Giáo án khối 5 - Tuần 1

Giáo án khối 5 - Tuần 1

I.Mục tiêu: Học xong bài này,HS biết:

- Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu ở của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Nam Kì.

- Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược.

- Giáo dục HS tự hào và học tập tinh thần yêu nước ở Trương Định.

II. Đồ dùng dạy – học:

 

doc 39 trang Người đăng huong21 Lượt xem 957Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:	Thứ hai ngày 4 tháng 9 năm 2006
Lịch sử
"Bình tây đại nguyên soái" Trương Định
I.Mục tiêu: Học xong bài này,HS biết:
- Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu ở của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Nam Kì.
- Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược.
- Giáo dục HS tự hào và học tập tinh thần yêu nước ở Trương Định.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Hình trong SGK phóng to. Bản đồ hành chính. Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy – học:
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp (2p):
- GV giới thiệu bài và chỉ trên bản đồ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
+ Sáng 1-9-1858, TDP chính thức nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Tại đây quân Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta nên chúng không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
+ Năm sau, TDP phải chuyển hướng, đánh vào Gia Định. Nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống Pháp xâm lược, đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định.
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm Trương Định băn khoăn suy nghĩ?
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV chia nhóm yêu cầu HS làm việc với phiếu học tập, mỗi nhóm giải quyết một nhiệm vụ trên.
- Đại diện HS trình bày.
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời theo gợi ý SGV.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- GV đặt câu hỏi:
+ Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương định không tuân theo lệnh triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp?
+ Em biết gì thêm về Trương Định?
+ Em có biết đường phố nào mang tên Trương Định?
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Hệ thống bài: HS nhắc lại bài học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tuần 2: Thứ hai ngày 11 tháng 9 năm 2006
Lịch sử
Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Những đề nghị chủ yếu của Nguyễn Trường tộ để canh tân đất nước.
- Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ như thế nào?
- Giáo dục HS khâm phục Nguyễn Trường Tộ.
II. Đồ dùng dạy - học
 Hình trong SGK. Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Khi nhận được lệnh vua, Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
2. Giới thiệu bài: Giới thiệu bài: 
- GV nêu bối cảnh nước ta nửa sau thế kỉ XIX (Phần chữ nhỏ đầu trong SGK).
- Một số người có tinh thần yêu nước, muốn làm cho đất nước giầu mạnh để tránh hoạ xâm lăng ( trong đố có Nguyễn Trường Tộ).
- GV nêu nhiện vụ học tập cho HS:
+ Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyên Trường Tộ là gì?
+ Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không, vì sao?
+ Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- Giáo viên yêu cầu HS đọc SGK và trả lòi các câu hỏi để giải quyết các nhiệm vụ trên.
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* ý 1: + Mở rộngquan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước.
`	+ Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta pháp triển kinh tế.
+ Mở trường dạy cách đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc,
* ý 2: + Triều đình bàn luận không thống nhất, Vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ.
+ Vì vua quan nhà Nguyễn bảo thủ.
* ý 3: + Nguyễn Trường Tộ có lòng yêu nước muốn, canh tân đất nước để đất nước phát triển.
+ Khâm phục tinh thần yêu nước của Nguyên Trường Tộ.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- GV nêu câu hỏi: Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng?
( Trước hoạ xâm lăng bên cạnh những người Việt Nam yêu nước cầm vũ khí đứng lên chống Pháp như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân còn có những người đề nghị canh tân đất nước mong muốn cho dân giàu, nước mạnh như Nguyễn Trường Tộ.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: Hệ thống bài. Chuẩn bị bài sau.
3	Lịch sử
Cuộc phản công ở kinh thành Huế
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức, dã mở đầu cho phong trào Cần Vương ( 1858 - 1896).
- Trân trọng tự hào về truyền thống yêu nước.
II. Đồ dùng dạy - học
- Lược đồ kinh thành Huế Năm 1885.
- Bản đồ hành chính Viết Nam. Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
2. Dạy bài mới
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Trực tiếp
- GV nêu nhiệm vụ: 
+ Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái phái chủ chiến và phái chủ hoà trong triều đình nhà Nguyễn.
+ Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chống Pháp?
+ Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế.
+ ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV cho HS thảo luận nhóm. (GV phát phiếu học tập cho HS).
- Tổ chức cho HS trình bày kết qủa. GV nhận xét giúp HS hoàn thiện câu trả lời:
+ Phái chủ hào chủ trương hào với pháp; phái chủ chiến chủ trương chống Pháp.
+ Tôn Thất Thuyết cho lập căn cứ kháng chiến.
+ HS tường thuật lại diễn biến theo các ý: thời gian, hành động của Pháp, tinh thần quyết tâm chống Pháp của phái chủ chiến.
+ Điều này thể hiện lòng yêu nước của một bộ phận quan lại trong triều đình Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp.
- GV nhấn mạnh:
+ Tôn Thất thuyết quyết định đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị.
+ Tại căn cứ kháng chiến, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu "Cần vương", kêu gọi nhân dân cả nước giúp vua đánh Pháp.
+ HS kể tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu và hình ảnh một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của phong trào "Cần vương"(Kết hợp chỉ trên bản đồ).
 Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp: Em biết gì thêm về phong trào "Cần vương"?
 Em biết ở đâu có đường phố, trường học mang tên các lãnh tụ trong phong trào "Cần vương"?
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: Hệ thống bài. Chuẩn bị bài sau.
4	Lịch sử
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế lỉ XX, nền kinh tế - xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
- Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay đổi đồng thời xã hội cũng thay đổi theo).
- Giáo dục HS ham tìm hiểu về lịch sử
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Tranh ảnh, tư liệu phản ánh về sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt nam lúc bấy giờ.
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Em hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Trực tiếp
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS
+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế Việt nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
+ Những biểu hiện về sự thay đổi về xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
+ Đời sống của công nhân, nông dân Việt Nam trong thời kì này.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về nhiệm vụ của bài học theo các gợi ý:
+ Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược nền kinh tế Việt nam có những ngành nào là chủ yếu? Sau khi thực dân Pháp xâm lược có những ngành kinh tế nào mới xất hiện ở nước ta? Ai sẽ được hưởng nguồn lợi do sự phát triển kinh tế?
+ Trước đây xã hội Việt Nam chủ yếu có những giai cấp nào? Đời sống của công nhân và nông dân Việt nam ra sao?
Hoạt động3: Làm việc cả lớp.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- GV hoàn thiện câu trả lời của HS.
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
- GV tổng hợp ý kiến của Hs, nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, xã hội nước ta đầu thế kỉ XX:
+ Sự xuất hiện những ngành kinh tế mới, đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực.
+ Trong xã hội Việt nam: các giai cấp, tầng lớp mới ra đời như: công nhân, nhà buôn tri thức, viên chức
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò: Hệ thống bài. Chuẩn bị bài sau.
5	Lịch sử
Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết : 
- Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX
- Phong trào Đông du là phong trào yêu nước, nhằm mục đích chống Pháp.
- Giáo dục HS tinh thần yêu nước.
II. Đồ dùng dạy – học: Bản đồ thế giới.
Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông du.
III. Hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở nước ta cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
2. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: trực tiếp
- Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta từ Nam chí Bắc đẫ đứng lên kháng chiến chống Pháp, nhưng tất cả các phong trào đấu tranh đều bi thất bại.
- Đến đầu thế kỉ XX, xuất hiện hai nhà yêu nước tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Hai ông đẫ đi theo khuynh hướng cứu nước mới.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì?
+ Kể lại những nét chính về Phong trào Đông du.
+ ý nghĩa của phong trào Đông du. 
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. Tổ chức cho HS thảo luận các ý nêu trên.
* Gợi ý trả lời:
- Những người yêu nước được đào tạo ở nước Nhật tiên tiến để có kiến thức về khoa học, kĩ thuật, sau đó đưa họ về hoạt động cứu nước.
- Sự hưởng ứng phong trào Đông du của nhân dân trong nước, nhất là của những thanh niên yêu nước Việt Nam.
- Phong trào đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
Hoạt động3: Làm việc cả lớp. HS trình bày kết quả thảo luận..
- GV bổ sung: Giới thiệu thêm về Phan Bội Châu.
+ Hỏi: Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh Pháp?
Phong trào Đông du kết thúc như thế nào?
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp. GV nhấn mạnh những nội dung cần nắm.
- Nêu câu hỏi cho học sinh tìm hiểu thêm: 
+ Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng như thế nào tới phong trào cách mạnh của nước ta đầu thế kỉ XX?
3.Củng cố - dặn dò: Chuẩn bị bài sau ;Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
6	Lịch sử
 Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu.
- Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài chính là do lòng yêu nước, thương dân, mông muốn tìm con đường cứu nước.
- Giáo dục HS lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy - học
- ảnh về quê hương Bác Hồ, bến cảng nhà Rồng đầu thế kỉ XX, tàu Đô đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin.
- Bản đồ hành chính Việt Nam. Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Kể lại những nét chính về phong ...  những đóng góp của nhà máy thủy điện Hòa Bình.
- Đại diện một số HS trình bày.
Kết luận:
+ Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.
+ Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố, phục vụ cho đời sống và sản xuất.
+ Nhà máy thủy điện Hòa Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên, thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH.
Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò: (2p)
- Hệ thống bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Giới thiệu danh nhân lịch sử Thân Nhân Trung
I. Mục tiêu:
- HS nắm được những nét chính về con người và sự nghiệp của danh nhân lịch sử ở địa phương Thân Nhân Trung.
- Giáo dục HS tự hào về truyền thống hiếu học của quê hương.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Sưu tầm tranh, ảnh Thân Nhân Trung.
- Tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Thân Nhân Trung.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Nêu những đóng góp của nhà máy thủy điện Hòa Bình đối với đất nước ta?
2. Dạy bài mới: (35p)
Hoạt động 1: Thân thế Thân Nhân Trung
- Sinh năm 1418, mất năm 1499 ở thôn Yên Ninh xã Hoàng Ninh huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang. 
- Làng Yên Ninh nổi tiếng một thời có truyền thống thi thư, mà người khai khoa cho làng là Thân Nhân Trung.
Hoạt động 2: Thân Nhân Trung dưới triều Hồng Đức
- Thân Nhân Trung, đỗ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu Quanh Thận 10 (1469).
- Lê Thánh Tông với tài năng và đức độ của mình đã đưa nước Đại Việt trở thành một quốc gia hùng cường, để lại cho lịch sử phong kiến Việt Nam một đỉnh cao chót vót. Và trong những bầy tôi có công xây nên đỉnh cao ấy, phải kể đến Thân Nhân Trung.
- Thân Nhân Trung tự là Hậu Phủ. Thân Nhân Trung đỗ muộn, nhưng ông làm quan đến cuối đời. Con đường làm quan của ông khá phẳng lặng. Ngay sau khi đỗ tiến sĩ, ông được bổ vào Hàn Lâm viện thị độc, sau thăng Hàn lâm viện thừa chỉ, kiêm đông các đại học sĩ, kiêm quốc tử giám Tế Bửu. 
- Thân Nhân Trung được Lê Thánh Tông đánh giá rất cao về tài năng, đã nhiều lần được cử làm độc quyển.
Hoạt động 3: Những sáng tác của Thân Nhân Trung: 
- Câu nói nổi tiếng: “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mẽ, nguyên khí suy thì thế nước yếu kém”
- 5 bài văn bia.
- Thiên Nam dư hậu 
- Quỳnh Uyển Cửu ca.
- Văn Minh cổ xúy.
- Châu cơ thắng thưởng.
...
3. Củng cố – dặn dò:(2p)
- Hệ thống bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Trận CHi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1927)
I. Mục tiêu:
- HS nắm được diễn biến và ý nghĩa lịch sử của trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10 năm 1927).
- Học sinh kể được diễn biến của trận Chi Lăng - Xương Giang.
- Giáo dục học sinh tự hào về truyền thống dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Lược đồ trận Chi Lăng – Xương Giang.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Kể tên một số sáng tác của Thân Nhân Trung.
2. Dạy bài mới: (37p)
Hoạt động 1: GV giới thiệu, kết hợp chỉ trên lược đồ:
- Tháng 10 – 1927, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc chia ra làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạch chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
 Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 tháng 10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân vào nước ta bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, phó tổng binh Lương Minh lên thay chân, chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đương tiến công quân giặc liên tiếp bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn quân. Tổng binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn quân địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
Cùng lúc đó, Lê Lợi sai đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạch. Mới trông thấy Mộc Thạch đã hoảng sợ vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Nghe tin hai vạn viện binh Liếu Thăng, Mộc Thạch bị tiêu diệt hoàn toàn, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (10-12-1427) để được an toàn rút quân về nước.
Ngày 3-1-1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước ta sạch bóng quân thù.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên nhân của trận Chi Lăng – Xương Giang:
- Tháng 10 – 1927, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc chia ra làm hai đạo kéo vào nước ta. Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Hoạt động 3: Tập trình bày diễn biễn của trận Chi Lăng – Xương Giang.
- HS tập trình bày.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về ý nghĩa của trận Chi Lăng – Xương Giang.
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi với trận đánh cuối cùng là trận Chi Lăng - Xương Giang đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam thời Lê sơ.
3. Củng cố – dặn dò: (2p)
- Hệ thống bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
- ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975.
- Giáo dục HS tự hào về truyền thống dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam (Để ghi các địa danh liên quan đến các sự kiện được ôn tập), phiếu học tập.
- HS: Sưu tầm các tranh ảnh liên quan đến kiến thức của bài.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của trận Chi Lăng – Xương Giang.
2. Dạy bài mới: (37p)
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu học sinh thảo luận xem từ năm 1858 đến nay có thể chia ra làm mấy thời kì lịch sử.
- HS trình bày.
- GV kết luận: 4 thời kì:
+ Từ năm 1858 đến năm 1945: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ.
+ Từ năm 1945 đến năm 1954: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.
+ Từ năm 1954 đến năm 1975: Xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất đất nước.
+ Từ năm 1975 đến nay: Xây dựng CNXH trong cả nước.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm nghiên cứu một thời kì, theo 4 nội dung:
+ Nội dung chính của thời kì.
+ Các niên đại quan trọng.
+ Các sự kiện lịch sử chính.
+ Các nhân vật tiêu biểu.
- Đại diện các nhóm trình bày, GV tổng kết nhấn mạnh các sự kiện và nhân vật lịch sử tiêu biểu trong từng thời kì lịch sử:
+ 1858 - 1945: Nhiều sĩ phu yêu nước như Trương Định, nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu... , nhiều cuộc khởi nghĩa nhưng đều thất bại. 
Đầu thế kỉ 19, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Đến 1930 dưới sự lãnh đạo của quốc tế cộng sản và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
+ 1945 - 1954: 2 - 9 - 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Cuối năm 1945, Thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Cả dân tộc ta phải tiến hành kháng chiến chống Pháp. Sau chín năm kháng chiến chống Pháp nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở miền Bắc.
+ 1954 - 1975: Đế quốc mĩ từng bước thay chân vào xâm lược miền Nam Việt Nam, âm mưu chia cắt đất nước ta lâu dài. Miền Nam tiếp tục chiến đấu chống mĩ, miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, vừa chống trả chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đồng thời chi viện cho miền Nam.
Năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng đất nước thống nhất.
+ 1975 - nay: Tiến hành xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhiều công trình hiện đại có sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế được xây dựng. Nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Củng cố – dặn dò: (2p)
- Hệ thống bài.
- Ôn tập chuẩn bị thi định kì
Lịch sử
Ôn tập học kì II
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1954 đến nay.
- ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975.
- Giáo dục HS tự hào về truyền thống dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam (Để ghi các địa danh liên quan đến các sự kiện được ôn tập), phiếu học tập.
- HS: Sưu tầm các tranh ảnh liên quan đến kiến thức của bài.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3p)
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Dạy bài mới: (37p)
Hoạt động 1: Học sinh nhắc lại những bài lịch sử đã học từ đầu học kì II.
Gọi học sinh nhắc lại.
Cả lớp đóng góp, bổ sung. Gv chốt ý đúng.
Hoạt động 2: Học sinh hoạt động theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi.
Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
GV và cả lớp nhận xét bổ sung.
Vì sao đất nước ta nhân dân ta, phải chịu đau nỗi đau chia cắt?
Đế quốc Mĩ tàn sát đồng bào ta, âm mưu chia cắt đất nước ta lâu dài...
Nêu ý nghĩa của phong trào đồng khỉ Bến Tre?
Mở ra thời kì mới cho đấu tranh cua nhân dân miền Nam, nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
Đường Trường Sơn ra đời vào ngày tháng năm nào? Tại sao lại có tên là đường Hồ Chí Minh?
Đường Trường Sơn ra đời vào ngày 19 – 5 – 1959.
Vì đường TRường Sơn ra đời vào đúng ngày sinh của Bác Hồ nên đường Trường Sơn được mang tên là đường Hồ Chí Minh.
Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mởu Thân năm 1968?
Tại sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của nhân dân miền Bắc là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không?
Hiệp định Pa-ri được kí kết vào ngày tháng năm nào?
Trình bày nội dung chủ yếu của Hiệp định Pa-ri?
Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa như thế nào với lịch sử của dân tộc ta?
Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975?
Nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên, Quốc hội khóa VI, Quốc hội thống nhất?
Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội chung trên cả nước?
3. Củng cố – dặn dò: (2p)
- Hệ thống bài.
- Ôn tập chuẩn bị thi định kì. 
Lịch sử
kiểm tra định kì cuối học kì II
I. Mục tiêu:
- Học sinh được kiểm tra những kiến thức mà các em đã học trong học kì II.
- Học sinh nắm chắc bài và vận dụng vào làm bài thi được tốt.
- Giáo dục HS tự hào về truyền thống dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học:
	Học sinh ôn tập các kiến thức từ đầu học kì II.
III. Hoạt động dạy học:
Đề chung toàn khối.

Tài liệu đính kèm:

  • docLich Su lop 5.doc