Giáo án khối 5 - Tuần 18

Giáo án khối 5 - Tuần 18

I. Mục đích yêu cầu :

- Biết tính diện tích hình tam giác .

- Bài tập cần làm : Bài 1

* GDHS yêu thích môn học

 Đồ dùng dạy học :

- 2 hình tam giác bằng nhau, kéo cắt giấy.

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai, ngày 19 tháng 12 năm 2011
Toán
Tiết 86 : DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết tính diện tích hình tam giác .
- Bài tập cần làm : Bài 1
* GDHS yêu thích môn học
 Đồ dùng dạy học :	
- 2 hình tam giác bằng nhau, kéo cắt giấy.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : 
2. Kiểm tra bài cũ 
-Yêu cầu 1 Hs lên bảng vẽ hình tam giác,xác định chiều cao và chỉ rõ đáy của hình tam giác.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài mới : Diện tích hình tam giác. 
b. Cắt hình tam giác: 
- GV höôùng daãn HS.
+ Lấy 1 trong hai hình tam giác bằng nhau.
+ Vẽ 1 đường cao lên hình tam giác
+ Cắt theo đường cao nối hai mảnh tam giác ghi là 1 và 2.
c. Ghép hai hình tam giác :
- Hướng dẫn HS. 
- Ghép 2 mảnh (1) và (2) vào hình tam giác còn lại để tạo thành hình chữ nhật ABCD.
- Vẽ đường cao EH.
d.So sánh ,đối chiếu các yếu tố hình học trong hình và ghép : 
- Hướng dẫn HS so sánh:
- Hình chữ nhật ABCD có chiều dài DC bằng độ dài đáy DC của hình tam giác EDC.
- Hình chữ nhật ABCD có chiều rộng AD bằng chiều cao EH của hình tam giác EDC.
e. Hình thành qui tắc , công thức tính diện tích hình tam giác : 
- Yêu cầu 2-3 HS nêu qui tắc và công thức.
Bài 1/88 :
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích tam giác.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét ,ghi điểm.
4. Củng cố ,dặn dò :
 - Dặn HS về nhà làm thêm bài tập 2 ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau : “Luyện tập”
- Nhận xét tiết học 
 - Hát 
- 1 HS lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét.
- Hoạt động cá nhân, lớp.
- Học sinh thực hành cắt hình tam giác – cắt theo đường cao ® tam giác 1 và 2.
 A
 C H B
- Học sinh ghép hình 1 và 2 vào hình tam giác còn lại ® ABCD
+ Vẽ đường cao AH.
- HS nhận xét
- Diện tích hình chữ nhật ABCD là :
 DC x AD = DC x EH
- Vậy diện tích hình tam giác: EDC là : 
- Nêu quy tắc và ghi nhớ (SGK)
 S= hoặc S = a h : 2
(S là diện tích; a là độ dài đáy , h là chiều cao) 
- 2 HS Nêu qui tắc và công thức.
- Học sinh đọc đề.
- 2-3 Học sinh lần lượt nêu.
- 2 HS lên bảng làm :
a) S = 8 x 6 :2 = 24 cm2
b) S = 2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 dm2
- Cả lớp nhận xét.
Tập đọc
Tiết 35 : ÔN TẬP HỌC KÌ 1 (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu :
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm bài thơ, đoạn văn; thuộc 2 – 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu ND chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn.
- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm : Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2
- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3
* GDHS yêu thích môn học
II. Kĩ năng sống cơ bản :
- Thu thập ,xử lí thông tin. 
- Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê.
 III. Đồ dùng dạy học :
- Giấy khổ to
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn bài :Ca dao về lao động sản xuất và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài. 
- Giáo viên nhận xét.
3 Bài mới.
a.Giới thiệu bài : Ôn tập tiết 1.
b.Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc.
Phương pháp: Thực hành.
Cách tiến hành: Giáo viên chọn một số đoạn văn, đoạn thơ thuộc các chủ điểm đã học.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Giữ lấy màu xanh”.
- Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Cách tiến hành: 
* KNS Thu thập xử lý thông tin
Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê
- Yêu cầu học sinh đọc bài.
- Giáo viên nhắc học sinh chú ý yêu cầu lập bảng thống kê.
- Giáo viên chia nhóm, cho học sinh thảo luận nhóm.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh nêu nhận xét về nhân vật trong truyện “Người gác rừng tí hon”
Phương pháp: Đàm thoại. 
Cách tiến hành: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét về nhân vật Mai.
 - Yêu cầu HS đọc diễn cảm
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố ,dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Dặn HS về nhà rèn đọc diễn cảm. 
- Chuẩn bị bài sau : “Ôn tập”.
 - Nhận xét tiết học 
- Hát 
- 3 Học sinh đọc bài văn và trả lời câu hỏi.
- Học sinh tự đọc câu hỏi – Học sinh trả lời.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
- Học sinh lần lượt đọc trước lớp những đoạn văn, đoạn thơ khác nhau.
- Hoạt động nhóm, lớp.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
® Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh làm việc theo nhóm – Nhóm nào xong dán kết quả lên bảng.
Đại diện nhóm lên trình bày.
Cả lớp nhận xét.
- 2 Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh cả lớp làm bài.
- 1-2 Học sinh trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh đọc diễn cảm.
- Học sinh nhận xét.
Lịch sử
Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KÌ I
( Phòng giáo dục ra đề ) )
Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2011
*****************************************
Thứ ba, ngày 20 tháng 12 năm 2011
Toán
Tiết 87 : LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu :
 Biết :
-Tính diện tích hình tam giác.
-Tính diện tích hình tam giác vuông khi biết độ dài 2 cạnh góc vuông.
- Bài 1, Bài 2, Bài 3
* GDHS yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy học : 	
- Bảng phụ, phấn màu, tình huống. 
- VBT, SGK, Bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài
b.Bài tập
Bài 1/88:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài
- Nhận xét ,chữa bài.
Bài 2 /88:
- GV hướng dẫn HS quan sát từng hình tam giác vuông rồi chỉ ra đáy và đường cao tương ứng.
- Nhận xét, chữa bài :
Bài 3 /88:
- Hướng dẫn HS quan sát từng hình tam giác vuông
+ Coi độ dài BC là độ dài đáy thì độ dài AB là chiều cao tương ứng.
+ Diện tích hình tam giác bằng độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2 : 
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài: 
=> Nhận xét : Muốn tính diện tích hình tam giác vuông ta có thể làm như thế nào?
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học bài ,và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
- Hát
-2 HS lên bảng làm bài tập 
- Lớp nhận xét 
-2 HS đọc yêu cầu bài. 
- HS áp dụng qui tắc tính diện tích hình tam giác..làm bài tập.
a) 30,5 x 12 : 2= 183 (dm2) 
b) 16 dm = 1,6m; 
 1,6 x 5,3 : 2 = 4,24 (m2)
- Đường cao tương ứng với đáy AC cả hình tam giác ABC là BA vì đi qua B và vuông góc với AC.
- Đường cao tương ứng với đáy BA cả hình tam giác ABC là CA .
- Đường cao tương ứng với đáy ED là GD.
- Đường cao tương ứng với đáy GD 
Là ED.
- HS suy nghĩ làm bài.
a) Tính diện tích hình tam giác vuông ABC là :
4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
b) Tính diện tích hình tam giác vuông DEG là :
 5 x 3 :2 = 7,5 (cm2)
 Đáp số :a) 6 (cm2)
 b) 7,5 (cm2)
= >Muốn tính diện tích hình tam giác vuông lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2.
Luyện từ và câu
Tiết 35 : ÔN TẬP HỌC KÌ 1 (tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu :
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
 - Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm “Vì hạnh phúc của con người” theo yêu cầu của BT2.
- Biết trình bày cảm nhận cái hay của một số câu thơ theo yêu cầu của BT3.
II. Kĩ năng sống cơ bản :
- Thu thập ,xử lí thông tin. 
- Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê.
III. Đồ dùng dạy học : 
- Giấy khổ to. 
IV.Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một vài đoạn văn và trả lời câu 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới : 
a. Giới thiệu bài :
b. Các hoạt động :
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc.
Phương pháp: Thực hành.
Cách tiến hành: Giáo viên chọn một số đoạn văn, đoạn thơ thuộc các chủ điểm đã học.
- Yêu cầu HS đọc 
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Vì hạnh phúc con người”.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại.
*KNS : Thu thập xử lý thông tin.
Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê.
* Cách tiến hành: Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên chia nhóm, cho học sinh thảo luận nhóm.
-Giáo viên nhận xét , chốt lại.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh trình bày những cái hay của những câu thơ thuộc chủ điểm mà em thích.
Phương pháp: Cá nhân, đàm thoại. 
Cách tiến hành: Giáo viên hường dẫn học sinh tìm những câu thơ, khổ thơ hay mà em thích.
- Hoạt động nhóm đôi tìm những câu thơ, khổ thơ yêu thích, suy nghĩ về cái hay của câu thơ, khổ thơ đó.
- Gọi một số em phát biểu.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét , tuyên dương.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau : Ôn tập cuối học kì 1 Tiết 3.
- Nhận xét tiết học. 
- Hát 
- 3-5 Học sinh đọc một vài đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- Hoạt động cá nhân.
- Học sinh lần lượt đọc trước lớp những đoạn văn, đoạn thơ khác nhau
- Lớp nhận xét. 
- 1 học sinh đọc yêu cầu- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh làm việc theo nhóm – - Nhóm nào xong dán kết quả lên bảng.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh đọc thầm lại hai bài thơ: Hạt gạo làng ta và ngôi nhà đang xây.
- Học sinh tìm những câu thơ, khổ thơ mà em yêu thích – Suy nghĩ về cái hay của các câu thơ đó.
-Một số em phát biểu.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Đạo đức
Tiết 18 : THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I
I. Mục đích yêu cầu : 
 Sau tiết học, HS biết:
- Củng cố các kĩ năng thực hành, các hành vi đạo đức qua các bài đã học.
 - Học sinh có kĩ năng nhận thức và thực hiện quyết định của mình. Biết biểu hiện sự tôn trọng lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ, tôn trọng phụ nữ, có ý thức hợp tác với những người xung quanh trong học tập và lao động.
- Biết phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
* GDHS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học :
- Thẻ màu dùng cho các bài tập thực hành bày tỏ ý kiến.
- Sử dụng tranh trong SGK. Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Nhắc trật tự 
2.Kiểm tra: 
 ? Từ tuần 12 đến tuần 17 các em được học những bài nào ?
-Nhận xét, ghi diểm.
3.Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài : Hướng dẫn thực hành cuối học kì I. 
b. Các hoạt động:
 Đàm thoại :
 + Vì sao kính trọng người già và yêu thương em nhỏ ?
+ Tại sao phụ nữ là những người đáng được tôn trọng?
 + Biết hợp tác với những người xung quanh sẽ có lợi gì ?
Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng phân biệt hành vi 
- GV phát phiếu học tập
Yêu cầu khoanh vào những ý em cho là đúng.
- Trực  ... ăn theo nội dung trong SGK.
- GV kết luận : Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà.
- Hát.
- Học sinh trả lời .
.
- Làm việc nhóm 4 theo yêu cầu 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS trong lớp theo dõi ,nhận xét
Hoạt động 5: * đánh giá kết quả học tập.
- GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS. 
- GV nhận xét. 
- HS làm bài tập 
- HS báo cáo kết quả ,tự đánh giá.
4. Củng cố , dặn dò :
- Nhận xét tinh thần ,thái độ học tập của các nhóm và cá nhân HS.
- Lắng nghe
- Dặn HS chuẩn bị bài sau : “ Phân loai thức ăn nuôi gà ”.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
Toán
Tiết 89 : KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
. 
 **************************************
Chính tả 
Tiết 18 : ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( Tiết 6 )
I . Mục đích yêu cầu :
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
-Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của BT1,2
II. Đồ dùng dạy - học :
- Giấy khổ to. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Yêu cầu Học sinh đọc bài văn.
- Giáo viên nhận xét.
3. Dạy bài mới: “Ôn tập
a. Giới thiệu bài mới : 
b. Các hoạt động :
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc.
Phương pháp: Độc thoại. Thực hành.
Cách tiến hành: Giáo viên chọn một số đoạn văn, đoạn thơ thuộc các chủ điểm đã học.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc bài thơ “Chiều biên giới” và trả lời câu hỏi.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại.
Cách tiến hành: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài.
- Giáo viên nhắc học sinh chú ý yêu cầu đề bài.
Giáo viên cho học sinh lên bảng làm bài cá nhân.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố , dặn dò : 
- Dặn HS về nhà rèn đọc diễn cảm.
- Chuẩn bị bài sau : “Kiểm tra học kì I ”.
- Nhận xét tiết học. 
 - Hát 
-Học sinh trả lời.
- Hoạt động lớp.
- Học sinh lần lượt đọc trước lớp những đoạn văn, đoạn thơ khác nhau.
- Lớp nhận xét. 
- Hoạt động nhóm, lớp.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Học sinh trả lời các câu hỏi ý a và d trên nháp, đánh dấu x (bằng bút chì mờ) vào ô trống sau câu trả lời đúng (ý b và c).
- Học sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- Cả lớp đọc thầm.
Cả lớp nhận xét.
+Dự kiến: Từ đồng nghĩa với từ biên cương là từ biên giới.
+Trong khổ thơ 1, từ đầu và từ ngọn được dùng theo nghĩa chuyển.
+Có 2 đại từ xưng hô được dùng trong bài.
Hình ảnh và câu thơ: Lúa lượn bậc thang mây gợi ra, trên những thửa ruộng bậc thang lẫn trong mây, lúa nhấp nhô uốn lượn như làn sóng.
Luyện từ và câu
KIỂM TRA HỌC KÌ 1
( Phòng Giáo Dục ra đề )
************************************
Địa lí
KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Phòng Giáo Dục ra đề )
**************************************
Thứ sáu, ngày 23 tháng 12 năm 2011
Toán 
Tiết 90 : HÌNH THANG
I. Mục đích yêu cầu : 
- Có biểu tương về hình thang.
-Nhận biết được mọt số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học.
-Nhận biết hình thang vuông.
Bài 1, Bài 2, Bài 4 
II. Đồ dùng dạy - học :
- Bảng phụ vẽ hcn, hình vuông, hình bình hành, hình thoi. 2 tờ giấy thủ công, kéo.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên nhận xét bài kiểm tra.
- Nhận xét,ghi điểm.
3. Dạy học bài mới: Hình thang.
a.Giới thiệu bài mới : 
b. Các hoạt động :
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hình thành biểu tượng về hình thang.
Phương pháp: Thực hành, quan sát, động não.
Cách tiến hành: 
Giáo viên vẽ hình thang ABCD.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết một số đặc điểm của hình thang.
Giáo viên đặt câu hỏi.
+ Hình thang có những cạnh nào?
+ Hai cạnh nào song song?
Giáo viên chốt.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân biệt hình thang với một số hình đã học, rèn kỹ năng nhận dạng hình thang và thể hiện một số đặc điểm của hình thang.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não.
Bài 1/91 :
* Củng cố biểu tượng về hình thang
- HS thực hành vẽ hình vào vở
- Giáo viên chữa bài – kết luận.
Bài 2/92 :
*Củng cố nhận biết đặc điểm của hình thang.
Giáo viên chốt: Hình thang có 2 cạnh đối diện song song.
Bài 4/92:
* HS nhận xét đặc điểm của hình thang vuông.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu câu HS chỉ ra các đặc điểm của hình thang vuông.
- yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- GV nhận xét, kết luận .
4. Củng cố , dặn dò : 
- Chuẩn bị bài sau : “Diện tích hình thang”.
- Dặn học sinh xem trước bài ở nhà.
- Nhận xét tiết học 
- Hát 
-Học sinh làm lại một vài bài dễ làm sai.
- Hoạt động cá nhân, lớp.
- Học sinh quan sát hình vẽ trong SGK sau đó dùng kéo cắt hình tam giác.
- Học sinh quan sát cách vẽ.
- Học sinh lắp ghép với mô hình hình thang.
- Vẽ biểu diễn hình thang.
- Lần lượt từng nhóm lên vẽ và nêu đặc điểm hình thang.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Lần lượt học sinh lên bảng chỉ vào hình và trình bày.
 Đáy bé
 Chiều cao
 Đáy lớn
Hoạt động lớp, nhóm đôi.
- Học sinh đọc đề.
- HS vẽ hình thang vào vở.
- Học sinh đổi vở để kiểm tra chéo.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT 
- Học sinh làm bài, 
- Một số HS nêu kết quả :
+ Hình 1
+ Hình 1 và 2
+ Hình 3
+ Hình 1 
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT 
- HS vẽ trên giấy kẻ ô vuông
- Học sinh nêu kết quả.
- Lớp nhận xét. 
- Học sinh nhận xét đặc điểm của hình thang vuông :
 + 1 cạnh bên vuông góc với hai cạnh đáy.
Có 2 góc vuông, Chiều cao hình thang vuông là cạnh bên vuông góc 
với 2 đáy.
- 2-3 HS đọc ghi nhớ.
- Thực hành ghép hình trên các mẫu vật bằng bìa cứng.
Tập làm văn
KIỂM TRA HỌC KÌ 1
( Phòng Giáo Dục ra đề )
 **************************************
Khoa học
Tiết 36 : HỖN HỢP
I. Mục đích yêu cầu : 
- Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp. Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng,).
* Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
* GDKNS :
+ Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp)
+ Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp.
+ Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện.
II. Đồ dùng dạy - học :
- Hình vẽ trong SGK trang 75.	
- Chuẩn bị: Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, bát nhỏ, thìa nhỏ. Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước, phễu, giấy lọc, bông thấm nước đủ dùng cho các nhóm. 
- Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), li (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm. Muối hoặc đường có lẫn đất, sạn.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động :
2. Bài cũ: 
- Nêu một số ví dụ về một số chát ở thể rắn, lỏng ,khí ? 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm .
3. Dạy bài mới : Hỗn hợp.
a. Giới thiệu bài mới :
Hoạt động 1: Thực hành”Trộn gia vị”.
Mục tiêu: HS biết cách tạo hỗn hợp
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Cách tiến hành: 
*KNS: Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp)
Kĩ năng lựa chọn phương pháp thích hợp.
Kĩ năng bình luận, đánh giá về các phương pháp đã thực hiện.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm nêu công thức trộn gia vị.
- Các nhóm nhận xét, so sánh hỗn hợp gia vị ngon.
- Hỗn hợp là gì?
- Tạo hỗn hợp ít nhất có hai chất trở lên trộn lẫn với nhau.
-Nhiều chất trộn lẫn vào nhau tạo thành hỗn hợp.
Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
Mục tiêu: HS kể tên một số hỗn hợp
Phương pháp: Thảo luận, quan sát, đàm thoại.
Cách tiến hành: Học sinh quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 66 SGK và trả lời.
- Chỉ nói tên công việc và kết quả của việc làm trong từng hình.
- Kể tên các thành phần của không khí. 
- Không khí là một chất hay là một hỗn hợp?
- Kể tên một số hỗn hợp mà bạn biết.
Hoạt động 3: Thực hành tách các chất trong hỗn hợp.
Mục tiêu: HS biết được các pp tách riêng các chất trong một hỗn hợp.
Phương pháp: Luyện tập.
Cách tiến hành: 
Bài 1: Thực hành: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng .
Bài 2: Thực hành: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước
Chuẩn bị:
Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), li (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm.
Cách tiến hành:
Bài 3:Thực hành: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn .
 Chuẩn bị:
- Cách tiến hành:
- GV Nhận xét
5. Củng cố ,dặn dò: 
- Dặn HS về nhà học bài và xem lại bài, học ghi nhớ.
-Chuẩn bị bài sau : “Dung dịch”.
- Nhận xét tiết học.
- Hát 
- Học sinh trả lời.
- Hoạt động nhóm, lớp.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các nhiệm vụ sau:
a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột.
b) Thảo luận các câu hỏi:
Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
- Nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
- HS trình bày
- Lớp nhận xét. 
- Hoạt động nhóm , cá nhân, lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Không khí là hỗn hợp.
(đường lẫn cát, muối lẫn cát, gạo lẫn trấu)
- Hoạt động cá nhân, nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hành trang 75 SGK. (1 trong 3 bài).
- Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phễu lọc.
- Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước 
- Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào rá.
Đãi gạo trong chậu nước sao cho các hạt sạn lắng dưới đáy rá, bốc gạo ở phía trên ra, còn lại sạn ở dưới .
Sinh hoạt 
NHẬN XÉT TUẦN 18
I. Mục đích yêu cầu :
- Đánh giá kết quả học tập, sinh hoạt tuần 18
- Đề ra biện pháp khắc phục và lên kế hoạch tuần 19
II. Các hoạt động lên lớp.
1.Ổn định tổ chức
2.Sinh hoạt lớp
1). Lớp trưởng lên nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp
- Gọi các tổ trưởng, tổ phó có ý kiến bổ sung.
2). Giáo viên nhận xét:
a. Đạo đức
b.Học tập : 
. c .Đạo đức:.
.
d. Thể dục ,vệ sinh :
.
 III. Kế hoạch tuần 19
a. Đạo đức : Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong lớp, không chơi đùa nghịch gây mất đoàn kết.
-Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè
b. Học tập : Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
-Nâng cao ý thức rèn chữ viết.
-Thi đua học tập giữa các tổ, nhóm học tập	
-Chuẩn bị tốt nội dung các bài học
-Khắc phục tồn tại ở tuần 16
-Theo dõi giúp đỡ những nhóm bạn cùng tiến
c. Các công tác khác : tham gia đay đủ các buổi lao động do Đội phân công
 *********************************
 KÝ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 18 lop 5 chuan ktknkns.doc