Giáo án khối 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Hoà Bình

Giáo án khối 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Hoà Bình

I/ MỤC TIÊU :

 - Đọc đúng phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài .

 -Hiểu nội dung : Chế dộ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu . (Trả lời các câu hỏi 1,2) .

- Giáo dục HS tình đoàn kết giữa các dân tộc.

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1/ Bài cũ : 2HS đọc thuộc bài Ê - mi - li, con., trả lời câu hỏi , giáo viên nhận xét ghi điểm .

2/ Dạy bài mới :

a/ Giới thiệu bài :

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Hoà Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 08 tháng 10 năm 2012
Tập đọc
Tiết 11: Sự sụp đổ của chế độ A - pác - thai
I/ MỤC TIÊU :
 - Đọc đúng phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài .
 -Hiểu nội dung : Chế dộ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu . (Trả lời các câu hỏi 1,2) . 
- Giáo dục HS tình đoàn kết giữa các dân tộc.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/ Bài cũ : 2HS đọc thuộc bài Ê - mi - li, con...., trả lời câu hỏi , giáo viên nhận xét ghi điểm .
2/ Dạy bài mới : 
a/ Giới thiệu bài : 
Hoạt động của giáo viên
b/ Luyện đọc:
-Giáo viên đọc toàn bài 
- Giới thiệu tranh minh hoạ (tổng thống Nam phi)
- Hướng dẫn chia đoạn (chia 3 đoạn) :
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến a-pac-thai 
+ Đoạn 2 : Tiếp theo đến dân chủ nào 
+ Đoạn 3 : Còn lại 
- Cho HS đọc nối tiếp . 
- Luyện đọc từ ngữ khó 
- Cho HS đọc phần chú giải .
- Cho HS đọc nối tiếp
- HS luyện đọc theo cặp.
c/Tìm hiểu bài : Cho HS đọc thầm, lướt từng đoạn suy nghĩ TLCH
 - Dưới chế độ a-pác –thai , người da đen bị đối xử như thế nào ? 
 - Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ? 
 - Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của Nam Phi mới ? 
H: Thông qua bài đọc em có suy nghĩ gì?
-Yêu cầu HS nêu nội dung bài
- Nhận xét, kết luận, ghi bảng
d/ Đọc diễn cảm:
- Gọi 3HS đọc nối tiếp
- H/d luyện đọc diễn cảm đoạn 3 ( cảm hứng ca ngợi, sảng khoái)Nhấn mạnh các từ ngữ:bất bình, dũng cảm và bền bỉ, tự do và công lí
- Đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc
- Thi đọc trước lớp
- Nhận xét tuyên dương
Hoạt động của học sinh
-Theo dõi, lắng nghe
- Quan sát
- Nối tiếp nhau đọc đoạn ( 2 lần ) 
- Một vài Hs đọc
-đọc chú giải .
-Nối tiếp đọc
- Đọc theo cặp
Đoc, TLCH
-Người da đen bị đối xử một cách bất công . Người da trắng chiếm 9/10 đất trồng trọt , ... lương của người da đen chỉ bằng 1/10 lương của công nhân da trắng . Họ phải sống chữa bệnh ở những khu nhà riêng và không được hưởng một chút tự do , dân chủ nào . 
-Họ đã đứng lên đòi bình đẳng . Cuộc đấu tranh anh dũng và bền bỉ của họ cuối cùng đã dành được thắng lợi . 
-Ông là một luật sư , tên là Nen-xơn Man-đê-la . Ông bị giam cầm 27 năm vì ông đã đấu tranh chống chế độ a-pác-thai . Ông là người tiêu biểu cho tất cả những người da đen , da màu ở Nam Phi đã kiên cường , bền bỉ đấu tranh cho một xã hội công bằng , tự do , dân chủ .
-Màu da khác nhau nhưng đều là con người, không nên phân biệt
- Phát biểu,nhận xét, bổ sung
- Nhắc lại
-Đọc nối tiếp
- Theo dõi
-Chú ý theo dõi
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc- Bình chọn
3/Củng cố - dặn dò : 
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn ; đọc trước bài Tác phẩm của Si – le và tên phát xít .
- Giáo viên nhận xét tiết học .
Toán
 Tiết 26: Luyện Tập
I/MỤC TIÊU : Giúp học sinh 
- Bíêt tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích .
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích , so sánh các đơn vị đo diện tích và
giải các bài toán có liên quan . 
- Giáo dục tính cẩn thận, tập trung.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1/ Bài cũ : Hai đơn vị đo diện tích liền kề nhau có mối quan hệ như thế nào ? 
2/Dạy bài mới :
a/ Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học .
b/ Hướng dẫn làm bài tập:
Hoạt động của giáo viên
- Lần lượt cho HS làm bài vào vở- chữa bài để củng cố cách chuyển đổi các đơn vị đo diện tích
Bài 1 : 
Gọi 3HS lên bảng làm .
Giáo viên nhận xét sửa sai . 
Yêu cầu HS nêu cách làm
Bài 2: Yêu cầu HS đổi và chọn ư đúng
Bài 3 : yêu cầu HS đổi 2 vế đều cùng một đơn vị rồi so sánh 
Bài 4 : Yêu cầu HS đọc đề toán và giải
 3/ Củng cố - dặn dò:
- Dặn về nhà làm bài tập toán xem trước bài “Héc-ta” .
- Giáo viên nhận xét tiết học .
Hoạt động của học sinh
Bài 1 : 
a/8m2 27dm2 = 8m2 + m2 = 8m2
16m2 9dm2 = 16m2 + m2 =16m2
b/4dm2 65cm2 = 4dm2
95 cm2 = dm2 
Bài 2:
3cm2 5mm2 = 300mm2 + 5 mm2 = 305mm2 
Câu b là câu trả lời đúng .
Bài 3 : điền dấu >;<;=
a/ 3 m2 48 dm2 < 4 m2 
 348 dm2 400 dm2
b/300 mm2 > 2 cm2 89 mm2 300mm2 289 mm2 
c/ 61 km2 > 610 hm2 
 6100 hm2 
Bài 4 : Bài giải : 
Diện tích 1 viên gạch là:40 40 = 1600 ( cm2 ) 
Diện tích căn phòng:160 150 = 240000 (cm2 ) 
 240000 cm2 = 24 m2 
 Đáp số : 24 m2 
Chính tả (Nhớ – viết)
Tiết 6: Ê - mi - li, con ...
I/ MỤC TIÊU : 
- Nhớ -viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức thơ tự do .
- Nhận biết được các tiếng chứa ưa/ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của 
bài tập 2 ; tìm được tiếng chứa ưa/ươ thích hợp trong 2,3 câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 3 
- Giáo dục HS ý thức rèn luyện chữ viết
II/ PHƯƠNG TIỆN: bảng phụ ghi nội dung các bài tập 3 .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ( 35 phút ) .
1/ Bài cũ : 3HS viết những tiếng có nguyên âm đôi uô / ua trên bảng: sông suối , ruộng đồng , buổi hoàng hôn , tuổi thơ , đùa vui , ngày mùa , lúa chín , dải lụa Cho học sinh nêu qui tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó .
2/ Dạy bài mới : 
a/ Giới thiệu bài : GV ghi mục bài lên bảng .
Hoạt động của giáo viên
b/Hướng dẫn HS nhớ viết chính tả:
- Cho 2Hs đọc thuộc 2 khổ thơ sẽ viết
- Cho HS luyện viết một vài từ ngữ dễ viết sai : Oa-sinh-tơn, Ê-mi-li, sáng loà, giùm 
- Lưu ý cho HS cách trình bày
- Cho HS nhớ lại bài và tự viết
- Theo dõi, giúp đỡ HS chưa thuộc bài kĩ
- Chấm bài
- Nhận xét bài viết
c/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài 2:- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 .làm vào vở bài tập Tiếng Việt 
+ Đọc 2 khổ thơ 
+ Tìm tiếng có ưa , ươ trong 2 khổ thơ đó .
+ Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng đã tìm được . 
- Cho học sinh trình bày kết quả 
- Giáo viên nhận xét và chốt lại kết quả .
Bài 3 : Tương tự HS làm bài- 1 em chữa bài trên bảng phụ
-Học sinh trình bày – giáo viên chốt kết quả đúng . 
3/Củng cố- dặn dò :
- Chuẩn bị tiết 7 bài “ bài dòng kinh quê hương “.
– Giáo viên nhận xét tiết học .
Hoạt động của học sinh
- Đọc thuộc lòng khổ thơ 
- luyện viết từ ngữ trên bảng+ nháp
-Lắng nghe
-HS nhớ và viết lại đoạn chính tả
- soát lại bài .
- Theo dõi, chữa bài
Bài tập 2:
+Các tiếng chứa ưa :lưa , thưa , mưa ,giữa .
+Các tiếng chứa ươ :tưởng , nước , tươi ,ngược .
*Nhận xét cách đánh dấu thanh .
-Trong tiếng giữa (không có âm cuối )dấu thanh đặt chữ cái đầu của âm chính.
Các tiếng : lưa , thưa , mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang .
-Trong các tiếng :tưởng , nước , ngược (có âm cuối )dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính . Tiếng tươi không có dấu thanh vì mang thanh ngang .
Bài 3 : Các từ cần điền là .
 + Cầu được ước thấy .
 + Năm nắng mười mưa .
 + Nước chảy đá mòn .
 + Lửa thử vàng gian nan thử sức .
-HS thi đọc thuộc các câu trên . 
TOÁN: ( Thực hành)
Ôn: Bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng
I.Mục tiêu: Giúp HS ôn tập
- Cách đổi các số đo độ dài, khối lượng ở các dạng sau:
	+Từ lớn ra bé
	+Từ bé về lớn
	+Từ đơn ra phức
	+Từ phức về đơn
- HS đổi chính xác và giải các bài tập có liên quan.
- Bồi dưỡng năng lực tư duy cho HS.
II.Đồ dùng dạy học: Thước kẻ.
III.Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra:Hai HS đọc bảng đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé và từ bé về lớn.
2. Bài mới: 
Đổi các đơn vị đo độ dài
Bài 1: Số ?
3mm =....cm 8dm=... m 5cm=...m 2hm=...km 5mm=....m 13m=...hm
49km=...hm 47000m=....km 5800cm=...m 63000mm=....m
Nhận xét, đánh giá, củng cố lại cách đổi các đơn vị đo độ dài
Bài 2: Số? 
3cm 1mm=...mm 8km58m=....m 92m34cm=.....cm 
 7m 6mm=...mm 
 4hm 4m=...m 
8dam 12m=...dm 
264dm=...m...dm 2731cm=...m...cm 13013m=...km...m
Chấm, củng cố cách đổi đơn vị đo độ dài có từ 2 số đo trở lên
Bài 3:Viết các số do sau dưới dạng là 
a, Mét
36dm 42cm 454dm 6789cm 57mm 36dm5cm 49cm8mm 3dm 5cm 7mm
4m 7dm 15m 5cm 7dm 3cm 758cm
8m 9dm 7cm 3m 8cm 5mm	6dm 5mm 2060mm
10dm 5cm 8mm
6 ; 5km ; 8km ; 40dm 457 cm 5cm
b.Xăng-ti- mét
4dm; 5m 9m 20m 5m 85mm
Chấm, chữa bài, củng cố cách đổi
Bài 4:Bản thân chiếc ô tô vận tải đã nặng 1 tấn. Nay ô tô lại trở thêm 18 tạ xi măng và 1350 kg sắt đi qua một chiếc cầu có bảng đề 4T. Hỏi ô tô đó có vi phạm luật giao thông hay không?
Nhận xét, đánh giá
3. Củng cố -dặn dò:
Nhận xét giờ học. VN ôn bài
Đọc đề. Làm miệng bài tâp
Đọc đề và làm bài vào vở
3cm 1mm= 31 mm 8km58m=8058m 
 92m 34cm= 9234cm 
7m 6mm = 7006 mm 
4hm 4m = 404 m 
 8dam 12m= 960dm 
264dm = 26m 4 dm 
2731cm= 27 m31cm 
13013m= 13 km 13m
 Đọc đề và tự làm bài vào vở:
36 dm = ; 42 cm =
36 dm5cm = 3 ; .......
10dm 5cm 8mm= 1
6= 687 m ; 5km= 5520m 
 8km = 8700 m 
4dm= 42cm; 5m = 533m 9m = 960cm; 20m = 2045 cm 5m = 548 ; 85mm= 8
Đọc đề, phân tích đề
Làm bài: Đổi 18 tạ = 1800kg
Số sắt và số xi măng chở trên ôtô là:
1800 + 1350 = 3150 (kg)= 3 tấn 150 kg
 Cả xe và hàng nặng là:
 3 tấn 150 kg + 1 tấn = 4 tấn 150 kg
 Vì cầu chỉ cho xe không quá 4 tấn đi qua nên ô tô đã vi phạm luật giao thông vì quá trọng tải.
Tiếng Việt ( Thực hành)
MRVT: Tổ quốc - Nhân dân
I.Mục tiêu:
-HS biết tìm được những từ thuộc chủ dè Tổ quốc -Nhân dân để điền vào bài tập.-Biết phân các từ đã cho thành các nhóm theo chủ đề.-Biết đặt câu với thành ngữ cho trước.
-GD học sinh có tình cảm với quê hương đất nước.
II. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra:
-Hãy kể một số từ ngữ thuộc chủ đề Tổ quốc.
Một số từ thuộc chủ đề Nhân dân.
2.Bài mới:
*Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền và chỗ trống:quốc dân, quốc hiệu, quốc âm, quốc lộ, quốc sách.
a.....số 1 chạy từ Bắc vào Nam.
b.Hỡi....đồng bào.
c.Tiết kiệm phải là một .......
d. Thơ....... của Nguyễn Trãi.
e.......nước ta thời Đinh là Đại Cồ Việt.
Nhận xét, đánh giá
Bài 2: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nghĩa với các từ trong nhóm:
a. Tổ quốc, tổ tiên, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.
b.Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ xở, nơi chôn rau cắt rốn.
Nhận xét, đánh giá
Bài 3: Đặt câu với thành ngữ sau: Quê hương bản quán
Nhận xét, ghi bảng
Bài 4: Nâng cao:* Tìm từ lạc trong từng dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:
a.thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt ,nhà nông, lão nông, nông dân,
b.thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ cong nghiệp, thợ hàn, thợ mọc, thợ nề, thợ nguội.
c.giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn ,nhà báo.
Bài 5:Nâng cao* Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu sau:
a.thợ + x ( M : thợ điện, thợ mộc)
b.x + viên( M:Giáo viên)
c.nhà + x (M: nhà văn)
d.x + sĩ ( M: bác sĩ)
Chấm, chữa bài
4.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học
Đọc đề và thảo luận theo cặp ... ta .
* Hoạt động 2 : Sử dụng đất một cách hợp lí .
Hoạt động của giáo viên
HS suy nghĩ vàtrả lời các câu hỏi sau
H:Đất có phải tài nguyên vô hạn không ? Từ đó em rút ra kết luận gì về việc sử dụng khai thác đất ? Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo , bảo vệ đất thì gây cho đất tác hại gì ? 
Nêu một số cách cải tạo và bảo vệ đất mà em biết .
GVKL: Nước ta có nhiều loại đất , nhưng diện tích lớn hơn cả là đất pheralits màu đỏ hoặc đỏ vàng ở vùng đồi núi đất phù sa ở vùng đồng bằng . 
Hoạt động của học sinh
-Trả lời –Nhận xét, bổ sung
-Đất không phải là tài nguyên vô hạn mà là tài nguyên có hạn . Vậy phải sử dụng đất hợp lý . 
Nếu sử dụng mà không cải tạo đất thì đất sẽ bạc màu , xói mòn , nhiễm phèn , nhiễm mặn ... 
- Bón phân hữu cơ , vi sinh .
- Làm ruộng bậc thang ở các vùng đồi núi để tránh xói mòn .
- Thau chua , rửa mặn ở vùng đất bị.nhiễm phèn , nhiễm mặn . 
* Hoạt động 3 : Các loại rừng ở nước ta .
- cho HS thảo luận theo nhóm đôi .quan sát hình 1 , 2 ,3 đọc sgk và chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ .
- yêu cầu HS điền nội dung phù hợp vào bảng đã kẻ sẵn trong phiếu .
Rừng
Vùng phân bố
Đặc điểm
Rừng rậm nhiệt đới
Đồi núi
Nhiều loại cây , rừng nhiều tầng có tầng cao , tầng thấp
Rừng ngập mặn
Vùng đất ven biển bị ngập mặn
Chủ yếu là cây đước , sú , vẹt , cây mọc vượt lên mặt nước .
Sau khi thảo luận xong , đại diện nhóm báo cáo . Một số học sinh lên bảng chỉ
GVKL: Nước ta có nhiều rừng , đáng chú ý là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn . Rừng rậm nhiệt đới tập trung vùng đồi núi , rừng ngập mặn ở vùng ven biển . 
* Hoạt động 4 : Vai trò của rừng - làm việc cả lớp .
H:Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất con người .
H:Tại sao chúng ta phải sử dụng rừng và khai thác rừng hợp lí ? 
H:Để bảo vệ rừng nhà nước và người dân phải làm gì ? 
GVKL: Trồng cây và bảo vệ rừng là nhiễm vụ của toàn dân . 
-Rừng cung cấp gỗ , điều hòa khí hậu , giữ đất không bị xói mòn , rừng đầu nguồn hạn chế lũ lụt , rừng ven biể chống bão biển , bão cát , bảo vệ đời sống các vùng ven biển ...
-Tài nguyên rừng là có hạn , không được sử dụng khai thác bừa bãi , khai thác rừng làm ảnh hưởng đễn khí hậu , lũ lụt , hạn hán ...
-Nhà nước ban hành luật bảo vệ rừng , tuyên truyền và hỗ trợ nhân dân trồng rừng . Nhân dân tự giác bảo vệ rừng , không phá rừng làm nương rẫy ...
Toán
Tiết 30: Luyện tập chung
I /MỤC TIÊU : Giúp học sinh tiếp tục củng cố về :
- Các đơn vị đo diện tích đã học , cách tính diện tích các hình đã học . 
- Giải các bài toán liên quan đến diện tích .
- Giáo dục HS tính cẩn thận, tập trung chú ý.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1 /Bài cũ : 
Điền vào chỗ chấm : 3 hm2 = ... m2 ; 1 km2 2 dam2 = ...dam2 
Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền nhau . 
2/Dạy bài mới 
a/Giới thiệu : 
b/ Luyện tập thực hành .
Hoạt động của giáo viên
Bài 1 : Yêu cầu HS đọc đề bài và tự thực hiện cá nhân vào vở . 
- gọi học sinh lên bảng làm . 
Giáo viên nhận xét sữa sai .
Bài 2: Tương tự 
Bài 3 : Hỏi tỉ lệ 1 : 1000 cho ta biết điều gì 
Hướng dẫn cách giải bài toán 
- Học sinh tự giải vào vở .
- Học sinh trình bày kết quả 
- Giáo viên nhận xét . 
Bài 4 : Yêu cầu HS giải sau đó cho lựa chọn câu trả lời đúng .
3/ Củng cố - dặn dò : 
 -HS nhắc lai cách tính độ dài thực tế khi độ dài và tỉ lệ trên bản đồ.
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động của học sinh
Bài 1 : Diện tích nền căn phòng 
9 6 = 54 ( m2 ) = 540000 cm2 
Diện tích 1 viên gạch:30 30 = 900 (cm2 ) 
Số viên gạch dùng để lát căn phòng 
540000 : 900 = 600 ( viên ) 
 Đáp số : 600 viên 
Bài 2 : Giải
a) Chiều rộng thửa ruộng là :80 : 2 = 40 ( m ) 
Diện tích của thửa ruộng là:
80 40 = 3200 ( m 2 ) 
3200 m2 gấp 100 m2 số lần 
3200 : 100 = 32 ( lần ) 
Số thóc thu hoạch 50 32 = 1600(kg)= 16 tạ 
 Đáp số : a) 3200 m2 ; b) 16 tạ
Bài 3 : Bài giải
Chiều dài mảnh đất :
 5 1000 = 5000cm = 50 ( m )
Chiều rộng mảnh đất : 
3 1000 = 3000cm =30 ( m )
Diện tích mảnh đất : 
50 30 = 1500 ( m 2 ) 
 Đáp số : 1500 m 2
 Bài 4 : Học sinh giải nhiều cách 
Cách 1 : diện tích miếng bìa = diện tích hình chữ nhật to – diện tích hình 1 
= ( 12 24 ) – ( 8 8 ) = 224 ( cm2 ) 
Cách 2 : 
12 8 + 12 8 + 4 8 = 224(cm2) 
Vậy chọn câu c 
Khoa học
Tiết 12: Phòng bệnh sốt rét
I/MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh có khả năng:
- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét .
-Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người .
* GDKNS : Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét .
* GDBVMT: ( Bộ phận)Trong các biện pháp phòng chống bệnh, quan trọng hơn cả là giữ vệ sinh môi trường, diệt các côn trùng gây bệnh.
II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Bài cũ : H:Thế nào là dùng thuốc an toàn ?
H: Khi mua thuốc chúng ta cần chú ý điều gì ?
H:Để cung cấp vi ta min cho cơ thể chúng ta cần phải làm gì ?
2/ Dạy bài mới :
 a/Giới thiệu bài :
b/Giảng bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1:Tác nhân gây bệnh sốt rét
-Cho HS làm việc theo nhóm đôi quan sát và đọc lời thoại của nhân vật trong hình 1,2 trang 26sgk trả lời các câu hỏi
- Nhận xét KL
H:Nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét ?
H:Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào ?
H:Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì ?
H: Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào ?
c/Cách đề phòng bệnh sốt rét .
Học sinh thảo luận theo nhóm .
Nhóm 1:
Mọi người trong hình đang làm gì ?Làm như vậy có tác dụng gì ?
Nhóm 2:
Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu và đẻ trứngchỗ nào trong nhà và xung quanh 
nhà ?
Khi nào muỗi bay ra để đốt người ?
Nhóm 3:
Bạn làm gì để diệt muỗi trưởng thành ?
Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản ?
Nhóm 4:
Vì sao chúng ta phải diệt muỗi ?
Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người ?
3/ Củng cố, dặn dò
-Gọi 2 học sinh đọc mục bạn cần biết .
- Giáo viên nhận xét .
Hoạt động của học sinh
-Quan sát, thảo luận
-Đại diện trình bày kết qủa ,mỗi nhóm trình bày một câu – nhóm khác bổ sung 
-Dấu hiệu của bệnh sốt rét cách một ngày lại xuất hiện một cơn sốt , mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn .
+Bắt đầu là rét run thường nhức đầu ,người ớn lạnh rét run từ 15 phút đến 1giờ .
+Sau rét là sốt cao nhiệt độ từ 40c hoặc hơn ,Người bệnh mệt , mặt đỏ ,có lúc mê sảng . 
+Cuối cùng là người ramồ hôi và hạ sốt.
-Bệnh gây thiếu máu , bệnh nặng có thể chết người vì hồng cầu bị phá hủy hàng loạt sau mỗi cơn sốt .
-Đó là loại ký sinh trùng sống trong máu người bệnh .
-Muỗi A-nô-phen hút máu người bệnh trong đó có ký sinh trùng sốt rét rồi truyền sang cho người lành .
Quan sát hình ảnh minh họa trang 27sgk và tiến hành thảo luận .
+Hình 3:Mọi người đang phun thuốc trừ muỗi để tiêu diệt muỗi phòng bệnh sốt rét .
+Hình 4:Mọi người đang quét dọn vệ sinh , khai thông cống rãnh để cho muỗi không có chỗ ẩn nấp .
+Hình 5:Mọi người đang tẩm màn bằng hóa chất tránh muỗi đốt .
-Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu nơi tối tăm ẩm thấp , bụi rậm , đẻ trứng những nơi nước đọng ,ao tù..
Vào ban đêm muỗi thường bay ra để đốt người .
-Phun thuốc trừ muỗi , tổng vệ sinh không cho muỗi ẩn nấp .
Để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản ,chúng ta chôn kín rác thải dọn sạch nơi có nước đọng ,thả cá vào những vũng nước ao hồ để cá ăn bọ gậy .
-Muỗi a-nô-phen là con vật trung gian truyền bệnh sốt rét .
Chúng ta cần ngủ màn ,mặc quần áo dài tay vào buổi tối , ở một số nơi người ta còn tẩm màn bằng hóa chất phòng muỗi .
	Toán ( Thực hành)
Tiết 28: Luyện tập chung
I/ MỤC TIÊU :
- Biết kí hiệu và mỗi quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để chuyển đổi , so sánh số đo diện tích .
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích
-Rèn học sinh có kĩ năng tính toán nhanh đúng chính xác .
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1/ Bài cũ :Gọi 2 học sinh làm bài 4/sgk (trang 27)
2/ Dạy bài mới :
a/)Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Hoạt động của giáo viên
-Lần lượt cho HS làm bài vào vở- chữa bài, nhận xét
Bài 1:Viết các số đo dưới dạng số đo bằng m2 .
Gọi 3 HS lên bảng
Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2: Yêu cầu học sinh tự làm và giải thích cách làm .
Giáo viên nhận xét .
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề và tóm 
- Yêu cầu học sinh nêu cách giải .
- Cả lớp làm vào vở .
- cho 1 học sinh lên bảng . 
- Giáo viên nhận xét .
3/ Củng cố - dặn dò: 
- GV hệ thống nội dung bài, HS nhắc lại mỗi quan hệ của đơn vị đo diện tích.
- Dặn về nhà làm vở bài tập toán chuẩn bị bài tiết sau “ Luyện tập chung” .
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Hoạt động của học sinh
Bài1:
a/9ha = 90000m2 4km2 = 4000000m2
b/300dm2 = 3m2 ; 1700dm2 = 17m2
50000cm2 = 5m2.
c/ 25m217dm2 = 25m2.
94m25dm2 = 94m2 ; 35dm2=m2.
Bài 2:
7m29dm2> 39dm2 ; 990ha < 79km2
709dm2. 990ha
4cm25mm2 = 4cm2.
Bài 3: Bài giải :
Diện tích nền nhà là :84 = 32(m2).
Số tiền mua gỗ để lát sàn toàn bộ nền nhà : 280000 32 = 8960000(đồng)
 Đáp số: 8960000đồng 
Tiếng Việt ( Thực hành)
Luyện tập về từ đồng âm
I.Mục tiêu
 Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm .
II.Chuẩn bị
 Một số bài tập ôn luyện.
III. Hoạt động dạy học
 1.KTBC:
	 - Thế nào là từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm? 
 2. Hướng dẫn làm bài tập:
 - Bài 1: Gạch bỏ những từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong dãy từ sau và nêu nội dung của mỗi nhóm:
	a) Ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm ngát.
	b) Rực rỡ, tươi thắm, tươi tỉnh, tươi tốt, thắm tươi.
	c) Lung linh, long lanh, lấp lánh, lóng lánh, lung lay.
Cho HS làm vào vở, gọi HS lên chữa.
Đáp án: a) thoang thoảng(mùi thơm đậm)
 b) tươi tỉnh (màu sắc)
	 c) lung lay ( ánh sáng)
 -Bài 2: Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp cho mỗi tục ngữ, thành ngữ sau:
	a) Đi........về.......
	b) Đất ..........trời..........
	c) Nói ...........quên .........
	d) Kẻ ............người ........
 - Bài 3: Đặt câu với từ hay được sử dụng với các nghĩa sau:
	a) giỏi ..................................................................................................................
	b) biết .................................................................................................................
	c) hoặc...............................................................................................................
	* Cho HS làm vào vở
	* Chấm và chữa bài.
 3. Củng cố - Dặn dò
 - Nhắc lại nội dung ôn tập.
 - Dặn HS về ghi nhớ nội dung ôn tập +Chuẩn bị bài sau Từ nhiều nghĩa
----------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5TUAN 6 ca ngay rat hay.doc