hoặc sẽ làm để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên. 3. Bài mới: 30’- Giới thiệu bài mới: Tình bạn (tiết 1) v Hoạt động 1: Đàm thoại. 5’ 1/ Hát bài “lớp chúng ta đoàn kết” 2/ Đàm thoại. Bài hát nói lên điều gì? Lớp chúng ta có vui như vậy không? Điều gì xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè? Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu? Kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè. v Hoạt động 2: Phân tích truyện đôi bạn. 10’ GV đọc truyện “Đôi bạn”. Nêu yêu cầu. Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện? Em thử đoán xem sau chuyện xảy ra, tình bạn giữa hai người sẽ như thế nào? Theo em, bạn bè cần cư xử với nhau như thế nào? · Kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn. v Hoạt động 3: Làm bài tập 2. 10’ Nêu yêu cầu. - Sau mỗi tình huống, GV yêu cầu HS tự liên hệ . · Liên hệ: Em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể. Nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. a) Chúc mừng bạn. b) An ủi, động viên, giúp đỡ bạn. c) Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực. d) Khuyên ngăn bạn không sa vào những việc làm không tốt. đ) Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm. e) Nhờ bạn bè, thầy cô hoặc người lớn khuyên ngăn . v Hoạt động 4: Củng cố (Bài tập 3) 5phút Nêu những biểu hiện của tình bạn đẹp. ® GV ghi bảng. · Kết luận: Các biểu hiện của tình bạn đẹp là tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau. Đọc ghi nhớ. 5. Tổng kết - dặn dò: 1’ Sưu tầm những truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ, bài hát về chủ đề tình bạn. Cư xử tốt với bạn bè xung quanh. Chuẩn bị: Tình bạn( tiết 2) Nhận xét tiết học . Hát Nguyệt. Diễm Quỳnh. Học sinh lắng nghe. Lớp hát đồng thanh. Học sinh trả lời. Tình bạn tốt đẹp giữa các thành viên trong lớp. Học sinh trả lời. Buồn, lẻ loi. Trẻ em được quyền tự do kết bạn, điều này được qui định trong quyền trẻ em Đóng vai theo truyện. Thảo luận nhóm đôi. Đại diện trả lời. Nhận xét, bổ sung. Không tốt, không biết quan tâm, giúp đỡ bạn lúc bạn gặp khó khăn, hoạn nạn. Học sinh trả lời. Học sinh nêu yêu cầu. - Làm việc cá nhân bài 2. Trao đổi bài làm với bạn ngồi cạnh. Trình bày cách ứng xử trong 1 tình huống và giải thích lí do (6 học sinh) Lớp nhận xét, bổ sung. Học sinh nêu. Học sinh nêu. - HS đọc ghi nhớ. Học sinh nêu những tình bạn đẹp trong trường, lớp mà em biết. Lắng nghe, thực hiện. ******************************** Tiết 17 : KHOA HỌC THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS. I. Mục tiêu: Xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV. Liệt kê những việc cụ thể mà mỗi học sinh có thể làm để tham gia phòng chống HIV/AIDS. Có thái độ không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ. II. Chuẩn bị: Hình vẽ trong SGK trang 36, 37 . Một số tranh vẽ mô tả học sinh tìm hiểm về HIV/AIDS và tuyên truyền phòng tránh HIV/AIDS. III. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 1’ 2. Bài cũ: “Phòng tránh HIV?AIDS- Hãy cho biết HIV là gì? AIDS là gì? Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV / AIDS? 3.Bài mới: 30’- Giới thiệu bài. Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS. v Hoạt động 1: Xác định hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV. Giáo viên yêu cầu các nhóm giải thích đối với một số hành vi. Nếu có hành vi đặt sai chỗ. Giáo viên giải đáp. · Giáo viên chốt: HIV/AIDS không lây truyền qua giao tiếp thông thường. v Hoạt động 2: Đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV” Trẻ em bị nhiễm HIV có quyền được học tập, vui chơi và sống chung cùng cộng đồng. Không phân biệt đối xử đối với người bị nhiễm HIV. GV mời 5 HS tham gia đóng vai: 1 bạn đóng vai học sinh bị nhiễm HIV, 4 bạn khác sẽ thể hiện hành vi ứng xử với học sinh bị nhiễm HIV như đã ghi trong các phiếu gợi ý. Giáo viên cần khuyến khích học sinh sáng tạo trong các vai diễn của mình trên cơ sở các gợi ý đã nêu. + Các em nghĩ thế nào về từng cách ứng xử? + Các em nghĩ người nhiễm HIV có cảm nhận như thế nào trong mỗi tình huống? Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 36, 37 SGK và trả lời các câu hỏi: + Hình 1 và 2 nói lên điều gì? + Nếu em nhỏ ở hình 1 và hai bạn ở hình 2 là những người quen của bạn bạn sẽ đối xử như thế nào? · Giáo viên chốt: HIV không lây qua tiếp xúc xã hội thông thường. Những người nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em có quyền và cần được sống, thông cảm và chăm sóc. Không nên xa lánh, phân biệt đối xử. Điều đó đối với những người nhiễm HIV rất quan trọng vì họ đã được nâng đỡ về mặt tinh thần, họ cảm thấy được động viên, an ủi, được chấp nhận. Hoạt động 3 : Củng cố GV yêu cầu học sinh nêu ghi nhớ, giáo dục. 5. Tổng kết - dặn dò: 1’ Xem lại bài. Chuẩn bị: Phòng tránh bị xâm hại. Nhận xét tiết học . Hát Bảo - Thanh Đại diện nhóm báo cáo – nhóm khác kiểm tra lại từng hành vi các bạn đã dán vào mỗi cột xem làm đúng chưa. - HS tham gia sắm vai. Các bạn còn lại sẽ theo dõi cách ứng xử của từng vai để thảo luận xem cách ứng xử nào nên, cách nào không nên. Học sinh lắng nghe, trả lơ ... ’ Giáo viên chốt lại những vấn đề đã luyện tập: Cách đổi đơn vị 5. Tổng kết - dặn dò: 1’ Dặn dò: Làm bài nhà 3, 4/ 47. Chuẩn bị: Luyện tập chung . Nhận xét tiết học . Hát Học sinh sửa bài. Lớp nhận xét. - Học sinh đọc yêu cầu đề. Học sinh làm bài. Học sinh sửa bài. Học sinh nêu cách làm. Lớp nhận xét. Học sinh đọc yêu cầu đề. Học sinh làm bài. Học sinh sửa bài. Lớp nhận xét. Học sinh đọc đề – Xác định dạng đổi độ dài, đổi diện tích. Học sinh làm bài, sửa bài. - HS đọc đề và tóm tắt sơ đồ. - HS trình bày cách giải. - Cả lớp nhận xét. - Nhắc lại cách đổi đơn vị. - Lắng nghe, thực hiện. Chuyển tiết. Soạn:2 - 11 Dạy : Thứ sáu ngày 3 – 11- 2006 Tiết 9 : ĐỊA LÍ CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ I. Mục tiêu: Nắm đặc điểm của các dân tộc và đặc điểm của sự phân bố dân cư ở nước ta. Trình bày 1 số đặc điểm về dân tộc, mật độ dân số và sự phân bố dân cư. Có ýù thức tôn trọng, đoàn kết với các dân tộc. II. Chuẩn bị: + GV: Tranh ảnh 1 số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi VN. + Bản đồ phân bố dân cư VN. + HS: Tranh ảnh 1 số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi VN. III. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 1’ 2. Bài cũ: “Dân số nước ta”. 4’ Nêu đặc điểm về số dân và sự tăng dân số ở nước ta? Tác hại của dân số tăng nhanh? Nêu ví dụ cụ thể? Đánh giá, nhận xét. 3. Bài mới: 30’- Giới thiệu bài. v Hoạt động 1: Các dân tộc - 8’ Cho HS quan sát tranh, biểu đồ và trả lời câu hỏi. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm bao nhiêu phần trong tổng số dân? Các dân tộc còn lại chiếm bao nhiêu phần? Dân tộc Kinh sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu? Kể tên 1 số dân tộc mà em biết? + Nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của học sinh. v Hoạt động 2: Mật độ dân số -8’ Dựa vào SGK, em hãy cho biết mật độ dân số là gì? ® Để biết MĐDS, người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của một vùng hay quốc gia đó Nêu nhận xét về MĐDS nước ta so với thế giới và 1 số nước Châu Á? ® Kết luận : Nước ta có MĐDS cao. v Hoạt động 3: Phân bố dân cư. 8’ Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? ® Ở đồng bằng đất chật người đông, thừa sức lao động. Ở miền khác đất rộng người thưa, thiếu sức lao động. Dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn? Vì sao? ® Những nước công nghiệp phát triển khác nước ta, chủ yếu dân sống ở thành phố. v Hoạt động 4: Củng cố. 8’ Yêu cầu HS nêu những đặc điểm chính về dân số và mật độ dân số ® Giáo dục: Kế hoạch hóa gia đình. 5. Tổng kết - dặn dò: 5’ Chuẩn bị: “Nông nghiệp”. Nhận xét tiết học. + Hát + Trung. + Trang + Nghe. + Quan sát biểu đồ, tranh ảnh, kênh chữ/ SGK và trả lời. 54. Kinh. 86 phần trăm. 14 phần trăm. Đồng bằng. Vùng núi và cao nguyên. Dao, Ba-Na, Chăm + Trình bày và chỉ lược đồ trên bảng vùng phân bố chủ yếu của người Kinh và dân tộc ít người. Số dân trung bình sống trên 1 km2 diện tích đất tự nhiên. + Nêu ví dụ và tính thử MĐDS. + Quan sát bảng MĐDS và trả lời. - MĐDS nước ta cao hơn thế giới 5 lần, gần gấp đôi Trung Quốc, gấp 3 Cam-pu-chia, gấp 10 lần MĐDS Lào. + Trả lời trên phiếu sau khi quan sát lược đồ/ 80. Đông: đồng bằng. Thưa: miền núi. + Học sinh nhận xét. ® Không cân đối. Nông thôn. Vì phần lớn dân cư nước ta làm nghề nông. + nêu lại những đặc điểm chính về dân số, mật độ dân số và sự phân bố dân cư. Lắng nghe, thực hiện. Chuyển tiết. ************************************* Tiết 18 : TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN I. Mục tiêu: - Biết dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện (có nội dung tranh luận) để mở rộng lý lẽ dẫn chứng thuyết trình tranh luận với các bạn về vấn đề môi trường gần gũi với các bạn. - Bước đầu trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng có khả năng thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết có cả trăng và đèn tượng trưng cho bài ca dao: “Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng ” - Giáo dục học sinh biết vận dụng lý lẽ và hiểu biết để thuyết trình, tranh luận một cách rõ ràng, có sức thuyết phục . II. Chuẩn bị: + GV: Xem và chuẩn bị bài. + HS: Giấy khổ A 4. III. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 1’ 2. Bài cũ: 4’ 3. Bài mới: 30’- Giới thiệu bài , ghi đề bài. v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh mở rộng lý lẽ dẫn chứng thuyết trình tranh luận với các bạn về vấn đề môi trường gần gũi với các bạn. 12’ * Bài 1: + Thuyết trình tranh luận là gì? + Truyện có những nhân vật nào? + Vấn đề tranh luận là gì? + Ý kiến của từng nhân vật? + Ý kiến của em như thế nào? + Treo bảng ghi ý kiến của từng nhân vật. Giáo viên chốt lại: Cả 4 đều quan trọng, thiếu 1 trong 4, cây xanh không phát triển được. vHoạt động 2: Hướng dẫn học sinh bước đầu trình bày ý kiến của mình . * Bài 2: • Gợi ý: Học sinh cần chú ý nội dung thuyết trình hơn là tranh luận. • Nêu tình huống. v Hoạt động 3: Củng cố. 7’ Thi đua tranh luận: “Học thầy không tày học bạn.” 1’ Khen ngợi những bạn nói năng lưu loát. 4>Dặn dò. Chuẩn bị: “Ôn tập”. Nhận xét tiết học. Hát 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm. Đất , Nước, Không khí, Ánh sáng. Cái gì cần nhất cho cây xanh. Ai cũng cho mình là quan trọng. Tổ chức nhóm: Mỗi em đóng một vai (Suy nghĩ, mở rộng, phát triển lý lẽ và dẫn chứng ghi vào vở nháp ® tranh luận. Mỗi nhóm thực hiện thuyết trình. Cả lớp nhận xét: thuyết trình: tự nhiên, sôi nổi – sức thuyết phục. Mỗi dãy đưa một ý kiến thuyết phục để bảo vệ quan điểm. Lắng nghe, thực hiện. Chuyển tiết. ********************************** Tiết 45 : TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Củng cố cách viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. - Luyện tập giải toán. - Rèn học sinh đổi đơn vị đo dưới dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau nhanh, chính xác. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: + GV: Phấn màu. + HS: Vở bài tập, bảng con, SGK. III. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 1’ 2. Bài cũ: 4’ Học sinh lần lượt sửa bài 3 ,4/ 47 Giáo viên nhận xét và cho điểm. 3.Bài mới: 30’- Giới thiệu bài mới: Luyện tập chung. v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của đề bài. - Giáo viên nhận xét, sửa bài. Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của đề bài. Giáo viên sửa bài, nhận xét. v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện giải toán. Bài 5: - GV cho HS viết số thích hợp vào chỗ chấm : 1 kg 800 g = . kg 1 kg 800 g = . g - Giáo viên sửa bài, nhận xét. v Hoạt động 3: Củng cố Học sinh nhắc lại nội dung. Tổ chức thi đua: 7 m2 8 cm2 = m2 m2 = dm2 5. Tổng kết - dặn dò: 1’ Dặn dò: Học sinh làm bài 4 / 48 . Chuẩn bị: Luyện tập chung . Nhận xét tiết học . Hát Học sinh sửa bài. Lớp nhận xét. - Học sinh đọc yêu cầu đề. Học sinh làm bài và nêu kết quả. - Học sinh nêu cách làm. Lớp nhận xét. Học sinh đọc đề. Học sinh làm bài, sửa bài. Học sinh nêu cách làm. Lớp nhận xét. Học sinh đọc đề. HS nêu: túi cam nặng1kg800 g Học sinh làm bài. Học sinh sửa bài. Xác định dạng toán kết hợp đổi khối lượng. Lớp nhận xét. Học sinh nêu. Lắng nghe, thực hiện. Chuyển tiết. ********************************* HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 9 I. Mục tiêu : - Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới. - Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác. - HS có ý thức chấp hành tốt nội qui . II. Lên lớp : 1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 9: * Nề nếp: Đa số học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Chấp hành tốt nội quy quy định của trường, lớp và của Đội. * Học tập: Đa số các em đã học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Có đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở. Có ý thức học bài và làm bài hăng hái phát biểu xây dựng bài như: Trâm, Thảo, Nguyệt, Bảo, Thanh Thanh, Còn một vài em học yếu, chậm nhưng lười học như : Mạnh, Bình An, Trí. * Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ nhiệt tình, đi lao động đầy đủ, đảm bảo an toàn giao thông. 2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới : - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ. - Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. - Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp. - Tiếp tục thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10 chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp. - Tiếp tục đóng góp các khoản tiền qui định của nhà trường. 3. HS sinh hoạt văn nghệ. 4 . Củng cố : - Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới. - Giáo viên nhận xét. 5. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới. ______________________________________________________
Tài liệu đính kèm: