Giáo án khối 5 - Tuần 8

Giáo án khối 5 - Tuần 8

I. Mục tiêu:

* Giúp HS:

 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng.

 - Hiểu được các từ ngữ: lúp xúp, ấm tích, tân kì, vượn bạc má, khợp con nang.

 - Nội dung: Tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng, từ đó cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng.

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 977Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
Kì diệu rừng xanh
 Theo Nguyễn Phan Hách
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS: 
	- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng.
	- Hiểu được các từ ngữ: lúp xúp, ấm tích, tân kì, vượn bạc má, khợp con nang.
	- Nội dung: Tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng, từ đó cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ chép nội dung bài tập đọc 
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
3. Bài mới: 
 3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- Gọi HS đọc nối tiếp 
- GV bao quát giúp HS đọc đúng.
- GV yêu cầu HS phát hiện từ khó.
- GV phát âm từ khó và yêu cầu một vài HS phát âm lại.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp đôi
- GV gọi một số cặp đôi lên đọc.
- Yêu cầu HS nêu lên từ khó hiểu trong bài.
- GV giải thích từ khó hiểu.
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải trong SGK.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu chú ý giọng đọc của từng đoạn: 
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài một lượt và trả lời các câu hỏi.
+ Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
+ Nhớ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
+ Những muông thú trong rừng được tác giả miêu tả như thế nào?
+ Sự có mặt của chúng đem lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
+ Vì sao rừng khợp được gọi là “giang sơn vàng rợi”?
+ Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- GV gắn bảng phụ viết nội dung bài và yêu cầu HS đọc.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV chú ý cho HS thể hiện đúng giọng đọc của từng đoạn:
+ Đoạn 1: Cảnh vật được miêu tả qua một loạt liên tưởng - đọc với giọng khoan thai, thể hiện thái độ ngỡ ngàng ngưỡng mộ.
+ Đoạn 2: Đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú.
+ Đoạn 3: Đọc thong thả ở những câu cuối miêu tả vẻ thơ mộng của cánh rừng trong sắc vàng mênh mông.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1.
- GV bao quát giúp đỡ.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gọi 1 HS đọc diễn cảm toàn bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung.
- Liên hệ, nhận xét.
- Dặn HS về nhà học bài.
- 1, 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
- HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến lúp xúp dưới chân
+ Đoạn 2: từ Nắng trưa đến đưa mắt nhìn theo.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn 
- HS phát hiện từ khó.
- HS nghe GV phát âm và phát âm lại cho đúng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một số cặp đôi luyện đọc trước lớp.
- HS nêu.
- HS đọc phần chú giải trong SGK.
- 1 đến 2 HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Tác giả thấy vạt nấm rừng như vật thành phố nấm; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì; bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
+ Những liên tưởng ấy làm cảnh vật trong rừng trở lên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
+ Những con vượn bạc ôm con gọn ghẽ chuyển nhanh như tia chớp, ... những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng.
+ Sự xuất hiện thoát ẩn, thoát hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú.
+Vàng rợi là màu vàng ngợi sáng rực đều khắp rất đẹp mắt.
+ Rừng khợp được gọi là giang sơn vàng rợi vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian nắng cũng rực vàng.
+ Đoạn văn làm cho em càng háo hức muốn có dịp được vào rừng, tận mắt ngắm nhìn cảnh đẹp của thiên nhiên.
- HS nêu nội dung bài.
- HS đọc 
- Lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1, theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài.
- Lắng nghe.
_________________________________
Toán
Số thập phân bằng nhau
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS: 
	- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
	- Vận dụng tốt vào bài toán có liên quan.
	- HS chăm chỉ luyện tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, SGV	
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở bài tập.	
- HS làm bài tập 4 phần b, c
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài.
Bài 1: 
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung.
- GV hỏi:
+ 9dm = ? cm
+ 9dm = ? m
+ 90cm = ?m
- GV: vậy ta rút ra được điều gì?
- GV viết bảng: 
9 dm = 90cm.
g 0,9 m = 0,90 m
Vậy 0,9 = 0,90 
hoặc 0,90 = 0,9
9 dm = 0,9 m.
90 cm = 0,90 m.
Vậy 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9
- Từ ví dụ trên ta có thể rút ra được điều gì?
- GV viết lên bảng quy tắc.
- Yêu cầu HS đọc lại.
- GV đưa ra ví dụ để củng cố điều mà HS vừa phát hiện:
0,9 = 0,90 = 0,900 = 0,9000
8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
12 = 12,0 = 12,00 = 12,000
- GV hỏi: 
+ Từ 0,9 = 0,90 = 0,900 = 0,9000
Ta có thể viết 0,9000 = 0,900 = 0,90 = 0,9 được không?
- GV tiếp tục đưa ra các ví dụ:
+ 8,7000 = 8,7500 = 8,750 = 8,75
+ 12,000 = 12,00 = 12,0 = 12 
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV viết phần quy tắc lên bảng sau đó gọi 1 vài HS đọc nối tiếp.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ
b) Thực hành.
Bài 1: 
- Hướng dẫn HS làm cá nhân. 
- GV giúp đỡ, nhận xét.
Bài 2: 
- Hướng dẫn HS làm cá nhân.
- GV chấm bài. 
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
- Cho HS làm, trả lời, miệng.
- GV nhận xét, đánh giá
4. Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống nội dung.
- Liên hệ, nhận xét.
- Làm vở bài tập.
- HS lên bảng làm bài tập 4 phần b,c.
- HS trả lời.
+ 9dm = 90cm.
+ 9dm = 0,9m
+ 90cm = 0,90m
- Vậy 0,9 = 0,90
- Nếu viết thêm số 0 vào bên phải phần thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
- HS đọc lại.
- Yêu cầu HS đọc lại các ví dụ
- HS trả lời.
+ Chúng ta có thể viết được vì các số thập phân đó đều bằng nhau.
- Nếu 1 số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được 1 số thập phân bằng nó.
- HS lấy ví dụ, chẳng hạn: 
+ 0,3 = 0,30 = 0,300.
+ 1,500 = 1,50 = 1,5
- HS làm bài, trình bày.
7,800 = 7,8
64,900 = 64,9
3,0400 = 3,04
b)2001,300= 2001,3
 35,020 = 35,02
100,0100= 100,01
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
a) 5,612
 17, 200
 480,590
b) 24,500
 80,010
 14,678
- HS tự làm.
Các bạn Lan và Mĩ viết đúng vì:
0, 100 = = 
0, 100 = = 
0, 100 = 0,1 = 
Bạn Hùng viết sai vì bạn đã viết:
0,100 = 0,1 = nhưng thực ra 0,100 = 
Khoa học
Phòng bệnh viêm gan a
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
	- HS biết nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.
	- Nêu cách phòng bệnh viêm gan A.
	- Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A.
II. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, SGV.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Chúng ta làm gì để phòng bệnh viêm não.
2. Bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Nội dung: 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Đọc thông tin hình 1 và trả lời câu hỏi.
- Nêu dấu hiệu của bệnh viêm gan A?
- Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
Chỉ và nói về nội dung từng hình.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm.
+ Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A?
+ Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì?
- GV tóm tắt nội dung. (SGK)
g Bài học (SGK)
3. Củng cố- dặn dò:
- Củng cố nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học
- HS trả lời.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả.
- Sốt, đau ở vùng bụng bên phải, gần gan, chán ăn.
- Vi rút viêm gan A được thải qua phần người bệnh lây sang 1 số súc vật.
- HS quan sát hình 2, 3, 4, 5 (trang 33)
+ Hình 2: Uống nước đun sôi để nguội.
+ Hình 3: Ăn thức ăn đã nấu chín.
+ Hình 4: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn.
+ Hình 5: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi đại tiện.
- HS thảo luận nhóm.
+ Cần ăn chín uống sôi, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
+ Người bệnh cần nghỉ ngơi, ăn thức ăn lòng và chứa nhiều đạm, vi ta min, không ăn mỡ, không uống rượu.
- HS đọc lại.
______________________________________________________________
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Thể dục
đội hình đội ngũ
trò chơi: “trao tín gậy”
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
	- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác ĐHĐN. Yêu cầu tập hợp hàng nhanh, trật tự, đi đều vòng trái, vòng phải, thực hiện được động tác đổi chân khi đi đều sai nhịp.
	- Trò chơi: “Trao tín gậy”. Yêu cầu nhanh nhẹn, bình tĩnh trao tín gậy cho bạn.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Trên sân trường.
	- 1 còi, 4 tín gậy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
	Hoạt động của giáo viên 
Họat động của học sinh
1. Phần mở đầu: (6 đến 10 phút.)
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Hướng dẫn HS xếp hàng khởi động nhẹ.
2. Phần cơ bản: (18 đến 22 phút)
a) Đội hình đội ngũ: (10 đến 12 phút).
- Ôn tập hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số đi đều vòng trái, vòng phải, đổi chân khi đi sai nhịp.
- Giáo viên quan sát, sửa sai.
- Giáo viên quan sát, nhận xét biểu dương thi đua.
b) Trò chơi vận động: (7 đến 8 phút.)
- Trò chơi: “Trao tín gậy”
- Giáo viên nêu tên trò chơi.
- Hướng dẫn cách chơi.
- Giáo viên quan sát nhận xét, biểu dương.
 3. Phần kết thúc:
- Giáo viên hệ thống bài: 1 đến 2 phút.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả học tập và giải bài về nhà: 1 đến 2 phút.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân khớp gối, hông vai,  (1 đến 2 phút)
- Chạy nhẹ nhàng: 1 đến 2 phút.
- Chơi trò chơi: “Chim bay, cò bay”: 1 đến 2 phút.
- Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển.
- Cả lớp tập cho từng tổ thi đua trình diễn.
- HS tập hợp theo đội hình chơi.
- Lắng nghe, chú ý 
- Cả lớp cùng chơi.
- Thực hiện 1 số động tác thả lỏng: 1 đến 2 phút.
- Hát tại chỗ theo nhịp vỗ tay: 1 đến 2 phút.
__________________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: thiên nhiên
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
	1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên; làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tương thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống, xã hội.
	2. Nắm được 1 số từ ngữ miêu tả thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Một số tờ phiếu học tập cho BT ... nhanh gây khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống của nhân dân?
- GV tóm tắt ý chính.
g Bài học (SGK)
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học kĩ bài.
- HS mô tả, vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ.
- HS quan sát bảng số liệu dân số năm 2004 và trả lời câu hỏi SGK.
+ Năm 2004 nước ta có 82 triệu người.
+ Dân số nước ta đứng thứ ba ở Đông Nam á và là 1 trong những nước đông dân trên thế giới.
- HS quan sát biểu đồ qua các năm, trả lời câu hỏi.
- Số dân tăng qua các năm.
+ Năm 1979: 52,7 triệu người.
+ Năm 1989: 64,4 triệu người.
+ Năm 1999: 76,3 triệu người.
- Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm thêm hơn 1 triệu người.
- HS dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi.
- Dân số tăng nhanh trong khi đó diện tích đất không tăng do đó nhu cầu về thực phẩm, nhu cầu về lương thực, thực phẩm, nhu cầu về nhà ở, may mặc gặp nhiều khó khăn g ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- HS đọc bài học SGK.
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Âm nhạc
	Ôn tập 2 bài hát: Reo vang bình minh,
	Hãy giữ cho em bầu trời xanh
	Nghe nhạc
I.	Mục tiêu:
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca .
	- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .
	- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
	- Nhóm HS có năng khiếu biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca .Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời .
II. Đồ dùng dạy học:
	 - SGK, SGV Âm nhạc 5. 
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu: 
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định lớp: 
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra 1 nhóm hát, 1 nhóm đọc TĐN
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Reo vang bình minh.
- GV yêu cầu HS hát bài hát kết hợp gõ đệm: Đọan 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm với 2 âm sắc. Thể hiện tình cảm hồn nhiên trong sáng.
- GV hỏi HS cảm nhận về bài hát.
- GV hỏi HS kể tên một số bài hát của nhạc sĩ Lê Hữu Phước?
Múa vui, Thiếu nhi thế giới liên hoan, Lên đàng 
- GV hướng dẫn HS trình bày bài hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm:
- GV chỉ định trình bày theo nhóm.
- GV hướng dẫn trình bày bài hát bằng cách hát có đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm.
- GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
Nội dung 2: Ôn tập bài hát: Hãy giữ cho em bầu trời xanh
- GV hướng dẫn HS hát bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm. Đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm theo phách.
- GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm.
- GV hỏi trong bài hát , hình ảnh nào tượng trưng cho hoà bình?
- GV hỏi HS kể tên một vài bài hát về chủ đề hoà bình
Hoà bình cho bé, Bầu trời xanh, Tiếng hát bạn bè mình, Em yêu hoà bình 
- GV yêu cầu hãy hát một câu hoặc một đoạn trong những bài hát trên.
Nội dung 3: Nghe nhạc: Cho con
- GV thực hiện đàn giai điệu bài Cho con
- Em nào biết tên bài , tác giả, nội dung của bài hát?
Nếu HS không biết, GV giới thiệu tên bài, tác giả, nội dung bài hát.
- GV thực hiện , tự trình bày bài hát hoặc mở băng đĩa nhạc.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học
	- Dặn dò HS về nhà ôn lại bài
- HS thực hiện
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS thực hiện
- 4- 5 HS trình bày
- HS thực hiện
- 4- 5 HS trình bày
- HS thực hiện
- 4- 5 HS trình bày
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS xung phong
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS nghe hát hoà theo
_______________________________________
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
(Dựng đoạn, mở bài, kết bài)
I. Mục đích yêu cầu:
	- Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh.
	- Biết cách viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh.
II. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, SGV.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương bài viết trước?
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 	
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: 
- Gọi HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi: 
+ Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp?
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Có mấy cách mở bài? Nội dung từng cách?
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài và hai đoạn văn.
- Yêu cầu HS nhắc lại về hai kiểu kết bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời câu hỏi: Điểm giống và khác nhau giữa kiểu kết bài không mở rộng (a) và mở rộng (b)?
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiểu kết bài.
Bài 3: 
- GV hướng dẫn và lấy ví dụ.
Ví dụ 1: Mở bài theo kiểu gián tiếp:
 Em đã được xem rất nhiều tranh, ảnh về cảnh đẹp của đất nước, đã được nghỉ mát ở bãi biển Nha Trang, ở vịnh Hạ Long, Đà Lạt. Em cũng đã được lên Sa Pa, vào thành phố Hồ Chí Minh. Đất nước mình nơi đâu cũng có cảnh đẹp. Dù thế, em vẫn thấy cảnh đẹp gần gũi nhất với em là thị xã quê hương em.
Ví dụ 2: Kết bài theo kiểu mở rộng:
 Em rất yêu quý thị xã quê hương em. Em mơ ước lớn lên sẽ theo học nghề kiến trúc, trở thành kiến trúc sư, thiết kế những ngôi nhà xinh xắn, những tòa nhà có vườn cây để thị xã của em trở nên xanh hơn, đàng hoàng, to đẹp hơn.
- Gọi HS đọc đoạn mở bài và kết bài của mình.
- GV nhận xét, góp ý.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà hoàn thành bài tiếp.
- HS đọc đoạn văn, HS dưới lớp lắng nghe và góp ý cho bạn.
- HS đọc nội dung bài.
- HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận: 
+ Đoạn văn a) mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn văn b) mở bài theo kiểu gián tiếp.
- Cách viết của từng cách: 
+ Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào việc hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả.
+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào chuyện.
- Có 2 cách mở bài: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
- Nội dung từng cách: 
+ Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào việc hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả.
+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào chuyện.
- HS đọc.
- HS nhắc lại: 
+ Kết bài không mở rộng: Kết cục không có lời bình.
+ Kết bài mở rộng: kết cục có lời bình.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
+ Giống nhau: Đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường.
+ Khác nhau: 
* Kết bài không mở rộng: Khẳng định con đường rất thân thiết với bạn học sinh.
* Kết bài mở rộng: Vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp.
- HS nhắc lại.
- HS nghe g làm vở.
- HS đọc.
______________________________
Toán
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS ôn:
	- Bảng đơn vị đo độ dài.
	- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
	- Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, SGV.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 2 - SGK trang 43.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bước 1: Ôn lại hệ thống bảng đơn vị đo độ dài.
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé?
- Mối quan hệ giữa hai đơn vị đứng liền kề nhau? Ví dụ.
* Kết luận: - Mỗi đơn vị đo dài gấp 10 đơn vị liền sau nó.
- Mỗi đơn vị đo độ dài bằng một phần mười (bằng 0,1) đơn vị liền trước nó.
Bước 2: Ví dụ:
Ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
6 m 4 dm = ... m
GV hướng dẫn.
6 m 4 dm = m = 6,4 m
Vậy: 6 m 4 dm = 6,4 m
Ví dụ 2: 
- GV viết lên bảng và yêu cầu HS làm ra nháp.
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc kết quả làm được.
Bước 3: Thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
GV gợi ý:
3 m 4 dm = m = 3,4 m 
- GV yêu cầu HS làm vào vở. 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài tập theo cá nhân.
- GV chấm bài.
- Gọi 4 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập.
- HS lên bảng làm bài tập, dưới lớp làm bài tập ra nháp.
- km, hm, dam, m, dm, cm, mm.
- HS trả lời và ví dụ.
1 km = 10 hm; 1 hm = km = 0,1km
- HS đọc và ví dụ
- HS làm ra nháp.
- HS đứng tại chỗ đọc kết quả.
- HS đọc đề bài.
- HS làm vở.
a) 8 m 6 dm = m = 6,8 m
b) 2 dm 2 cm = dm = 2,2 dm
c) 3 m 7 cm = m = 3,07 m
d) 23 m 13 cm = = 23, 13 m
- HS lên bảng chữa bài.
- HS đọc yêu cầu đề bài: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.
- HS làm bài tập vào vở.
a) 2 m 5 cm = m = 2,05 m
21 m 36 cm = m = 21,36 dm
b) 8 dm 7 cm = dm = 8,7 dm 
4 dm 32 mm = dm = 4,32 dm
 73
73mm = 	 dm = 0,73dm. 
 100
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng chữa bài.
a) 5 km 302 m = km = 5,302 km; 
b) 5 km 75 m = km = 5,075km
c) 302 m = km = 0,302 km.
________________________________________
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần 08
I. mục tiêu:
* Giúp HS: 
	- Biết được hoạt động của bản thân, của tổ, của lớp và của nhà trường trong tuần vừa qua.
	- Tự nhận xét, đánh giá được những việc mình đã làm được và chưa làm được trong tuần vừa qua từ đó phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm tồn tại.
	- Vạch ra phương hướng của bản thân và của lớp trong tuần tiếp theo.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. ổn định tổ chức:
2. Nội dung sinh hoạt:
2.1. Sơ kết tuần học 08:
	- GV yêu cầu lớp trưởng đứng lên nhận xét tình hình học tập, ý thức học tập và nề nếp của lớp trong tuần vừa qua, những ưu, khuyết điểm và phương hướng trong tuần tới.
a. ưu điểm:
	- ý thức, nề nếp học tập của HS trong lớp nhìn chung vẫn duy trì tích cực.
	- Nề nếp hàng ngày thực hiện tốt, vệ sinh sạch sẽ, đeo khăn quàng đầy đủ, đi học đúng giờ. 
	- Có nhiều bạn được điểm tốt, được khen ngợi.
b. Khuyết điểm, tồn tại:
	- Vẫn còn có hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ
	- Trong giờ học vẫn còn một số học sinh chưa chú ý, chưa có ý thức tích cực tham gia xây dựng bài
c. Phương hướng tuần 09:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm tồn tại của tuần trước.
	- Thi đua dành nhiều điểm tốt, dành nhiều lời khen ngợi từ thầy cô, bạn bè.
	- Duy trì nề nếp học tập và nề nếp ra vào lớp.
	- Tổ cán sự lớp giúp các bạn yếu học tập.
**************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc