Giáo án khối 5 - Tuần 2 năm 2011

Giáo án khối 5 - Tuần 2 năm 2011

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 GV: Tranh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài.

 Bảng phụ ghi sẵn 1 đoạn thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc

 

doc 13 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 2 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3 ngày 6 tháng 9 năm 2011
Tiết 1: Thể dục
Tiết 2: Tập đọc
Nghìn năm văn hiến
I/ Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Tranh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài. 
 Bảng phụ ghi sẵn 1 đoạn thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc
III / Các hoạt động dạy – học:
 1/Bài cũ : HS đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mựa, 1 em nờu nội dung.
	Nhận xột đỏnh giỏ.
 2/Bài mới : Giới thiệu bài : Giới thiệu bài qua tranh ( Giáo viên ).
 * HĐ1: Luyện đọc :
- GV đọc mẫu
 + GVHD đọc : giọng đọc thể hiện tình cảm trân trọng tự hào, đọc rõ ràng, mạch lạc bảng thông kê theo cột ngang .(treo bảng phụ)
 + Đọc đoạn : (HS đọc nối tiếp theo đoạn 2, 3 lượt )
- GV hướng dẫn đọc tiếng khó : Triều đại, số tiến sĩ, số trạng nguyên , chứng tích .. .; HS (K-G) đọc, GV sửa lỗi giọng đọc; HS (TB-Y) đọc lại.
- 1 HS đọc chú giải.
 + Đọc theo cặp :
( HS lần lượt đọc theo cặp ); HS, GV nhận xét .
 +Đọc toàn bài : (HS khá giỏi đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi )
 + GV đọc mẫu bài văn.
 * HĐ2: Tìm hiểu bài :
- HS đọc thầm đoạn 1( từ đầu đến cụ thể như sau) trả lời câu hỏi 1 SGK.
 ( Khách nước ngoài ngạc nhiên...các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ)
 + Giảng từ : Tiến sĩ
- HS (K- G) rút ra ý chính, HS (TB-Y) nhắc lại .
 ý1: Sự ngạc nhiên của khách nước ngoài đến thăm Văn Miếu .
- HS đọc đoạn 2 (Bảng thống kê ) trả lời câu hỏi 2 SGK .
 ( Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất : triều Lê- 104 khoa thi ; Triêu đạicó nhiều tiến sĩ nhất : triều Lê : 1780 tiến sĩ)
- HS (K-G) rút ra ý chính, HS (TB-Y) nhắc lại .
 ý2: Bảng thống kê số liệu.
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 3 SGK .
 ( Người Việt Nam có truyền thống coi trọng đạo học)
 + Giảng từ : Cổ kính
 ý3: Bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta .
- Nội dung chính của bài nói lên điều gì ? HS (K-G) rút ND chính , HS (TB-Y) nhắc lại. 
 Nội dung :( Như ở phần 2 mục đích yêu cầu) 
 * HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn cách đọc ( Giáo viên ) ( HS : Khá giỏi đọc nâng cao, đọc rõ ràng, lưu loátđoạn2 bảng thống kê số liệu HS: TB - Yếu tiếp tục đọc đúng ) 
- HS thi đọc trước lớp 
3/ Củng cố- Dặn dò:
- HS: TB - Y nhắc lại nội dung bài ; HS : K- G liên hệ thực tế. 
Tiết 3: TOÁN
luyện tập
I/ Mục tiêu: 
Biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành một phân số thập phân. 
HS khỏ, giỏi làm thờm bài 4.
II/ Đồ dùng dạy học.
 GV: Bảng lớp kẻ sẵn tia số ở bài tập 1 trong SGK. 
 HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 1/Bài cũ. Gọi 1 HS đọc và viết phõn số , nhận xột đỏnh giỏ.
 2/Bài mới : Giới thiệu bài (Dùng lời)
* HĐ1: Thực hành .
 + Bài 1: ( GV kẻ sẵn tia số lên bảng )
 - Đọc đề, nêu yêu cầu bài tập.
 - HS làm bài tập cá nhân, 1 HS lên bảng làm
 - HS , GV nhận xét chốt lời kết quả đúng.
KL: Củng cố cách viết các phân số thập phân trên tia số .
 + Bài 2: 
 - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi.
 - HS làm bài tập cá nhân, 3 HS lên bảng làm. ( GV quan tâm HS yếu )
 - HS , GV nhận xét chốt lời giải đúng.
KL: Củng cố cách chuyển 1 phân số thành phân số thập phân.
 + Bài 3: 
 - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi. ( HS : TB-K nêu yêu cầu )
 - HS làm bài cá nhân, 3 HS lên bảng làm.
 - HS , GV nhận xét , chốt kết quả đúng. 
KL: Củng cố cách chuyển 1 phân số thành phân số thập phân cú mẫu là 100.
+ Bài 4: 
 - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi. ( HS : TB-K nêu yêu cầu )
 - Khai thỏc đề bài, làm và chữa bài, nhận xột bổ sung.
KL: Củng cố cách giải toỏn cú lời văn.
 *HĐ3: Củng cố - dặn dò. 
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
Tiết 4
ĐẠO ĐỨC
em là học sinh lớp 5 (tiết 2)
I/ Mục tiêu: 
- Biết: HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
 - Có ý thức học tập, rèn luyện.
 - Vui và tự hào là HS lớp 5.
*HS K-G: biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Các bài hát về chủ đề Trường em ;Các câu chuyện nói về tấm gương HS lớp 5 
 HS : Giấy trắng , bút màu
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ . HS nờu ghi nhớ Tiết 1, NX đỏnh giỏ.
 2/Bài mới: Giới thiệu bài(Dùng lời)
 * HĐ1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu
 +Mục tiêu: Rèn cho HS kỉ năng đặt mục tiêu; Động viên HS có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt xứng đáng là HS lớp 5.
 +Cách tiến hành :
- HS thảo luận nhóm 4 ( HS trong nhóm trình bày kế hoạch cá nhân của mìnhđể cùng thảo luận góp ý )
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả( HS khá, giỏi trình bày). Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
 GVKL: Để xứng đáng là HS lớp 5, ta phải quyết tâm phấn đấu rèn luyện một cách có kế hoạch.
 * HĐ2: Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu
 +Mục tiêu: HS biết thừa nhận và học tập theo những tấm gương tốt.
 +Cách tiến hành:
 - Lần lượt HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu ( trong lớp , hoặc trong sách báo, ti vi ...)
- Cả lớp cùng trao đổi và thảo luận về các vấn đề có thể học tập từ các tấm gương đó. GV giới thiệu thêm một số tấm gương khác .
 GVKL: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ .
 * HĐ3: Hát múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề Trường em.
 + Mục tiêu: Giáo dục cho HS tình yêu và trách nhiệm đối với trường lớp.
 +Cách tiến hành:
- HS làm việc cá nhân.
- Lần lượt HS giới thiệu về tranh vẽ; hát múa, đọc thơ về chủ đề trường em.
- Cả lớp cùng trao đổi ,bình chọn bạn có lời giới thiệu hay nhất . 
 GVKL : ( Như nội dung ở sách giáo viên )
 * Củng cố dặn dò : - GV hệ thống toàn bài.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Thứ 4 ngày 7 tháng 9 năm 2011
Tiết 1: Mỹ Thuật
Tiết 2: TOÁN
Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai phân số
I/ Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép nhân, phép chia hai phân số.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Phiếu bài tập ghi sẵn lời giải bài 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ : 1 HS làm bài , nhận xột đỏnh giỏ.
 2/Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp .
 *HĐ1: Ôn tập phép nhân và phép chia hai phân số. 
 - GV nêu ví dụ; HS làm bài cá nhân; 2 HS lên bảng làm bài .GV quan tâm HS (Y).
 - Gọi 1 số HS nêu kết và cách thực hiện.
 - 2,3 HS nhắc lại qui tắc nhân, chia phân số.
 - GV nhận xét chốt lại cách thực hiện phép nhân , chia 2 phân số 2 ( Như SGK ) 
 * HĐ1: luyện tập.
 + Bài 1 (a, b, c, ) : 
 - 1HS đọc yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi.
 - HS làm việc cá nhân. 4 HS lên bảng làm (GV quan tâm HS yếu).
 - HS, GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
 KL: Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân, chia 2 phân số.
 + Bài 2(a, b, c) : 
 - 1 HS đọc yêu cầu bài 2, cả lớp theo dõi.
 - HS làm việc cá nhân ( GV quan tâm HS yếu ) , 4 HS lên bảng làm. 
 - HS và GV nhận xét.
 KL: Rèn kĩ năng nhân, chia phân số.
 + Bài 3: 
 - 1 HS đọc yêu cầu bài 3, cả lớp theo dõi.
 - HS làm việc cá nhân, 1 HS khá giỏi lên bảng làm.(HS yếu và trung bình làm vào phiếu)
 - HS và GV nhận xét, chốt cách lời giải đúng.
KL: Rèn kĩ năng giải bài toán có liên quan đến phép nhân, phép chia 2 phân số, chia phõn số cho số tự nhiờn.
 3/Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. 
Tiết 3: Tập làm văn
luyện tập tả cảnh
I/ Mục đích yêu cầu:
- Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và bài Chiều tối (BT1).
-Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Một số bài văn mẫu.
 HS : Vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/Bài cũ: 1 HS nờu cấu tạo bài văn tả cảnh và yờu cầu từng phần, nhận xột đỏnh giỏ.
 2/Bài mới: Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập
+ Bài tập 1:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi.
- HS đọc thầm lại 2 bài văn , tìm những hình ảnh đẹp mà em thích.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- HS, GV nhận xét, khen ngợi những HS tìm được những hình ảnh đẹp.
 + Bài tập 2 : 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi.
- GV hướng nhắc HS : Mở bài hoặc kết bài cũng là một phần của dàn ý, song nên chọn viết một đoạn trong phần thân bài.
- Gọi 2-3 HS (K- G) làm mẫu : Đọc dàn ý chỉ rõ ý nào sẽ chọn viết thành đoạn văn.
- HS làm bài cá nhân; GV quan tâm HS yếu.
- Cho HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. 
- HS và GV nhận xét.
 3/Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống lại kiến thức vừa học.
 - Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Luyện từ và câu
mở rộng vốn từ: tổ quốc
I/ Mục đích, yêu cầu:
 -Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc chính tả đã học (BT1); tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc BT2; tìm được một số từ chứa tiếng quốc (BT3).
-Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương (BT4).
*HS K- G: có vốn từ phong phú, biết đặt câu với các từ ngữ nêu ở BT4.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Quyển từ điển Việt Nam.
 Một vài tờ giấy khổ to kẻ sẵn để HS làm bài tập 2,3 theo nhóm
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ: HS nờu đặc điẻm từ đồng nghĩa, nhận xột bổ sung.
 2/Bài mới: Giới thiệu bài .
 * HĐ1: Thực hành
 +Bài tập 1: 
 - 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS làm bài cá nhân ( GV quan tâm HS yếu )
 - Lần lượt HS nêu miệng kết quả 
 - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 + Bài Thư gửi các học sinh: Nước nhà, non sông
 + Bài Việt Nam thân yêu : Đất nước , quê hương
 KL: Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa .
 + Bài tập 2: 
 - Yêu cầu 1HS đọc đề bài.
 - GV chia lớp thành 2 nhóm yêu cầu các nhóm làm bài vào phiếu(GV quan tâm HS yếu)
 - Gọi 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức, HS lên cuối cùng thay nhóm đọc kết quả.
 - HS , GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc .
 - HS yếu và TB nhắc lại các ý đúng.
 KL: Củng cố mở rộng vốn từ về từ đồng nghĩa với Tổ quốc .
 +Bài tập 3: 
 - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
 - HS thảo luận theo nhóm 4, giáo viên phát phiếu cho các nhóm; yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài (GV quan tâm HS yếu).
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - HS và GV nhận xét; HS (TB-Y) đọc lại các câu ghép đã điền hoàn chỉnh.
 KL: Củng cố cho HS tìm từ đồng nghĩa ở mục có từ quốc 
 + Bài tập 4: 
 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
 - HS làm bài cá nhân ( GV quân tâm HS yếu) .
 - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 
 - GV và HS nhận xét, tuyên dương HS đặt câu văn hay. 
 KL: Củng cố cho HS cách đặt câu với nh ...  3/ Củng cố - Dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
Thứ 5 ngày 8 tháng 9 năm 2011
Tiết 1: Toán
hỗn số
I/ Mục tiêu: 
Biết đọc, viết hỗn số; biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.
HS khỏ giỏi làm bài 3 VBT.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Vẽ bảng như hình vẽ SGK
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ: 1 HS lờn bảng làm bài , nhận xột đỏnh giỏ.
 2/Bài mới: Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Giới thiệu bước đầu về hỗn số .
- GV gắn các tấm bìa đã chuẩn bị lên bảng, rồi hỏi HS có bao nhiêu hình tròn ? và máy phần của hình tròn còn lại ?
- Hướng dẫn HS cách viết gọn và giới thiệu hỗn số.
- GV hướng dẫn HS cách viết hỗn số: Viết phần nguyên, rồi viết đến phần phân số. 
- HS nhắc lại cách viết hỗn số.
 * HĐ2: Thực hành.
 + Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài cá nhân . (GV quan tâm HS yếu)
- Gọi HS nêu miệng các hỗn số cách đọc các hỗn số.
- HS và GV nhận xét.
 KL: Củng cố cách đọc, viết hỗn số.
 + Bài 2(a): 
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2, cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân, 2 HS lên bảng làm. GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.
- HS và GV nhận xét.
 KL: Rèn kĩ năng nhận biết hỗn số trên tia số.
+ Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài cá nhân . (GV quan tâm HS yếu)
- Gọi HS nêu miệng các hỗn số cách đọc các hỗn số.
- HS và GV nhận xét.
 KL: Củng cố cách viết tỏch hỗn số.
3/Củng cố dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. 
Tiết 2: Âm nhạc 
Tiết 3: Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1); xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa (BT2).
- Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa (BT3).
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Bảng phụ viết bài tập 2; từ điển từ đồng nghĩa Tiếng Việt.
 HS : Vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 a/Bài cũ :
 b/Bài mới:
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập
 + Bài tập 1: 
- 1HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài tập cá nhân, ( GV quan tâm HS yếu )
- Gọi HS trình bày kết quả.
- HS, GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. (Mẹ, má, u, bu, bầm, mạ là các từ đồng nghĩa)
 KL: Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa.
 + Bài tập 2: .
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. cả lớp theo dõi.
- HS làm bài cá nhân, ( GV quan tâm HS yếu )
- Gọi lần lượt HS trình bày bài viết của mình.
- HS, GV nhận xét tuyên dương những HS viết hay.
 KL: Củng cố cách dùng từ ( có sử dụng từ đồng nghĩa ) để viết văn.
 * HĐ2: Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
Tiết 4: Địa lí
địa hình và khoáng sản
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của Việt Nam, 3/4 diện tích là đồi núi và 1/ 4 diện tích là đồng bằng.
- Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam: than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ, khí tự nhên
- Chỉ các dãy núi va đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ): dãy Hoàng Liên Sơn, Trườnhg Sơn; đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Nam bộ, đồng bằng duyên hải Miền trung.
- Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ): than ở Quãng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía Nam, 
*HS K-G: biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi Tây bắc- Đông nam, cánh cung.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: - Bản đồ khoáng sản Việt Nam 
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; Phiếu học tập ( sử dụng cho HĐ2 )
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ: Nước ta giỏp với những quốc gia nào? Nhận xột đỏnh giỏ.
 2/Bài mới: Giới thiệu bài (dùng lời)
 * HĐ1: Địa hình Việt Nam
 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát lược đồ địa hình Việt Nam và thực hiện các 
nhiệm vụ sau :
 + Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng nước ta. (Dãy núi Hoàng Liên Sơn,Trường Sơn Bắc;các đồng bằng:Bắc Bộ,Nam Bộ,duyên hải miền Trung)
 + So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta. ( Diện tích đồi núi lớn hơn đồng bằng nhiều lần, gấp khoảng 3 lần )
 + Nêu tên và chỉ trên lược đồ các cao nguyên. ( Các cao nguyên: Sơn La, Mộc Châu, Kon Tum, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh, Đắk Lắk, Plây- Ku.) 
 - Gọi lần lượt HS (K-G) lên chỉ trên lược đồ và trình bày kết quả, HS (TB-Y) nhắc lại.
 GVKL: Như sgv.
 * HĐ2: Khoáng sản
 - Cho HS thảo luận theo nhóm 4, yêu cầu các nhóm dựa vào hình 2 trong SGK và vốn hiểu biết để kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta, nêu công dụng và nơi phân bố các khoáng sản đó ?
 - Các nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiếu học tập .
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả
 GVKL: sgk
 * HĐ3: Những ích lợi do địa hình và khoáng sản mang lại cho nước ta
 - GV treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và bản đồ khoáng sản Việt nam.
 - GV hướng dẫn HS quan sát và trao đổi nhóm đôi thực hiện yêu cầu bài tập. 
 - GV gọi lần lượt HS lên bảng chỉ trên bản đồ dãy núi Hoàng Liên Sơn; Các đồng bằng ...Cả lớp theo dõi và nhận xét 
 GV : Địa hình và khoáng sản đã mang lại cho đất nước ta những lợi ích gì ?
 Chúng ta cần sử dụng đất và khai thác khoáng sản ntn cho hợp lí ? 
 - HS (K-G) trả lời ; GV nhận xét chốt lại ý đúng - HS (TB-Y) nhắc lại .
 GVKL : Sgv. 
 3/Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống toàn bài.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Thứ 6 ngày 9 tháng 9 năm 2011
Tiết 1: Toán
hỗn số ( tiếp )
I/ Mục tiêu:
Biết chuyển một hỗn số thành một phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm các bài tập. HS khỏ, giỏi làm bài cũn lại.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng lớp vẽ như hình vẽ SGK
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ : 1 HS lờn bảng viết phõn số sau thành hỗn số , nhận xột đỏnh giỏ.
 2/Bài mới: Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Hướng dẫn HS cách chuyển hỗn số thành phân số.
- GV gắn các tấm bìa đã chuẩn bị lên bảng .
- GV giúp HS tự phát hiện vấn đề: Dựa vào quan sát các hình trên bảng và hình vẽ SGK
để nhận biết được hỗn số gồm phần nguyên cộng với phân số.
- Yêu cầu HS thực hiện và nêu kết quả.
- Gọi 2.3 HS (K-G) nhắc lại cách chuyển đổi hỗn số thành phân số ( như Sgk )
 GVKL: Như Sgk.
 * HĐ2: Thực hành 
 + Bài 1(3 hỗn số): 
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1.cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân ( GV quan tâm HS yếu ), 3 HS lên bảng làm.
- Gọi 1 số HS nêu kết quả và cách chuyển đổi.
- HS, GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
 KL: Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số
 + Bài 2(a, c): 
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2. 
- HS làm việc cá nhân ( GV quan tâm HS yếu) , 3 HS lên bảng làm. 
- HS và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
 KL: Rèn kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số.
 + Bài 3(a, c): 
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3. cả lớp theo dõi
- HS làm việc cá nhân, 3HS (K-G) lên bảng làm(GV quan tâm HS yếu).
- HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng.
 KL: Rèn kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số, rồi thực hiện phép tính
 3/Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài. Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT.
Tiết 2: Thể dục
Tiết 3 Tập làm văn
Luyện tập làm báo cáo thống kê
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới 2 hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng (BT1).
- Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Bút dạ, một số phiếu ghi mẫu thống kê ở bài tập hai.
 HS : Vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Luyện tập 
 + Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi của bài tập , (GV quan tâm giúp đỡ HS yếu)
- Gọi 1 số HS (TB-K) trình bày kết quả.
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
 ( a/- Từ 1075 đến 1919 số khoa thi ở nước ta là: 185; số tiến sĩ là:2896 
 - Số bia: 82 ; số tiến sĩ khắn trên bia:1306 
 b/ Các số liệu thống kê được trình bày dưới 2 hình thức: - Nêu số liệu 
 - Trình bày bảng số liệu.
 c/ Tác dụng của bảng thống kê: Giúp người nghe dễ hiểu, dễ tiếp cận thông tin, dễ so sánh ; tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.)
 + Bài tập 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập .
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4, làm vào phiếu học tập.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả .
- HS cùng GV nhận xét bổ sung ý kiến chốt lại kết quả đúng.
 KL: Rèn cho HS kỹ năng làm báo cáo số liệu thống kê.
 3/Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau.
 Tiết 4: Chính tả nghe- viết
I/ Mục đích yêu cầu:
- Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Ghi lại đúng phần vần cuả tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu BT3.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Bảng kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần ở BT3 
 HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới : Giới thiệu bài (dùng lời).
 * HĐ1: Hướng dẫn HS nghe- viết. 
 a/ Tìm hiểu nội dung đoạn viết
 + Gọi 1-2 HS khá giỏi đọc bài : Lương Ngọc Quyến
 - Bài chính tả cho em biết điều gì ? ( Lương Ngọc Quyến là một người yêu nước có ý chí khôi phục non sông... )
 b/ Hướng dẫn viết từ khó.
 - GV hướng dẫn HS viết các từ khó : mưu, khoét, xích sắt...HS đọc viết các từ khó.
 c/ Viết chính tả: GV đọc chính tả, HS viết bài; HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
 d/ Thu, chấm bài : 10 bài.
 * HĐ2: Luyện tập.
 + Bài tập 2: .
 - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi .
 - HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm bài ( GV quan tâm HS yếu).
 - HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng. 
 + Bài tập 3: . 
 - GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS làm bài cá nhân (GV quan tâm HS yếu). Gọi lần lượt HS lên bảng làm bài
 - HS , GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 3/Củng cố – Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn học sinh ghi nhớ mô hình cấu tạo vần.
Tiết 5: Sinh hoạT tUẦN 2
I. Mục tiêu giáo dục: 
- HS hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp 
- Có ý thức xây dựng tập thể lớp , có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp 
- Rèn luyện kĩ năng quản lí , tham gia các hoạt động tập thể của hs .
II. Tiến hành hoạt động:
1. Sinh hoạt lớp tuần 2: 25 phút
- Người điều khiển: Lớp trưởng.
- Nội dung hoạt động:
* NX kết quả hoạt động tuần 2 : 
 Ưu điểm: Nhiều bạn được điểm 9, 10. Tớch cực hăng say phỏt biểu xõy dựng bài, cú làm bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
 Hạn chế: Cũn cú bạn làm việc riờng trong giờ học, chưa tớch cực xõt dựng bài, điểm kộm
2. Kế hoạch hoạt động tuần 3: Phỏt huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan2L5ngon.doc