Giáo án khối 5 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Đinh Trang Hòa

Giáo án khối 5 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Đinh Trang Hòa

I. Mục đích yêu cầu :

- Đọc diễn cảm, lưu loát bài văn, giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật:

- Hiểu được ý nghĩa bài: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ quyền lợi và danh dự của đất nước. Trả lời được các câu hỏi cuối bài.

*KNS: Nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào dân tộc.

II. Chuẩn bị : GV : Tranh minh hoạ SGK; Thông tin về các nhân vật lịch sử đề cập trong bài

 HS : Rèn đọc và chuẩn bị các câu hỏi SGK/26.

III. Hoạt động dạy và học :

1. Bài cũ : Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng (Huy, Lộc, P Nguyên)

H. Kể những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kỳ?

H. Việc của ông Thiện làm thể hiện những phẩm chất gì?

H. Đọc và nêu nội dung của bài ?

- Nhận xét, ghi điểm cho HS.

2. Bài mới : Giới thiệu

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Đinh Trang Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Ngày soạn: 20/1/2013 
Ngày dạy: Thứ hai 21 tháng 1 năm 2013
TẬP ĐỌC
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. Mục đích yêu cầu : 
- Đọc diễn cảm, lưu loát bài văn, giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: 
- Hiểu được ý nghĩa bài: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ quyền lợi và danh dự của đất nước. Trả lời được các câu hỏi cuối bài.
*KNS: Nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào dân tộc.
II. Chuẩn bị : GV : Tranh minh hoạ SGK; Thông tin về các nhân vật lịch sử đề cập trong bài 
 HS : Rèn đọc và chuẩn bị các câu hỏi SGK/26.
III. Hoạt động dạy và học : 
1. Bài cũ : Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng (Huy, Lộc, P Nguyên)
H. Kể những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kỳ? 
H. Việc của ông Thiện làm thể hiện những phẩm chất gì? 
H. Đọc và nêu nội dung của bài ? 
- Nhận xét, ghi điểm cho HS. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện đọc. 
Mục tiêu: Rèn đọc đúng từ khó, đọc lưu loát cả bài.
- Gọi 1 HS đọc khá đọc toàn bài.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng phần trước lớp: 
+Đọc nối tiếp lần 1: GV kết hợp sửa lỗi đọc sai cho HS.
+Đọc nối tiếp lần 2: kết hợp giải nghĩa từ: trí dũng song toàn, thám hoa, Giang Văn Minh, Liễu Thăng, đồng trụ.
- GV đọc mẫu toàn bài.
GV hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ đúng.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài. 
Mục tiêu: Học sinh biết trả lời đúng câu hỏi, nắm được nội dung bài. 
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và 2 và trả lời câu hỏi:
H. Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để bãi bỏ lễ “góp giỗ Liễu Thăng”?
-Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
H. Nhắc lại nội dung đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh ? 
-Yêu cầu HS đọc thành tiếng đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
H. Vì sao vua nhà Minh lại sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
H. Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
-Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn rút ra ý nghĩa của câu chuyện, sau đó trình bày, giáo viên bổ sung chốt:
Ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn , bảo vệ quyền lợi và danh dự của đất nước.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm .
Mục tiêu: Đọc giọng nhẹ nhàng, đúng giọng với nội dung bài.
- Y/c HS khác nhận xét cách đọc của bạn.
- GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em.
-Tổ chức HS từ tốp 3 em theo vai đọc diễn cảm.Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn.
-Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
-1 HS đọc, HS khác đọc thầm.
-Đọc nối tiếp nhau trước lớp.
-Đọc nối tiếp, kết hợp nêu cách hiểu nghĩa của từ.
-HS đọc nhóm vận dụng ngắt nghỉ.
-Đọc thầm đoạn 1 , 2 và tìm hiểu bài.
-HS trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét bổ sung.
-Đọc lướt đoạn 3.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
- HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi.
-HS thảo luận nhóm bàn nêu ý nghĩa của bài, HS khác bổ sung.
- HS nhắc lại.
- HS nhắc lại cách đọc diễn cảm.
- 3 HS đọc theo vai.
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp; bình chọn bạn đọc tốt nhất.
3. Củng cố : - Gọi 1 HS đọc ý nghĩa.GV nhận xét tiết học.
Cho HS liên hệ để Nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào dân tộc.
4. Dặn dò:-Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
***************************************************************
KHOA HỌC
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện 
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
 GV: - Phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời (ví dụ: máy tính bỏ túi).
 -Tranh ảnh về các phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời.
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Bài cũ: Năng lượng. (Tươi, B Nguyên, Hà)
H. Nêu ví dụ chứng tỏ vật được cung cấp năng lượng? 
H. Hãy nêu một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, máy móc? 
H. Nêu mục Bạn cần biết của bài. 
 Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: “Năng lượng mặt trời”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 Hoạt động 1: Ví dụ về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
MT:HS nêu được ví dụ về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
-Yêu cầu HS Thảo luận nhóm bàn rồi trình bày
H. Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào?
H. Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống?
H. Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu?
 GV chốt: Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc là mặt trời. Nhờ năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối.
Hoạt động 2: 
MT: HS kểû dược một số phương tiện, máy móc, hoạt độngcủa con người sử dụng năng lượng mặt trời.
 - Yêu cầu HS quan sát hình 2, 3, 4 trang 76/ SGK trả lời, thảo luận các nội dung sau:
H. Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày.
 - Chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối.
- Yêu cầu thảo luận nhóm bàn các nội dung sau:
H. Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời.
H. Kể tên những ứng dụng của năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương.
 Hoạt động 3: Trò chơi
MT:Củng cố cho HS một số kiến thức đã học về vai trò của năng lượng mặt trời.
GV vẽ hình mặt trời lên bảng.
  Chiếu sáng
  Sưởi ấm 
- GV chia lớp chia thành 2 đội. 
GV: y/c 2 nhóm lên ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất, đối với con người.
-Gv nhận xét tuyên dương.
-Thảo luận theo bàn các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác bổ sung.
 - Học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Hai đội tham gia (mỗi đội khoảng 5 em).
- 2 nhóm tham gia tích cực chơi. 
- Các nhóm khác cổ vũ.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc mục bạn cần biết.
3. Củng cố :
 - H. Nêu tầm quan trọng của năng lượng mặt trời? 
GV nhận xét tiết học. 
4. Dặn dò:Về nhà học bài chuẩn bị bài sau. 
***************************************************************
TOÁN
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I. Mục tiêu:
- Học sinh tính được diện tích một số hình cấu tạo từ các hình đã học.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, tính toán cẩn thận, chính xác. 
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Yêu cầu HS đọc biểu đồ hình quạt bài tập 3. (Thảo)
 Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới “ Luyện tập về tính diện tích”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính.
MT: Giúp học sinh củng cố cách tính diện tích của các hình đã học như HCN, HV.
 Yêu cầu HS quan sát, động não, thực hành. 
H. Nêu cách chia hình.
- Chọn cách chia hình chữ nhật và hình vuông.
-Tính S từng phần ® tính S của toàn bộ.
Giáo viên chốt:
- Chia hình trên thành 2 HV và 1 HCN.
- Xác định kích thước : HV có cạnh 20 m ; HCN có kích thước là 70 m và 40,1 m 
+ Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất .=> GV sửa bài.
	Hoạt động 2: Thực hành.
MT: Rèn học sinh kĩ năng chia hình và tính diện tích của các hình nhanh, chính xác, khoa học.
Bài 1 Gợi ý: Chia hình đã cho thành 2 HCN. 
Tính diện tích toàn bộ hình.
Giáo viên nhận xét .
Bài 2: (Hs khá giỏi làm tại lớp, HS TB, yếu về nhà làm)
Yêu cầu đọc đề – thảo luận đề toán theo nhóm (bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? và cách giải)
GV hướng dẫn tương tự bài 1
- Gợi ý để làm cách khác .
Hoạt động 3: Trò chơi tiếp sức .
MT: Củng cố cho HS các quy tắc, công thức các hình đã học.
-Yêu cầu hai dãy thi đua đọc quy tắc, công thức các hình đã học.
Giáo viên nhận xét.
Tuyên dương.
Học sinh đọc ví dụ ở SGK.
HS trả lời.
HS thực hành tính diện tích từng phần rồi gộp lại.
- - Học sinh đọc đề.
 - HS làm bàivào vở.
 - HS lên bảng, cả lớp làm vở.
- Nhận xét sửa bài.
- Học sinh đọc đề.
- HS nêu cách chia hình 
- Đại diện trình bày.
- Lớp nhận xét.
- 1HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét sửa bài.
- HS thi tiếp sức lên viết.
3. Củng cố : Nhắc lại cách tính diện tích HCN và HV.
Chuẩn bị: “Luyện tập về tính diện tích (tt)”.
 4. Dặn dò: Nhận xét tiết học.
*********************************************************************************
Ngày soạn: 21/1/2013
Ngày dạy:Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2013
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. Mục đích yêu cầu: 
 - Nghe, viết đúng và trình bày đúng bài chính tả.
 - Làm được các bài tập 2a.
 - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, tính trung thực.
II. Chuẩn bị: + GV: Các tờ phiếu khổ to nội dung bài tập 2, 3, phấn màu, SGK.
 + HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy và học:
1 Bài cũ: 
- HS viết : lối mòn, khắp lối, lặng im.
- Nhận xét.
2 Bài mới: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động: Hướng dẫn nghe - viết.
MT: HS nắm được nội dung nghe và viết đúng bài viết.
a. Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc bài.
- GV nêu câu hỏi :
H.Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
- Ông Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất.  ... Em hãy cho biết vị trí của Đông Nam Á? 	
 H. Tại sao lúa, cao su, dừa lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á?
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
2. Bài mới: - Giới thiệu bài- Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Lào và Cam-pu-chia: 
MT: HS nắm được các đặc điểm chính của nước Lào và Cam – pu – chia.
- Treo lược đồ các nước Đông Nam Á yêu cầu HS quan sát và nêu tên các nước láng giềng của Việt Nam.
- Yêu cầu HS nêu những hiểu biết của mình về Lào và Cam-pu-chia.
-Lào có diện tích 230000km2. Thủ đô là Viêng Chăn.
 Cam-pu-chia có diện tích 181000km2. Thủ đô là Phnôm-pênh.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn tìm hiểu về nước Lào và nước Cam-pu-chia.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Tổng hợp các ý kiến và chốt.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về đất nước Trung Quốc:
MT: HS nắm được các đặc điểm của nước Trung Quốc.
 Trung Quốc:
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ một số nước châu Á trong SGK trang 54 và thảo luận nhóm hai, nội dung:
 H.Nêu nhận xét về vị trí, diện tích, dân số, sông ngòi, địa hình, kinh tế của Trung Quốc.
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Nhận xét và chốt.
-1em nhắc lại đề.
- Quan sát, 1- 2 em nêu. 
-2- 3 em phát biểu ý kiến.
-Quan sát và tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lắng nghe, nhận xét.
- Quan sát và thảo luận nhóm hai.
-Đại diện nhóm trình bày; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
3. Củng cố - dặn dò- Yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
***************************************************************
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục đích yêu cầu:
- Hoc sinh biết rút kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ ghi đề bài, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý.
+ HS: nắm kĩ bố cục của văn tả người.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Bài cũ: Lập chương trình hoạt động (tt) .
Nội dung kiểm tra: Gọi học sinh đọc lại bản chương trình hoạt động mà các em đã làm vào vở của tiết trước. 
Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Nhận xét kết quả. 
MT: HS nắm được kết quả bài làm của mình và của lớp.
Giáo viên nhận xét chung về kết quả của bài viết của học sinh.
Yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn.
Viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi bố cục, ý, câu liên kết, chính tả ), sửa lỗi.
Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn sửa lỗi. 
MT:HS biết sửa chữa lỗi sai của mình.
Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa đã viết sẵn trên bảng phụ. Yêu cầu học sinh tự sửa trên nháp.
Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng sửa.
Giáo viên sửa lại cho đúng (nếu sai).
Giáo viên hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn, bài văn hay của một số học sinh trong lớp.
Yêu cầu học sinh đọc lại nhiệm vụ 2 của đề bài, mỗi em chọn viết lại một đoạn văn.
 Giáo viên chấm sửa bài của một số em.
Đọc đoạn hay bài văn tiêu biểu cho HS nghe.
Yêu cầu học sinh phân tích cái hay, cái đẹp.
- Học sinh sửa bài vào nháp, một số em lên bảng sửa bài.
- Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
- Học sinh trao đổi thảo luận trong nhóm để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn và tự rút kinh nghiệm cho mình.
- 1 học sinh đọc lại yêu cầu.
- Học sinh tự chọn để viết lại đoạn văn.
- Gọi HS có bài viết hay đọc cho các bạn nghe.
3. Củng cố - dặn dò: 
Giáo viên nhận xét, biểu dương những học sinh làm bài tốt. Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : “Ôân tập văn kể chuyện”
***************************************************************
TOÁN
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu: Giúp HS.
-Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy học.
-Một số hình hộp chữ nhật có thể khai triển được.
-Bảng phụ có hình vẽ các hình khai triển.
III. Các hoạt động dạy học 
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ (Phượng, Hoàng)
- HS nêu đặc điểm của hình hộp chữ nhật.
-Nhận xét chung và cho điểm
2. Bài mới 
Giới thiệu bài: Dẫn dắt ghi tên bài.
Hoạt động 1: Hình thành quy tắc 
MT: Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
a) Diện tích xung quanh.
-Cho HS quan sát mô hình.
-Yêu cầu HS nhận xét.
-Nêu bài toán và gắn hình minh hoạ lên bảng.
-Đưa ra mô hình đã chuẩn bị.
-Yêu cầu HS tháo hình hộp chữ nhật ra; gắn lên bảng
-Tô màu diện tích xung quanh.
-Yêu cầu thảo luận nhóm tìm cách tính diện tích xung quanh.
-Nhận xét chữa bài.
-Muốn tính diện tích xung quanh của hình chữ nhật ta làm thế nào?
- Gọi HS đọc quy tắc SGK.
b) Diện tích toàn phần (yêu cầu HS thực hiện tương tự như 
trên).
Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 1 : Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu tự làm bài vào vở.
-Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?
Bài 2 : Gọi HS đọc đề bài.
-Thùng tôn có đặc điểm gì?
-Diện tích tôn dùng để làm thùng chính là diện tích của những mặt nào?
Gọi HS lên bảng làm bài.
-Nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố - Dặn dò 
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà làm bài tập
- 2 HS nêu
-Nhắc lại tên bài học.
- HS quan sát.
- HS nhận xét.
-HS thao tác.
-Hình thành nhóm thảo luận tìm ra các cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
-Đại diện một số nhóm trình bày bài làm của mình.
-Lớp nhận xét sửa bài.
-Lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
-Nối tiếp đọc lại.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV để tính được diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-1HS đọc đề bài.
-1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
-Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-Một số HS nối tiếp nhắc lại.
-1HS đọc đề bài.
- HS trả lời.
-1HS lên bảng giải.
-Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
***************************************************************
SINH HOẠT LỚP TUẦN 21
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới. 
 - Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
 - GDHS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
 a) Hạnh kiểm: - Các em có tư tưởng đạo đức tốt.
 - Đi học chuyên cần, biết giúp đỡ bạn bè.
 b) Học tập: - Các em có ý thức học tập, hoàn thành bài trước khi đến lớp.
 - Truy bài 15 phút đầu giờ tương đối tốt.
 - Một số em chữ viết còn xấu, vở bẩn.
2. Kế hoạch tuần 22:
-Rèn cho học sinh thi vở sạch chữ đẹp.	
- Duy trì tốt nề nếp qui định của trường, lớp. Tham gia sinh hoạt Đội, Sao.
- Thực hiện tốt “Đôi bạn học tập”để giúp đỡ nhau cùng tiến
-Thực hiện các phong trào của trường lớp.
- Thực hiện nghỉ Tết an toàn.
- Oân tập tốt trong thời gian nghỉ tết.	 
3. Củng cố-dặn dò: - Vệ sinh sạch sẽ, chuẩn bị bài tuần tới.
***************************************************************
Kĩ thuật
VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
I. Mục tiêu: -Giúp học sinh:
- Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. Biết liên hệ thực tế để nêu một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có)
- Có ý thức chăm sóc bảo vệ vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Bảng phụ, tranh.
Học sinh chuẩn bị bài.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 
-Kết hợp trong quá trình dạy bài mới.
2. Bài mới: - Giới thiệu bài – Ghi đề. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà?
MT:Giúp học sinh hiểu được vì sao phải phòng bệnh cho gà, hiểu được tác dụng của việc làm đó.
H- Việc vệ sinh phòng bệnh cho gà gồm những công việc gì?
-Làm sạch và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống, chuồng nuôi, tiêm , nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà.
H-Thế nào là vệ sinh phòng bệnh cho gà? Tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà?
H-Tác dụng vệ sinh phòng bệnh cho gà?
=> Nhằm tiêu diệt vi trùng gây bệnh => Gà khoẻ mạnh, chóng lớn.
HĐ2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà:
MT: Giúp học sinh hiểu được cách vệ sinh phngf bệnh cho gà:
H-Vệ sinh dụng cụ ăn uống cho gà là gì?
-Giữ vệ sinh sạch sẽ, cọ rửa thường xuyên, hàng ngày phải thay nước uống trong máng, không để thức ăn lâu ngày trong máng.
H-Vệ sinh chuồng trại là gì?
-Hàng ngày phải dọn sạch phân gà trong chuồng, quét dọn thường xuyên.
H-Tiêm thuốc phòng bệnh cho gà là gì?
=>Giúp gà không bị dịch bệnh.
- Thảo luận nhóm 2 em.
- Đại diện các nhóm trình bày; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại.
- HS trả lời lớp nhận xét bổ sung.
- Thảo luận nhóm bàn.
- Đại diện các nhóm trình bày; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại.
- HS trả lời lớp nhận xét bổ sung.
3. Củng cố – dặn dò: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở SGK.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAN 21 KNS GDMT GT CHUAN KTKN.doc