Giáo án khối 5 - Tuần 10 (chi tiết)

Giáo án khối 5 - Tuần 10 (chi tiết)

II. CÁC KỈ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Tìm kiếm và xử lí thông tin (kĩ năng lập bảng thống kê).

- Hợp tác(kĩ năng hợp tác tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê).

- Thể hiện sự tự tin(thuyết trình kết quả tự tin)

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC CÓ THỂ SỬ DỤNG

-Trao đổi nhóm -Trình bày 1 phút

VI- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bút dạ, giấy khổ to kẻ sẵn bài tập 2.

 - Bảng phụ.

 

doc 35 trang Người đăng huong21 Lượt xem 988Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 10 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 5/4
TUẦN 10 
Thực hiện từ ngày 24/10 ->28/10/2011
Thứ
Môn
Tên bài
Thứ 2
Tập đọc
Toán
Chính tả
Ôn tập giữa học kì I (tiết 1) KNS
Luyện tập chung
Ôn tập giữa học kì I (tiết 2 )
Thứ 3
LTVC
Toán
Khoa học
Kể chuyện
Ôn tập giữa học kì I (tiết 3)
Kiểm Tra GHKI
Phòng tranh tai nạn đường bộ
Ôn tập giữa học kì I (tiết 4)
Thứ 4
Tập đọc
 Toán
TLV
Đạo đức
Ôn tập giữa học kì I (tiết 5)
Cộng hai số thập phân
Ôn tập giữa học kì I (tiết 6)
Tình bạn (tiết 2)
Thứ 5
LTVC
Toán
Khoa học
Kĩ thuật
Kiểm tra (tiết 7)
Luyện tập
Ôn tập con người và sức khỏe
Bày, don bữa ăn trong gia đình
Thứ 6
TLV
 Toán
Lịch sử
Địa lý
LSĐP
HĐTT
Kiểm tra (tiết 8)
Tổng nhiều số thập phân
Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập
Nông nghiệp
Tổng khởi nghĩa tháng 8 – 1945 tại Sóc trăng
Sinh Hoạt lớp 
Thứ Hai , ngày 24 tháng 10 năm 2011
Tập đọc
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA.
(TIẾT 1)
I- MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ:
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa của bài thơ, bài văn.
 - Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.
 - HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn, nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dung trong bài.
II. CÁC KỈ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Tìm kiếm và xử lí thông tin (kĩ năng lập bảng thống kê).
- Hợp tác(kĩ năng hợp tác tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê).
- Thể hiện sự tự tin(thuyết trình kết quả tự tin)
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC CÓ THỂ SỬ DỤNG
-Trao đổi nhóm -Trình bày 1 phút
VI- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bút dạ, giấy khổ to kẻ sẵn bài tập 2.
 - Bảng phụ.
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Ổn định:
2 Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
 - GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài: HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
 - GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc.
 - GV cho điểm HS
3- Bài mới:
 a-Khám phá: Trong tiết ôn tập đầu tiên. Hôm nay, các em sẽ ôn lại những bài thơ đã học trong 3 chủ điểm: Việt Nam Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình, Con người với thiên nhiên.Các em sẽ lần lượt đọc thuộc lòng và diễn cảm những bài thơ đã học, nắm được nội dung chính của mỗi bài.
b- Kết nối
 Hoạt động1: Hướng dẫn HS làm bài tập1
 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập1.
 - GV giao việc: Các em mở SGK và tìm đọc lại tất cả các bài thơ đã học từ tuần 1 đến tuần 9 và nhẩm học thuộc lòng lại các khổ thơ, các bài có yêu cầu học thuộc lòng.
c- Thực hành
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2.
 - Cho HS lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các tiết tập đọc từ tuần 1 đến tuâng 9. Nhóm nào làm xong dán kết quả lên bảng lớp.
 - GV cho HS trình bày kết quả.
 - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng (GV đưa bảng phụ ghi sẵn kết quả đúng lên bảng)
 - Hát vui.
 - Từng HS lên bảng bốc thăm
- HS lắng nghe.
 - HS đọc yêu cầu
 - HS mở SGK và thực hiện công việc được giao.
 - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
 - Các mhóm làm việc trao đổi thảo luận, ghi kết quả lên phiếu.
 - Đại diện nhóm lên dán phiếu lên bảng lớp.
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
Việt Nam Tổ quốc 
Sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Em yêu tất cả các sắc màu gắn với cảnh vật, con người Việt Nam
Cáng chim hòa bình.
Bài ca về trái đất
Định Hải
Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn cho trái đất bình yên
Ê-mi-li,con
Tố Hữu
Tấm gương hi sinh quên mình để phản đối chiến tranh của anh Mo-ri-xơn
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
Quang Huy
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thủy điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp
Trước cổng trời
Nguyễn Đình Ánh
Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của “cổng trời” ở vùng núi nước ta.
d- Vận dụng
 - Gọi HS nhắc lại những chủ điểm đã học.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng, đọc diễn cảm tốt các bài thơ đã ôn tập.
 - Chuẩn bị tiết sau: Đọc trước bài chính tả nghe viết ở tiết 2.
Toán
TIẾT 46 
LUYỆN TẬP CHUNG
I- MỤC TIÊU:
 Biết:
 - Chuyển số thập phân thành phân số thập phân.
 - So sánh các số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
 - Giải bài toán liên quan đến “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
 - HS cả lớp làm bài 1, 2, 3, 4.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Ổn định:	
2- Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 3 HS lên bảng sửa bài tập 4 SGK.
 - GV nhận xét ghi điểm.
3- Bài mới:
 a-Giới thiệu bài: Trong tiết toán này chúng ta cùng ôn tập về chuyển các phân số thập phân thành số thập phân, đọc, viết số thập phân, so sánh số đo độ dài và giải bài toán liên quan đến: “rút về đơn vị” hoặc; “tìm tỉ số”
 b- Bài giảng:
Hướng dẫn HS luyện tập 
 Bài 1:
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 - GV chỉ từng số thập phân vừa viết được và yêu cầu HS đọc.
 - GV nhận xét và ghi điểm HS.
 Bài 2:
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
 - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm bài.
 - GV yêu cầu HS giải thích rõ vì sao các số đo trên đều bằng 11,02km.
 - GV nhận xétghi điểm.
 Bài 3:
 - GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài, sau đó gọi1HS đọc bài trước lớp.
 - GV nhận xét ghi điểm.
 Bài 4:
 - GV gọi HS đọc đề bài toán
 - GV hỏi: Bài toán cho biết gì?
 - GV hỏi: Có thể dùng cách nào để giải bài toán này?
 - GV gọi HS lên bảng làm theo 2 cách trên.
 Cách 2: 
 36 hộp gấp 12 hộp số lần là:
 36 : 12 = 3 (lần)
 Số tiền phải trả để ma 36 hộp đồ dùng là:
 180000 x 3 = 540000 (đồng)
 Đáp số: 540000 đồng.
 - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 - GV nhận xét ghi điểm.
4- Củng cố, dặn dò:
 - Gọi vài HS nhăc lại cách tìm tử số và rút về đơn vị.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về xem lại bài và làm bài tập theo hai cách.
 - Chuẩn bị tiết sau: “Kiểm tra giữa học kì I”
 - Hát vui
 - 3 HS lên bảng sửa, mỗi em sửa một câu.
 - HS lắng nghe.
 - 1 HS đọc đề bài trước lớp.
 - 1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở.
 a) = 12,7 (mười hai phẩy bảy)
 b) = 0,65 (không phẩy sáu mươi lăm)
 c) = 2,005 (hai phẩy không không tám)
 d) = 0, 008 (không phẩy không không tám)
 - HS nhận xét đúng sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
 - HS đọc các số thập phân vừa viết được.
 - HS chuyển các số đo đã cho về dạng số thập phân có đơn vị là ki-lô-mét và rút ra kết luận.
 - 1 HS báo cáo trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
 - HS giải thích: 
 11,20km > 11,02km
 11,02km = 11,020km
 11km 20m = 11km = 11,02km
 11,020m = 11000m + 20m
 = 11km 20m = 11km = 11,02km
Vậy các số đo ở b,c,d bằng 11.02km
 - HS đọc yêu cầu bài tập.
 - 1 HS đọc bài làm trước lớp, HS cả lớp theo dõi, nhận xét và tự kiểm tra bài làm của mình.
 4m 85cm = 4,85m 
 72ha = 0,72km2
 - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
 - HS nêu: Bài toán cho biết mua 12 hộp đồ dùng hết 18000 đồng.
 - Bài toán hỏi:
 + Mua 36 hộp đồ dùng như thề thì hết bao nhiêu tiền?
 - Có thể dùng 2 cách để giải bài toán:
 + Cách 1: Rút về đơn vị
 + Cách 2: Tìm tỉ số.
 - 2 HS lên bảng làm bài (mỗi em làm một cách), cả lớp làm vào vở.
 Tóm tắt:
 12 hộp : 180000 đồng
 36 hộp : ... đồng
 Bài giải 
 Cách 1:
 Giá tiền của một hộp đồ dùng là:
 180000 : 12 = 15000 (đồng)
 Mua 36 hộp đồdùng như thế phải trả số tiền là:
 15000 x 36 = 540000 (đồng)
 Đáp số: 540000 đồng
 - 2 HS nhận xét theo hai cách làm của bạn.
Chính tả
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA.
(TIẾT 2)
I- MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
 - Nghe- viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng. Tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
** GDMT: Giáo dục môi trường thông qua việc lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước (qua bài chính tả)
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1)
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Ổn định :
2-Kiểm tra bài cũ:
 - GV kiểm tra bài tập đọc và học thuộc lòng như tiết 1 (khoảng 1/4 số HS trong lớp)
3- Bài mới:
 a-Giới thiệu bài: Ôn tập tiết 2.
 b-Bài giảng:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
 - GV đọc to rõ những tiếng HS dẽ viết lẫn: đuôi én, ngược, nương, ghềnh, giận, cầm trịch, canh cánh...
 - GV cho HS đọc phần chú giải.
 - Cho HS đọc bài chính tả.
 - GV hỏi:
 + Tên 2 con sông được viết thế nào? Vì sao?
 + Theo em nội dung bài nói gì?
 - GV chốt lại: Nội dung bài : nỗi niềm trăn trở băn khoăn của tác giả về trách nhiệm của con người đối với bảo vệ rừng và giữ gìn cuộc sống bình yên trên trái đất.
 Hoạt động 2: Cho HS viết chính tả.
 - GV đọc từng câu, vế câu cho HS viết. Mỗi câu, mỗi cụm từ đọc 2 lần.
 Hoạt động 3: Chấm chửa bài.
 - GV đọc bài chính tả một lần
 - GV chấm 5 - 7 bài.
 - GV nhận xét chung, rút kinh nghiệm.
4- Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HSvề nhà xem lại những từ viết sai.
 - Chuẩn bị tiết sau: “Ôn tập tiết 3”
 - Hát vui.
 - HS lần lượt lên kiểm tra.
 - HS lắng nghe.
 - 1 HS đọc chú giải, lớp lắng nghe.
 - 1 HS đọc to, HS cả lớp đọc thầm.
 + Tên 2 con sông được viết hoa (sông Đà, sông Hồng) vì đó là danh từ riêng.
 + HS trả lời.
 - HS viết chính tả
 - HS soát lỗi, tự sửa lỗi.
Thứ ba, ngày 25 tháng 10 năm 2011
 Luyện từ và câu
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA.
TIẾT 3
I- MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
 - Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 3 chủ điểm: Việt Nam- Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình, con người với thiên nhiên nhằm trao dồi kĩ năng cảm thụ văn học.
 - Biết đọc diễn cảm một bài văn miêu tả thể hiện cảm xúc, làm nổi bật những hình ảnh miêu tả trong bài.
 - Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2).
 - HS khá, giỏi nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn (BT2).
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1)
 - Tranh ảnh minh họa nội dung các bài văn miêu tả đã học.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ:
 - GV kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: Thực hiện như tiết 1.
3- Bài mới: 
 a-Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã được ôn luyện về tập đọc và học thuộc lòng. Trong tiết học hôm nay, các em được ôn các bài văn miêu tả đã học trong 3 chủ điểm: Việt Nam- Tổ quốc em, cánh c ... a Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. (không yêu cầu tường thuật)
 - GV gọi HS trình bày.
 - GV nhận xét và chốt lại ý chính: Bản Tuyên ngôn Độc lập đã Khảng định quyền Đọc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
 Hoạt động 3: ý nghĩa của sự kiện lịch sử.
 - GV hướng dẫn HS thảo luạn theo nhóm để tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của sự kiện 2- 9- 1945.
 - GV gọi các nhóm trình bày.
 - GV nhận xét và kết luận: Khẳng định này đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc, kết thúc hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, khai sinh ra nước Việt Nam dân Chủ Cộng Hòa. Sự kiện này một lần nữa khẳng định tinh thần kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập của dân tộc ta.
4-Củng cố, dặn dò:
 - Gọi nhắc lại nội dung bài:
 + Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 2-9-1945.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà học bài.
 - Chuẩn bị tiết sau: “Ôn tập”
 - Hát vui.
 - 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi:
 + HS 1: Tường thuật lại cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945.
 + HS 2: Thắng lợi của cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc ta.
 - HS lắng nghe.
 - HS làm việc theo cặp.
 - Đại diện vài nhóm lên tả.
 - Cả lớp bình chọn những bạn tả hay nhất, hấp dẫn nhất
 - HS đọc đoạn SGK, đoạn: “Ngày 2- 9-1945... bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập”. HS đọc và ghi vào phiếu học tập
- HS trình bày, các em khác theo dõi bổ sung.
 - HS thảo luận theo nhóm 4, để trả lời các câu hỏi và rút ra ý nghĩa lịch sử của sự kiện.
 - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 - HS lắng nghe.
ĐỊA LÍ
TIẾT 10 
NÔNG NGHIỆP
I- MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta:
 + Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp.
 + Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở miền núi và cao nguyên.
 + Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên.
 - Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
 - Sử dụng lược đồ để nhận biết sự phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè; trâu, bò lợn).( Không yêu cầu nhận xét)
 - Sử dụng lược đồ để nhận biết về cơ câu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên; trâu, bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng. ( Không yêu cầu nhận xét)
 - HS khá, giỏi:
 + Giải thích vì sao số lượng gia sức, gia cầm ngày càng tăng: do đảm bảo nguồn thức ăn.
 + Giải thích vì sao cây trồng ở nước ta chủ yếu là cây xứ nong: vì khí hậu nóng ẩm.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh ảnh, lược đồ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.
 - GV nhận xét ghi điểm.
3- Bài mới:
 a- Giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đặc điểm và vai trò của ngành nông nghiệp nước ta.
 b- Bài giảng: 
 Hoạt động 1: Vai trò của ngành trồng trọt.
 - GV treo lược đồ nông nghiệp Việt Nam và hỏi:
 + Nhìn lược đồ em thấy kí hiệu của cây trồng chiếm nhiều hơn hay số kí hiệu con vật chiếm nhiều hơn.
 +Từ đó em rút ra điều gì về vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp?
 - GV kết luận: Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp nước ta. Trồng trọt nước ta phát triển mạnh hơn chăn nuôi, chăn nuôi cũng đang được chú ý phát triển.
 Hoạt động 2: Giá trị của cây lúa gạo và cây công nghiệp lâu năm.
 - GV cho HS làm việc theo nhóm.
 - Cho HS quan sát hình 1 và trả lời mục 1 trong SGK
 + Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng?
 + Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng, núi, cao nguyên?
 + Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng? 
 + Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo.
 - GV nhận xét và chốt lại ý chính: Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, các cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều. Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (chỉ đứng sau Thái Lan)
 Hoạt đông 3: Sự phân bố cây trồng ở nước ta.
 - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam và tập trình bày sự phân bố các loại cây trồng ở Việt Nam.
 - GV gợi ý HS cách trình bày: Nêu tên cây; nêu và chỉ vùng phân bố của cây đó trên lược đồ.
 - GV tổ chức cho HS thi trình bày về sự phân bố các loại cây trồng ở nước ta.
 - GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương HS cả lớp bình chọn, khen ngợi cả 3 HS tham gia cuộc thi.
 - GV kết luận: 
 + Cây lúa được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng, nhiều nhất là đồng bằng Nam Bộ.
 + Cây công nghiệp lâu năm trồng nhiều ở vùng núi. Cây chè trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc. Cây cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên.
 + Cây ăn quả trồng nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ miền núi phía Bắc.
 Hoạt động 4: Ngành chăn nuôi ở nước ta.
 - GV cho HS làm việc theo cặp để trả lời các câu hỏi sau:
 + Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
 +Trâu, bò, lợn được nuôi chủ yếu ở vùng nào?
 +Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển? (HS khá, giỏi)
 - GV gọi HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
 - GV nhận xét khen ngợi những em trả lời đúng.
4- Củng cố, dặn dò:
 - Gọi HS nhắc lại nội dung bài:
 + Loại cây trồng nào chủ yếu trồng nhiều ở vùng đồng bằng.
 + Kể tên một số vật nuôi ở nước ta? 
 - GV nhận xét đánh giá tiết học .
 - Dặn HS về xem lại bài.
 - Chuẩn bị tiết sau: “Lâm nghiệp và thủy sản”
 - Hát vui.
 - 2 HS lần lượt lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi:
 + Nước ta có bao nhiêu dân tộc. Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?
 + Dân số tăng nhanh gây những khó khăn gì trong viẹc nâng cao đời sống của nhân dân?
 - HS quan sát và trả lời.
 + Kí hiệu cây trồng có số lương nhiều hơn kí hiệu con vật.
 + Ngành trông trọt giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
 - HS thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi:
 + Cây lúa gạo được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng.
 + Các cây công mghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su...
 + Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới.
 + Đủ ăn dư gạo xuất khẩu.
 - HS cùng cặp cùng quan sát lược đồ và tập trình bày, khi HS này trình bày thỉ HS kia theo dõi, bổ sung ý kiến cho bạn.
- 3 HS lần lượt trả lời trước lớp, HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến, sau đó bình chọn bạn trình bày đúng và hay.
- HS lắng nghe.
 - HS làm việc theo cặp, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
 + Nước ta nuôi nhiều trâu, bò, lợn, gà, vịt,...
 + Được nuôi chủ yếu ở vùng các vùng đồng bằng.
 + Thức ăn chăn nuôi đảm bảo nhu cầu của người dân về thịt trứng, sữa...,ngày càng cao. Công tác phòng dịch được chú ý thì ngành chăn nuôi sẽ ngày càng phát triển bền vững.
 - Mỗi HS trả lời một câu hỏi, các em khác theo dõi , bổ sung.
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TIẾT 3
BÀI 3: TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945 TẠI SÓC TRĂNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu rõ ý nghĩa của cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 là thắng lợi lớn nhất của Đảng Bộ Sóc Trăng qua 15 năm xây dựng và trưởng thành. Góp phần quan trọng cùng nhân dân cả nước đập tan bộ máy chính quyền Thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Mở ra kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do của dân tộc ta.
- Giáo dục Hs luôn có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
III. ĐỐ DÙNG DẠY HỌC:
Ảnh quãng Trường Hai Hình
Câu hỏi cho HS thảo luận nhóm.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV`
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. KTBC: Gọi HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của tiết trước.
3. Bài giảng:
a/ Giới thiệu bài: Ghi tựa bài lên bảng
b/ Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
-GV đọc nội dung bài 3.
- Giới thiệu hình ảnh ở quãng trường Hai Hình
c/ Hoạt động 2: thảo luận nhóm
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận theo câu hỏi:
+ Tình Ủy Sóc Trăng đã chuẩn bị kế hoạch tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 như thế nào?
+ Nhóm tổng khởi nghĩ ở Sóc Trăng diễn ra như thế nào?
+ Hãy cho biết ý nghĩa của tổng khơi nghĩa tháng 8 năm 1945? 
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Giáo viên nhận xét, chốt lại.
+ Ngày 13/8/1945 hay tin Nhật Hoàng đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện, TW Đảng triệu tập hôi nghị toàn quốc Đảng tại Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa toàn quốc để giành lấy chính quyền.
+ Đêm 24/8. Trọn vẹn(Tài liệu)
+ “Cuộc tổng khởi nghĩa lịch sử” (tài liệu)
d/ Hoạt động 3: Kết thúc
- Giáo viên rút ra ghi nhớ
- Gọi HS nhắc lại
- GDHS niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về học thuộc ghi nhớ.
- Hát vui
- 2 HS nhắc lại
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài
- Lắng nghe
- Thảo luận theo tổ
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Nối tiếp nhắc lại
SINH HOAÏT CHUÛ NHIEÄM
TUAÀN 10
I.Muïc tieâu: - HS bieát ñöôïc nhöõng öu ñieåm, nhöõng haïn cheá veà caùc maët trong tuaàn 10.
- Bieát ñöa ra bieän phaùp khaéc phuïc nhöõng haïn cheá cuûa baûn thaân.
- Giaùo duïc HS thaùi ñoä hoïc taäp ñuùng ñaén, bieát neâu cao tinh thaàn töï hoïc, töï reøn luyeän baûn thaân.
II. Ñaùnh giaù tình hình tuaàn qua:
 * Neà neáp: - Ñi hoïc ñaày ñuû, ñuùng giôø.
- Duy trì SS lôùp toát.
- Neà neáp lôùp töông ñoái oån ñònh.
 * Hoïc taäp: 
- Daïy-hoïc ñuùng PPCT vaø TKB, coù hoïc baøi vaø laøm baøi tröôùc khi ñeán lôùp.
- Moät soá em chöa chòu khoù hoïc ôû nhaø.
- Keát quaû thi GKI chöa cao.
 * Vaên theå mó:
- Thöïc hieän haùt ñaàu giôø, giöõa giôø vaø cuoái giôø nghieâm tuùc.
- Tham gia ñaày ñuû caùc buoåi theå duïc giöõa giôø.
- Thöïc hieän veä sinh haøng ngaøy trong caùc buoåi hoïc.
- Veä sinh thaân theå, veä sinh aên uoáng : toát.
 * Hoaït ñoäng khaùc:
- Sinh hoaït Ñoäi ñuùng quy ñònh.
- Ñoùng KHN chöa ñuû.
- Thực hiện tiết kiệm điện , nước khá tốt.
- Moät soá em chöa ñaêng kí nhaäp hoïc. 
III. Keá hoaïch tuaàn tôùi:
- Nghæ GKI theo keá hoaïch cuûa PGD.
-Tieáp tuïc reøn ñoïc, reøn vieát ôû nhaø.
-Tham gia tích cöïc Hoäi thao caáp tröôøng.
- Döï thi VSCÑ caáp tröôøng ; thi Keå chuyeän ñaïo ñöùc caáp tröôøng.
-Töï oân taäp kieán thöùc ñaõ hoïc trong trong thôøi gian nghæ GKI.
-Chuaån bò chu ñaùo cho chöông trình hoïc cuûa tuaàn 11.
-Töø ngaøy 01/11 ñi hoïc laïi bình thöôøng.
-Giöõ veä sinh caù nhaân, veä sinh aên uoáng.
-Tham gia tích cöïc caùc buoåi lao ñoäng do tröôøng toå chöùc.
IV. Toå chöùc troø chôi: GV toå chöùc cho HS chôi “Giải ô chữ”.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10 tich hop day du.doc