Giáo án khối 5 - Tuần 5

Giáo án khối 5 - Tuần 5

I. Mục tiêu:

* Giúp HS:

 - HS đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm.

 - Từ ngữ: công trường, hoà sắc, điểm tâm, buồng máy, mảng nắng,

 - Ý nghĩa: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Băng giấy viết ý nghĩa bài tập đọc.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
Tập đọc
Một chuyên gia máy xúc
 Theo Hồng Thuỷ 
I. Mục tiêu:
* Giúp HS: 
	- HS đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm.
	- Từ ngữ: công trường, hoà sắc, điểm tâm, buồng máy, mảng nắng, 
	- ý nghĩa: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Băng giấy viết ý nghĩa bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. ổn định:
2. Kiểm tra: 
- HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- GV yêu cầu HS chia đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài
- Yêu cầu HS phát hiện từ khó đọc.
+ GV phát âm mẫu và yêu cầu một số HS phát âm lại
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp đôi
- Yêu cầu HS nêu từ khó hiểu
+ GV giải thích các từ có nghĩa khó hiểu và gọi HS đọc phần chú giải trong SGK.
- Gọi 1 đến 2 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài một lượt và trả lời các câu hỏi: 
+ Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
+ Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
+ Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
+ Chi tiết nào trong bài làm cho em nhớ nhất? Vì sao?
- Gọi HS nêu ý nghĩa của bài.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn 4 theo cặp
- GV chú ý cho HS đọc lời của A-lếch-xây với giọng niềm nở, hồ hởi. Chú ý cách nghỉ hơi:
+ Thế là / A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to / vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói.
- GV tổ chức cho các cặp HS đọc diễn cảm trước lớp
- GV nhận xét đánh giá.
- Gọi 1 HS đọc diễn cảm toàn bài.
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống nội dung.
- Liên hệ, nhận xét.
- Dặn HS về nhà học bài.
- 1 HS lên bảng đọc thuộc bài thơ và trả lời câu hỏi 
- HS chia đoạn: 4 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến êm dịu
+ Đoạn 2: từ chiếc máy xúc đến thân mật.
+ Đoạn 3: từ đoàn xe tải đến máy xúc
- 4 HS đọc nối tiếp.
- HS phát hiện từ khó đọc: chất phác, A-lếch-xây, buồng máy
+ HS lắng nghe và một số HS phát âm lại
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS nêu
+ HS đọc phần chú giải trong SGK.
- 1 đến 2 HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
+ Hai người gặp nhau ở một công trường xây dựng.
+ Vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên một mảng nắng, thân hình chắc, khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to, chấc phác.
+ Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thiện cảm, họ nắm tay nhau bằng bàn tay dầu mỡ.
+ Ví dụ: Em nhớ nhất chi tiết tả anh A-lếch-xây khi xuất hiện ở công trường chân thực.
- HS nêu ý nghĩa của bài.
- HS luyện đọc điễn cảm đoạn 4 theo cặp đôi.
- HS chú ý lắng nghe.
- Một vài cặp HS đọc diễn cảm trước lớp.
- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài.
____________________________________________
Toán
ôn tập: bảng đơn vị đo dộ dài
I. Mục tiêu:
	- Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài.
	- Kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan.
	- HS chăm chỉ luyện tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng đơn vị đo độ dài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu thứ tự các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Nội dung: 
Bài 1: 
- Hướng dẫn HS thảo luận, điền cho đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài.
- GV gắn bảng đã kẻ sẵn phóng to trong SGK
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài?
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV chấm chữa bài.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.
- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống nội dung.
- Liên hệ, nhận xét.
- HS nêu.
- HS thảo luận – trình bày.
Lớn hơn km
mét
Bé hơn mét
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
1km
=10hm
1hm
=10dam
= km
1dam
= 10m
= hm
1m
= 10dm
= dam
1dm
= 10cm
= m
1cm
=10mm
= dm
1mm
= cm
- Hai đơn vị đo độ dài liên kề nhau thì gấp hoặc kém nhau 10 lần.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài vào vở
- HS lên bảng chữa bài:
a. 135m = 1350dm
342dm = 3420cm
15cm = 150mm
b. 8300m= 830dam
4000m = 40hm
25000m = 25km
c. 1mm= cm
1cm = m
1m = km
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
4km37m = 4037m 354dm = 35m4dm
8m12cm = 812cm 3040m = 3km40m
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 Bài giải
a) Đường sắt từ Đà Nẵng đến TP HCM là:
 791 + 144 = 935 (km)
b) Đường sắt từ Hà Nội đến TP HCM là:
 791 + 935 = 1726 (km)
 Đáp số: a) 935 km
 b) 1726 km.
Khoa học
Thực hành: nói “không đối với các chất gây nghiện”
I. Mục tiêu:
	* Giúp HS: 
	- Xử lí các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày những thông tin đó.
	- Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
- Nêu những việc làm để giữ vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:	
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Thực hành xử lí thống tin.
- Gọi HS đọc các thông tin 
- Yêu cầu HS dựa vào thông tin và hoàn thành bảng.
- GV gọi 1 số HS trình bày: 
- Hút thuốc lá có hại gì?
- Uống rượu bia có hại gì?
- Sử dụng ma tuý có hại gì?
- GV nhận xét đưa ra kết luận.
* Hoạt động 2: Trò chơi: Bốc thăm trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị sẵn 3 hộp đựng phiếu.
- GV phân 3 nhóm: mỗi nhóm có câu hỏi liên quan đến tác hại của từng loại: thuốc lá, rượu bia và ma tuý.
- Kết thúc hoạt động nếu nhóm nào điểm cao là thắng cuộc.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu
- HS đọc thông tin.
- HS làm việc cá nhân: Đọc các thông tin trong SGK và hoàn thành bảng trong SGK.
- HS khác trình bày g HS khác bổ xung.
- Tác hại của hút thuốc lá: 
+ Gây ra nhiều căn bệnh như ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp, tim mạch.
+ Khói thuốc làm hơi thở, răng ố vàng, môi thâm.
- Tác hại của uống rượu bia: 
+ Có hại cho sức khoẻ và nhân cách của người nghiện rượu, bia.
+ Gây ra các bệnh về đường tiêu hoá, tim mạch.
- Tác hại của việc sử dụng ma túy: 
+ Người say rượu, bia thường bê tha, mặt đỏ, dáng đi loạng choạng, 
+ Sức khoẻ bị huỷ hoại, mất khả năng lao động, học tập, hệ thần kinh bị tổn hại.
+ Khi lên cơn nghiện, không làm chủ được bản thân người nghiện có thể làm bất cứ việc gì ngay cả ăn cắp, cướp của, giết người 
- HS đọc lại.
- Mỗi nhóm cử 1 bạn làm ban giám khảo còn 3 đến 5 bạn tham gia chơi.
- Đại diện nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi.
Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010
Thể dục
đội hình đội ngũ
trò chơi “nhảy ô tiếp sức”
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
	- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, 
	- Yêu cầu tập hợp hàng thật nhanh, trật tự, động tác đúng kĩ thuật, đều, đúng khẩu lệnh.
	- Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu HS chơi đúng luật, nhanh nhẹn khéo léo, hào hứng trong khi chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Sân trường.
	- 1 còi.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu: (6 đến 10 phút)
- GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập: 1 đến 2 phút.
- Cho HS khởi động.
2. Phần cơ bản: (18 đến 22 phút)
a) Đội hình đội ngũ: (10 đến 12 phút)
- GV điều khiển lớp tập 1g2 lần.
- Yêu cầu HS tập theo tổ.
- GV quan sát, sửa sai sót.
- GV cho cả lớp tập để điều khiển.
b) Chơi trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”.
- GV nêu tên trò chơi.
- GV giải thích chơi và quyết định chơi.
- Yêu cầu HS tập hợp theo đội hình chơi.
- GV cho cả lớp chơi.
- GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ hoặc HS chơi nhiệt tình.
3. Phần kết thúc: (4 đến 6 phút).
- GV và HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả bài học.
- Giao bài về nhà: 2 đến 3 phút.
- Chơi trò chơi: “Tìm người chỉ huy”: 2 đến 3 phút.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát: 1 đến 2 phút.
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số, đi đều vòng phải, trái, đổi chân khi đi sai nhịp.
- Tập theo tổ, tổ trưởng điều khiển.
- Cả lớp tập.
- Lắng nghe.
- HS tập hợp theo đội hình chơi.
- Cả lớp thi đua chơi.
- HS đi thường theo chiều sân tập: 1 đến 2 vòng, về tập hợp 4 hàng ngang.
- Tập động tác thả lỏng: 2 đến 3 phút.
_________________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: hoà bình
I. Mục đích yêu cầu:
* Giúp HS: 
	1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm cánh chim hoà bình.
	2. Biết sử dụng các từ đã học để viết 1 đoạn văn ngắn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm lại bài tập 3, 4 tiết trước.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của hai bạn.
- Yêu cầu HS dưới lớp đổi chéo vở nháp cho bạn bên cạnh để kiểm tra.
- GV nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời câu hỏi.
- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Nhận xét bổ xung.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Yêu cầu một nhóm viết ra bảng phụ.
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS viết một đoạn văn ngắn khoảng từ 5 đến 7 câu.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- HS có thể viết cảnh thanh bình của địa phương em.
- GV gọi HS đọc bài.
- GV nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Bài tập về nhà: làm lại bài tập 3 trang 47.
- 2 HS lên bảng làm bài tập, HS dưới lớp làm ra giấy nháp.
- HS nhận xét.
- HS đổi chéo vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra bài làm của bạn.
- HS đọc yêu cầu bài tậ ... ịch).
- HS đọc câu đố.
- HS thi giải câu đố nhanh.
- Đáp án:
+ Câu a: con chó thui; từ chín trong câu đó có nghĩa là nướng chín chứ không phải là số chín.
+ Câu b: cây hoa súng và khẩu súng (khẩu súng còn được gọi là cây súng)
Toán
đề ca mét vuông. héc tô mét vuông
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
	- Hình thành biểu thức ban đầu về Đề-ca-mét vuông, Héc-tô-mét vuông.
	- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, hec-tô-met vuông.
	- Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và mét vuông, 
II. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, SGV Toán 5.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS làm bài tập 3 (SGK-24)
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề-ca-mét vuông.
- Nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học.
- Dựa vào đó để tự nêu được “dam2 là diện tích của 1 hình vuông có cạnh 1dam”.
- Viết tắt- mối quan hệ với m2.
3.3. Hoạt động 2: Giới thiệu đơn vị đo diện tích m2 (tương tự như hoạt động 1) 
3.4. Hoạt động 3: Thực hành.
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và làm miệng
- Cho HS đọc số đo diện tích của đơn vị dam2, hm2 ( đọc nối tiếp)
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS viết ra nháp các số đo diện tích.
- Gọi HS lên bảng viết.
- GV nhận xét.
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Hướng dẫn cách đổi đơn vị.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4.
- Đại diện lên trình bày.
- Nhận xét, chữa.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ- dặn làm bài tâp.
- Về nhà làm bài tập 4.
- HS lên bảng làm bài tập.
- HS nhắc lại.
1dam2 = 100m2
- HS đọc đề bài và làm bài miệng
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS viết ra nháp.
- HS viết bảng: 
a. 271 dam2
b. 18954 dam2
c. 603 hm2
d. 34620 hm2
- Đọc yêu cầu bài 3.
- HS hoạt động nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày:
a. 2dam2 = 200m2
3dam215m2 = 315m2
200m2 = 2 dam2
30hm2 = 3000dam2
12hm25dam21205dam2 
760m2 = 7dam2 60m2
b. 1m2 = dam2
3m2 = dam2
m2 = dam2
1dam2 = hm2
8dam2 = hm2
15dam2 = hm2
__________________________________________
Địa lí
Vùng biển nước ta
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
	- HS trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta.
	- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng biển nước ta và có thể chỉ một số điểm du lịch, bãi biển nổi tiếng.
	- Biết vài trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất.
	- ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển 1 cách hợp lí.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
 Nêu vai trò của sông ngòi nước ta?
2. Bài mới:	
2.1.Giới thiệu bài.
2.2. Nội dung:
1) Vùng biển nước ta.
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV cho HS quan sát bản đồ 
- GV chỉ vùng biển nước ta trên bản đồ và nói vùng biển nước ta rộng thuộc Biển Đông.
g GV kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông.
2) Đặc điểm của vùng biển nước ta.
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- GV hướng dẫn cách làm.
Đặc điểm của vùng biển nước ta
- Nước không bao giờ đóng băng.
- Miên Bắc và miền Trung hay có bão.
- Hàng ngày biển có lúc dâng lên có lúc hạ xuống.
- GV gọi 1 số HS lên trình bày.
- GV nhận xét bổ xung.
3) Vai trò của biển: làm việc theo nhóm.
- Vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống sản xuất của nhân dân ta?
- GV nhận xét bổ xung.
Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có những nơi du lịch, nghỉ mát.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát bản đồ/
- HS quan sát.
- HS nêu lại.
- HS đọc SGK và hoàn thành bảng sau vào vở.
- Thuận lợi cho giao thông và đánh bắt hải sản.
- Gây thiệt hại cho tàu thuyền và những vùng ven biển.
- Nông dân vùng ven biển thường lợi dụng thuỷ chiều để lấy nước làm muối và ra khơi đánh bắt hải sản.
- HS trình bày kết quả của mình.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
Âm nhạc
Ôn: Hãy giữ cho em bầu trời xanh
I.	Mục tiêu:
	-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca .
	- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
	- Nhóm HS có năng khiếu biét hát đối đáp .Biết đọc bài TĐN số 2.
II.	Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định lớp: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học
2. Bài cũ: 
- HS hát lại một lượt bài hát đã học bài trước.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung:
a. Nội dung 1: Ôn tập bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
- GV hướng dẫn HS hát bài hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm. Sửa lại những chỗ hát sai.
- GV chỉ định trình bày bài theo nhóm
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
- GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợ gõ đệm và vận động theo nhạc.
b. Nội dung 2: Tập đọc nhạc số 2 : Mặt trời lên
- GV giới thiệu
- GV hỏi bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp? 
- GV hướng dẫn bài TĐN chia làm 2 câu mỗi câu có 4 nhịp.
* Tập nói tên nốt nhạc
- GV chỉ định HS nói tên nốt ở khung thứ nhất.
- GV chỉ từng nốt ở khung 2, cả lớp đồng thanh nói tên nốt nhạc.
* Luyện tập cao độ
- GV chỉ định HS nói tên nốt trong bài từ thấp lên cao.
- GV viết lên bảng khung nhạc có 5 nốt Đồ-Rê-Mi-Sol-la.
* Luuyện tập tiết tấu
- GV viết lên bảng
- GV làm mẫu gõ tiết tấu
- GV chỉ định HS gõ lại
- GV làm mẫu cách đọc tiết tấu kết hợp gõ phách.
* Tập đọc từng câu
- GV đàn giai điệu cả bài
- Dạy từng câu
* Tập đọc cả bài
- GV quy định : GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc hoà theo, vừa đọc vừa gõ tiết tấu.
- GV chỉ định HS đọc.
- HS đọc cả bài , GV nghe sửa sai cho HS.
* Ghép lời ca
- GV đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia ghép lời, tất cả thực hiện kết hợp gõ phách.
- GV đàn , cả lớp hát bài và gõ phách.
4. Củng cố:
	- GV đàn giai điệu, cả lớp cùng đọc nhạc rồi hát lời kết hợp gõ phách
5. Tổng kết dặn dò:
	- Nhận xét giờ học
	- Về nhà ôn lại bài hát và TĐN.
- Cả lớp hát.
- HS xung phong trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. Em nào có động tác vận động đẹp, phù hợp sẽ hướng dẫn cả lớp thực hiện theo.
- Cả lớp tập hát kết hợp vận động theo nhạc
- HS trả lời
- HS nói tên nốt ở khung thứ nhất.
- Cả lớp đồng thanh đọc nốt nhạc.
- HS nói tên nốt 
- HS gõ tiết tấu.
- Hát từng câu
- HS đọc.
- HS đọc cả bài
- Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách
____________________________________________
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu: 
	- Nắm được yêu cầu của bài văn.
	- Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn: biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phấn màu, vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu đề bài của bài kiểm tra hôm trước.
3. Bài mới: 
3.1.Giới thiệu bài.
a) Hướng dẫn HS chữa một số lỗi chính tả.
- GV chép đề lên bảng.
- Nhận xét chung kết quả cả lớp.
- Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
- Yêu cầu HS viết lại đoạn văn.
- GV sửa cho đúng.
b) Trả bài.
- GV trả bài cho HS.
- GV hướng dẫn.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại bài.
- HS lên bảng chữa g tự chữa trên nháp.
- Lớp nhận xét.
- HS tự sửa lỗi của mình.
- Một số HS trình bày đoạn văn đã viết lại
_____________________________________________
Toán
mi-li-mét vuông - bảng đơn vị đo diện tích
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
	- Biết tên gọi, kí hiệu độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mm2 và cm2.
	- Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích; chuyển đổi từ đơn vị này sang đơn vị khác.

II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng kẻ sẵn các dòng, các cột như phần b (SGK).
III. Hoạt động dạy học:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 	
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 4 (SGK-27)
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông.
- Kể tên các đơn vị đo diện tích đã học (từ bé đến lớn)?
- GV giảng:
+ Để đo đơn vị di tích nhỏ hơn cm2 người ta dùng đơn vị mi-li-mét vuông.
+ Kí hiệu mm2.
- 1mm2 là diện tích hình vuông có cạnh như thế nào?
- GV bảng (phóng to - SGK) và GV hướng dẫn.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích.
- Nêu tên các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn?
g GV điền vào bảng kẻ sẵn.
- Mỗi đơn vị đo diện tích liên tiếp hơn kém nhau bào nhiêu lần?
* Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ đọc nối tiếp phần a.
- Yêu cầu HS viết ra nháp phần b. 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Gọi HS nối tiếp đọc kết quả của mình
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV thu một số vở chấm và nhận xét.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
4. Củng cố- dặn dò:
- Học thuộc bảng đơn vị đo diện tích và làm lại bài tập.
- 3 HS lên bảng chữa bài tập 4.
- cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2
-  hình vuông có cạnh 1mm.
- HS quan sát và nháp.
1cm2 = 100mm2
1mm2 = cm2
- HS trả lời.
+ 2 HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS đọc nối tiếp.
- HS viết ra nháp phần b.
168mm2; 2310mm2
- HS đọc đề bài
- HS làm bài cá nhân
- HS đọc nối tiếp kết quả :
 5cm2 = 500 mm2
 12km2 = 1200 hm2
 7hm2 = 7000 m2
 1cm2 = 10000 mm2
 1m2 = 10000 cm2
 5m2 = 50000 cm2
 12m2 9dam2 = 1209 dam2
 37dam2 24m2 = 3724 m2
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS làm vở.
- HS lên bảng chữa bài
1mm2 = cm2
8mm2 = cm2
29mm2 = cm2
Sinh hoạt tập thể
Sơ kết tuần 5
I. Mục tiêu: 
	- HS thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.
	- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau.
	- Giáo dục HS thi đua học tập.
II. Hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Sinh hoạt.
a) Nhận xét chung 2 mặt: đạo đức và văn hoá.
- Lớp trưởng nhận xét.
- Tổ thảo luận g rút ra kết luận.
- GV nhận xét, đánh giá: ưu điểm, nhược điểm trong tuần.
- Biểu dương những HS có thành tích,phê bình những bạn có khuyết điểm.
b) Phương hướng tuần sau:
- Khắc phục nhược điểm.
- Thi đua học tập giành nhiều điểm 9, 10 để kỉ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.
- Tiếp tục rèn chữ, giữ vở và chuẩn bị bài tuần sau.
3. Củng cố- dặn dò:
- Hát tập thể.
- Chuẩn bị bài tuần sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc