Giáo án khối 5 - Tuần 35

Giáo án khối 5 - Tuần 35

I. Mục tiêu:

 - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu.

 - Tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút. Củng cố, khắc sâu kiến thức về CN- VN trong từng kiểu câu kể.

 - HS tự giác, tích cực trong giờ kiểm tra.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Phiếu viết tên 11 bài tập đọc; 5 bài tập đọc học thuộc lòng từ tuần 19 - 34.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 923Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
Thứ hai ngày 2 tháng 5 năm 2011
Tập đọc 
ôn tập và Kiểm tra cuối kỳ II (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
	- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu.
	- Tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút. Củng cố, khắc sâu kiến thức về CN- VN trong từng kiểu câu kể.
	- HS tự giác, tích cực trong giờ kiểm tra.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu viết tên 11 bài tập đọc; 5 bài tập đọc học thuộc lòng từ tuần 19 - 34.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc khổ thơ thứ hai bài “Nếu trái đất thiếu trẻ con”
- Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn HS ôn tập kiểm tra:
a) Kiểm tra 1/ 4 số HS.
- HS lên bốc thăm chọn bài.
- GVtheo dõi, ra câu hỏi.
-  GVnhận xét, đánh giá.
b) Hướng dẫn HS làm luyện tập.
Bài 2: Hướng dẫn HS làm nhóm.
- GVnhận xét, đánh giá.
- HS đọc bài.
- HS lên bốc thăm chọn bài về chỗ chuẩn bị 1- 2 phút.
- HS lên đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS suy nghĩ - trả lời, trình bày vào phiếu lớn - Trình bày trước lớp.
a) Kiểu câu Ai thế nào?
Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai? (cái gì, con gì)
Thế nào?
Cấu tạo
- Danh từ (cụm danh từ)
- Đại từ
- Tính từ (cụm tính từ)
- Động từ (cụm động từ)
b) Kiểu câu Ai là gì?
Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai? (cái gì, con gì)
Là gì? (là ai, là con gì)
Cấu tạo
Danh từ (cụm danh từ)
Là + danh từ (cụm danh từ)
4. Củng cố, dặn dò:
	- Hệ thống nội dung bài.
	- Liên hệ - nhận xét.
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
	- Củng cố kĩ năng thực hành tính và giải toán.
	- Kĩ năng làm toán nhanh.
	- HS chăm chỉ học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS làm bài tập 3 (176)
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: 
- Hướng dẫn HS làm cá nhân.
- GV gọi HS lên bảng.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS thảo luận.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS làm cá nhân.
- GVchấm, chữa nhận xét.
Bài 5:
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm đôi
- GV gọi HS trình bày. Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS lên bảng làm bài.
- HS làm bài vào vở nháp.
- HS lên bảng làm bài.
a) 
b) 
c) 3,57 x 4,1 + 2,43 x 4,1
 = (3,57 + 2,43) x 4,1
 = 6 x 4,1 = 24, 6
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài cá nhân.
- HS lên bảng chữa bài.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- HS trình bày.
Bài giải
Diện tích đáy của bể bơi là:
22,5 x 19,2 = 432 (m2)
Chiều cao của mực nước trong bể là:
414,72 : 432 = 0,96 (m)
Chiều cao của bể bơi là:
0,96 x = 1,2 (m)
	Đáp số: 1,2 m
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
a) Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là:
7,2 + 1,6 = 8,8 (km/ h)
Quãng sông thuyền xuôi dòng trong 3,5 giờ là:
8,8 x 3,5 = 30,8 (km)
b) Vận tốc thuyền đi ngược dòng là:
7,2 – 1,6 = 5,6 (km/ h)
Thời gian thuyền đi ngược dòng để đi được 30,8 km/ h là:
30,8 : 5,6 = 5,5 (giờ)
Đáp số: a) 30,8 km
	 b) 5,5 giờ.
- HS hoạt động nhóm đôi
- HS trình bày.
Bài giải: x = 2
________________________________________
Khoa học
ôn tập: môi trường và tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu: 
* Sau bài học, HS được củng cố, khắc sâu hiểu biết về:
	- Một số từ ngữ liên quan đến môi trường.
	- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, SGV Khoa học 5.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:	
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS ôn tập:
- GVgiúp HS hiểu khái nhiệm về môi trường.
+ GVcho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”
- GVđọc từng câu hỏi trong trò chơi “Đoán chữ” và câu hỏi trắc nghiệm.
Dòng 1: Tính chất của đất đã bị xói mòn.
Dòng 2: Đồi cây đã bị đốn hoặc đốt trụi.
Dòng 3: Là môi trường của nhiều 
Dòng 4: Của cải sẵn có trong 
Dòng 5: Hậu quả mà rừng phải chịu do việc đốt rừng làm nương rẫy, 
+ GV hướng dẫn HS trọn câu trả lời đúng.
Câu 1: Điều gì đã xảy ra khi có quá nhiều khói, khí độc thải vào không khí?
Câu 2: Yếu tố nào nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước?
Câu 3: Trong các biện pháp 
Câu 4: Đặc điểm nào là quan trọng nhất của nước sạch?
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nội dung bài.
- Học bài cũ
- HS nêu.
- HS đọc SGK và chuẩn bị.
- HS suy nghĩ trả lời.
Bạc màu
đồi trọc
Rừng
Tài nguyên
bị tàn phá
- HS nêu câu trả lời.
b) Không khí bị ô nhiễm.
c) Chất thải
d) Tăng cường dùng phân hoá học và thuốc trừ sâu.
e) Giúp phòng tránh được các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh ngoài da, đau mắt, 
Thứ ba ngày 3 tháng 5 năm 2011
Thể dục
TRò chơi “lò cò tiếp sức” và “lăn bóng bằng tay”
I. Mục tiêu: 
	Chơi 2 trò chơi “Lò cò tiếp sức” và “lăn bóng”. Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động, tích cực.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Sân trường.	
	- Còi, bóng rổ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu:	6- 10 phút
- GVnhận lớp, phổ biến nhiệm vụ.
2. Phần cơ bản: 18- 22 phút
* Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”: 9- 10 phút
- GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi.
* Trò chơi “Lăn bóng”: 9- 10 phút
- GV hướng dẫn cách chơi.
3. Phần kết thúc:	4- 6 phút
- GV hệ thống bài: 1- 2 phút
- GV nhận xét đánh giá kết quả bài học.
- Giao bài về nhà: Đá cầu và ném bóng trúng đích.
- HS chạy nhẹ nhàng.
- Đi vòng tròn, hít thở sâu: 1 phút
- Xoay các khớp tay, chân, gối, hông: 2 phút
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi khởi động: 2 phút.
- HS chơi thử 1- 2 lần.
- Cả lớp cùng chơi.
- HS chơi thử 1- 2 lần.
- Cả lớp cùng chơi.
- Chạy nhẹ nhàng 1 vòng tròn trên sân.
- Tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- Chơi trò chơi hồi tĩnh.
___________________________________________
Luyện từ và câu
ôn tập và kiểm tra cuối kì II (tiết 3)
I. Mục tiêu:
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
	2. Củng cố lập bảng thống kê qua bài tập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục tiểu học ở nước ta.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:	
2.2. Hướng dẫn HS ôn tập và kiểm tra:
* Kiểm tra học thuộc lòng: (1/ 4 HS trong lớp)
- GV gọi HS lên bốc thăm
- Cho HS thời gian chuẩn bị
- Gọi HS lên bảng.
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài tập 2: 	
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
GV hỏi:
- Các số liệu về tình hình phát triển giáo dục Tiểu học ở nước ta trong mỗi năm học được thống kê theo những mặt nào?
- Như vậy cần lập bảng thống kê gồm mấy cột dọc?
- Bảng thống kê có mấy hàng ngang?
- GV dán lên bảng 1 tờ phiếu đã kẻ sẵn mẫu rồi gọi HS lên bảng ghi bảng thống kê.
- GV và HS cùng nhận xét.
Bài 3: 
- GVphát bút dạ cho HS làm.
- Cả lớp và GVnhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a) Số trường hằng năm tăng hay giảm?	
b) Số HS hằng năm tăng hay giảm?
c) Số HS hằng năm tăng hay giảm?	
d) Tỉ số HS dân tộc thiểu số hằng năm tăng hay giảm?
3. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà.
- HS lên bốc.
- HS chuẩn bị.
- HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
- HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS trả lời.
- Thống kê theo 4 mặt: Số trường, số HS, số giáo viên, tỉ lệ HS dân tộc thiểu số
- Gồm 5 cột dọc.
- Có 5 hàng ngang ghi số liệu của 5 năm học.
- HS trao đổi rồi ghi trên giấy nháp.
- HS đọc nội dung bài tập.
- HS làm bài trên phiếu.
- Trình bày kết quả.
- Tăng
- Giảm
- Lúc tăng lúc giảm.
- Tăng.
_____________________________________
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
	- Giúp HS củng cố về tính giá trị của biểu thức, tìm số trung bình cộng, giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Sách giáo khoa, sách giáo viên Toán 5.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 5 trang 177 – SGK.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:	
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: 
- GVgọi HS lên bảng làm.
- GVnhận xét chữa bài.
Bài 2: 
- GVcho HS ôn lại cách tìm số trung bình cộng của 3 hoặc 4 số.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GVgọi HS lên chữa bài.
- GVnhận xét chữa bài.
Bài 4: 
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.
- GVgọi HS lên chữa.
- GVnhận xét chữa bài.
Bài 5: 
- GV hướng dẫn HS giải loại bài toán chuyển động.
- GV chấm, chữa bài.
- GV gọi HS lên bảng chữa.
- GV nhận xét chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Giao bài về nhà.
HS lên bảng làm bài.
- HS làm rồi chữa bài.
a) 0,08
b) 8 giờ 99 phút = 9 giờ 39 phút
- HS tự làm rồi chữa bài.
Kết quả là:
a) 33	b) 3,1
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
Số HS gái của lớp đó là:
19 + 2 = 21 (HS)
Số HS của cả lớp là:
19 + 21 = 40 (HS)
 Tỉ số % của số HS trai và số HS của cả lớp là:
19 : 40 = 0,475 = 47,5%
Tỉ số % của HS gái và cố HS của cả lớp là:
21 : 40 = 0,525 = 52,5%
	Đáp số: 47,5% ; 52,5%
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- Đại diện các nhóm chữa bài trên bảng.
Bài giải
Sau năm thứ nhất số sách thư viện tăng thêm là:
6000 : 100 x 20 = 1200 (quyển)
Sau năm thứ nhất số sách thư viện có là:
6000 + 1200 = 7200 (quyển)
Sau năm thứ hai số sách thư viện tăng thêm là:
7200 : 100 x 20 = 1440 (quyển)
Sau năm thứ hai số sách thư viện có tất cả là:
7200 + 1440 = 8640 (quyển)
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
Vận tốc của dòng nước là:
(28,4 - 18,6) : 2 = 4,9 (km/ giờ)
Vận tốc của tàu thuỷ khi nước lặng là:
28,4 – 4,9 = 23,5 (km/ giờ)
 Đáp số: 23,5km/ giờ
	 4,9 km/ giờ
___________________________________
Kể chuyện
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì II (tiết 4)
I. Mục tiêu:
	- Củng cố kĩ năng lập biên bản cuộc họp qua bài luyện tập viết biên bản cuộc họp của chữ viết bài “Cuộc họp của chữ viết”.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, SGV 
II ...  
a. Bằng cách thay thế từ ngữ.
b. Bằng cách dùng từ ngữ nối. 
c. Bằng cách lặp từ ngữ. 	
8/ Dấu phẩy trong câu Những chiếc nồi tròn vo, đều đặn như được đúc từ một cái khuôn. có tác dụng gì? 
a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. 
b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
c. Ngăn cách các vế câu.
9/ Dấu hai chấm trong câu “Trong cặp của Đông Chiêu có rất nhiều thứ : Sách, tập, bút, thước kẻ, bảng con” có tác dụng gì?
a. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
b. Báo hiệu một sự liệt kê. 
c. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
10/ Trong gia đình, nếu có người bị rủi ro bất hạnh, thì mọi người trong gia đình đều thấy buồn rầu, đau xót. Đó là ý của câu tục ngữ nào dưới đây: 
a. Anh em như thể tay chân. 
b. Môi hở răng lạnh. 
c. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. 
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV thu bài.
	- Nhận xét giờ kiểm tra.
________________________________________
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
	- Ôn tập, củng cố về giải toán liên quan đến chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, tính thể tích hộp chữ nhật  và sử dụng máy tính bỏ túi.
II. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, SGV Toán 5.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Bài mới:	
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Phần 1:
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS lên bảng làm và giải thích.
Phần 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS làm vở.
- GV chấm bài.
- Gọi lên chữa bài.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, cho điểm
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS làm bài cá nhân.
- 3 HS lên bảng làm bài.
1. C.
2. A.
Vì: Thể tích của bể là:
 60 x 40 x 40 = 96 000 (cm3) = 96 (dm3)
 Nửa thể tích của bể cá là:
 96 : 2 = 48 (dm3)
3. B: Vì cứ mỗi giờ Vừ tiến gần Lềnh được:
11 - 5 = 6 (km)
Thời gian Vừ đi để đuổi kịp Lềnh là:
8 : 6 = (giờ) = 80 (phút)
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
Phân số chỉ tổng số tuổi của con gái và của con trai là:
 (tuổi của mẹ)
Tuổi của mẹ là:
 (tuổi)
- Đọc yêu cầu bài 3.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- HS trình bày.
Bài giải
a) Số dân ở Hà Nội năm đó là:
2627 x 921 = 2 419 467 (người)
Số dân ở Sơn La năm đó là:
61 x 14210 = 866 810 (người)
Tỉ số phần trăm của số dân ở Sơn La và số dân ở Hà Nội là:
866 810 : 2 419 467 = 0,3582 = 35,82%
b) Nếu mật độ dân số của Sơn La là 100 người/ km2 thì trung bình mỗi km2 có thêm:
100 - 61 = 39 (người)
Khi đó dân số của tỉnh Sơn La tăng thêm là:
39 x 14210 = 554 190 (người)
Đáp số: a) Khoảng 35,82%
	 b) 554 190 người
Địa lí
Kiểm tra định kỳ cuối học kỳ ii
I. Mục tiêu: 
- Kiểm tra những kiến thức đã học ở phần địa lí Việt Nam và địa lí thế giới.
- Nắm được vị trí địa lí giới hạn, đặc điểm tự nhiên, kinh tế và dân cư của Việt Nam, của các châu trên thế giới.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Đề kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét.
2. Dạy bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. HS làm bài kiểm tra.
- GVđọc và chép đề lên bảng. Mỗi câu tương ứng 1 điểm.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV đôn đốc HS làm bài.
- HS làm bài.
Đề bài
* Khoanh vào trước ý trả lời em cho là đúng:
Câu 1: Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa sông nào bồi đắp?
A. Sông Hồng và sông Thái Bình
B. Sông Mã và sông Cả
C. Sông Mê - Kông và sông Đồng Nai
Câu 2 : Năm 2004 nước ta có số dân đứng thứ mấy trong khu vực Đông Nam á?
A. 1 B. 2 C. 3
Câu 3 : Trung tâm công nghiệp lớn nhất ở nước ta là:
A. Hải Phòng B. Đà Nẵng C. Thành phố Hồ Chí Minh
Câu 4: Châu á có mấy đới khí hậu?
A. 1 B. 2 C. 3
Câu 5: Châu Âu nằm ở phía nào của châu á?
A. Phía Tây. B. Phía Đông. C. Phía Bắc.
Câu 6: Châu Âu cách châu á bởi dãy núi :
A. An - Pơ B. Các - Pát C. U - ran
Câu 7 : Đường xích đạo đi qua Châu Phi ở:
A.Đầu châu lục. B. Cuối châu lục. C. Giữa châu lục.
Câu 8 : Trên Trái Đất có mấy Đại Dương?
A. 2 B. 3 C. 4
Câu 9: Em hãy nêu đặc điểm nổi bật của châu Nam Cực?
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 10: Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào?
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV thu bài kiểm tra.
- GV nhận xét giờ kiểm tra.
Thứ sáu ngày 6 tháng 5 năm 2011
Âm nhạc
Tập biểu diễn
I.	Mục tiêu:
	- Tập biễu diễn một số bài hát đã học 
II.	Chuẩn bị của giáo viên:
	- Phân công các nhóm trình bày bài hát đã học
	- Chỉ định HS dẫn chương trình.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định lớp: 
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học
2. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung:
* Phân công tiết mục
- Tổ 1: 
+ Trình bày bài hát Reo vang bình minh: hát kết hợp gõ đệm.
+ Trình bày bài Ước mơ: hát kết hợp vận động theo nhạc
- Tổ 2:
+ Trình bày bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh: hát kết hợp gõ đệm.
+ Trình bày bài Tre ngà bên Lăng Bác hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Tổ 3:
+ Trình bày bài Con chim hay hót hát kết hợp gõ đệm
+ Trình bày bài Em vẫn nhớ trường xưa hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Tổ 4:
+ Trình bày bài Những bông hoa những bài ca hát kết hợp gõ đệm.
+ Trình bày bài Dàn đồng ca mùa hạ hát kết hợp vận động theo nhạc.
* Biểu diễn các bài hát, GV điều khiển, đệm đàn.
- Biểu diễn bài hát theo trình tự
+ Reo vang bình minh
+ Hãy giữ cho em bầu trời xanh
+ Con chim hay hót
+ Những bằng hoa những bài ca
+ Ước mơ
+ Tre ngà bên Lăng Bác
+ Em vẫn nhớ trường xưa
+ Dàn đồng ca mùa hạ
- GV yêu cầu mỗi tổ cử HS giới thiệu tiết mục
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Tuyên dương nhóm, HS học tốt.
- HS chuẩn bị
- HS biểu diễn
- HS thực hiện
___________________________________________
Tập làm văn
Kiểm tra viết
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
	- Vận dụng các kiến thức đã học làm bài kiểm tra
	- Giáo dục HS tính tích cực, tự giác trong thi cử
II. Đồ dùng dạy học:
	- Đề kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài :
2.2. GV cho HS làm bài kiểm tra.
- GV chép đề bài lên bảng
Đề bài: Em hãy miêu tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất.
- GV hướng dẫn HS: Đây là dạng bài văn tả người, tả hoạt động của thầy, cô giáo.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV đôn đốc, quan sát HS làm bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV thu bài kiểm tra.
- Nhận xét giờ kiểm tra.
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài.
___________________________________________
Toán
Kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II
I. Mục tiêu: 
	- Kiểm tra kiến thức toán ở học kì II và cả năm của HS ở lớp 5.
	- Kiểm tra kỹ năng làm bài kiểm tra của HS.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Đề kiểm tra.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. HS làm bài kiểm tra.
- GVchép đề (giao đề) bài cho HS.
- HS đọc đề Ž làm bài.
Đề bài và đáp án
Phần 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.	(5 điểm)
1. Chữ số 9 trong số thập phân 17,209 thuộc hàng nào?
	A. Hàng nghìn	C. Hàng phần trăm
	B. Hàng phần mười.	D. Hàng phần nghìn.
2. Phân số viết dưới dạng số thập phân là:
	A. 4,5 	B. 8,0	C. 0,8	D. 0,45
3. Khoảng thời gian từ lúc 7 giờ kém 10 phút đến lúc 7 giờ 30 phút là:
	A. 10 phút	B. 20 phút	C. 30 phút	D. 40 phút.
4. Hình dưới đây gồm 6 hình lập phương, mỗi hình lập phương đều có cạnh bằng 3cm
Thể tích của hình đó là:
	A. 18 cm3
	B. 54 cm3
	C. 162 cm3
	D. 243 cm3
5. Đội bóng của một trường học đã thi đấu 20 trận, thắng 19 trận. Như thế tỉ số phần trăm các trận thắng của đội bóng đó là:
	A. 19%	B. 85%	C. 90%	D. 95%
Phần II: 	(5 điểm)
1. Đặt tính rồi tính (2 điểm)
	a) 5,006 + 2,357 + 4,5	c) 21,8 x 3,4
	b) 63,21 - 14,75	d) 24,36 : 6
2. Một ô tô đi từ A lúc 7 giờ và đén tỉnh B lúc 11 giờ 45 phút. Ô tô đi với vận tốc 48 km/ giờ và nghỉ dọc đường mất 15 phút. Tính quãng đường AB.
3. Viết kết quả tính vào chỗ chấm. 
Một mảnh đất gồm 2 nửa hình tròn và một hình chữ nhật có kích thước ghi trong hình bên.
Diện tích mảnh đất đó là: 
Bài giải
Thời gian ô tô đi từ A đến B và không kể thời gian nghỉ là:	(0,5 điểm)
11 giờ 45 phút - 7 giờ - 15 phút = 4 giờ 30 phút
= 4,5 giờ.	(0,5 điểm)
	Độ dài quãng đường AB là: (0,75 điểm)
48 x 4,5 = 216 (km)
Đáp số: 216 km	(0,25 điểm)
40m
60m
- Diện tích mảnh đất đó là: 3656 m2
4. Củng cố- dặn dò: 
- Thu bài và nhận xét giờ.
_______________________________________
Hoạt động tập thể
Sơ kết năm học
I. Mục tiêu:
	- HS thấy ưu nhược điểm của mình trong năm học. Từ đó có ý thức vươn lên.
	- Giáo dục HS có ý thức xây dựng nề nếp tốt.
II. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
	- Cho HS hát : Em là mầm non của Đảng.
2. Nội dung sinh hoạt:
a) Sơ kết các hoạt động trong tuần 35 và trong năm học 2010 - 2011: 
	- Lớp trưởng nhận xét, sơ kết các hoạt động trong tuần và trong năm học của lớp.
	- Lớp trưởng xếp loại thi đua từng tổ trong tuần và trong cả năm học.
	- Tổ thảo luận và tự nhận xét các thành viên trong tổ mình.
	- GV tổng kết, nhận xét 
* Ưu điểm:
	- Nề nếp thực hiện tốt.
	- Có ý thức giúp đỡ các bạn học kém tiến bộ.
* Nhược điểm: 
	- Một số HS chưa tự giác học tập
	- Chữ viết của một số HS còn chưa đúng và đẹp.
c. Vui văn nghệ:
	- Tổ chức cho HS hát tập thể những bài hát đã được ôn trong tuần.
	- 1, 2 HS hát trước lớp.
3. Củng cố- dặn dò:
	- Nhận xét giờ sinh hoạt.
	- Chuẩn bị tốt tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 35.doc