Giáo án khối 5 - Tuần 4 (buổi chiều)

Giáo án khối 5 - Tuần 4 (buổi chiều)

I MỤC TIÊU:

+ Sau bài học HS biết:

- Nêu một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.

- Xác định bản thân HS đang ở vào giai đoạn nào cùa cuộc đời:

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Thông tin và hình trang 16, 17 SGK:

- Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 11 trang Người đăng huong21 Lượt xem 954Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 4 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
Khoa học
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
I Mục tiêu:
+ Sau bài học HS biết:
Nêu một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
Xác định bản thân HS đang ở vào giai đoạn nào cùa cuộc đời:
II/ Đồ dùng dạy- học:
Thông tin và hình trang 16, 17 SGK:
Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau.
III/ Các hoạt động dạy- học:
.
Kiểm tra bài cũ.
Tại sao nói tuổi dạy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người?
Bài mới: 
a. Hoạt đông 1: làm viêc với SGK - GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 16,17 
SGK và thảo luận theo nhóm 4. nội thảo luận: 
- Nêu đặc điểm nổi bật của giai đoạn từng lứa tuổi.
- Cả lớp nhận sét bổ xung.
b. Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai. Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời” ?
GV chia lớp thành 4 nhóm từ 3- 4 hình. Yêu cầu các em xác định xem những người trong ảnh đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó.
Các nhóm khác có thể hỏi hoặc nêu ý kiến khác( nếu có) về hình ảnh mà nhóm bạn giới thiệu.
Sau phần giới thiệu của các nhóm kết thúc GV yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi:
+ Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
* GV kết luận: SGV( trang 39).
- HS thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên. Ghi kết quả thảo luận vào giấy.
- Các nhóm dán nội dung thảo luận lên bảng cử đại diện trình bày.
GV và HS cùng sưu tầm: cắt trên báo khoảng 12 –16 tranh, ảnh nam, nữ ở các lứa tuổi ( giới hạn từ tuổi vị thành niên đến tuổi già),làm các việc khác nhau trong xã hội.
Làm việc theo nhóm như hướng dẫn trên
Làm việc cả lớp.
Các nhóm lần lượt cử người lên trình bày( mỗi HS chỉ giới thiệu 1 hình).
+ Bạn đang ở vào giai đoạn nào trong cuộc đời.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học
_____________________________
Luyện Tiếng việt
Luyện đọc: Những con sếu bằng giấy 
I- Mục tiêu :
 -Hs đọc đúng ,trôi chảy bài Những con sếu bằng giấy ;Nắm được ND của bài. 
 -*Hs K,G đọc diễn cảm toàn bài văn.
 II- Hoạt động dạy học .
 HĐ1-Luyện đọc theo nhóm 
 -Gv đọc toàn bài 1lượt 
 -HS nhóm đôi luyện đọc- Gv giúp đỡ Hs yếu (Sơn,Linh, Đạt , Phúc...) 
*HĐ2-Luyện đọc diễn cảm.
 - HS chọn đoạn để luyện đọc diễn cảm
 - HS lần lượt đọc to trước lớp .
 -Lớp nhận xét -Gv nhận xét .
*HĐ3 -Thi đọc .
 - Hs thi đọc theo 3 đối tượng Hs (Y, TB,K-G) 
	- Gv nhận xét ,cho điểm Hs.
Tổng kết : Nhận xét tiết học 
____________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo dục an toàn giao thông
I- Mục tiêu:
- Nhận biết các vạch trắng trên đường ( Loại mô tả trong sách) Là lối đi dành cho người đi bộ qua đường.
Không chạy qua đường và tự ý qua đường một mình.
II- Phương tiện dạy- học:
- Đĩa po ké mon cùng em học ATGT"
- Sách po ké mon cùng em học ATGT"
III- Hoạt động dạy- học:
HĐ1: Nêu tình huống
Bước 1: GV cho HS xem đĩa
GV kể chuyện( Bài 2)
Bước 2: Thảo luận nhóm
- Chia nhóm 4 và yêu cầu thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Chuyện gì có thể xảy ra với Bo?
+ Hành động của Bo là an toàn hay nguy hiểm?
+ Nếu em ở đó em sẽ khuyên Bo điều gì?
- Các nhóm trình bày ý kiến.
Bước 3: Kể tiếp đoạn cuối của tình huống.
Bước 4: kết luận
GV nhấn mạnh: Hành động chạy sang đường của Bo là rất nguy hiểm vì có thể xảy ra tai nạn. Muốn qua đường, các em phải nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho ngưòi đi bộ.
HĐ2: Giới thiệu vạch trắng dành cho người đi bộ
Bước 1: Cả lớp gập sách suy nghĩ trả lời câu hỏi:
Em đã nhìn thấy vạch trắng dành cho người đi bộ sang đường chưa?
GV bổ sung
Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 8 và trả lời câu hỏi
Em có nhìn thấy vạch trắng trên tranh không, nó nằm ở đâu?
GV kết luận:
Những chỗ kẻ vạch trắng trên đường phố là nơi dành cho người đi bộ sang đường . Ta thấy các vạch trắng này ở những nơi giao nhau hoặc ở những nơi có nhiều người qua đường như trường học, bệnh viện
Bước 3: HS đọc to phần ghi nhớ
HĐ3: Thực hành qua đường:
Gv lớp thành các nhóm và thực hành
GV kết luận:
Khi sang đường các em cần nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn.
Dặn dò: 
Học thuộc ghi nhớ
Kể lại câu chuyện bài 2.
_________________________________
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
Lịch sử
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX-
 đầu thế kỉ XX
I/ Mục tiêu :
-Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX , nền kinh tế – xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa .
-Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội .
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Hình trong SGK .
-Bản đồ hành chính Việt Nam .
III/ Các hoạt động dạy học : 
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
 *2.1 Hoạt động 1:(làm việc cả lớp)
-GV nêu nhiệm vụ học tập :
+Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
+Những biểu hiện về sự thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
+Đời sống của công nhân , nông dân Việt Nam trong thời kì này ?
-Xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới.
-Các giai cấp, tầng lớp mới ra đời.
-Vô cùng cực khổ.
 *2.2 Hoạt động 2: Hoạt động nhóm.
-GV chia lớp thành 4 nhóm.
-GV phát phiếu phiếu giao việc cho các nhóm. Nội dung phiếu thảo luận:
+Trước khi TDP xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành KT nào là chủ yếu? Sau khiTDP xâm lược ,những ngành KT nào mới ra đời? Ai sẽ được hưởng các nguồn lợi do sự phát triển kinh tế?
+Trước đây, XH Việt Nam có những giai cấp nào? Đến đầu thế kỷ XX, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp nào?Đời sống của công nhân và nông dân ra sao?
-GV hoàn thiện phần trả lời của HS.
2.3.Hoạt động 3(làm việccả lớp )
-GV tổng họp các ý kiến của học sinh , nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế , xã hội ở nước ta
- Các nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiếu theo các nội dung câu hỏi.
-Đai diện các nhóm lên trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ SGK –Trang 11.
3. Củng cố –dặn dò:
- GV nhận xét tiết học 
Luyện toán
Luyện tập thực hành về giải toán
I- Mục tiêu:
 -Hs nắm được cách giải toán và có kĩ năng giải các bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
II -Hoạt động dạy học .
 -HĐ1- Cũng cố Kiến thức .
 Môt số Hs nhắc lại cách giải bài toán liên quan đến tổng-tỉ; hiệu- tỉ
 -Hs khác nhận xét -Gv chốt lái giup Hs yếu nắm bài.
 -HĐ2- Thực hành .
 Bài1:(HS yếu ,TB)
a) Tìm hai số biết tổng của chúng là 120 ,số bé bằng số lớn 
b) Tìm hai số biết số thứ nhất gấp 5 lần số thứ hai và lớn hơn số thứ hai 20 đơn vị.
Bài 2 :(Hs TB ,K )
	 Năm nay mẹ hơn con 25 tuổi ,tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con .Hỏi năm nay con bao nhiêu tuổi ? Mẹ bao nhiêu tuổi ?
* Bài 3 : (HS K,G) Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 240 m ,chiều rộng bằng chiều dài .Trên thửa ruộng đó người ta trồng lạc ,cứ 10 mét vuông thu hoạch đươc 5kg lạc .Hỏi cả thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu lạc .?
 + HĐ3-Chấm ,chữa bài .
+Tổng kết -nhận xét tiết học .
_________________________
Hướng dẫn thực hành
ĐHĐN- TRò chơi"Hoàng anh, hoàng yến"
I.Mục tiêu: HS cần:
- Nâng cao kĩ thuật động tác ĐHĐN.
- Chơi đúng luật, nhanh nhẹn, hào hứng khi chơi trò chơi "Hoàng anh,hoàng yến."
II.Đồ dùng dạy học:
- 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III.Hoạt động dạy và học:
1.HĐ1: Phần mở đầu
 - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
 - Chơi trò chơi "Tìm người chỉ huy."
2.HĐ2: Phần cơ bản
a.Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng,điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
+ HS Tập luyện theo tổ.
+ Các tổ thi đua trình diễn.
 b.Trò chơi vận động:
- Chơi trò chơi "Hoàng anh, hoàng yến."
- GV nhận xét biểu dương tổ thắng cuộc.
3.HĐ3: Phần kết thúc
- Cả lớp chạy đều nối nhau thành một vòng tròn lớn, sau khép lại thành vòng tròn nhỏ.
-Tập động tác thả lỏng.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
____________________________
Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2011
Địa lý.
 Sông ngòi.
I Mục tiêu
- Chỉ được trên bản đồ chỉ được trên bản đồ một số sông chính của VN.
-Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi VN.
- Biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất.
-Hiểu và lập được mối quan hệ đơn giản giữa khí hậu với sông ngòi.
II Đồ dùng dạy học:
-Bản đồ địa lý tự nhiên VN.
III Các hoạt động dạy- học.
 1 Kiểm tra bài cũ. 
 -Nêu sự khác nhau giữa 2 miền khí hậu Bắc và Nam?
 2- Bài mới.
2.1 Nước ta có mạng lưới sông ngòi dầy đặc.
Hoạt động 1. (Làm việc theo cặp)
- Nước ta nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết?
- Kể tên và chỉ trên hình một vị trí một số sông ở VN.
- Nhận xét về số sông ngòi ở Miền Trung?
-Miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào?
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Mạng lưới sông ngòi của nước ta dày đặc và phân bố rộng rãi khắp trên cả nước.
2.2.Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm 7)
Câu hỏi thảo luận:
-Mùa mưa và mùa khô sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? Có những ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
-Màu nước của con sông ở địa phương em vào mùa lũ và mùa cạn có khác nhau không? Tại sao?
2.3. Vai trò của sông ngòi:
Hoạt động 3: ( Làm việc cả lớp )
-Nêu vai trò của sông ngòi? 
-GV mời HS lên bảng chỉ bản đồ địa lý tự nhiên VN về vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông lớn bồi đắp lên chúng.
-GV kết luận 
-HS thảo luận nhóm 2
-HS trả lời các câu hỏi trước lớp.
-Sông ở miền Trung thường nhỏ, ngắn, dốc.
-Miền Bắc có các sông lớn: s. Hồng, s.Đà, s. Thái Bình.
-Miền Nam có các sông lớn: s. Tiền, s. Hậu, s. Đồng Nai.
-HS thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.
-HS khác bổ sung.
+Bồi đắp nên nhiều đòng bằng.
+Cung cấp nước cho đồng ruộng và sinh hoạt.
+Là nguồn điện và là đường giao thông.
+Cung cấp nhiều tôm cá.
	3.Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học
Luyện tiếng việt
Luyện viết: bài ca về trái đất
 I-Mục tiêu:
 - HS viết đúng,viết đẹp bài bài ca về trái đất
 -Rèn luyện chữ viết và tư thế ngồi viết cho HS.
 II-Hoạt động dạy học:
HĐ1-Hướng dẫn viết.
-Một Hs đọc lại bài viết ở SGK.
 -GV nhắc Hs và HD các em viết lại các từ ,chữ sai phổ biến ở bài chính tả.
 -HS luyện viết chữ khó vào vỡ nháp.
 -GV giúp đỡ Hs yếu.
HĐ2-Thực hành:
 -Hs viết bài vào vỡ luyện viết (nghe-viết )
 -HS soát lỗi (đổi vỡ theo nhóm 2) 
GV chấm số vỡ trên 3đối tượng Hs.
III- Tổng kết -dặn dò.
 -Nhận xét tiết học.
_______________________________
Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2011
Kĩ thuật
Thêu dấu nhân ( Tiết 2)
I.Mục tiêu: HS cần:
 - Biết cách thêu dấu nhân.
 - Thêu được dấu nhân đúng quy trình, đúng kỹ thuật.
 - Rèn luyện tính tự lập, kiên trì, cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy học: Như tiết 1.
III.Hoạt động dạy học
 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhệm vụ học tập.
 3.Hoạt động 3: Thực hành
 - HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
 - GV nhận xét và hệ thống cách thêu dấu nhân.
 - GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 và nhận xét.
 - HS nhắc lại yêu cầu thực hành và nêu thời gian hoàn thành SP.
 - HS thực hành thêu dấu nhận.
 - GV theo dõi uốn nắn cho HS thực hiện cha đúng.
 4.Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện toán
luyện tập
I. Mục tiêu: 
	- Củng cố cách giải bài toán có quan hệ tỷ lệ.
	- Rèn kỹ năng giải bài toán quan hệ tỷ lệ.
	- GDHS học tốt môn toán.
II- Đồ dùng :
III. Hoạt động dạy- học: 
HĐ1-	Nêu các bớc giải bài toán có quan hệ tỷ lệ ?
 HĐ2-	Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
	Bài 1:(Hs y,TB)
	Mua 6m vải hết 90 000 đồng. Hỏi mua 10m vải như thế hết bao nhiêu tiền ? 
	- Huớng dẫn HS tóm tắt.
	Gọi 1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm bài vào vở.
	Đáp số: 150 000 đồng
	Bài 2:(HS TB)
	Có 100 cái bánh dẻo chia đều vào 25 hộp bánh. Hỏi 6 hộp bánh như thế thì có bao nhiêu cái bánh dẻo ?
	- GV hướng dẫn HS thực hiện tượng tự như bài 1.
	Đáp số: 24 cái bánh dẻo.
* Bài 3 :(Hs K,G)
	Một đội trồng cây, trung bình cứ 7 ngày trồng được 1000 cây. Hỏi trong 21 ngày đội đó trồng được bao nhiêu cây ?
- GV có thể hướng dẫn HS trình bày 2 cách giải.
- Đáp số: 3000 cây
3- Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà xem lại các bước giải bài toán tỷ lệ 
____________________________
Thứ sáu ngày24 tháng 9 năm 2010
Luyện tiếng việt
 Luyện tập về từ trái nghĩa
I.Mục tiêu: 
 -Tìm được từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1,2(3trong số 4câu),BT3
 -Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT 4(chọn 2 hoạc3 trong số4ý:a,b,c,d) ;đặt được câu để phân biệt1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4(BT5)
 -*HS K,G học TL các TN ,TN và hoàn thành BT4
II.Đồ dùng dạy học:
 - Bút dạ, 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1,2,3.
III.Hoạt động dạy và học:
1.Bài mới
2. Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 1: Luyện tập
- HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài.
 -*HS K,G học TL các TN ,TN và hoàn thành BT4
Hoạt động2: Chấm chữa bài
- GV chấm một số bài theo các đối tượng và chữa bài.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
-Về nhà đọc thuộc lòng các câu thành ngữ và tục ngữ ở bài tập 1,3.
___________________________
Hướng dẫn thực hành
th: Có trách nhiệm về việc làm của mình
I.Mục tiêu: 
*bổ sung:HS không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm ,đổ lổi cho người khác,...
II.Hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Em sẽ làm gì?
 - HS thảo luận nhóm 4:
 Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:
 + Em gặp một vấn đề khó khăn nhưng không biết giải quyết thế nào?
 + Em đang ở nhà một mình thì bạn Hùng đến rủ em đi sang nhà bạn Lan chơi.
 + Em sẽ làm gì khi thấy bạn em vứt rác ra sân trường.
 +Em sẽ làm gì khi bạn em rủ em hút thuốc lá trong giờ ra chơi?
 - HS trình bày cách giải quyết tình huống – HS nhận xét.
 - GV nhận xét.
Hoạt động 2 Trò chơi sắm vai
 - HS thảo luận nhóm 2:
 GV đưa ra tình huống:
 + Trong giờ ra chơi, bạn Hùng làm rơi hộp bút của bạn Lan nhưng lại đổ cho bạn Tú.
 + Em sẽ làm gì khi thấy bạn Tùng vứt rác ra sân trường?
 - HS sắm vai giải quyết tình huống – HS nhận xét.
 - GVnhận xét.
 III. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau “ Có chí thì nên”.
Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp 
I/ Mục tiêu :
 -HS nhận thấy được những ưu điểm, khuyết điểm trong tuần ,từ đó các em biết sữa lỗi .
-HS có ý thức tập thể .
-Có chí hướng phấn đấu trong thời gian tới .
II/ Các hoạt động :
1.Nhận xét chung tuần qua :
+Lớp trưởng chỉ huy hoạt động, các tổ trưởng lần lượt báo cáo kết quả của tổ mình .
+Một số ý kiến cá nhân ,sau đó lớp trưởng tổng hợp báo cáo với GV 
- GV nhận xét tổng hợp, tuyên dương những em học tốt, ý thức tốt, nhắc nhở những em còn nhiều lỗi 
lỗi .
2.Vạch phương hướng tuần tới :
 -Đẩy mạnh học tập .
 -Học bài làm, bài đầy đủ.
 -Đi học chuyền cần .
 -Vệ sinh sạch sẽ, nề nếp đội tốt .
 -Trồng và chăm sóc bồn hoa.
3.Bình bầu HS xuất sắc .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4 buoi chieu CKTKN.doc