Giáo án khối 5 - Tuần 6 - Trường tiểu học Phú Lộc

Giáo án khối 5 - Tuần 6 - Trường tiểu học Phú Lộc

I-MỤC TIÊU

Giúp hs :

  Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta. Mối quan hệ giữa ha và m2.

  Biết chuyển đổi các số đo diện tích trong quan hệ với ha, vận dụng để giải các bài toán có liên quan.

II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 941Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 6 - Trường tiểu học Phú Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 06
Thứ,
Ngày
Buổi
Tiết 
Mơn
Tên bài
Thứ 2
26.09
Thứ 3
27.09
Sáng
1
2
3
4
5
Mĩ thuật
Tốn
Anh văn
Chính tả
LT và câu
H éc ta
Nhớ - viết: Ê mi – li con.
MRVT: Hữu nghị - hợp tác
Thứ 4
28.09
Sáng
1
2
3
4
Thể dục
Tập đọc
Tốn
Âm nhạc
Tác phẩm Si – le và tên phát sít
Luyện tập
Chiều
1
2
3
Kể chuyện
Tập làm văn
Tốn (ơn)
Ơn tập: kể chuyện đã nghe đã đọc
 Luyện tập làm đơn
Ơn tập: Héc ta – Luyện tập
Thứ 5
29.09
Thứ 6
30.09
Sáng
1
2
3
4
Tốn
Thể dục
L T và câu
Địa lí
Luyện tập chung
Ơn tập: MRVT hữu nghị - hợp tác
Đất và rừng
Chiều
1
2
3
Kĩ thuật
Tốn(ơn)
LTVC (ơn)
Chuẩn bị nấu ăn 
Ơn tập: Luyện tập chung
Ơn tập : Từ đồng âm.
Thứ hai ngày 26 tháng 09 năm 2011
Nghỉ
Thứ ba ngày 27 tháng 09 năm 2011
Tiết 1: Mĩ thuật
Tiết 2 Toán
Héc ta
I-MỤC TIÊU
Giúp hs : 
Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta. Mối quan hệ giữa ha và m2.
Biết chuyển đổi các số đo diện tích trong quan hệ với ha, vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-2 hs lên bảng làm bài tập 1a/28
-Cả lớp nhận xét, sửa bài.
-Gv nhận xét ghi điểm 
2-DẠY BÀI MỚI
2-1-Giới thiệu bài 
-Giới thiệu trực tiếp.
6 m2 35 dm2 = 6 m2 ; 8 m2 27 dm2 = 8 m2
16 m2 9 dm2 = 16 m2 ; 26 dm2 = m2
2-2-Giới thiệu đơn vị đo diện tích ha 
-1 hét-ta = 1 hm2 và kí hiệu là ha
-1 ha bằng bao nhiêu m2 ?
2-3-Luyện tập , thực hành 
Bài1 :
-Gv hướng dẫn bài mẫu
- Yêu cầu Hs làm bài.
Bài 2 :
-Yêu cầu Hs đọc đề, làm bài.
Bài 3 :
-Hs đọc đề, phân tích đề, làm bài.
Bài 4 :
- Yêu cầu Hs đọc và làm bài
-1 ha = 10 000 m2 ; ha = 5000 m2
4 ha = 40000 m2 ; ha = 100 m2
20 ha = 200000 m2 ; km2 = 50 ha
1 km2 = 100 ha ; ha = 5000 m2
15 km2 = 1500 ha ; km2 = 75 ha
22200 ha = 222 km2
Vậy diện tích rừng Cúc Phương là 222 km2
+ Điền theo thứ tự sau: S ; Đ ; S 
12 ha = 120 000 m2
Toà nhà chính của trường có diện tích :
 120000 x = 3000 (m2 )
Đáp số : 3000 m2 
3-CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
-Gv tổng kết tiết học.
-Dặn hs về nhà làm bài 1b/29.
Tiết 3: Anh văn
Tiết 4: Chính tả (Nhớ – viết)
 Ê mi – li con..
I-MỤC TIÊU 
Nhớ – viết chính xác , trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li , con . . . 
Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ thích hợp trong 2,3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT 3
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Một số tờ phiếu khổ to pho to nội dung BT3 .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-Hs chép các tiếng có nguyêm âm đôi uô , ua ( VD : suối , ruộng , tuổi , mùa , lúa , lụa . . . ) và nêu qui tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó .
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài : 
Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
2-Hướng dẫn hs viết chính tả (nhớ– viết)
-Đọc đoạn cần viết .
-Nhắc các em chú ý những từ ngữ dễ viết sai .
-Chấm 7,10 bài .
-Nêu nhận xét chung .
-Cả lớp theo dõi , ghi nhớ và bổ sung , sửa chữa nếu cần .
-Hs viết bài 
-Hết thời gian qui định , yêu cầu hs tự soát lại bài .
3-Hướng dẫn hs làm BT chính tả 
Bài tập 2 :
-Nhận xét cách ghi dấu thanh ?
-Các tiếng chứa ưa , ươ : lưa , thưa , mưa , giữa ; tưởng , nước , tươi , ngược .
+Trong tiếng giữa ( không có âm cuối ) ; dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính . các tiếng lưa , thưa , mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang .
+Trong các tiếng tưởng , nước , ngược ( có âm cuối ) : dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính . Tiếng tươi không có dâú thanh vì mang thanh ngang .
Bài tập 3 :
Gv giúp hs hoàn thành BT và hiểu các thành ngữ , tục ngữ .
-Cầu được ước thấy : đạt được đúng điều mình thường mong mỏi , ao ước .
-Năm nắng mười mưa : trải qua nhiều khó khăn , vất vả .
-Nước chảy đá mòn : kiên trì , nhẫn nại sẽ thành công .
-Lửa thử vàng , gian nan thử sức : khó khăn là điều kiện thử thách rèn luyện con người .
*Hs thi đọc thuộc các thành ngữ , tục ngữ .
4-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học , biểu dương những hs tốt .
-Về nhà học thuộc lòng các thành ngữ , tục ngữ ở BT3
Tiết 5: Luyện từ và câu 
 Mở rộng vốn từ : Hữu nghị – hợp tác 
I-MỤC TIÊU 
- Mở rộng , hệ thống hóa vốn từ về tình hữu nghị , hợp tác . làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị , hợp tác .
- Hiểu được nghĩa các từ cĩ tiếng hữu tiếng hợp và biết xếp vào các nhĩm thích hợp theo yêu cầu của bài tập 1,2
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Từ điển hs , nếu có . Một vài tờ phiếu đã kẻ bảng phân loại để hs làm BT1,2 .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài :
Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
-Hs nêu định nghĩa về từ đồng âm ?
-Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm ở BT 2,3 .
2-Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài tập 1 :
-Yêu cầu Hs đọc đề bài và làm bài
Lời giải : 
a)Hữu có nghĩa là bạn bè .
-hữu nghị : tình cản thân thiện giữa các nước 
-chiến hữu : bạn chiến đấu .
-thân hữu : bạn bè thân thiết .
-bằng hữu : bạn bè .
-bạn hữu : bạn bè thân thiết .
-Làm việc theo nhóm .
b)Hữu có nghĩa là có :
-hữu ích : có ích .
-hữu hiệu : có hiệu quả .
-hữu tình : có sức hấp dẫn , gợi cảm .
-hữu dụng : dụng được việc .
Bài tập 2 :
-Yêu cầu Hs thảo luận
-Làm việc theo nhóm .
Lời giải : 
a)Hợp có nghĩa là gộp lại thành lớn hơn :
hợp tác , hợp nhất , hợp lực .
b)Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu , đòi hỏi . . . nào đó : hợp tình , phù hợp , hợp thời , hợp lệ , hợp pháp , hợp lí , thích hợp 
Bài tập 3 :
*Với những từ ở BT1 , hs có thể đặt 1 trong các câu sau : 
+Nhóm a :
-Nhân dân ta luôn chăm lo vun đắp tình hữu nghị với nhân dân các nước .
-Bác ấy là chiến hữu của bố em .
-Buổi lễ mừng thọ của ông em có đủ mặt họ hàng , thân hữu .
-Quan hệ giữa hai nước rất hữu hảo .
-Tình bằng hữu của chúng tôi ai cũng biết 
-Chúng ta là bạn hữu , phải giúp đỡ lẫn nhau .
+Nhóm a :
-Chúng tôi hợp tác với nhau trong mọi việc .
-Ba tổ chức riêng rẽ giờ đã hợp nhất .
-Chúng tôi đồng tâm hợp lực ra một tờ báo tường .
+Nhóm b :
-Trồng cây gây rừng là việc làm rất hữu ích .
-Loại thuốc này thật hữu hiệu .
-Phong cảng nơi đây thật hữu tình .
-Trong vụ bắt cướp tối qua , cây gậy ấy thật hữu dụng .
*Với những từ ở BT , hs có thể đặt câu sau :
+Nhóm b :
-Bố luôn giải quyết công việc hợp tình , hợp lí .
-Công việc này rất phù hợp với tôi .
-Anh ấy có suy nghĩ rất hợp thời .
-Là phiếu này hợp lệ .
-Quyết định này rất hợp pháp .
-Khí hậu miền Nam rất phù hợp với sức khỏe của ông tôi .
Bài tập 4 :Không làm ( theo điều chỉnh nội dung các môn học)
3-Củng cố , dặn dò:
-Nhận xét tiết học , biểu dương những hs tốt .
-Dặn hs ghi nhớ những điều mới học 
Thứ tư ngày 28 tháng 09 năm 2011
BUỔI SÁNG
Tiết 1 Thể dục
Tiết 2 Tập đọc 
 Tác phẩm Si – le và tên phát xít
I-MỤC TIÊU
Đọc trôi chảy toàn bài , đọc đúng các tiếng phiên âm : Sin-lơ , Pa-ri , Hít-le ,Vin-hem Ten , Mét-xi-na, Óoc-lê-ăng 
Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với câu chuyện và tính cách nhân vật : cụ già điềm đạm , thông minh , hóm hỉnh ; tên phát xít hống hách nhưng dốt nát , ngờ nghệch .
Hiểu ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi cụ già người Pháp thông minh , biết phân biệt người Đức với bọn phát xít Đức và dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tranh minh họa bài đọc SGK . 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-Hs đọc lại bài Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai .
-Trả lời câu hỏi về bài đọc .
B-DẠY BÀI MỚI :
1-Giới thiệu bài : 
2-Hướng dẫn hs luyện đọc , tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
-Gv chú ý ghi lên bảng các tên riêng phiên âm , hướng dẫn hs luyện đọc đúng : Sin-lơ , Pa-ri , Hít-le ,Vin-hem Ten , Mét-xi-na, Óoc-lê-ăng 
-Hs quan sát tranh minh họa SGK, ảnh của Sin-lơ .
-Giọng đọc chú ý lời nhân vật ( cụ già điềm đạm , hóm hỉnh ; tên phát xít hống hách )
-Hs đọc nối tiếp
b)Tìm hiểu bài 
-Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Bao giờ ? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu ?
-Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp ?
-Nhà văn Đức Sin-lơ được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào ?
-Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào ?
+Gợi ý : Không đáp lời tên sĩ quan bằng tiếng Đức , có phải ông cụ ghét tiếng Đức không ? Ông cụ có căm ghét người Đức không ?
-Lời đáp của ông cụ cuối truyện ngụ ý gì ?
- Nêu nội dung chính của bài
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm . 
Chú ý đọc đúng lời ông cụ : câu kết - hạ giọng , ngưng một chút trước từ vở và nhấn giọng cụm từ Những tên cướp thể hiện rõ ngụ ý hóm hỉnh sâu cay .
-Chuyện xảy ra trên một cuyến tàu ở Pa-ri, thủ độ nước Pháp , trong thời gian pháp bị phát xít Đức chiếm đóng . Tên sĩ quan Đức bước vào toa tàu , giơ thẳng tay , hô to : Hít-le muôn năm ! 
-Vì cụ đáp lại lời hắn một cách lạnh lùng . Hắn càng bực khi ông cụ biết tiếng Đức một cách thành thạo đến mức đọc được truyện của nhà văn Đức nhưng không đáp lời hắn bằng tiếng Đức .
-Cụ đánh giá Sin-lơ là một nhà văn quốc tế .
-Ông cụ thông thạo tiếng Đức , ngưỡng mộ nhà văn Đức Sin-lơ nhưng căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược / Ông cụ không ghét người Đức và tiếng Đức mà chỉ căm ghét những tên phát xít Đức xâm lượ ...  . . 
. . . . . . . . . . . . . .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2.Nội dung :
1-Các loại đất chính ở nước ta 
*Hoạt động 1 : (làm việc theo cặp)
Bước 1 :
-Yêu cầu học sinh đọc SGK và hoàn thành bài tập :
Bước 2 : 
-Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày .
Bước 3 : 
Giáo viên : Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo.
*Kết luận : Nước ta có nhiều loại đất, nhưng diện tích lớn hơn là đất phe-ra-lít màu đỏ hoặc đỏ vàng ở vùng đồi núi và đất phù sa ở đồng bằng .
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
+Kể tên và chỉ vùng phân bố 2 loại đất chính ở nước ta trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam 
+Làm phiếu bài tập .
-Đại diện 1 số học sinh trình bày kết quả trước lớp .
-Một số học sinh lên bảng chỉ bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vùng phân bổ 2 loại đất chính ở nước ta .
-Nêu 1 số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương ? (bón phân hữu cơ , làm ruộng bậc thang, thau chua, rửa mặn . . .)
2.Các loại rừng chính ở nước ta 
*Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
Bước 1 :
Bước 2 :
-Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày .
*Kết luận : Nước ta có nhiều loại rừng , đáng chú ý là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn . Rừng rậm nhiệt đới chủ yếu tập trung ở vùng đồi núi và rừng ngập mặn thường thấy ở ven biển .
-Học sinh quan sát hình 1,2,3, đọc SGK và hoàn thành bài tập sau : 
+Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ .
+Thực hành phiếu bài tập 2 .
-Trình bày kết quả làm việc trước lớp .
-Lên bảng chỉ trên bản đồ phân bố rừng (nếu có) vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn .
*Hoạt động 3 (làm việc cả lớp)
-Vai trò của rừng đối với đời sống con người.
-Để bảo vệ rừng nhà nước và người dân phải làm gì ?
-Địa phương em làm gì để bảo vệ rừng ?
Hướng dẫn thêm : Rừng nước ta đã bị tàn phá nhiều. Tình trạng mất rừng (khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm rẫy, cháy rừng . . .) đã và đang mối đe dọa lớn đối với cả nước, không chỉ về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của con người. Do đó việc trồng và bảo vệ rừng đang là nhiệm vụ cấp bách.
-Học sinh trưng bày và giới thiệu tranh ảnh về thực vật và động vật của rừng Việt Nam (nếu có)
3-Củng cố 
4-Nhận xét – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
BUỔI CHIỀU
Tiết 1 Kĩ thuật
 Chuẩn bị nấu ăn 
I-.MỤC TIÊU
	Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
	-Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
	-Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình.
II-.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
-Tranh về 1 số loại thực phẩm thông thường.. (rau, cũ, quả, thịt, trứng, cá, ..)
III-.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A.Kiểm tra bài cũ:
H :Kể tên và nêu tác dụng của một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
-GV nhận xét chung.
B.Dạy bài mới:
1/.Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu bài ghi tựa bài lên bảng.
1/.Chọn thực phẩm cho bữa ăn :
*Hoạt động 1 :
-Cho HS tìm hiểu bài SGK.
H : Nêu tên các công việc cần thực hiện khi nấu ăn.
-GV nhận xét kết luận : Ngoài việc chọn và sơ chế thực phẩm, cần có được những thực phẩm tươi ngon, sạch để chế biến món ăn.
*Hoạt động 2 :
-Cho HS đọc phần 1 và quan sát hình 1 SGK trả lời :
H : Mục đích yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn.
H : Hãy nêu tên các chất dinh dưỡng cần cho con người.
H : Nêu cách thực hiện.
H : Dựa vào hình 1 em hãy kể tên những loại thực phẩm thường được gia đình em chọn cho bữa ăn chính.
H : Em hãy nêu cách lựa chọn thực phẩm mà em biết.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
2/.Sơ chế thực phẩm :
-Cho HS đọc phần 2 SGK.
H : Nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn ?
H : Em hãy nêu ví dụ về cách sơ chế một loại rau mà em biết ?
-GV kết luận : Muốn có được bữa ăn ngon đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh, cần lựa thực phẩm tươi, ngon và sơ chế thực phẩm.
*Hoạt động 3 :
H : Em hãy nêu các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn ? Khi tham gia giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn, em đã làm những công việc gì và làm như thế nào ?
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
*Củng cố – dặn dò :
-Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
-GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Về nhà giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn. Chuẩn bị bài sau về nấu ăn.
-Vài em nêu, mỗi em nêu một loại dụng cụ riêng.
-Chọn thực phẩm và sơ chế thực phẩm.
-HS đọc phần 1 và quan sát hình 1 trả lời
-Đủ lượng và đủ chất dinh dưỡng, thực phẩm sạch an toàn, phù hợp kinh tế, ăn ngon.
-Chất đạm, béo, bột đường, Vitamin, chất khoáng.
-Dự kiến thực phẩm cần cho bữa ăn, khả năng kinh tế gia đình cho phù hợp.
-Thịt, cá, trứng, rau, cải, tôm, cua, .
-Rau xanh tươi non, cá, cua, tôm phải tươi tốt, sống, thtj lợn có màu hồng phần nạc, không có mùi hôi, 
-HS đọc phần 2 SGK.
-Làm sạch thực phẩm. Có thể cắt, thái, tẩm ướp làm cho thực phẩm nhanh chín, có mùi vị ngon.
-Nhặt gốc, rễ những phần giập nát, héo hoặc gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, rửa bằng nước sạch 3, 4 lần.
-Cả lớp nhận xét.
-Bếp ga, lò xô, lò than, bếp điện, 
-HS trả lời phần ghi nhớ.
-Vài em đọc ghi nhớ SGK.
Tiết 2 Toán( ôn)
 Ôn luyện tập chung – Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU
Giúp hs củng cố về : 
Các đơn vị đo diện tích đã học.
 Tính diện tích và giải bài toán có liên quan đến diện tích các hình.
- So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
	- Giải toán liên quan đến tìm một phân số của một số, tìm hai số biết hiệu và tỉ của hai số đó 
II. ĐỒ DÙNG 
HS VBT
GV Nội dùng bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trực tiếp
b) Nội dung
 - 2 em nhác lại đơn vị đo diện tích cách tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số
Bài 1: VBT trang 38
- 1 HS đọc đề GV hướng dẫn 
- HS làm vở
Bài giải
Diện tích mảnh gỗ là:
80 x 20 = 1600 (cm2)
Diện tích sàn nhà là:
8 x 8 = 64 (m2)
64 m2 = 640 000 cm2
Số mảnh gỗ để lát kín sàn nhà là:
640 000 : 1600 = 400 (mảnh)
Đáp số 400 mảnh gỗ
Bài 2: VBT trang 39
-HS đọc đề thảo luận cặp
- Làm vào vở
Bài giải
Chiều dài của khu đất HCN là:
130 + 70 = 200 (m)
a) Diện tích khu đất đó là:
200 x 130 = 26 000( m2)
100 m2 : 300 kg mía
26 000 m2 : kg mía ?
26 000kg gấp 100 kg số lần là:
26 000 : 100 = 260 (lần)
Số kg mía thu hoạch được là:
300 x 260 = 78 000 (kg)
78 000 kg = 78 tần
Đáp số : a. 26 000 m2 ;b. 78 tần
Bài 3: VBT trang 39
- Hướng dẫn học sinh làm
Bài giải
Chiều dài của sân vận động đó là:
6 x 3 000 = 18 000 (cm2) = 180 m
Chiều rộng của sân vận động đó là:
3 x 3 000 = 9000 (cm2) = 90 m2
Diện tích của sân vận động đó là:
180 x 90 = 16 200 (m2)
Đáp số : 16 200 m2
Bài 4 – HS trao đổi 
Khoanh vào câu C
Bài 1:Viết cá phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé
a) ; ; ; ; 
b) ; ; ; ; c) ; ; ; 
Bài 2: Tính VBT trang 41 GV hướng dẫn
Gọi 4 em lên làm
a) 
b) 
c) 
Bài 2:
- VBT trang 41
Bài giải
6ha = 60 000 m2
Diện tích trồng nhãn của xã đó là:
60 000 : 5 x 3 =36 000 (m2)
Bài 4: VBT trang 41
-Hoch sinh đọc đề GV hướng dẫn 
- Làm nhanh chấm 10 bài
Tóm tắt
Mẹ: 
Con:
 Bài giải
Hiệu số phần bằng nhau là:
3 – 1 = 2 (phần)
Số tuổi của mẹ là:
28 : 2 x 3 = 42 (tuổi)
Tuổi của con là:
42 – 28 = 14 (tuổi)
Đáp số : mẹ: 42 tuổi ; con: 14 tuổi.
3.Củng cố – dặn dò
-GV hệ thống bài – liên hệ chuẩn bị bài sau Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học
Tiết 3 Luyện từ và câu (ôn)
 Ôn tập : từ đồng âm
I. MỤC TIÊU
 Củng cố cho HS Hiểu thế nào là từ đồng âm.
Bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV Nội dung ôn tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trực tiếp
b) Nội dung
- 2 em nhắc lại thế nào là từ đồng âm
Bài 1: Đọc các cụm từ và câu sau đây, chú ý từ in nghiêng
- Yêu cầu học sinh tro đổi nhĩm đơi 
a)Đặt sách lên bàn,
b) Trong hiệp 2, Rô – nan – đi – nhô ghi được một bàn.
c) Cứ thế mà làm không cần bàn nữa
Nghĩa của từ bàn được nĩi tới dưới đây phù hợp với từ bàn trong cụm từ nào, câu nào ở trên,
- Lần tính được thua ( trong mơn bĩng đá) ( b)
- Trao đổi ý kiến.(c)
- Đồ dùng cĩ mặt phẳng, cĩ chân, dùng để làm việc.(a)
Bài2: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
a) đậu tương – đất lành chim đậu – thi đậu.
b) bị kéo xe – hai bị gạo – cua bị lổm ngổm
c) sợi chỉ - chỉ đường – một chỉ vàng.
- HS làm cá nhân 
- lên bảng làm
a) Một loại cây trồng lấy quả, hạt( đậu tương)
 Tạm dừng lại(chim đậu)
 Đỗ trúng tuyển( thi đậu)
b) Con bò ( bò kéo xe)
 - Đơn vị đo lường( bò gạo)
 - di chuyển thân thể( cua bò)
c) sợ chỉ dùng khâu vá( sợi chỉ)
 - hướng dẫn ( chỉ đường)
 - Đồng cân vàng ( chỉ vàng)
Bài 3: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm: 
Chiếu, kén, mọc
Mẫu: Mặt trờ chiếu sáng.
Bà tơi trải chiếu ra sân.
-HS làm vào vở
-Con tằm đang làm kén.
- Vua mở hội kén vợ.
- Cây cối xung quanh trường mọc um tùm.
- Những ngơi nhà mọc lên san sát.
HS làm bài cá nhân
GV chấm
3.Củng cố – dặn dò
-GV hệ thống bài – liên hệ chuẩn bị bài sau Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
- Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6 2 BUOI NAM HOC 2011 2012.doc