Giáo án khối 5 - Tuần 6

Giáo án khối 5 - Tuần 6

 A/ Mục tiêu:

 1)Đọc trôi chảy toàn bài .

- Đọc đúng các tiếng phiên âm , các số liệu thống kê.

- Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng , rành mạch ,tốc độ khá nhanh , nhấn giọng những từ ngữ thông tin về số liệu .

 2)Hiểu được nội dung chính của bài : Vạch trần sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc . Ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của những người dân da đen, da màu ở Nam Phi.

 3)GDHS:Có tinh thần đoàn kết giữa các nước trên thế giới.

 

doc 41 trang Người đăng huong21 Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Ngày soạn:24/09
Ngày dạy: 26/09
Thöù hai ngaøy 26 thaùng 09 naêm2011
Tập đọc
Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai
 Theo Những mẫu chuyện lịch sử thế giới 
 A/ Mục tiêu:
 1)Đọc trôi chảy toàn bài .
Đọc đúng các tiếng phiên âm , các số liệu thống kê.
Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng , rành mạch ,tốc độ khá nhanh , nhấn giọng những từ ngữ thông tin về số liệu .
 2)Hiểu được nội dung chính của bài : Vạch trần sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc . Ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của những người dân da đen, da màu ở Nam Phi.
 3)GDHS:Có tinh thần đoàn kết giữa các nước trên thế giới.
 B/ Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh về nạn phân biệt chủng tộc .
 C/ Các hoạt động dạy – học:
T/L
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
 I/ Ổn định tổ chức :
+ Hát TT
4’
 II/ Kiểm tra bài cũ :
- H: Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh của Đế quốc Mĩ ?
- H: Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con rằng :” Cha đi vui “ ?
+ Vì hành động của đế quốc Mĩ là hành động phi nghĩa , vô cùng tàn bạo .Chúng bắn phá, huỷ diệt đất nước và con người VN .
+ Vì chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn , bởi chú đã ra đi thanh thản tự nguyện. Chú hi sinh vì lẽ phải, vì hạnh phúc của con người .
32’
1’
II) Bài mới:
 1) Giới thiệu bài: A-pác-thai là tên gọi chế độ phân biệt chủng tộc ớ Nam Phi . Sự bất bình người da đen đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ kết quả ra sao ? Để biết được điều đó thầy mời các em theo dõi bài “ Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai “ .
+ HS lắng nghe.
10’
2) Luyện đọc:
- HĐ1: Gọi 1HS khá (giỏi) đọc toàn bài .
- HĐ2:Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- GV chia đoạn : 3 đoạn.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc từ ngữ khó : a-pác-thai , Nen-xơn Man-đê-la.
- HĐ3: Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ .
- HĐ4: GV đọc toàn bài một lượt.
+ Cả lớp đọc thầm 
.
+ HS nối tiếp nhau đọc đoạn (2 lần)
+ 2 HS đọc các từ khó .
+ 2HS đọc chú giải .
 + HS lắng nghe.
12’
 3) Tìm hiểu bài:
* Đoạn1: Cho HS đọc thành tiếng + Đọc thầm.
- H: Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
 * Đoạn 2: HS đọc thành tiếng + đọc thầm
- H: Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
* Đoạn3: Cho 1 HS đọc .
- H: Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ?
 - H: Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới ?
- GV cho HS quan sát ảnh vị Tổng thống.
+1HS đọc to, cả lớp đọc thầm 
+ Người da đen bị đối xử một cách bất công. Người da trẳng chiếm 8/10 đất trồng trọt, lượng người da đen chỉ bằng 1/10 . Họ phải sống, chữa bệnh ở những khu nhà riêng và không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào. 
+ 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
+ Họ đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh anh dũng và bền bỉ của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi .
+ HS đọc đoạn 3 
+ Những người có lương tri, yêu chuộng hoà bình không thể chấp nhận sự phân biệt chủng tộc da man. 
+ Chế độ a-pác-thai là chế độ xấu xa nhất hành tinh.
+ Mọi người có quyền tự do , bình đẳng.
+ Ông là một luật sư tên là Nen-xơn Man-đê-la. Ông là người tiêu biểu cho tất cả những người da đen, da màu ở Nam Phi.
9’
4) Đọc diễn cảm:
 - GV hướng dẫn cách đọc .
 - G V đưa bảng phụ lên hướng dẫn cách đọc.
+ HS luyện đọc đoạn văn.
+ HS đọc cả bài.
3’
 IV) Củng cố :
H: Bài văn đã ca ngợi điều gì?
+ Bài văn ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của những người dân da đen , da màu ở Nam phi.
1’
 V) Nhận xét, dặn dò:
- GVnhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Đọc trước bài “ Tác phẩm của Si- le và tên phát xít “
+ Lắng nghe.
 + HS về chuẩn bị bài sau
Đạo đức 
Có chí thì nên ( Tiết 2 )
I/ Mục tiêu :
- Kiến thức : HS biết trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách . Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy , thì sẽ có thể vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống .
- Kỷ năng :Xác định được những thuận lợi,khó khăn của mình,biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân 
- Thái độ : Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình ,cho xã hội .
*Kỹ năng sống:
-Kĩ năng tư duy phê phán( biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống. )
-Kĩ năng ddawcjt mục tiêu vượt khó khăn vương lên trong cuộc sống và trong học tập
-Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
II/ Các hoạt động dạy học
T/L
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
14’
HĐ 1:Làm bài tập 3 SGK .
* Mục tiêu :Mỗi nhóm nêu được 1 tấm gương tiêu biểu để kể cho cả lớp cùng nghe.
*Cách tiến hành :
- GV chia HS thành các nhóm.
- GV cho HS thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được .
- GV cho đại diện trình bày kết quả làm việc. GV ghi tóm tắt lên bảng :
Hoàn cảnh những tấm gương : 
+ Khó khăn của bản thân
+ Khó khăn về gia đình 
+ Khó khăn khác
- GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình, trường mình và có kế hoạch để giúp bạn vượt khó.
+ HS thảo luận nhóm.
+ Đại diện trình bày kết quả 
+ HS phát hiện một số HS có hoàn cảnh khó khăn và thảo luận nhóm có kế hoạch giúp đỡ bạn .
15’
HĐ 2: ( Kó naêng soáng )Tự liên hệ ( bài tập 4 SGK).
* Mục tiêu : HS biết cách liên hệ bản thân , nêu được những khó khăn trong cuộc sống , trong học tập và đề ra được cách vượt qua khó khăn .
* Cách tiến hành :
- GV cho HS tự phân tích những khó khăn và những biện pháp khắc phục của bản thân .
- GV cho HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm .
- GV cho đại diện mỗi nhóm chọn 1 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp .
- GV cho cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ các bạn đó.
- GV kết luận :Lớp ta có một vài bạn còn khó khăn .Bản thân các bạn đó cần nỗ lực phấn đấu để tự mình vượt khó .Nhưng sự cảm thông chia sẻ, động viên, giúp đỡ của bạn bè, tập thể cũng hết sức cần thiết để giúp các bạn vượt qua khó khăn vươn lên.
+ HS làm việc cá nhân .
+ HS trao đổi với nhóm .
+ Đại diện mỗi nhóm trình bày
+ Cả lớp thảo luận.
02’
HĐ nối tiếp 
- :Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương; các câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn Tổ tiên.
+ HS lắng nghe.
Toán 
Luyện tập
 I/ Mục tiêu : Giúp HS:
 - Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo D/tích .
 - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo D/tích , so sánh các ssố đo D/tích và giải các bài toán có liên quan .
 - Giáo dục HS : Ham thích học toán.
*HS khá giỏi làm bài 3.
 II/ Đồ dùng dạy học :
 SGK.phiếu bài tập .
 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
T/L
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/
I– Ổn định lớp :
+ Hát 
5/
I– Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu tên các đơn vị đo Dtích theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại.
- Gọi 1 HS lên bảng bài tập 3 cột 2.
+ HS nêu .
+ HS làm bài
1/
III – Bài mới : 
 1– Giới thiệu bài : 
+ HS nghe.
10/
2– Hoạt động : 
 * Thực hành :
Bài 1:
 a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là m2 (theo mẫu ) .
- GV hướng dẫn bài mẫu :
6m2 35dm2 = 6m2 + m2 = 6m2 .
- Cho cả lớp làm vào VBT, gọi 3 HS lên bảng trình bày .
- Nhận xét,sửa chữa .
+ HS theo dõi .
+ HS làm bài : 
a) 8m227dm2 = 8m2 +m2 = 8m2 
 16m2 9dm2 = 16m2 + m2 = 16m2
26dm2 = m2 .
b) Viết các số đo sau đâu dưới dạng số đo có đơn vị là dm2 .
- Yêu cầu HS làm vào VBT rồi đổi vở chấm bài .
+ HS làm tương tự câu a.
+ HS chấm bài.
6/
- Bài 2 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 
- Cho HS thảo luận theo cặp rồi nêu miệng kết.quả .
+ Từng cặp thảo luận .
+ K/quả câu B đúng
5/
* Bài 3 dành cho hs khá giỏi : Phát phiếu bài tập cho HS làm bài vào phiếu .
- GV chấm 1 số bài .
- Nhận xét, sửa chữa.
+ HS làm bài vào phiếu .
7/
Bài 4 : Gọi 1 HS lên bảng giải ,cả lớp làm vào VBT .
- Nhận xét, sửa chữa.
+ HS làm bài :
 Diện tích của 1 viên gạch lát nền là 
 40 x 40 = 1600 (cm2 ).
 Diện tích căn phòng là : 
 1600 x 150 = 240000 (cm2 ) 
 240000 cm2 = 24 m2 
 ĐS: 24 m2 .
3/
IV– Củng cố :
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo Dtích .
+ HS nêu .
2/
V– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :Héc – ta .
+ HS nghe
Khoa học 
Dùng thuốc an toàn.
A – Mục tiêu : Sau bài học, HS có khả năng : 
 - Xác định khi nào nên dùng thuốc .
 - Nêu những điểm chú ý khi phải dùng thuốc & khi mua thuốc .
 - Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc , không đúng cách & không đúng liều lượng .
*Kó naêng soáng:
- kó naêng töï phaûn aùnh kinh nghieäm baûn thaân veà caùch söû duïng moät soá loaïi thuoác thoâng duïng.
- Kó naêng phaân tích ñoái chieáu ñeå duøng thuoác ñuùng caùch, ñuùng lieàu, an toaøn.
 B – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV :.- Hình trang 24 , 25 SGK . 
 - Có thể sưu tầm một số vỏ đựng & bản hướng dẫn sử dụng thuốc .
 2 – HS : SGK
 C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
T/L
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
I – Ổn định lớp : 
+ Hát 
4’
II – Kiểm tra bài cũ :” Thực hành : Nói “ Không!” đối với các chất gây nghiện .
- Nêu tác hại của các chấtgây độc hại
- Nhận xét, KTBC
+ HS trả lơì
1’
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “ Dùng thuốc an toàn ”
+ HS nghe.
5’
2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : - Làm việc theo cặp .
 *Mục tiêu: Khai thác vốn hiểu biết của HS về tên một số thuốc & trường hợp cần sử dụng thuốc đó .
 *Cách tiến hành:
 + Bước 1: : - Làm việc theo cặp .
 GV yêu cầu Hs làm việc theo cặp để hỏi và trả lời câu hỏi:
 + Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào?
+ Bước 2:
 GV gọi một số cặp lên bản để hỏi và trả lời.
 * GV giảng: Khi bị bệnh, chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị.Tuy nhiên,nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn,thậm chí có thể gây chết người
+ Thảo luận cặp.
+ HS trả lời: Khi bị bệnh, chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị
+ HS lắng nghe.
10’
b) HĐ 2 :.Thực hành làm bài tập trong SGK.
 *Mục tiêu: Giúp HS : 
- Xác định được khi nào nên dùng thuốc .
- Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc & khi mua thuốc .
- Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc , không đúng cách & không đúng liều lượng
 *Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc cá nhân.
 GVyêu cầu học sinh làm bài tập trang 24 SGK.
+ Bước 2: Chữa bài.
 GV chỉ định một số HS nêu kết quả làm bài tập cá nhân.
 GV nhận xét:
 Kết luận:Như mục bạn cần biết trang 25 SGK.
+ HS làm bài tập trang 24 SGK.
+ HS nêu kết quả làm bài tập cá nhân:
1 - d ; 2 - c ; 3 - a ; 4 - b .
+ HS lắng nghe.
9’
c) HĐ 3 : ( Kó naêng s ...  m .
Diện tích của mảnh đất đó là : 
 50 x 30 = 1500 (m 2).
 ĐS: 1500 m2 .
6’
*Bài 4 dành cho hs khá giỏi : Chia lớp làm 4 nhóm ,hướng dẫn HS thảo luận nhóm đại diện nhóm trình bày Kquả (giải thích cách làm ) .
- GV có thể hướng dẫn HS làm nhiều cách khác nhau .
- Nhận xét, nhắc nhở HS theo dõi .
+ HS thảo luận nhóm ,trình bày Kquả .+ Kquả :Khoanh vào C.
+ HS theo dõi .
3/
IV– Củng cố :
- Nêu cách tình Dtích hình CN, hình vuông ? 
+ HS nêu.
2/
V– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung .
+ HS nghe .
Tiết 1 : Địa lý 
Đất và rừng
 A- Mục tiêu : Học xong bài này,HS:
 - Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
 -Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lít & đất phù sa ; rừng rậm nhiệt đới & rừng ngập mặn. 
 -Biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống của con người .
 -Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ & khai thác đất, rừng một cách hợp lí .
 HS khá giỏi nhận thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.
* Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
- Rừng cho ta nhiều gổ.
- Một số biện pháp bảo vệ rừng: không chặt phá, đốt rừng
 B- Đồ dùng dạy học :
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam .
 C- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
T/L
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/
I- Ổn định lớp : 
+ Hát 
3/
II- Kiểm tra bài cũ : “Vùng biển nước ta”
 - Nêu vị trí & đặc điểm của vùng biển nước ta 
 - Biển có vai trò thế nào đối với sản xuất & đời sống?
+ HS trả lời
1/
III- Bài mới : 
 1 - Giới thiệu bài : “ Đất & rừng “
+ HS nghe .
10/
2- Hoạt động : 
 a). Đất ở nước ta.
 * HĐ 1 :.(làm việc theo cặp)
 + Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK & hoàn thành bài tập sau:
 + Kể tên & chỉ vùng phân bố 2 loại đất chính ở nước ta trên Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta.
+ Bước 2:
 - GV sữa chữa & giúp HS hoàn thiện phần trình bày .
+ Bước 3: 
 - GV trình bày: Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy, việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ & cải tạo.
 - GV yêu cầu HS nêu một số biện pháp bảo vệ & cải tạo đất ở địa phương 
 Kết luận : Nước ta có nhiều loại đất, nhưng diện tích lớn hơn cả là đất phe-ra-lít màu đỏ hoặc vàng ở vùng đồi núi & đất phù sa ở vùng đồng bằng
+ HS làm việc theo yêu cầu của GV.
+ Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. Một số HS lên bảng chỉ trên Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta.
+ HS theo dõi .
+ Các biện pháp bảo vệ đất: bón phân hữu cơ, làm ruộng bậc thang, thau chua, rửa mặn,
9’
 b). Rừng ở nước ta .
 * HĐ2: (làm việc theo nhóm)
 - Bước1: GV yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3 ; đọc SGK & hoàn thành bài tập sau :
 + Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới & rừng ngập mặn trên bản đồ .
- Bước 2 :
 GV sữa chữa & giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 
 Kết luận: Nước ta có nhiều rừng, đáng chú ý là rừng rậm nhiệt đới & rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi & rừng ngập mặn thường thấy ở ven biển .
+ HS quan sát các hình 1,2,3 ; đọc SGK & hoàn thành bài tập 
+ Đại diện nhóm HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. Một số HS lên bảng chỉ trên Bản đồ Phân bố rừng (nếu có) vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới & rừng ngập mặn .
9’’
 HĐ3: (làm việc cả lớp)
 - GV hỏi :
 + Vai trò của rừng đối với đời sống của rừng đối với đời sống của con người .
 + Để bảo vệ rừng, Nhà nước & người dân phải làm gì ?
 + Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng ?
+ Rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ. Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu. Rừng giữ cho đất không bị xói mòn , 
- Nhà nước ban hành luật bảo vệ rừng, có chính sách phát triển kinh tế cho nhân dân vùng núi, tuyên truyền & hỗ trợ nhân dân chống rừng,.. Nhân dân tự giác bảo vệ rừng, từ bỏ các biện pháp canh tác lạc hậu như phá rừng làm nương, rẫy 
+ HS nêu theo các thông tin thu thập được ở địa phương. 
+ HS trả lời.
2/
IV - Củng cố : 
 + Em hãy trình bày về các loại đất chính ở nước ta .
 + Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới & rừng ngập mặn .
-HS nghe .
-HS xem bài trước.
1/
.V - Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 -Bài sau:” Ôn tập “
Tiết 3 : Kĩ thuật
CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I-Mục tiêu
 -HS cần phải:
+Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
+Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
+Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II-Đồ dùng dạy học:
 	-Tranh, ảnh một số loại thực phẩm thông thường, bao gồm một số loại rau xanh , củ , quả,
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
T/g
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
1-Ổn định tổ chức
+ Hát
:3’
2-Kiểm tra bài cũ
- Em hãy nêu cách sử dụng loại bếp đun ở gia đình em .
- Em hãy kể tên và nêu tác dụng của một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình .
+ HS1 nêu
+ HS 2 nêu.
27’
3- Bài mới
1’
A/Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu –ghi đề lên bảng.
+ HS lắng nghe.
26’
B/Hoạt động:
* HĐ1:Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung SGK 
- Yêu cầu HS nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 1 SGK để trả lời câu hỏi .
+ HS đọc nội dung SGK.
+ 2 – 3 HS nêu .
+ HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 1 SGK trả lời .
* HĐ2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nâu ăn.
+ Mục đích , yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn là gì?
+ Cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo những yêu cầu gì?
+ Em hãy nêu tên các chất dinh dưỡng cần cho con người ?
+ Dựa vào hình 1 em hãy kể tên những loại thực phẩm thường được gia đình em chọn cho bữa ăn chính 
+ HS trả lời 
+ HS quan sát hình 1 và nêu .
a/ Tìm hiểu cách chọn thực phẩm 
 GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 SGK .
- Yêu cầu HS nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn nào đó (như: luộc rau muống, kho thịt)
+ HS đọc nội dung mục 2 SGK .
+ HS nêu
:
b/Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm:
- Nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm (SGK).
+ Ở gia đình em thường sơ chế rau cải như thế nào trước khi nấu?
+ Ở gia đình em thường sơ chế cá như thế nào ?
- GV nhận xét và tóm tắt cách sơ chế thực phẩm theo nội dung SGK .
- GV nêu câu hỏi ở cuối bài để HS trả lời
* HĐ3: Đánh giá kết quả học tập 
+ HS trả lời.
+ HS lắng nghe .
+ HS trả lời.
+ HS lắng nghe.
4’
4-Nhận xét-dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
-Hướng dẫn HS đọc trước bài “Nấu cơm” và tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình
-HS xem trước bài
Ngày soạn: 24/09
Ngày dạy: 30/09
Thứ sáu ngày 30 tháng 09 năm 2011
Tiết 5 : Tập làm văn 
Luyện tập tả cảnh
 A/ Mục đích yêu cầu :
1/ Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảng sông nước 
2/ Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sông nước cụ thể .
 B/ Đồ dùng dạy học : 
 Tranh minh hoạ cảnh sông nước : biển , sông , suối , hồ , đầm .	
C/ Hoạt động dạy và học :
T/L
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
I/ Ổn định tổ chức:
+ Hát TT
04’
II/ Kiểm tra bài cũ : 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học này : Luyện tập tả cảnh .
01’
III/ Bài mới :
1 / Giới thiệu bài :
 Trong tiết học hôm nay , dựa trên kết quả quan sát được các em sẽ lập ý miêu tả 1 cảnh sông nước .
+ HS lắng nghe.
11’
2 / Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1 :
- Cho HS đọc nội dung bài tập 1 . 
- GV cho HS : + Đọc 2 đoạn văn a ,b.
 + Dựa vào nội dung từng đoạn , hãy trả lời các câu hỏi về những đoạn văn .
- GV treo tranh ảnh cho HS quan sát .
- Cho HS làm việc theo cặp .
- GV cho HS trình bày kết quả .
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại câu trả lời đúng .
+ HS đọc nội dung bài tập ,lớp theo dõi SGK.
+ HS quan sát .
+ HS làm việc theo cặp .
+ HS phát biểu .
+ Lớp nhận xét , bổ sung .
20’
* Bài tập 2 :
- GV cho HS đọc bài tập 2 .
- GV : Dựa vào những ghi chép được sau khi quan sát về 1 cảnh sông nước , các em hãy lập 1 dàn ý .
- Cho HS lập dàn ý .
- Cho HS trình bày kết quả .
- GV nhận xét và khen nhữnh HS làm dàn ý đúng, bài có nhiều hình ảnh , chi tiết tiêu biểu cho cảng sông nước .
+ 1 HS đọc bài tập 2, cả lớp đọc thầm .
+ HS lập dàn ý .
+ 1số HS trình bày dàn ý của mình .
+ Lớp nhận xét .
03’
IV / Củng cố dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học .
- Về nhà hoàn chỉnhlại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước, chép lại vào vở .
- Tiết sau : Luyện tập tả cảnh .
+ HS lắng nghe.
Toán
 Luyện tập chung
 A/ Mục tiêu :
 - Giúp HS củng cố về :
 +So sánh phân số ,tính giá trị của biểu thức với phân số .
 +Giải bài toán có liên quan đến tìm 1 PS của 1 số ,tìm 2 số biết hiệu và tỉ của 2 số đó .
*HS khá giỏi làm bài tập 3.
 B/ Đồ dùng dạy học :
 Bảng phụ.
 C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
T/L
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/
Ổn định lớp : 
+ Hát .
5/
II– Kiểm tra bài cũ : 
 - Nhận xét,sửa chữa .
1/
III – Bài mới : 
 1– Giới thiệu bài : 
+ HS nghe .
8/
2– Hoạt động : 
Bài 1 : Nêu yêu cầu bài tập .
- Gọi 2 HS lên bảng ,cả lớp làm vào VBT .
Nhận xét,sửa chữa ( Cho HS nhắc cách so sánh 2 PS có cùng mẫu số ).
+ Viết các PS sau theo thứ tự từ bé đến lớn .
- HS làm bài .
a) ; ; ; .
b) ; ; ; .
7/
Bài 2 : Tính : 
- Cho HS tự làm bài vào VBT rồi đổi chéo kiểm tra
+ HS làm bài .
7/
Bài 3 dành cho hs khá giỏi: Gọi 1 HS đọc đề bài toán .
- Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào VBT.
- Bài toán thuộc dạng nào ? 
- Muốn tìm PS của 1 số ta làm thế nào ? 
- Nhận xét, sửa chữa.
+ HS đọc đề .
+ HS làm bài .
 5 ha = 50 000m2 .
 Dtích hồ nước là : 
 50 000 x = 15 000 (m2 ) .
 ĐS : 15 000 m2 .
+ Bài toán thuộc dạng tìm PS của 1 số 
+ Ta lấy số đó nhân với PS .
6/
*Bài 4: Gọi 1 HS đọc bài toán rồi tóm tắt .
- Gọi 2 HS lên bảng làm trên bảng phụ ,cả lớp làm vào vở .
- GV chấm 1 số bài .
- Bài toán thuộc dạng nào ?
- Nêu cách giải dạng toán tìm 2 số biết hiệu và tỉ của 2 số đó .
- Nhận xét, sửa chữa .
+ HS đọc đề ,tóm tắt .
* Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
+ HS làm bài .
 Giải :
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là 
 4-1=3 (phần)
Tuổi con là : 30 : 3 = 10 (tuổi )
Tuổi bố là : 10 x 4 = 40 (tuổi )
 ĐS: Bố :40 tuổi ,Con :10 tuổi .
+ HS nộp bài .
+ Bài toán dạng tìm 2 số biết hiệu và tỉ của 2 số đó .
+ HS nêu cách giải .
3/
IV/ Củng cố :
- Muốn tìm 1 PS của 1 số ta làm thế nào ?
- Nêu cách giải dạng toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó ?
+ HS nêu .
+ HS nêu .
2/
V/ Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung .
+ HS nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6 DA TICH HOP 3 COT.doc