Giáo án khối 5 - Tuần 33

Giáo án khối 5 - Tuần 33

I. MỤC TIÊU:

-Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân.Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích.

-Trò chơi: Lò cò tiếp sức.Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động tích cực.

II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: Sân trường; Còi, mỗi HS một quả cầu

III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2012
THỂ DỤC -TIẾT 63-
BÀI 59. TRÒ CHƠI “ CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I. MỤC TIÊU:
-Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân.Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích.
-Trò chơi: Lò cò tiếp sức.Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động tích cực.
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: Sân trường; Còi, mỗi HS một quả cầu
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1. Mở đầu:
- Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Khởi động
- HS chạy một vòng trên sân tập 
2. Cơ bản
a.Đá cầu:
*Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân
G.viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
Nhận xét
*Ôn phát cầu bằng mu bàn chân
G.viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
Nhận xét
b. Trò chơi: “Chuyển đồ vật”
- GV hướng dẫn và tổ chức HS chơi
- Nhận xét
3. Kết thúc:
 - Thả lỏng - Hít thở sâu
 - Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
 - Về nhà luyện tâp Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau
- HS tập luyện theo sự hướng dẫn của GV
TẬP ĐỌC	 –TIẾT 63-
ÚT VỊNH
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (trả lời các câu hỏi trong SGK).
II. ĐDDH: Bảng phụ, tranh minh hoạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- Hỏi: Tên chủ điểm tuần này là gì?
- Theo em, những ai sẽ là chủ nhân của tương lai?
- Giới thiệu: 
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
* 1 HS đọc toàn bài
* Cho HS đọc đoạn nối tiếp 
- GV chia đoạn : 4 đoạn 
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp lần 1
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: thanh ray, trẻ chăn trâu, thả diều, buổi, giục giã, chuyền thẻ, mát rượi, giục giã, lao ra như tên bắn, la lớn,
- Đọc nối tiếp lần 2.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
* Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
* GV đọc mẫu toàn bài
b) Tìm hiểu bài 
*Đoạn 1: 
- Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm
+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
*Đoạn 2: 
- Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm
+ Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
*Đoạn 3, 4: 
- Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm
+ Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt đã thấy điều gì?
+ Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
(Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 136, SGK để thấy được mức độ nguy hiểm của sự việc và hành động dũng cảm, nhanh trí của Út Vịnh).
+ Em học tập được Út Vịnh điều g ?
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
c) Luyện đọc diễn cảm 
Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn từ “Thấy lạ, Út Vịnh nhìn ra đường tàu đến trước cái chết trong gang tấc”.
+ Treo bảng phụ có viết đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò
? Em có nhận xét gì về bạn nhỏ Út Vịnh?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Những cánh buồm.
- 3 HS đọc thuộc lòng và trả lời từng câu hỏi theo SGK.
- Nhận xét.
- HS nêu: Chủ điểm Những chủ nhân tương lai.
+ Những chủ nhân của tương lai chính là chúng em.
- Theo dõi.
- HS đọc toàn bài
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc: thanh ray, trẻ chăn trâu, thả diều, buổi, giục giã, chuyền thẻ, mát rượi, giục giã, lao ra như tên bắn, la lớn,
- HS nối tiếp nhau đọc.
- 1 HS đọc cho cả lớp nghe.
- 5 HS nối tiếp nhau giải thích.
2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc từng đoạn (2 lượt).
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. 
+ Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó thaó cả ốc gắn các thanh ray. Nhiều khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu qua lại.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. 
+ Út Vịnh tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận việc thuyết phục Sơn – một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục được Sơn không chạy trên đường tàu thả diều.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. 
+ Út Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
+ Út Vịnh lao ra đường tàu như tên bắn, la lớn báo tàu hỏa đến, Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người, khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới. Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
+ Em học được ở Út Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông và tinh thần dũng cảm.
+ Câu chuyện ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS cả lớp ghi vào vở.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài, cả lớp theo dõi. Sau đó 1 HS nêu ý kiến về giọng đọc, cả lớp bổ sung và thống nhất cách đọc như mục 2.2.a đã nêu.
 + Theo dõi GV đọc mẫu, gạch chân dưới từ cần nhấn giọng.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
TOÁN 	–TIẾT 156-
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Biết:
- Thực hành phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Cả lớp làm bài 1 (a,b dòng 1), 2 (cột 1, 2), 3. HSKG làm thêm các phần còn lại.
II. Chuẩn bị
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 1 HS lên bảng làm các bài tập 4 của tiết học trước.
- GV chữa bài nhận xét ghi điểm
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài
Bài 1
- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2
- GV yêu cầu HS tự làm bài nhanh vào vở, sau đó yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu kết quả trước lớp.
- GV nhận xét bài làm của HS.
? Hãy nêu cách làm phần a, b?
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV làm bài mẫu trên bảng.
- GV hỏi: Có thể viết phép chia dưới dạng phân số như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 4 HSKG
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, yêu cầu HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
- GV nhận xét cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bại bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột.
- Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
a); 
b) 72 : 45 = 1,6 ; 15:50 = 0,3
Phần còn lại làm tương tự. 
- HS cả lớp làm bài vào vở, 6 HS tiếp nối nhau nêu kết quả của các phép tính trước lớp, mỗi HS nêu 2 phép tính.
a) 3,5 : 0,1 = 35 6,2 : 0,1 = 62
7,2 : 0,01 = 720 9,4 : 0,1 = 94
8,4 : 0,01 = 840 5,5 : 0,01 = 550
b) 12 : 0,5 = 24 24 : 0,5 = 48
 20 : 0,25 = 80 : 0,5 = 
11 : 0,25 = 44 15 : 0,25 = 60
- Phần a: Khi chia một số cho 0,1; 0,01; 0,001 . ta chỉ việc nhân số đó với 10, 100, 1000  
Phần b: Khi chia một số cho 0,5; 0,25;  ta chỉ việc nhân số đó với 2, 4, 
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- Theo dõi GV làm bài mẫu phần a
- HS: Ta có thể viết kết quả phép chia dưới dạng phân số có tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
b) ; c) 
 d) 
- HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
- 1 HS đọc đề bài, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- Khoanh vào đáp án D.
- 1 HS nêu, cả lớp nghe và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bại bài sau.
KHOA HỌC –TIẾT 63-
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU: 
 Nêu được một số ví dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ trang 130, 131 - SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 62.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời.
- Nhận xét ghi điểm HS.
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài:
+ Hãy kể tên những tài nguyên mà em biết.
+ Tài nguyên đất.
+ Tài nguyên rừng
+ Tài nguyên nước
+ Tài nguyên gió
2.2.Hoạt động 1: Các loại tài nguyên thiên nhiên và tác dụng của chúng.
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định hướng :
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
+ Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết, quan sát hình 130, 131 SGK và trả lời câu hỏi sau:
+ HS quan sát hình minh hoạ, trả lời câu hỏi. Nhóm trưởng ghi câu trả lời vào giấy.
+ Thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
+ Loại tài nguyên thiên nhiên nào được thể hiện trong hình minh hoạ?
Nêu ích lợi của từng loại tài nguyên thiên nhiên đó.
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- 8 HS nối tiếp nhau trình bày, Mỗi HS chỉ nói về 1 hình minh hoạ.
+ GV ghi nhanh lên bảng thành 2 cột
Tài nguyên gió
Công dụng
Năng lượng gió làm quay cánh quạt, chạy máy phát điện.
+ Tài nguyên thiên nhiên là những của cải sẵn có trong mỗi trường tự nhiên.
2.3. Hoạt động 2: Ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
- GV tổ chức cho HS củng cố được các ích lợi của một số tài nguyên thiên nhiên dưới dạng trò chơi.
- Cách tiến hành;
+ GV viết vào mảnh giấy nhỏ tên các loại tài nguyên.
+ Chia HS thành nhóm, Nhóm 6 HS.
Nhóm trưởng lên bốc thăm tên một loại tài nguyên thiên nhiên.
+ HS hoạt động theo nhóm 6. Nhóm trưởng lên bốc thăm tên một loại tài nguyên thiên nhiên.
+ Cả nhóm cùng trao đổi để vẽ tranh thể hiện lợi ích của tài nguyên thiên nhiên đó.
+ Các nhóm trao đổi và vẽ tranh.
+ GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
+ Tổ chức cho HS triển lãm tranh.
+ HS triển lãm tranh.
- Nhận xét về cuộc thi.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết. 
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 	–TIẾT 63-
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU PHẨY)
I. MỤC TIÊU: 
- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn (BT1).
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn  ... vật.
b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 3 HS làm trên bảng nhóm. Mỗi HS chỉ làm 1 câu. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi HS làm bài trên bảng nhóm treo bảng, đọc bài, yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 3 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS giải thích vì sao em lại đặt dấu hai chấm vào vị trí đó trong câu.
- 3 HS nối tiếp nhua giải thích, HS cả lớp theo dõi, bổ sung cho bạn.
- Nhận xét, khen ngợi HS giải thích đúng, hiểu bài.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện vui Chỉ vì quên một dấu câu.của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Tổ chức cho HS làm bài tập theo cặp.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng nhau trao đổi, thảo luận, làm bài.
- Gọi HS phát biểu ý kiến, yêu cầu HS khác bổ sung (nếu cần).
- 2 HS nối tiếp nhau chữa bài. HS khác nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Người bán hàng hiểu lầm ý của khách là “nếu còn chỗ trên thiên đàng” nên ghi trong dải băng tang “Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng”.
+ Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần ghi thêm dấu hai chấm vào câu như sau: Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: Linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
3. Củng cố, dặn dò
- Hỏi: Dấu hai chấm có tác dụng gì? Nếu dùng sai dấu câu sẽ có tác hại gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc tác dụng của dấu hai chấm và luôn ý thức để sử dụng đúng các dấu câu.
TOÁN-TIẾT 159-
ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I. MỤC TIÊU: 
- Thuộc công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán.
- Cả lớp làm bài 1, 3. HSKG làm thêm bài 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 Bảng phụ kẻ sẵn hình vẽ như phần bài học SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời HS lên bảng làm các bài tập 
- 2 HS làm bài
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm
2. Dạy – học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Ôn tập về công thức tính chu vi và diện tích các hình đã học.
- Các nhóm nêu công thức tính chu vi và diện tích của các hình đã học.
- Đại diện các nhóm nêu
- GV tổng kết, tuyên dương nhóm nên nhanh, đúng.
Hình chữ nhật
Hình tam giác
P = (a + b) 2 
S = a b
a + b = P : 2
a = P : 2 – b 
b = P : 2 – a 
a = S : b
b = S : a
S 
P = a + b + c
a = S 2 : h
h = S 2 : a
Hình vuông
Hình thang
P = a 4
S = a a
a = P : 4
S 
a + b = S 2 : h
h = (S 2) : (a + b)
a = (S 2 : h) – b 
b = (S 2 : h) – a 
Hình bình hành
Hình tròn
S = a h
a = S : h
h = S : a
C = r 2 3,14
(Hoặc C = d 3,14)
S = r r 3,14
r = d : 2
r = (C : 3,14) : 2
d = r 2
d = C : 3,14
Hình thoi
S = 
m n = S 2
m = S 2 : n
n = S 2 : m
- GV treo tờ giấy khổ to có ghi công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn (như trong SGK), rồi cho HS ôn tập, củng cố lại các công thức đó.
- HS thực hiện ôn tập dưới sự hướng dẫn của GV để nhớ lại công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn đã học.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- GV mời HS đọc đề toán và yêu cầu HS tự làm vào vở.
- 1 HS đọc đề toán, cả lớp đọc thầm. 1 HS làm ở bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Chiều rộng khu vườn là :
120 = 80 (m)
a) Chu vi của khu vườn là :
(120 + 80) 2 = 400 (m)
b) Diện tích khu vườn đó là :
120 80 = 9600 (m2)
9600m2 = 0,96ha
Đáp số : a) 400m ; b) 0,96ha.
Bài 2 HSKG
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và nêu cách làm.
- Đại diện các nhóm nêu cách làm.
- Nhận xét câu trả lời của HS sau đó yêu cầu HS làm bài.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS làm làm trên bảng.
- 1 HS làm làm trên bảng.
Đáp số: 800 m2.
- GV nhận xét và cho điểm HS làm bài trên bảng.
Bài 3
- GV mời HS đọc đề toán.
- 1 HS đọc đề toán, cả lớp đọc thầm.
- GV vẽ sẵn hình trên bảng, hướng dẫn HS khai thác hình vẽ để tìm cách giải bài toán.
- HS quan sát hình vẽ, theo dõi GV hướng dẫn. 
- 1 HS làm làm trên bảng. 
- 1 HS làm bài trên bảng. HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
a) Diện tích hình vuông ABCD là :
(4 4 : 2) 4 = 32 (cm2)
b) Diện tích hình tròn :
4 4 3,14 = 50,24 (cm2)
Diện tích phần đã tô màu hình tròn là:
50,24 – 32 = 18,24 (cm2)
Đáp số : a) 32cm2 ; b) 18,24cm2
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS làm bài trên bảng.
.
- HS chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV tóm lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học
- HS lắng nghe.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
ĐỊA LÍ	 -TIẾT 32-
Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2012
THỂ DỤC -TIẾT 59-
BÀI 59. TRÒ CHƠI “ CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I. MỤC TIÊU:
-Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân.Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích.
-Trò chơi: Lò cò tiếp sức.Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động tích cực.
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: Sân trường; Còi, mỗi HS một quả cầu
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1. Mở đầu:
- Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Khởi động
- HS chạy một vòng trên sân tập 
2. Cơ bản
a.Đá cầu:
*Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân
G.viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
Nhận xét
*Ôn phát cầu bằng mu bàn chân
G.viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
Nhận xét
b. Trò chơi: “Chuyển đồ vật”
- GV hướng dẫn và tổ chức HS chơi
- Nhận xét
3. Kết thúc:
 - Thả lỏng - Hít thở sâu
 - Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
 - Về nhà luyện tâp Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau
- HS tập luyện theo sự hướng dẫn của GV
TẬP LÀM VĂN-TIẾT 64-
TẢ CẢNH
(Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU
 Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở, bút của HS.
- HS chuẩn bị vở, bút.
2. Thực hành viết
- Gọi HS đọc 4 đề bài trên bảng về văn tả cảnh.
- HS đọc 4 đề bài trên bảng về văn tả cảnh.
- Nhắc HS các em đã học cấu tạo của bài văn tả cảnh, luyện tập về viết đoạn văn tả cảnh, cách mở bài gián tiếp, trực tiếp, cách kết bài mở rộng. Tự nhiên. Từ các kỹ năng đó, em hãy viết bài văn tả cảnh.
- Lắng nghe
- Học sinh viết bài.
- Học sinh viết bài.
- Thu, chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
- Lắng nghe.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết Tập làm văn Ôn tập về tả người.
TOÁN	-TIẾT 160-
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học. Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.
- Cả lớp làm bài 1, 2, 4. HSKG làm thêm bài 3 .
II. CHUẨN BỊ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
- 2 HS chữa bài
- GV chữa bài, nhận xét, cho điểm
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV: Trong tiết học toán này chúng ta tiếp tục làm các bài toán về chu vi và diện tích của một số hình đã học. 
- HS lắng nghe
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- 1 HS đọc bài toán, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV gọi 1 HS nêu cách làm bài.
- Chúng ta phải tính được các số đo của sân bóng trong thực tế, sau đó mới tính chu vi và diện tích của sân bóng.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét và cho điểm HS làm bài trên bảng.
Bài giải
a) Chiều dài sân bóng là :
11 1000 = 11000 (cm)
11000cm = 110m.
 Chiều rộng sân bóng là :
9 1000 = 9000 (cm)
9000cm = 90m.
 Chu vi sân bóng là :
(110 + 90) 2 = 400 (m)
b) Diện tích sân bóng là :
110 90 = 9900 (m2)
Đáp số : a) 400m ; b) 9900m2.
Bài 2 
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- 1 HS đọc bài toán, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
? Bài tập yêu cầu tính gì?
- Bài tập yêu cầu tính diện tích của hình vuông khi biết chu vi.
? Để tính được diện tích của hình vuông ta phải biết gì?
- Biết số đo của cạnh hình vuông.
- GV gợi ý HS từ chu vi hình vuông, tính được cạnh hình vuông rồi tính diện tích hình vuông.
- Cho HS tự làm rồi chữa.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng.
Bài giải
Cạnh sân gạch hình vuông là:
48 : 4 = 12 (m)
Diện tích sân gạch hình vuông là:
12 12 = 144 (m2) 
Đáp số : 144m2.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- HS trao đổi vở nhau để kiểm tra.
Bài 3 HSKG
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 HS đọc bài toán, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- 1 HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các HS kém.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
+ Tính chiều rộng thửa ruộng.
+ Diện tích của thửa ruộng là bao nhiêu mét vuông?
+ 6000 m2 gấp bao nhiêu lần so với 100 m2?
+ Biết cứ 100 m2 : 55kg
 6000 m2:  kg?
Bài giải
Chiều rộng thửa ruộng là:
100 : 5 x 3 = 60 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
100 x 60 = 6000 (m2)
6000 m2 gấp 100 m2 số lần là:
6000 : 100 = 60 (lần)
Số thóc thu hoạch trên thửa ruộng đó là: 55 x 60 = 3300 (kg)
Đáp số : 3300 kg.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán và tự làm bài.
 - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
- GV gợi ý: Đã biết SHình thang = . Từ đó có thể tính chiều cao h bằng cách lấy diện tích hình thang chia cho trung bình cộng của hai đáy là .
Bài giải
Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông, đó là:
10 10 = 100 (cm2)
Trung bình cộng hai đáy hình thang:
(12 + 8) : 2 = 10 (cm)
Chiều cao hình thang là:
100 : 10 = 10 (cm)
Đáp số : 10cm.
 - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng,GV nhận xét, chấm một số vở.
 - HS nhận xét, sau đó đổi chéo vở nhau để kiểm tra.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết tiết học.
- Chuẩn bị tiết học sau Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 33 cuc chuan cua Tran Thanh Tan.doc