Giáo án khối 5 - Tuần 29

Giáo án khối 5 - Tuần 29

I. Mục tiêu:

 - HS đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên câm tiếng nước ngoài.

 - Từ ngữ: Li- vơ- pun; bao lơn.

 - ý nghĩa: Ca ngợi tình bạn giữa A-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1003Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2011
Tập đọc
Một vụ đắm tàu
I. Mục tiêu: 
	- HS đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên câm tiếng nước ngoài.
	- Từ ngữ: Li- vơ- pun; bao lơn.
	- ý nghĩa: Ca ngợi tình bạn giữa a-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên các bài tập đọc đã học từ đầu kì 2.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- GVhướng dẫn HS luyện đọc kết hợp rèn đúng và giải nghĩa từ.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài.
- Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta?
- Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
- Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào?
- Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn là cậu?
- Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu?
- Hãy nêu cảm nghĩ của em về 2 nhân vật chính trong truyện?
- ý nghĩa. GV gắn bảng phụ.
c) Đọc diễn cảm.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 5.
- GVnhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nội dung bài.
- Liên hệ - nhận xét.
- HS nêu.
- 5 HS đọc nối tiếp, rèn đọc đúng và đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1- 2 HS đọc trước lớp.
- HS theo dõi.
- Ma-ri-ô: bố mới mất, về quê sống với họ hàng.
- Giu-li-ét-ta: đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.
- Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu-li-ét- ta hoảng hốt chạy lại quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc bắng vết thương cho bạn.
- Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần  khiếp sợ nhìn mặt biển.
- Một ý nghĩ vụt đến Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn- cậu hét to:  ôm ngay lưng bạn thả xuống nước.
- Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
- Ma-ri-ô là một bạn trai rất kín đáo, cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn
Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm.
- HS nối tiếp nêu.
- 5 HS đọc nối tiếp để củng cố.
- HS theo dõi.
- HS luyện đọc phân vai.
- Thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
______________________________________________
Toán
ôn tập về phân số (Tiếp)
I. Mục tiêu: 
	- Củng cố tiếp về khái niệm phân số, tính chất cơ bản của phân số và vận dụng trong quy đồng mẫu số để so sánh các phân số có mẫu số khác nhau.
	- Vận dụng để giải những bài toán có liên quan.
	- HS chăm chỉ tự giác ôn luyện.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra: 
- HS làm bài tập 4 trang 149.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài 1:
- HS làm cá nhân.
- GVnhận xét, đánh giá.
Bài 2: 
- Hướng dẫn HS như bài tập 1.
Bài 3:
- HS làm cá nhân.
- GVnhận xét.
Bài 4: 
- Hướng dẫn HS trao đổi theo cặp làm bài vào phiếu học tập.
- GVnhận xét, đánh giá.
Bài 5: 
- Hướng dẫn HS làm cá nhân.
- GV chấm, chữa.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung. 
- Liên hệ – nhận xét.	
- HS làm bài.
- HS làm cá nhân, trình bày.
+ Khoanh váo ý D.
- HS làm, chữa bảng.
+ Khoanh vào ý B.
Vì số viên bi là: 20 x = 5 (viên bi)
- HS làm cá nhân, đổi vở soát lỗi.
+ Phân số bằng phân số: ; ; 
+ Phân số bằng phân số: 
- HS trao đổi, làm vào phiếu học tập
- Trình bày trước lớp.
- HS làm cá nhân, chữa bảng.
a) ; ; (quy đồng mẫu số rồi so sánh)
b) ; ; (vì > ; > )
Khoa học
Sự sinh sản của ếch 
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS biết:
	- Vẽ sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch.
II. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, SGV Khoa học 5.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự sinh sản của ếch.
- ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
- ếch đẻ trứng ở đâu?
- Trứng ếch nở thành gì?
- Nòng nọc sống ở đâu? ếch sống ở đâu.
b. Hoạt động 2: Hãy chỉ vào từng hình mô tả sự phát triển của ếch?
- Cho các nhóm vẽ chu trình sinh sản của ếch.
- Đại diện lên trình bày. 
- GV kết luận.
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS thảo luận cặp.
+ Vào mùa hạ.
+ ếch thường đẻ trứng xuống nước tạo thành chùm nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
+ Trứng ếch nở ra nòng nọc.
+ Nòng nọc sống ở cả dưới nước và trên cạn.
H1: ếch đực gọi ếch cái Ư H2: trứng 	ếch
H8: ếch trưởng thành. H3: trứng 	 ếch nở
H7: ếch con Ơ H6: Nòng nọc Ơ H4: Nòng nọc con có đủ 4 chân. Mọc 2 chân trước lớn dần.
Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2011
Thể dục
Môn thể thao tự chọn - trò chơi “nhảy đúng, nhảy nhanh”
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
	- Ôn tâng cầu bằng đùi, bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng rổ bằng hai tay (trước ngực). Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích.
	- Chơi trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Sân bãi.	
	- 1 HS 1 quả bóng; mỗi tổ tối thiểu 3- 5 quả bóng rổ số 5.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu:
- Giới thiệu bài: Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu của bài học.
- Khởi động.
- Ôn các động tác tay chân, vặn mình.
2. Phần cơ bản: 
a) Môn thể thao tự chọn.
- Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực).
+ GV nêu tên động tác.
+ GV quan sát và sửa chữa cách cầm bóng, tư thế đứng và động tác ném bóng chung cho HS.
- Thi ném bóng vào rổ bằng 2 tay.
+ Nhận xét.
b) Trò chơi:
- Nhận xét, đánh giá.
3. Phần kết thúc:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. 
- Dặn về tập luyện chạy đà bật cao.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc.
+ Đi theo vòng tròn, hít thở sâu.
+ Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay.
* Ném bóng.
- Tập theo sân, bóng rổ đã chuẩn bị, có thể cho từng nhóm 2- 4 HS cùng ném vào mỗi rổ.
+ HS luyện tập.
- “Nhảy đúng, nhảy nhanh”
- HS chơi đến hết giờ.
- Thả lỏng.
- Đi thường theo 2- 4 hàng dọc và hát.
_____________________________________
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu
(Dấu chấm, dấu hỏi, chấn than)
I. Mục tiêu:
	1. Hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
	2. Nâng cao kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bút dạ và một số phiếu khổ to.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu các dấu câu đã học.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
- GVgọi ý HS theo 2 yêu cầu.
+ Tìm 2 loại dấu câu.
+ Nêu công dụng từng loại dấu câu.
- GV dán lên hbảng tờ giấy có nội dung bài 1.
- Cả lớp và GVnhận xét.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung bài.
- Bài văn nói điều gì?
- GV hướng dẫn HS điền dấu chấm vào cuối một câu sau đó viết hoa chữ đầu câu.
- Cả lớp và GVnhận xét.
Bài 3: 
- GVhướng dẫn cả lớp đọc từng câu văn xem đó là câu kể, câu hỏi hay câu cảm, câu khiến. Từ đó sửa lại cho đúng.
- GV nhận xét 
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà.	
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc lại mẩu chuyện vui.
- HS làm việc cá nhân.
+ Dấu chấm đặt cuối các câu 1, 2, 9 dùng để kết thúc các câu kể. Câu 3,6,8,10 cũng là câu kể nhưng cuối câu đặt dấu 2 chấm để dấn lời nhân vật.
+ Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu 7, 11 dùng để kết thúc các câu hỏi.
+ Dấu chấm than đặt cuối câu 4, 5 dùng để kết thúc câu cảm, câu khiến.
- Một HS đọc nội dung bài tập 2.
- Cả lớp đọc thầm bài “Thiên đường của phụ nữ”
- Kể chuyện thành phố Giu-chi-tan ở Mê-hi-cô là nơi phụ nữ được đề cao, được hưởng những đặc quyền đặc lợi.
- HS làm bài trên phiếu rồi dán bài lên bảng, trình bày kết quả.
- HS đọc nội dung bài 3.
- HS làm bài vào phiếu rồi dán lên bảng.
- Câu 1 sửa lại là câu hỏi.
- Câu 3 sửa lại là câu hỏi.
- Câu 4 sửa lại là câu kể.
- Nam: ? ! Ư sửa lại là: Nam!
______________________________________
Toán
ôn tập về số thập phân
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:	
	- Củng cố về đọc, viết, so sánh các số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên chữa bài 5 trang 150.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài 1: 
- Cho HS tự làm rồi chữa bài tập.
- Nhận xét, chữa, cho điểm.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3: 
- Cho HS làm rồi trao đổi bài để kiểm tra.
Bài 4: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài vào vở.
- Chấm vở.
- Gọi lên bảng chữa.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 5: 
- HS tự làm rồi chữa.
- Nhận xét, cho điểm
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng chữa bài.
- Đọc yêu cầu của bài 1.
a) 63,42: Sáu mươi ba phẩy bốn mươi hai.
- Có phần nguyên là 63, phần thập phân là 42 phần trăm.
- Trong số 63,42 kể từ trái sang phải 6 chỉ 6 chục, 3 chỉ 3 đơn vị, 4 chỉ 4 phần mười, 2 chỉ 3 phần trăm.
- Đọc yêu cầu bài 2.
+ HS tự làm bài rồi đọc miệng để chữa bài.
c) Không đơn vị, bốn phần trăm viết là: 0,04. 
Đọc là: không phẩy không bốn.
- Đọc yêu cầu bài 3.
Kết quả là:
74,60 ; 284,30 ; 401,25 ; 104,00
- Đọc yêu cầu bài 4. Làm bài vào vở.
a) 0,3 ; 0,03 ; 4,25 ; 2,002
b) 0,25 ; 0,6 ; 0,875 ; 1,5
- Đọc yêu cầu bài 5. Làm bài cá nhân, chữa bài trên bảng.
Kể chuyện
Lớp trưởng lớp tôi
I. Mục tiêu: 
	- Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi và kể lại được toàn bộ chuyện theo lời một nhân vật.
	- Hiểu câu chuyện, biết trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
	- Nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạt trong SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu tên câu truyện đã được thầy cô giáo kể từ đầu kì 2.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Nội dung:
a) GV kể chuyện “Lớp trưởng lớp tôi” và giải ng ... hối lượng.
	- Cách viết các số đo độ dài và các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 	 
- Gọi HS lên chữa bài 5 trang 151.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 
Bài 1:
- Đọc yêu cầu bài 1.
Cho HS tự làm rồi chữa.
- Nhận xét.
+ Đơn vị lớp gấp 10 lần đơn vị bé liên tiếp liền nhàu.
Đơn vị bé bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
Bài 2: 
- Gọi 2 HS lên chữa bài, lớp làm vở.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3: 
- Phát phiếu cho 3 nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng chữa bài.
- Đọc yêu cầu bài 1.
Lớn hơn mét
Mét
Bé hơn mét
Kí hiệu
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
Quan hệ
1 km
hm
1 dam
1m
1 dm
1cm
100m
Giữa các đơn vị liền nhau
= 10 km
= 10 dam
= 0,1 km
= 10m
= 0,1 km
= 10 dm
= 0,1 dam
= 10 cm
= 0,1 m
= 10mm
= 0,1 dm
= 0,1cm
Lớn hơn ki logam
Kilogam
Bé hơnkilogam
Kí hiệu
Tấn
Tạ
Yến
Kg
Hg
Dag
G
Quan hệ
Giữa các đơn vị
liền nhau
1 tấn
= 10 tạ
1 tạ
= 10 yến
= 0,1 tấn
1 yến
= 10 kg
= 0,1 tạ
1kg = 10 hg
1 kg = 10 hg
= 0,1 yến
1hg
1 hg
= 10 dag
= 0,1 kg
1dag
1 dag 
= 10 g
= 0,1 kg
1g
1 g
= 0,1 dag
- Đọc yêu cầu 2.
a) 1 m = 10 dm = 100cm = 1000mm
1 km = 1000 m
1 kg = 1000 g
1 tấn = 1000 kg
b) 1 m = dam = 0,1 dam
1 m = km = 0,001 km
1 g = kg = 0,001 kg
1 kg = tấn = 0,001 tấn.
- Đọc yêu cầu bài 3. HS làm nhóm, trình bày
a) 5285 m = 5 km 285 m = 5,285 km
 1827 m = 1 km 827 m = 1,827 km.
 2063 m = 2 km 63 m = 2,063 km
 702 m = 0 km 702 m = 0,702 km
b) 34 dm = 3 m 4 dm = 3,4 m
 408 cm = 4 m 8 cm = 4,08 m
 786 cm = 7 m 86 cm = 7,86 m
c) 6258 g = 6 kg 25 g = 6,258 kg
 2065 g = 2 kg 65 g = 2,065 g
 8047 kg = 8 tấn 47 kg = 8,047 tấn
________________________________________
Địa lí
Châu đại dương và châu nam cực
I. Mục tiêu: 
- HS học xong bài này, giúp HS.
- Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Đại Dương và Châu Nam Cực.
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ thế giới
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểm về hoạt động kinh tế của châu Mĩ.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Nội dung:
a. Châu Đai Dương.
* Vị trí địa lí, giới hạn.
Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
- Nêu vị trí địa lí giới hạn của châu Đại Dương?
* Đặc điểm tự nhiên.
Hoạt động 2: (Làm việc cá nhân)
- Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương?
* Người dân và hoạt động kinh tế.
Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
- Trình bày đặc điểm dân cư của Ô-xtrây-li-a?
- Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a?
* Châu Nam Cực:
 Hoạt động 4: (Làm việc theo nhóm)
- Nêu đặc điểm nổi bật của châu Nam Cực?
- GVtóm tắt nội dung chính.
Ư Bài học (SGK).
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà. 
- HS nêu.
- HS quan sát lược đồ SGK và bản đồ thế giới.
- Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở vùng trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.
- Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa- van. Động vật có nhiều loài thú có túi như căng-gu-ru, gấu cô-a-la, 
- Dân cư chủ yếu là người da trắng sống trên lục địa Ô- xtrây-li-a và quần đảo Niu Di-len.
- Là nước có nền kinh tế phát triển nổi tiếng thế giới là xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa.
- Là một châu lục lạnh nhất thế giới, có dân cư sinh sống chỉ có loại chim cánh cụt sống duy nhất trên châu Nam Cực.
- HS đọc lại.
Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2011
Âm nhạc
Ôn tập TĐN số 7, số 8
	Nghe nhạc
I. 	Mục tiêu: 
	- Biết hát lại những bài hát đã học 
	- Tập biễu diễn .
	- Nhóm HS có năng khiếu biết đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 7, số 8. Nghe một bài dân ca hoặc trích đoạn nhạc không lời .
II. Đồ dùng dạy học:
	- Đài, đĩa
III.	 Họat động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn dịnh lớp: 
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học.
2. Bài cũ :
- Gọi HS hát bài hát “Em vẫn nhớ trường xưa”
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung:
a. Nội dung 1: Ôn tập TĐN số 7
- Luyện tập cao độ
- Đọc nhạc, hát lời kết hợp luyện tiết tấu
- GV chỉ định gõ lại tiết tấu TĐN số 7.
- GV chỉ định nhóm, cá nhân trình bày
- Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách.
- GV yêu cầu : Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ phách đổi lại phần trình bày. 
+ Cả lớp đọc nhạc , hát lời kết hợp gõ phách.
- GV chỉ định nhóm, cá nhân trình bày.
b. Nội dung 2: Ôn tập TĐN số 8
- Luyện tập cao độ
- Đọc nhạc, hát lời kết hợp luyện tiết tấu.
- GV chỉ định đọc tiết tấu kết hợp gõ phách bài TĐN số 8.
- GV chỉ định nhóm, cá nhân trình bày
- Đọc nhạc hát lời kết hợp gõ phách
- GV yêu cầu: Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ phách. Đổi lại phần trình bày.
+ Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách. 
- GV chỉ định nhóm, cá nhân trình bày.
c. Nội dung 3: Nghe nhạc: Khi tóc thầy bạc trắng
- GV thực hiện giới thiệu bài hát: Bài Khi tóc thầy bạc trắng của nhạc sĩ Trần Đức là một trong số 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kĩ 20. Bài hát được nhiều người yêu thích bởi nó miêu tả chân thực về tấm lòng của những người thầy, về những bài học mà thầy cô đã đem đến cho bao thế hệ HS.
- GV thực hiện nghe lần thứ nhất: GV mở băng hoặc tự trình bày bài hát.
- GV điều khiển trao đổi về bài hát
+ HS nói cảm nhận về bài hát
+ HS nói về những hình ảnh đẹp trong bài hát.
+ HS diễn tả lại một nét nhạc.
- GV hướng dẫn nghe lần hai: HS có thể nghe nhạc kết hợp vớicác hoạt động: hát hoà theo , vẽ tranh diễn tả cảm nhận về bản nhạc, vận động theo nhạc như đu đưa, lắc lư, nhún nhảy, múa, gõ nhịp 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- HS hát.
- 1-2 HS gõ tiêt tấu
- HS trình bày
- HS thực hiện
- HS trình bày
- 1-2 HS gõ tiêt tấu
- HS trình bày
- HS thực hiện
- HS trình bày
- HS theo dõi
- HS nghe bài hát
- HS trả lời, thực hiện yêu cầu
- HS nghe kết hợp hoạt động
__________________________________________
Tập làm văn
Trả bài văn tả cây cối
I. Mục tiêu: 
	- Biết rút kinh nghiệm về cách bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả cây cối.
	- Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu; phải hiểu và sửa lỗi đã mắc phải trong bài làm của mình; biết viết lại một đoạn văn trong bài của mình cho hay hơn.
II. Tài liệu và phương tiện: 
	- Bài kiểm tra của HS.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cấu trúc bài văn miêu tả cây cối?
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Nhận xét kết quả bài viết của HS.
- GVhướng dẫn HS xác định rõ yêu cầu đề bài.
1. Nhận xét chung: ưu điểm, nhược điểm chính
Ž GV treo một số lỗi điển hình cho HS quan sát và GV phân tích.
2. Thông báo điểm cụ thể.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài.
- GV chỉ những lỗi cần chữa trên bảng phụ.
- GVchữa lại cho đúng.
- GV đọc những bài văn, đoạn văn hay có ý riêng sáng tạo của HS.	
- GV nhận xét và cho điểm những đoạn hay.
4. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết lại cả bài.
- HS nêu.
- HS đọc 5 đề kiểm tra viết bài: Tả cây cối
- HS viết lại một đoạn mình chưa đạt.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn viết lại.
- HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
___________________________________
Toán
ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng (Tiếp)
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS ôn tập và củng cố:
- Viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng.	
II. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, SGV Toán 5.
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm bài 3a, trang 153.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm bài:
a) 4 km 382 m = 4m 382 km
b) 7 m 4 dm = 7,4 m
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 2:
- Gọi HS lên bảng làm và giải thích.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Chấm, cho điểm, nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ.
- Về nhà ôn lại bài.
- HS lên bảng làm bài.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài cá nhân.
- HS trình bày trên bảng.
2 km 79 m = 2,079 km	700 m = 0,7 km
5 m 9 cm = 5,09 m	5 m 75 mm = 5,075 m
- HS lên bảng làm và giải thích. HS dưới lớp làm ra nháp.
a) 0,5 m = 0,50 m = 50 cm 
b) 0,075 km = 75 m
c) 0,064 kg = 64 g	
d) 0,08 tấn = 0,080 tấn = 80 kg
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng làm bài.
a) 2 kg 350 g = 2,350 kg = 2,35 kg	
1 kg 65 g = 1,065 kg
b) 8 tấn 760 kg = 8,760 tấn = 8,76 tấn	
2 tấn 77 kg = 2,077 tấn
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài vào vở.
a) 3576 m = 3,576 km	
b) 53 cm = 0,53 m
c) 5360 kg = 5,360 tấn = 5,36 tấn 
d) 657 g = 0,657 
_____________________________________
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần 29
I. Mục tiêu:
	- HS thấy ưu nhược điểm của mình tuần vừa qua. Từ đó có ý thức vươn lên trong tuần sau.
	- Giáo dục HS có ý thức xây dựng nề nếp tốt.
II. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
	- Cho HS hát
2. Nội dung sinh hoạt:
a) Sơ kết các hoạt động trong tuần 29: 
	- Tổng kết đợt kiểm tra khảo sát chất lượng của Phòng Giáo dục Sông Lô.
	- Lớp trưởng nhận xét, sơ kết các hoạt động trong tuần của lớp.
	- Lớp trưởng xếp loại thi đua từng tổ.
	- Tổ thảo luận và tự nhận xét các thành viên trong tổ mình.
	- GV tổng kết, nhận xét 
* Ưu điểm:
	- Nề nếp thực hiện tốt.
	- Ôn tập, kiểm tra giữa kì II đạt kết quả tốt.
	- Có ý thức giúp đỡ các bạn học kém tiến bộ.
* Nhược điểm: 
	- Một số HS chưa tự giác học tập.
b) Phương hướng tuần 30: 
	- Thi đua vở sạch, chữ đẹp.
	- Tiếp tục duy trì những ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
	- Thực hiện tốt nề nếp lớp học, trường học. 
c. Vui văn nghệ:
	- Tổ chức cho HS hát tập thể những bài hát đã được học trong tuần.
	- 1, 2 HS hát trước lớp.
3. Củng cố- dặn dò:
	- Nhận xét giờ sinh hoạt.
	- Chuẩn bị tốt tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29.doc