Giáo án khối 5 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Thịnh Lộc

Giáo án khối 5 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Thịnh Lộc

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

*Các KNS cơ bản cần được giáo dục trong bài:

 - KN tự nhận thức (Nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc).

- Tư duy sáng tạo.

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Thịnh Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ Hai, ngày 30 tháng 01 năm 2012
Buổi sáng
Tiết 1 Chào cờ đầu tuần
Tiết 2 Tập đọc
Trí dũng song toàn
(Đinh Xuân Lam- Trương Hữu Quýnh và Trung Lưu)
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
*Các KNS cơ bản cần được giáo dục trong bài:
 - KN tự nhận thức (Nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc).
- Tư duy sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ ở SGK, bảng phụ( viết đoạn cần luyện đọc)
III. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. 
- HS nêu lại ND của bài. GV nhận xét cho điểm. 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài- ghi mục bài lên bảng lớp 
2. Hoạt động1: Luyện đọc 
- GV cho 1-2 HS khá ( giỏi) đọc bài văn.
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ.
- GV chia bài văn thành 4 đoạn- HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn.
+ HS đọc xong lượt 1, GV hướng dẫn HS đọc các từ khó : thảm thiết , hỏi cho ra lẽ, giỗ tổ cụ, góp giỗ, Liễu Thăng...
+ HS đọc xong lượt 2, GV hướng dẫn giải nghĩa từ đã chú giải ở SGK. GV giải thích thêm: tiếp kiến ( gặp mặt ) , hạ chỉ ( ra chiếu chỉ, ra lệnh), than ( than thở), cống nạp ( nạp, nộp ).
- HS luyện đọc theo cặp. 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài 
GV tổ chức cho HS đọc từng đoạn, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc SGK.
- Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lễ góp giổ Liễu Thăng? ( GV phân tích thêm để HS nhận ra sự khôn khéo của Giang Văn Minh).
- Hãy nhắc lại nội dung đối đáp giữa Giang Văn Minh và đại thần nhà Minh!
- Vì sao nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
- Vì sao có có thể nói ông Giang Văn Minh là người có trí dũng song toàn?
- Nội dung của bài này là gì?
4. Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm 
- 5 HS đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai nhân vật trong bài.
- Chọn đoạn 1 để hướng dẫn lớp đọc diễn cảm- HS thi đọc diễn cảm đoạn này.
5. Củng cố,dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò : về nhà tiiếp tục đọc diễn cảm bài này- chuẩn bị bài: Tiếng rao đêm
Tiết 3 Chính tả (Nghe –viết)
Trí dũng song toàn
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được bài tập 2 a/b hoặc bài tập 3 a/b hoặc bài tập phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học :
Vở BT Tiếng Việt, bút dạ , phiếu học tập .
III. Hoạt động dạy và học :
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 1 HS viết ở bảng , cả lớp viết ở giấy nháp các từ chứa âm đầu r, d, gi.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
- Ghi mục bài, giới thiệu mục tiêu bài học.
3.Hoạtđộng3: Hướng dẫn HS nghe, viết 
- GV đọc bài chính tả ( Từ thấy sứ thần... đến hết bài)
- Tìm hiểu bài : Đoạn văn kể về điều gì? 
- HS luyện viết từ khó: thảm bại, sai người ám hại , ông , linh cửu, thiên cổ...
- HS đọc thầm lại đoạn văn. 
- Viết chính tả: 
+ GV lưu ý HS cách trình bày bài , tư thế ngồi viết cách cầm bút . 
+ GV đọc cho HS viết (đọc to, rõ ràng từng câu hoặc từng bộ phận)
- Khảo bài: GV đọc chậm cho HS khảo bài , chữa lỗi.
- GV chấm một số bài- nhận xét bài viết.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (GV chọn các bài tập 2b, 3b )
Bài tập 2b: 
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- HS làm bài cá nhân .
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng lớp - Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh . 
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét , GV bổ sung nhận xét và chấm thi đua ( các từ cần điền lần lượt là: dũng cảm, vỏ, bảo vệ) .
Bài tập 3b : 
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập .
- HS tự làm bài tập vào vở.
- Gọi một số HS trình bày bài tập đã làm - GV nhận xét .
+ GV nêu ý nghĩa của mẫu chuyện cười.
+ Các từ cần điền : tưởng, mãi, hãi, giải , cổng, phải, nhỡ. 
5. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà kể mẫu chuyện vui : Sợ mèo không biết cho người thân nghe.
Tiết 4 Toán
Luyện tập về tính diện tích
I. Mục tiêu:
Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ để HS làm bài tập.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Hoạt động 1:
- Gọi 1 HS đọc tỉ số phần trăm của học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình trên biểu đồ- BT2 tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài: 
GV nêu YC, nội dung luyện tập về cách tính diện tích các hình đã học.
3. Hoạt động 3 : Giới thiệu cách tính 	
- Hướng dẫn HS giải bài toán ở phần ví dụ: ( HS đọc yêu cầu của bài
- hướng dẫn vẽ hình, tìm hiểu - HS tự làm vào giấy nháp; gọi 1HS nêu cách làm bài - GV ghi bảng bài làm của HS).
- Thông qua ví dụ trên, hướng dẫn HS tự nêu quy trình tính : Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc ( cụ thể chia hình đã cho thành 2 hình vuông 1hình chữ nhật- xác kích thước các hình mới tạo thành- tính diện tích của từng phần nhỏ từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất ).	 
4. Hoạt động 4:Thực hành 	
GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập ở SGK Toán 5.	 	
Bài tập1: 
HS đọc yêu cầu BT , gợi ý chia hình đã cho thành 2 hình chữ nhật, tính diện tích mỗi hình - tính diện tích chung. 	
- Cả lớp làm BT này.1HS làm vào bảng nhóm. Cả lớp và GV nhận xét.(kết quả: 66,5m2 ).
Giải
Chiều dài của hình chữ nhật thứ nhất là
3,5 x 2 + 4,2 = 11,2 (m)
Diện tích hình chữ nhật thứ nhất là
3,5 x 11,2 = 39,2 (m2)
Diện tích hình chữ nhật thứ hai là
6,5 x 4,2 = 27,3 ( m2)
Diện tích hình đã cho là
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
Đáp số: 66,5 m2
Bài tập 2: Tiến hành tương tự BT 1 	 
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- Tự tìm cách giải .
- Gọi 1 HS lên bảng lớp chữa bài.
- GV khuyến khích HS tự tím thêm cách giải khác.
- Nhận xét kết bài làm HS.( kết quả : 7230 m2 )
Giải
Khu đất đã cho chính là hình chữ nhật bao phủ bên ngoài đã khoét đi hai hình chữ nhật nhỏ góc trên bên phải và góc dưới bên trái.
Chiều rộng hình chữ nhật lớn là
30 + 50 = 80 (m)
Chiều dài hình chữ nhật lớn là
40,5 + 100,5 = 141 (m)
Diện tích hình chữ nhật lớn là
80 x 141 = 11280 (m2)
Diện tích 2 hình chữ nhật nhỏ là
40,5 x 50 x 2 = 7230 (m2)
Đáp số: 7230 m2
5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật và hình vuông .
- Dặn xem trước và chuẩn bị tiết sau.
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 5 Khoa học
Năng lượng mặt trời
I. Mục tiêu: 
Sau bài học , HS biết:
Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: Chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện...
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh các phương tiện máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời
- Thông tin và hình ảnh ở SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS trả lời 
- Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có gì?
- Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động như : cày cấy, học tập ... con người phải làm gì? 
Hoạt động 2: Giới thiệu bài - ghi mục bài 
- Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 3: Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
Tổ chức HS làm việc theo nhóm - GV phát bảng học tập cho các nhóm -nhóm trao đổi thảo luận - ghi nội dung trả lời theo các ý sau :
+ Mặt ttrời cung cấp năng lượng cho trái đất dạng ánh sáng và nhiệt.
+ Năng lượng mặt trời gây ra nắng , mưa , gió, bão trên trái đất.
- Các nhóm trình bày nội dung đã thảo luận- bổ sung - GV chốt các ý cơ bản và mở rộng. 
Hoạt động4: Một số máy móc hoạt động.. của con người sử dụng năng lượng mặt trời. 
- HS quan sát các hình 2,3,4 trang 84,85 SGK và trả lời theo nội dung sau:
- Kể một số ví dụ về sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày ( chiếu sáng; phơi khô các đồ vật, lương thực , thực phẩm , làm muối ...)
- Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời.
- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương.
+ Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ GV chuẩn các kiến thức mà HS đã nêu ra trong quá trình thảo luận, nêu thêm một số công trình có sử dụng năng lượng mặt trời có mục đích cung cấp thêm hiểu biết cho HS. 
Hoạt động5: Tổ chức trò chơi để củng cố kiến thức về vai trò của năng lượng mặt trời.
- Cử 2 nhóm tham gia ( mỗi nhóm 5 HS ).
- GV vẽ hình mặt trời lên bảng - hai nhóm chuẩn bị tham gia chơi.
- Các nhóm cử thành viên luân phiên nhau ghi những vai trò , ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên trái đất nói chung và con người nói riêng - sau đó nối với hình vẽ mặt trời.
- Nhận xét kết quả cuộc chơi , biểu dương nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò:
- HS nêu lại kiến thức cơ bản đã học.
- Nhận xét tiết học.
Buổi chiều
Tiết 1 Luyện Tiếng Việt
Ôn tập về câu ghép
I- Mục đích yêu cầu
- Biết điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu, tạo được câu ghép.
- Biết tạo câu ghép có quan hệ :điều kiện (giả thiết)- kết quả.
II-Hoạt động dạy học:
1. HS làm bài tập
*Bài 1: Gạch một gạch dưới các vế câu, gạch 2 gạch dưới các quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong các câu sau:
Vì mưa to gió lớn nên cây cối đổ nhiều.
Tớ không biết việc này vì cậu chẳng nói với tớ.
Do nó học giỏi nên nó làm bài toán rất nhanh.
Tại anh vắng mặt nên cuộc họp bị hoãn lại.
*Bài 2: Từ mỗi câu ghép ở bài tập 1, hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu.
*Bài 3: Nối từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B.
 A B
 Do
 Tại
Nhờ
Biểu thị điều sắp xảy ra là nguyên nhân của sự việc được nói đến.
Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến.
Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc không hay được nói đến.
 2. Chấm chữa bài
- GV chấm bài và chữa bài.
- HS chữa bài vào vở ( nếu sai )
III-Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhớ kiến thức vừa luyện tập.
Tiết 2 Luyện Tiếng Việt
Ôn tập về diện tích 
I-Mục tiêu:
 Củng cố cách tính diện tích các hình qua cách tính diện tích một số hình trong thực tế.
II-Hoạt động dạy học: 
HĐ 1: HS làm bài tập:
*Bài 1:Tính diện tích khu đất ABCD(xem hình vẽ)biết: BD = 250m;AH = 75m;
CH = 85m. 
	 A
 D H B
 C
*Bài 2: Cho hình thang vuông ABCD. Điểm M là trung điểm của cạnh AD. Biết 
AB = 15 cm; AD = 18 cm ; DC = 20 cm.Tính diện tích hình tam giác BMC.
 A B 
 M
 D	 C
*Bài 3:Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Cho hình tròn tâm A có bán kính 4 cm và gấp 2 lần của bán kính hình tròn tâm B.
a. Chu vi hình tròn tâm A gấp 2 lần chu vi hình tròn tâm B.
b.Diện tích hình tròn tâm A gấp 2 lần diện tích hình tròn tâ ...  vế câu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân- kết quả.
II-Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Hai HS lần lượt đọc lại đoạn văn đã viết ở tiết LTVC trước.
- GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 3: Chọn từ tại và nhờ để điền vào chỗ trống
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- GV chốt lại.
Bài tập 4: 
- HS đọc yêu cầu của BT.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài
- HS nêu câu trả lời.
- GV chốt lại câu trả lời đúng.
5. Hoạt động 5: củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập.
Buổi chiều
Tiết 1 Luyện Tiếng Việt
Luyện tập cách nối các vế câu ghép
I- Mục đích yêu cầu
- Củng cố cho HS hai cách nối các vế trong câu ghép: Nối bằng từ có tác dụng nối và nối trực tiếp.
- Phân tích được cấu tạo của câu ghép, biết đặt câu ghép.
II- Hoạt động dạy học:
HĐ1- Kiến thức cần nhớ: 
Các vế câu ghép được nối với nhau bằng hai cách: 
- Dùng từ có tác dụng nối
- Dùng dấu câu để nối trực tiếp.
HĐ2- Bài tập:
Bài tập 1: Các vế trong từng câu ghép sau đây được nối với nhau bằng cách nào?
Bà em kể chuyện Tấm Cám,em chăm chú lắng nghe.
Đêm đã khuya nhưng bạn Nam vẫn còn ngồi học.
Gió mùa đông bắc tràn về và trời trở rét.
Tiếng còi của trọng tài vang lên: trận đá bóng bắt đầu.
Kết quả : a, dấu phẩy ; b, nhưng ; c, và ; d, và
Bài tập 2: Điền từ có tác dụng nối hoặc dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong từng câu ghép dưới đây:
Gió thổi ào ào...cây cối nghiêng ngả...bui cuốn mù mịt...một trận mưa ập tới.
Quê nội Bích Vân ở Hà Tây....quê ngoại bạn ấy ở Bắc Giang.
Thỏ thua Rùa....Thỏ chủ quan và kiêu ngạo.
Trong vườn, những cánh hải đường đâm bông rực rỡ...những cánh bướm nhiều màu sắc bay rập rờn.
Kết quả : a, từ “nên”, Dấu chấm phẩy , từ “và”
 b, từ “còn”
 c, từ “vì”
 d, từ “và” 
Bài tập 3: Viết một đoạn văn tả ngoại hình một người bạn thân của em, trong đoạn văn có sử dụng câu ghép.
- HS viết bài vào vở.
- GV chấm và chữa bài.
HĐ3- Củng cố,dặn dò:
- HS chữa bài tập.
- Ôn lại kiến thức đã học.
Tiết 2 Luyện Toán
Ôn: Hình hộp chữ nhật-Hình lập phương.
I-Mục tiêu:
- Giúp HS nhớ lại đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
- Phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương
II-Đồ dùng: 
 Mô hình hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
III-Hoạt động dạy học:
 HĐ 1:Kiến thức cần nhớ:
- Nêu đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương 
- Nêu điểm giống nhau và khác nhau của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 HĐ 2: Bài tập:
*Bài 1:Cho hình hộp chữ nhật có các kích thước như hình vẽ:
 A 6cm B
 C
 M 
 3cm 
 D 
 4cm
 M N
 Q P 
Tính: a.Diện tích mặt đáy MNPQ.
 b.Diện tích mặt bên ABNM.
 c.Diện tích mặt bên BCPN.
*Bài 2:Cho hình lập phương có kích thước như hình vẽ sau:
Tính diện tích 6 mặt của hình lập phương?
 4cm
 D
 M 
 A B
 C DD
 N	 
 Q	P
 HĐ 3: HS chữa bài.
Kết quả : 
+Bài 1: a, 18 cm2 ; b, 24 cm2 ; c, 12 cm2
+Bài 2: Diện tích 1 mặt : 16 m2 ; Diện tích 6 mặt : 96 cm2 
HĐ4: Củng cố, dặn dò: 
- Ôn và nhớ các đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương , vận dụng để giải các bài tập có liên quan.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 3 Luyện viết
Luyện viết bài: Trí dũng song toàn
I. Mục tiêu
- HS viết đúng: Nét chữ, tốc độ viết (HS yếu), viết đúng, viết đẹp, trình bày rõ ràng đúng cỡ chữ, có thể viết theo cỡ chữ sáng tạo (HS khá, giỏi) bài “Trí dũng song toàn "
II. Đồ dùng dạy học	
- GV chuẩn bị một bài viết mẫu.
III. Hoạt động dạy và học
- GV hướng dẫn HS viết bài.
+ Gọi một HS đọc bài, cả lớp theo dõi trong bài và tìm những hiện tượng chính tả cần chú ý.
+ Gọi một số HS lên bảng viết các từ khó.
+ Cho HS quan sát bài mẫu và nhận xét: cỡ chữ, độ cao của các chữ, khoảng cách giữa các con chữ, cách đặt dấu thanh.
- HS viết bài.
+ Gv nhắc nhở HS trước khi viết bài.
+ HS viết, GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho HS yếu.
- Chấm chữa bài.
+ GV chấm một số bài viết và nhận xét bài làm của HS.
+ Lấy một số bài mẫu của HS trong lớp để cả lớp theo dõi và học tập.
* Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn HS về luyện viết ở nhà
----------------------------------------------------------------------------
Thứ Sáu, ngày 03 tháng 02 năm 2012
Buổi sáng
Tiết 1 Tập làm văn
Trả bài văn tả người
I Mục tiêu: 
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình bày miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, cách trình bày trong bài văn tả người.
 - Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sữa lỗi; viết lại được một đoạn văn hay hơn.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
HS trình bày lại CTHĐ đã lập trong tiết TLV trước.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu MĐ, YC giờ học
3.Hoạt động 3: Nhận xét kết quả bài viết của HS
- GV nhận xét chung về bài làm của HS: Nhìn chung bài làm đúng với YC của đề bài, có bố cục đầy đủ 3 phần. Đa số HS đã biết sắp xếp ý hợp lý. Một vài em diễn đạt còn vụng, câu văn viết chưa mạch lạc, dùng từ chưa hợp lý
 - Thông báo điểm cho HS.
4. Hoạt động 4: HD học sinh chữa bài
 - GV trả bài cho HS.
 - YC HS chữa các lỗi GV ghi trên bảng.
 - HS tự chữa lỗi trong bài của mình.
 - GV đọc bài văn của em Ngọc, Thông cho cả lớp nghe.
 - HS chọn viét lại một đoạn trong bài văn của mình. 1 vài em đọc đoạn văn đã viết lại.
5. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Những viết chưa đạt YC về nhà viết lại bài văn em.
Tiết 2 Toán
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật
 I. Mục tiêu: 
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Mô hình hình hộp chữ nhật, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Gọi 2 HS nhắc lại các đặc điểm của hình hộp chữ nhật.
2. Hoạt động 2: HS HS hình thành khái niệm cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
a. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật: 
- Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình về hình hộp chữ nhật, chỉ ra các mặt xung quanh
- GV mô tả về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật và nêu như SGK. 
- GV nêu bài toán trongSGK .Gọi học sinh nhắc lại bài toán.GV vẽ hình lên bảng (SGK)
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình hộp chữ nhật và hình triển khai trên bảng, nhận xét để đưa ra cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.GVchốt ý đúng.
- HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. 
b. Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật: 
(Tiến hành như phần a)
3. Hoạt động 3: Thực hành.
HS HS làm các bài tập ở SGK:
Bài tập 1:
- HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- HS tự làm bài rồi đổi vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
- Một vài em neu kết quả.GV nhận xét.
 Bài tập 2:
- YC HS nêu hướng giải sau đó tự làm vào vở. 1 em làm vào bảng nhóm.
- Cả lớp nhận xét bài ở bảng nhóm. GV kết luận, dánh giá bài làm của HS.
 4. Củng cố, dặn dò:
 - HS nêu lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
 - GV nhận xét giờ học.
Tiết 3 Địa lí
Các nước láng giềng của Việt Nam
I. Mục tiêu: 
Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung quốc và đọc tên thủ đô của 3 nước này
Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia, Lào:
- Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên, Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
- Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đương... Lào sản xuất là quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.
- Biết Trung quốc có số dân đông nhất thé giới, nền kinh tế phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ các nước Châu á, bản đồ tự nhiên Châu á. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 HS trả lời: Dân cư Châu á tập trung đông đúc ở những vùng nào? Tại sao?
2. Hoạt động 1: Cam-pu-chia
- GV yêu cầu HS quan sát H.3, H.5 (SGK) và thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia? Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô của Cam-pu-chia?
+ Nêu nét nổi bật của địa hình Cam-pu-chia? 
+ Cam-pu-chia sản xuất gì là chủ yếu? Kể tên các sản phẩm nông nghiệp ?
- GV gọi đại diện nhóm trình bày.Cả lớp nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét, kết luận về vị trí, những nét nổi bật của Cam-pu-chia 
2. Hoạt động 2: Lào
- GV tiến hành tương tự như hoạt động 1
- GV kết luận về vị trí, những nét nổi bật của Lào.
3. Hoạt động 3: Trung Quốc
- GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực Châu á và lược đồ kinh tế một số nước Châu á, thảo luận nhóm tìm hiểu về nước Trung Quốc: diện tích, số dân,kinh tế.
+ Em biết gì về Vạn Lí Trường Thành? 
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với một số mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng.
4. Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài. 
- GV tổng kết tiết học.
Tiết 4 Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt lớp
I, Mục tiêu
- Sơ kết và đánh giá công tác tuần 21
- Triển khai nội dung kế hoạch tuần 22
II, Các hoạt động dạy học
1, Sơ kết, đánh giá tuần 20
a. Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần: tổng hơp số điểm tốt và điểm xấu của từng thành viên; các lỗi vi phạm trong tuần .
b. Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần, đọc điểm thi đua đạt được của các tổ.
c. GV nhận xét chung: 
* Ưu điểm: Thực hiện tương đối tốt nề nếp của lớp, của trường. Lao động và vệ sinh sạch sẽ. Đại đa số học sinh trong lớp có ý thức học tập, xây dựng phát biểu bài, không vi phạm nội quy lớp, trường.
* Tồn tại: 
- Học tập:
- Nề nếp, vệ sinh môi trường:
- Cho học sinh tự xếp loại cho mình.
- GV xếp loại cá nhân HS và các tổ.
Loại Tốt: 
Loại khá: 
2, Triển khai nội dung kế hoạch tuần 22
- Thực hiện tốt nề nếp dạy và học, vệ sinh lớp học và sân trường sau Tết nguyên đán.
- Phụ đạo thêm cho HS còn yếu, động viên HS khá giỏi tham gia giải toán trên mạng và tiếng anh trong những giờ chuyên trách.
- Rèn kĩ năng viết chữ cho HS.
Buổi chiều
Tiết 1 Mĩ thuật
Giáo viên chuyên trách dạy
Tiết 2 Tin học
Giáo viên chuyên trách dạy
Tiết 3 Anh văn
Giáo viên chuyên trách dạy
Tiết 4 Âm nhạc
Giáo viên chuyên trách dạy
----------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21 theo chuan KNS giam tai.doc