Giáo án khối 5 - Tuần 8 năm 2008

Giáo án khối 5 - Tuần 8 năm 2008

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. ( Trả lời các câu hỏi 1, 2, 4)

GDBVMT:Giup hs cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng

* Phương pháp: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, luyện đọc.

 II. Đồ dùng dạy - học:

- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 906Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 8 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KEÁ HOAÏCH DAÏY HOÏC
Tuần8: Từ ngày 28 tháng 9 năm 2009 đến ngày tháng 10 năm 2009
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
HAI
Chào cờ
Chào cờ 
Tập đọc
Kì diệu rừng xanh
GDBVMT
Lịch sử
Xô Viết Nghệ - Tĩnh
Toán
Số thập phân bằng nhau
Đạo đức
Nhớ ơn tổ tiên.
BA
Chính tả
Nghe- viết: Kì diệu rừng xanh
LTVC
MRVT: Thiên nhiên
GDBVMT
Toán
So sánh hai số thập phân.
Khoa học
Phòng bệnh viêm gan A.
TƯ
K .chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc.
GDBVMT ,HTTTHCM
Tập đọc
Trước cổng trời.
Địa lý
Dân số nước ta.
GDBVMT
Toán
Luyện tập.
NĂM
TLV
Luyện tập tả cảnh.
LTVC
Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
HTTTHCM
Khoa học
Phòng tránh HIV/AIDS.
Toán 
Luyện tập chung.
Mỹ thuật
Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có dạng hình trụ
SÁU
TLV
Luyện tập tả cảnh.
Kỹ thuật
Nấu cơm(T1)
Toán
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Âm nhạc
Ôn tập hai bài hát: Reo vangHãy giữ cho em
SHTT
Nhận xét tuần 8
Thứ hai, ngày 28 tháng 9 năm 2008
Tập đọc
Kì diệu rừng xanh
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. ( Trả lời các câu hỏi 1, 2, 4)
GDBVMT:Giup hs cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng
* Phương pháp: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, luyện đọc.
 II. Đồ dùng dạy - học:
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy và học
Ghi chú
1. Ổn định :
 2. Kiểm tra:
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài “Tiếng đàn Ba- la- lai- ca”
- Trả lời câu hỏi 1, 2 và nêu nội dung bài.
- GVNX, ghi điểm.
 3. Bài mới:
 a- Giới thiệu bài : Kì diệu rừng xanh
b- Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài. 
* Luyện đọc. 
- 1 HS đọc cả bài.
- GV gọi 3HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm, kết hợp giải nghĩa từ(Gọi cả HS yếu đọc)
- HS đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu .
* Tìm hiểu bài* pp: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1:
+ Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? HSTL – HS khác nhận xét – GV nhận xét TD
(Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì: bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền dài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân)
+ Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? HSTL – HS khác nhận xét – GV nhận xét TD (Những liên tưởng ấy làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích) HS yếu nhắc lại
- HS đọc thầm đoạn 2, 3 trả lời câu hỏi 2:
+ Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
(Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ con, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng) HS yếu nhắc lại
+ Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? HSTL – HS khác nhận xét – GV nhận xét TD
(Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú) HS yếu nhắc lại
+ Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”.
+ Vàng rợi là màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp, rất đẹp mắt.
+ Rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng
trong một không gian rộng lớn; lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và rải thành thảm
dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng...
* HS đọc thầm trả lời câu 4.
+ Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên.
(VD: đoạn văn làm cho em càng háo hức muốn có dịp được vào rừng, tận mắt ngắm nhìn cảnh đẹp của thiên nhiên/ Vẻ đẹp của khu rừng được tác giả miêu tả thật kì diệu/ đoạn văn giúp thấy yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng)
GDBVMT:Rừng xanh hiện ra trước mắt tác giả thật kì thú,qua đó giúp chúng ta thấy được tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với rừng.Ngay chính địa phương các em ở có rất nhiều rừng,các em hãy yêu rừng và có nhũng hành động để bảo vệ màu xanh của rừng
c- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: PP luyện đọc
- 1 HS đọc đoạn 1- HSNX - 1 HS đọc lại.
- 1 HS đọc đoạn 2 - HSNX- 1 HS đọc lại.
- 1 HS đọc đoạn 3 - HSNX - GVHD đọc mẫu đoạn 3 - 2 HS đọc lại.
- Đọc cặp đoạn 3.
* Thi đọc diễn cảm đoạn 3. Bình chọn bạn đọc hay nhất.
 4. Củng cố:
- Qua bàu học giúp em biết thêm điều gì? HSTL – GV nhận xét TD. Nêu nội dung của bài, HS đọc.
- GDHS: yêu quý vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng
 5. Dặn dò: 
- Đọc lại bài, đọc trước bài ‘ Trước cổng trời”.
* GV nhận xét tiết học.
Bổ sung:
Lịch sử
Xô Viết Nghệ - Tĩnh
 I. Mục đích yêu cầu: 
- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Nghệ An:
- Ngày 12/9/1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ - Tĩnh.
- Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thông xã:
+ Trong những năm 1930 – 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh nhân dân dành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.
+ Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân, các thứ thuế vô lí bị xóa bỏ.
+ Các phong tục lạc hậu bị xóa bỏ. 
* Phương pháp: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, thảo luận.
II. Đồ dùng học tập:
- Hình trong SGK . Bản đồ Việt Nam.
- Phiếu học tập của HS
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy và học
Ghi chú
1. Ổn định :
 2. Kiểm tra:
- Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở đâu? Do ai chủ trì?
- Trình bày kết quả hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản?.
- GVNX, ghi điểm.
 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
b- Các hoạt động:
*Hoạt động1: Cuộc biểu tình và tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ - Tĩnh
pp: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp. (Làm việc cả lớp)
- GV có thể giới thiệu bài, kết hợp với sử dụng bản đồ:
- Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo một phong trào đấu tranh cách mạng mạnh mẽ, nổ ra trong cả nước (1930 - 1931). Nghệ - Tĩnh (Nghệ An - Hà Tĩnh).
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ -Tĩnh trong những năm 1930 - 1931 (tiêu biểu cho sự kiện 12 - 9 - 1930).
+ Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng.
+ Ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
* Hoạt động 2: Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng.
*pp: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, thảo luận. (làm việc theo cặp)
- GV cho HS đọc SGK, sau đó trình bày lại cuộc biểu tình ngày 12 - 9 - 1930 ; nhấn mạnh: Ngày 12 - 9 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ - Tĩnh.
+ GV nêu sự kiện theo diễn ra trong năm 1930.
+ Những năm 1930 - 1931, trong các thôn xã ở Nghệ - Tĩnh có chính quyền Xô Viết đã diễn ra điều gì mới ?
+ Khi được sống dưới chính quyền Xô Viết, Người dân có ý nghĩa gì?
- HS đọc SGK, thảo luận nhóm đôi sau đó ghi kết quả vào phiếu học tập.
- GV gọi các nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét- GV chốt lại.
- Không hề xảy ra trộm cướp
- Chính quyền cách mạng bãi bỏ những phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan để áp phá nạn rượu chè, cờ bạc,...
- Bọn đế quốc phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh hết sức dã man, chúng điều thêm binh lính về đàn áp, triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn đảng viên cộng sản và chiến sỹ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết.
*Hoạt động 3: Ý nghĩa của phong trào xô Viết Nghệ - Tĩnh
* pp: Quan sát, giảng giải, thảo luận
- GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận: Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh có ý nghĩa gì:
- GV tổ chức cho HS trao đổi để đi đến kết luận:
- Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động.
- Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- HS đọc ghi nhớ.
4. Củng cố:
- Nêu ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh? HSTL – GV nhận xét TD.
- GDHS: Qua bài hoc các em biết được tinh thần dũng cảm, yêu nước của nhân dân ta
 5. Dặn dò:
- Học bài , Chuẩn bị bài sau “ Cách mạng mùa thu”. Nhận xét giờ học.
Bổ sung:
Toán
Số thập phân bằng nhau
 I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS nhận biết: viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
* Phương pháp: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, luyện tập.
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy và học
Ghi chú
 1. Ổn định :
 2. Kiểm tra:
- Gọi HS làm lại bài tập 4 tiết trước.
- GVNX, ghi điểm.
 3. Bài mới:	
- Hướng dẫn làm bài: pp: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, luyện tập.
Phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) tận cùng bên phải của số thập phân đó.
* GV hướng dẫn HS tự giải quyết các chuyển đổi trong các ví dụ của bài học để nhận ra rằng:
0,9 = 0,90	0,09 = 0,900
0,90 = 0,9	0,900 = 0,90
- Từ đó HS tự nêu được các nhận xét (dưới dạng các câu khái quát) như trong SGK.
* GV hướng dẫn HS nêu các ví dụ minh hoạ cho các nhận xét đã nêu trên. Chẳng hạn:
8,75 = 8,750	= 8,7500 = 8,75000.
12	 = 12,0 = 12,00 = 12,000
- HS rút ra nhận xét 2 ở SGK.
b- Thực hành. *pp: Quan sát, giảng giải, làm mẫu, luyện tập.
GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập rồi chữa bài
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên lưu ý HS một số trường hợp có thể nhầm lẫn, chẳng hạn:
35,020 = 34,02 (không thể bỏ chữ số 0 ở hàng phần mười)
- Yêu cầu HS viết ở dạng gọn nhất: 3,0400 = 3,04
Bài 2: 
- HS tự làm bài rồi chữa bài. GVhướng dẫn giúp HS yếu với những số đã có 3 chữ số ở phần thập phân thì không viết thêm chữ số nào cả, với các chữ số ít hơn 3 chữ số ở phần thập phân thì viết thêm một chữ số o vào tận cùng bên phải phần thập phân để phần thập phân có 3 chữ số.
- 2 HS lên bảng làm. GV nhận xét chữa bài.
a) 5,612 ; 17,200 ; 480,590. b) 24,500 ; 80,010 ; 14,678.
+ Khi viết thêm một chữ số o vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số phần thập phân thì giá trị của số đó có thay đổi không? Khi viết thêm một chữ số o vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số phần thập phân thì giá trị của số đó không thay đổi. 
- GV nhận xét TD
Bài 1
Bài 2
 4. Củng cố :
- GV gọi 1 HS lên bảng nối số thập phân với phân số thập phân bằng nó.
0,25
0,1
- GV nhận xét TD 
 5. Dặn dò:
- Học sinh K,G về nhà làm BT3 và chuẩn bị bài “ So sánh hai số thập phân”
* Nhận xét giờ học.
Bổ sung:
Đạo đức
Nhớ ơn tổ ti ... Phương pháp: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, thảo luận.
* Mục tiêu: Giúp HS : 
- Nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/ AIDS.
* Cách tiến hành: 
 Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV yêu cầu các nhóm sắp xếp, trình bày các thông tin tương ứng với hình trong SGK.
+ Tìm xem thông tin nào nói về nguyên nhân và cách phòng tráng HIV/ AIDS, thông tin nào nói về cách phát hiện 1 người có nhiễm HIV không?
Bước 2:
- HS trình bày. - HSNX, GVNX, chốt lại.
- Theo bạn, có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu.
 4. Củng cố :
- HIV có thể lây qua đường nào?
- Để phát hiện một người có bị nhiễm HIIV không ta làm như thế nào? HSTL – GV nhận xét TD
GDHS: Có ý thức phòng tránh và tuyên truyền mọi người.
 5. Dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài sau “Thái độ với người nhiễnm HIV”.
* Nhận xét giờ học.
Bổ sung:
Thứ sáu, ngày 1 tháng 10 năm 2009
Tập làm văn 
Luyện tập và tả cảnh
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
 I. Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp (BT1)
- Phận biệt được hài cách kết bài; kết bài mở rộng; kết bài không mở rộng ( BT2); viết được đoạn mở bài gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.(BT3)
* Phương pháp: Quan sát, giảng giải, luyện tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
- VBT Tiếng Việt 5, tập một 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy và học
Ghi chú
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra:
- Gọi học sinh đọc lại đọan miêu tả cảnh ở địa phương ở tiết trước?
- GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới: 
a- Giới thiệu bài:
b- Hướng dẫn luyện tập. pp: Quan sát, giảng giải, luyện tập.
Bài tập 1.
- HS đọc nội dung BT 1.
- Xác định yêu cầu bài tập 1.
- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp);
+ Mở bài trực tiếp: kể ngay vào việc (bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả (bài văn miêu tả)
+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc vào đối tượng) định kể (hoặc tả)
+ HS đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét.
- Lời giải: (a) là kiểu mở bài trực tiếp, (b) kiểu mở bài gián tiếp.
Bài tập 2.
- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng);
+ Kết bài không mở rộng: cho biết kết cục, không bình luận thêm.
+ Kết bài mở rộng: sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
- HS đọc thầm 2 đoạn văn, thảo luận nhóm đôi nêu nhận xét 2 cách kết bài
- 2 nhóm trình bày – nhóm khác NX –GV chốt lời giải đúng :.
- Lời giải:
*Giống nhau
- Đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường
*Khác nhau
- Kết bài không mở rộng: khẳng định con đường rất thân thiết với bạn học sinh.
- Kết bài mở rộng: vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh
Bài tập 3.
- HS đọc, nêu YC BT.
- GV lưu ý cách viết mở bài gián tiếp và kết bài kiểu bài mở rộng:
- Để viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương, HS có thể nói về cảnh đẹp nói chung, sau đó giới thiệu về cảnh đẹp cụ thể của địa phương mình.
- Để viết một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh nói trên, các em có thể kể những việc làm của mình nhằm giữ gìn, tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương.
- 2 HS lên bảng làm.
- Mỗi HS viết mở bài, kết bài theo yêu cầu vào vở.
- HS trình bày – HS khác NX – GV sửa lỗi , tuyên dương những bài viết hay. 
 4. Củng cố:
- HS nhắc ghi nhớ hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp), hai kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng) trong bài văn tả cảnh.
 5. Dặn dò: 
- Dặn những HS viết 2 đoạn mở bài, kết bài chưa đạt về nhà viết lại để thầy, cô kiểm tra.
* GV nhận xét tiết học.
Bổ sung:
Kỹ thuật
Nấu cơm (Tiết 2).
 I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh biết cách nấu cơm.
- Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.
* Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, đánh giá kết quả .
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy và học
Ghi chú
1. Ổn định:
 2 Kiểm tra bài cũ: ? tựa bài
- HS nêu ghi nhớ - GV nhận xét TD
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài
b. Tìm hiểu bài: pp: Quan sát, vấn đáp, đánh giá .
*Hoạt động 3: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi điện.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 4 (SGK).
- Yêu cầu HS so sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun (giống nhau: cùng phải chuẩn bị gạo, nước sạch,rá và chậu để vo gạo. Khác nhau về dụng cụ nấu và nguồn cung cấp nhiệt khi nấu cơm)
- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và so sánh với cách nấu cơm bằng bếp đun.
Ngoài cách tổ chức giờ học như trên, GV có thể sử dụng phiếu học tập để tổ chức cho HS thảo luận nhóm về cách nấu cơm bằng nồi cơm điện (dựa theo cách tổ chức giờ học ở tiết 1). Sau đó tóm tắt cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và lưu ý HS cách xác định lượng nước để cho vào nồi cơm; cách san đều mặt gạo trong nồi; cách lau khô đáy nối trước khi nấu.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục 2 (SGK) và HD học sinh về nhà giúp gia đình nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- Không yêu cầu HS thực hành ở lớp
 4. Củng cố:
- Kể các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị nấu cơm bằng nồi cơm điện? HSTL-GV nhận xét TD
- Nếu được lựa chọn 1 trong 2 cách nấu cơm em sẽ lựa chọn cách nào? Vì sao?
 5. Dặn dò
- Về nhà thực hành như bài học, chuẩn bị trước bài “ Luộc rau”. 
* Nhận xét giờ học.
Bổ sung:
Toán
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
 I. Mục đích yêu cầu:
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân( trường hợp đơn giản)
* Phương pháp: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, luyện tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn, để trống một số ô bên trong .
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy và học
Ghi chú
1. Ổn định:
 2. Kiểm tra:
-Viết các số đo sau dưới dạng số thậpp hân và phân số thập phân.
4dm = m = ? m
5cm = 	m = ? m
- GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới: 
a- Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài.
* Phương pháp: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp..
*GV cho HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đến bé.
* HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề, ví dụ:
1km = 10 hm ;	1hm = m = 0,1m ; 1km = 10 dm	 ; 1dm = m = 0,1m.
- Gọi HS trả lời, hoàn thành bảng đơn vị đo.
- Nhận xét về quan hệ giữa các đơn vị liền kề.
GV yêu cầu HS nghĩ và phát biểu nhận xét chung (khái quát hoá) về quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề. HS phát biểu, sau đó bàn và chỉnh lại ngôn ngữ, đi đến câu phát biểu chính xác, chẳng hạn:
* GV cho HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dung, ví dụ:
1km = 1000m	1m = km = 0,001km
1m = 100cm	1cm = m.
1m = 1000mm	1mm = m = 0,001m
b- Ví dụ:
- GV nêu ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
6m4dm = 6
- Làm tương tự ví dụ 2. HS trình bày cách làm.
c- Thực hành. pp: Giảng giải, hỏi đáp, làm mẫu, luyện tập.
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS lên bảng , lớp làm vở.
- Chữa bài.
a) 8m 6dm = 8m = 8,6m	c) 3m7cm= m = 3,07m
b) 2dm 2cm = 2	d)23m 13cm = 23=23,13m
Bài 2:
- GVHD mẫu: 3m4dm = 3=3,4m.
- HS tự làm vở. 2 HS lên bảng làm. GV giúp đỡ học sinh yếu.
- HSTB cách làm. HSNX,GVNX.
Bài 3:. 
- HS làm tương tự bài 1. GV giúp đỡ học sinh yếu.
- Chấm chữa bài.
a) 5km 302m = 5 b) 5km 75m = 5 
Bài 1
Bài 2
Bài 3
4. Củng cố:
- Viết dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là hm.
8hm 6dm =. hm 5m = .hm
 5. Dặn dò:
- Học bài, Chuẩn bị bài “ Luyện tập”.
*Nhận xét giờ học.
Bổ sung:
Tieát 8:
OÂn Taäp H	ai Baøi Haùt: - Reo Vang Bình Minh
- Haõy Giöõ Cho Em Baàu Trôøi Xanh
Nghe Nhaïc
I/Muïc tieâu:
Haùt theogiai ñieäu va dung lời ca
Bieát haùt keát hôïp voå tay hoặc gõ đệm theo bài hát
II/Chuaån bò cuûa giaùo vieân:
Nhaïc cuï ñeäm.
Baêng nghe maãu.
Haùt chuaån xaùc baøi haùt.
III/Hoaït ñoäng daïy hoïc chuû yeáu:
OÅn ñònh toå chöùc lôùp, nhaéc hoïc sinh söûa tö theá ngoài ngay ngaén.
Kieåm tra baøi cuõ: Goïi 2 ñeán 3 em leân baûng haùt laïi baøi haùt ñaõ hoïc.
Baøi môùi:
Hoaït Ñoäng dạy và học
Ghi chu
* Hoaït ñoäng 1: OÂn taäp baøi haùt: Reo Vang Bình Minh
- Giaùo vieân ñeäm ñaøn cho hoïc sinh haùt laïi baøi haùt döôùi nhieàu hình thöùc.
- HS thöïc hieän.
+ Haùt ñoàng thanh
+ Haùt theo daõy
+ Haùt caù nhaân.
- Cho hoïc sinh töï nhaän xeùt:
- Giaùo vieân nhaän xeùt:
- Giaùo vieân hoûi hoïc sinh, baøi haùt coù teân laø gì?Lôøi cuûa baøi haùt do ai vieát?
- HS traû lôøi:
+ Baøi :Reo Vang Bình Minh
+ Nhaïc só: 
Löu Höõu Phöôùc.
- Cho hoïc sinh töï nhaän xeùt:
- Giaùo vieân nhaän xeùt:
- Giaùo vieân söûa cho hoïc sinh haùt chuaån xaùc lôøi ca vaø giai ñieäu cuûa baøi haùt.
* Hoaït ñoäng 2: OÂn taäp baøi haùt: Haõy Giöõ Cho Em Baàu Trôøi Xanh.
- Giaùo vieân ñeäm ñaøn cho hoïc sinh haùt laïi baøi haùt döôùi nhieàu hình thöùc.
- HS thöïc hieän.
+ Haùt ñoàng thanh
+ Haùt theo daõy
+ Haùt caù nhaân
- Cho hoïc sinh töï nhaän xeùt:
- Giaùo vieân nhaän xeùt:
- Giaùo vieân hoûi hoïc sinh, baøi haùt coù teân laø gì?Lôøi cuûa baøi haùt do ai vieát?
- HS traû lôøi:
+ Baøi :Haõy Giöõ Cho Em Baàu Trôøi Xanh.
+ Nhaïc só: 
Huy Traân..
- Cho hoïc sinh töï nhaän xeùt:
- Giaùo vieân nhaän xeùt:
- Giaùo vieân söûa cho hoïc sinh haùt chuaån xaùc lôøi ca vaø giai ñieäu cuûa baøi haùt.
* Hoaït ñoäng 3: Nghe nhaïc baøi Cho Con
- Giaùo vieân cho hoïc sinh nghe giai ñieäu cuûa baøi haùt 
- Giaùo vieân gioùi thieäu taùc giaû vaø taùc phaåm.
- Giaùo vieân trình baøy laïi baøi haùt vaø yeâu caàu hoïc sinh haùt theo.
* Cuõng coá daën doø:
- Cho hoïc sinh haùt laïi baøi haùt Reo Vang Bình Minh moät laàn tröôùc khi keát thuùc tieát hoïc.
- Khen nhöõng em haùt toát, bieãu dieãn toát trong giôø hoïc, nhaéc nhôû nhöõng em haùt chöa toát, chöa chuù yù trong giôø hoïc caàn chuù yù hôn.
- Daën hoïc sinh veà nhaø oân laïi baøi haùt ñaõ hoïc.
-Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca
-Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc
Sinh hoạt lớp.
1- Nhận xét tuần qua:
- Dạy và học xong chuơng trình tuần 8.
- Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp.
- Một số em có tiến bộ trong học tập như: ÂN 
- Còn 1 số em chưa đóng các khoản tiền.
- Một số em còn hay nói chuyện riêng trong lớp học như Yên,Bình
2- Kế hoạch tuần tới.
- Dạy và học chương trình tuần 9. Kết hợp ôn thi giữa HKI, 
- Thực hiện tốt các mặt nền nếp.
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, xếp hàng ra về ngay ngắn.
- Thường xuyên kiểm tra bài học sinh.
- Phụ đạo học sinh yếu vào ngày thứ 5, thứ 6.
- Tiếp tục thu các khoản tiền ở học sinh.
- Nhắc nhở học sinh học bài tốt chuẩn bị thi GK 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8 lop 5.doc