Giáo án Kĩ thuật (cả năm)

Giáo án Kĩ thuật (cả năm)

A/ MỤC TIÊU:

 HS cần phải:

 - Biết cách đính khuy hai lỗ.

 - Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.

 - Với HS khéo tay: Đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.

B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 - Mẫu đính khuy hai lỗ.

 - Một số sản phẩm được đính khuy hai lỗ (áo, áo gối, )

 - Vật liệu và dụng cụ: khuy 2 lỗ, vải kích thước 20 x 30 cm, chỉ len, kim, phấn vạch, kéo.

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 62 trang Người đăng huong21 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kĩ thuật (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ I
KĨ THUẬT
 Tiết 1: ĐÍNH KHUY HAI LỖ
&
A/ MỤC TIÊU: 
 HS cần phải:
 - Biết cách đính khuy hai lỗ.
 - Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
 - Với HS khéo tay: Đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Mẫu đính khuy hai lỗ.
 - Một số sản phẩm được đính khuy hai lỗ (áo, áo gối, )
 - Vật liệu và dụng cụ: khuy 2 lỗ, vải kích thước 20 x 30 cm, chỉ len, kim, phấn vạch, kéo.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KIỂM TRA
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
- GV nhận xét.
- HS để lên bàn.
GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 1
QUAN SÁT, NHẬN XÉT MẪU
- Cho HS quan sát mẫu khuy.
- GV đặt câu hỏi để HS rút ra nhận xét về đặc điểm, hình dạng, kích thước, màu sắc.
- GV giới thiệu mẫu đính khuy 2 lỗ.
- GV đặt câu hỏi để HS rút ra nhận xét về đường chỉ đính khuy và khoảng cách các khuy. 
- Cho HS quan sát khuy trên áo của mình, mẫu áo gối,
- GV đặt câu hỏi để HS rút ra nhận xét về khoảng cách, vị trí các khuy và các lỗ khuyết trên 2 nẹp áo.
- GV tóm lại:
- HS quan sát mẫu và hình 1a.SGK.
- HS phát biểu.
- HS quan sát mẫu và hình 1b.SGK. 
- HS nêu nhận xét.
- HS quan sát.
- HS nêu nhận xét.
- HS lắng nghe.
 Khuy (cúc / nút) được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau, có hình dạng, kích thước, màu sắc khác nhau. Khuy đính vào vải bằng các đường khâu qua 2 lỗ. Vị trí các khuy và lỗ khuyết ngang bằng nhau. Khoảng cách giữa các khuy bằng nhau. 
HOẠT ĐỘNG 2
HƯỚNG DẪN THAO TÁC KĨ THUẬT
- YC HS đọc mục II.SGK và nêu các bước trong qui trình đính khuy.
- YC HS đọc mục 1.SGK, quan sát H2 và nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy.
- Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1.
- Giúp HS nêu được cách chuẩn bị đính khuy trong mục 2a và hình 3.
- GV làm mẫu, hướng dẫn.
- Lưu ý HS: Khi đính khuy cần xâu chỉ đôi.
- YC HS đọc mục 2b và quan sát H4 để nêu cách đính khuy.
- GV làm mẫu, hướng dẫn.
- Gọi HS lên thực hiện.
- YC HS quan sát H5, GV hướng dẫn cách quấn chỉ quanh khuy và kết thúc đính khuy.
- Nhắc nhở HS nhớ lại cách kết thúc đường khâu ở lớp 4 để áp dụng vào kết thúc đính khuy.
- GV thực hiện nhanh lại các thao tác đính khuy
- Gọi HS nhắc và thực hành lại.
- GV tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy.
- GV uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- HS nêu tên các bước.
- HS đọc SGK và phát biểu.
- 2 HS lên bảng thực hiện. 
- Vài HS nêu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS đọc mục 2b và quan sát H4, vài HS nêu.
- HS quan sát.
- Vài HS lên thực hiện.
- HS quan sát và nghe. 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- Vài HS nhắc và thực hiện lại.
- Cả lớp thực hiện.
KẾT THÚC
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS giữ gìn các nẹp vừa gấp xong để tiết sau thực hành đính khuy.
- HS lắng nghe.
- HS cất gọn đồ vào cặp.
KĨ THUẬT
 Tiết 2: ĐÍNH KHUY HAI LỖ
P
A/ MỤC TIÊU:
 - HS tiếp tục thực hành đính khuy hai lỗ và hoàn thành sản phẩm.
 - Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
 * Với HS khéo tay: Đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 - Vải đã gấp và lược nẹp ở tiết trước.
 - Kim, chỉ, kéo, thước, phấn.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nêu nhận xét.
GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- HS lắng nghe.
HOẠT ĐÔÏNG 1
THỰC HÀNH
- YC HS nhắc lại cách đính khuy 2 lỗ.
- GV nhận xét và nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý khi đính khuy 2 lỗ.
- GV kiểm tra lại sản phẩm gấp nẹp, khâu nẹp, vạch dấu ở tiết trước và dụng cụ, vật liệu của HS
- Gọi HS đọc YC cần đạt của sản phẩm. 
- YC HS thực hiện đính khuy 2 lỗ. 
- GV bao quát lớp, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Vài HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
- HS thực hành trong 20 phút.
HOẠT ĐỘNG 2
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Gọi HS nhắc lại YC của sản phẩm.
- Cử HS lên đánh giá sản phẩm.
- GV đánh giá sản phẩm theo 2 mức: hoàn thành (A), chưa hoàn thành (B). HS hoàn thành sớm, đính đúng kĩ thuật, chắc chắn và vượt mức qui định thì đánh giá (A+). 
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm, cá nhân
- 1 HS nhắc lại.
- 3 HS lên đánh giá.
NHẬN XÉT – DẶN DÒ
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Dặn chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để tiết sau “Thêu dấu nhân”
- HS lắng nghe.
- HS ghi sổ tay.
KĨ THUẬT
 Tiết 3: THÊU DẤU NHÂN
?
A/ MỤC TIÊU: 
 HS cần phải:
 - Biết cách thêu dấu nhân.
 - Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
 * Không bắt buộc HS nam thực hành tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành đính khuy.
 * Với HS khéo tay:
 + Thêu được ít nhất tám dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm.
 + Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 - Mẫu thêu dấu nhân và một số sản phẩm may mặc.
 - Vật liệu và dụng cụ: vải 35x35 cm; kim, chỉ, thước, kéo, khung thêu, phấn 
C/ CÁC HOẠT ĐỘÏNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra và đánh giá một số sản phẩm đính khuy 2 lỗ của HS chưa hoàn thành ở tiết trước.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Một số HS trình bày sản phẩm.
GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 1
QUAN SÁT – NHẬN XÉT MẪU
- GV giới thiệu mẫu thêu và nêu câu hỏi để hướng dẫn HS quan sát. 
- YC HS nêu ứng dụng của thêu dấu nhân.
- GV kết luận lại: Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo các mũi thêu giống như dấu nhân nối tiếp nhau giữa hai đường song song, thêu dấu nhân được ứng dụng trong thêu trang trí quần áo, khăn tay, đồ may mặc, 
- HS quan sát, nêu nhận xét về đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt trái và mặt phải.
- Vài HS nêu.
- HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 2
HƯỚNG DẪN THAO TÁC KĨ THUẬT
- Gọi HS đọc mục II.SGK.
- YC HS quan sát H2.SGK và nêu cách vạch đường dấu.
- Gọi HS lên bảng vạch đường dấu.
- YC HS đọc thầm mục 2a và quan sát H3.SGK để nêu cách bắt đầu thêu.
- YC HS đọc thầm mục 2b, 2c, 2d, 2e và quan sát H4a, 4b, 4c, 4d.SGK để nêu cách thêu mũi thứ I, thứ II và cách kết thúc đường thêu.
- GV thao tác chậm mũi thêu thứ I và thứ II cho HS quan sát.
- GV lưu ý HS: 2 đường kẻ phải cách đều, tránh để vải bị dúm, 
- Mời HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp theo.
- GV quan sát, uốn nắn HS.
- GV nhắc lại cách kết thúc đường thêu và gọi HS lên thực hiện.
- GV vừa nêu lại cách thêu vừa thao tác nhanh thêu dấu nhân.
- YC HS kiểm tra và nhận xét.
- YC HS thực hành trên giấy kẻ ô li.
- GV bao quát, giúp đỡ HS.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- Cả lớp quan sát, 1 – 2 HS nêu.
- 1 HS lên bảng vạch, cả lớp quan sát nêu nhận xét.
- 1 vài HS nêu.
- 1 vài HS nêu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- 1 HS lên bảng thực hiện.
- Cả lớp lắng nghe, 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp quan sát nhận xét.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe.
- 1 – 2 HS kiểm tra, nêu nhận xét.
- Cả lớp thực hành trên giấy kẻ ô li.
NHẬN XÉT – DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về tiếp tục tập thêu trên giấy cho nhuần nhuyễn và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và vật liệu để tiết sau thực hành.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
KĨ THUẬT
 Tiết 4: THÊU DẤU NHÂN
&
A/ MỤC TIÊU: 
 - HS thực hành thêu dấu nhân. 
 - Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
 * Không bắt buộc HS nam thực hành tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành đính khuy.
 * Với HS khéo tay:
 + Thêu được ít nhất tám dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm.
 + Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
B/ CHUẨN BỊ:
 - Bài thêu của HS cũ.
 - Một số sản phẩm thêu dấu nhân.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS để dụng cụ, vật liệu lên bàn.
GIỚI THIỆU BÀI
- GV giới thiệu bài và cho HS xem một số mẫu thêu của HS cũ.
- HS lắng nghe và quan sát.
HOẠT ĐỘNG 1
HỌC SINH THỰC HÀNH
- YC HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
- Mời HS thao tác lại 1 – 2 mũi thêu đầu tiên.
- GV nhận xét và hệ thống lại cách thêu.
- GV cho HS quan sát các sản phẩm thêu dấu nhân và lưu ý HS: Trong thực tế mũi thêu dấu nhân trong các sản phẩm chỉ bằng ½ , 1/3 kích thước mũi thêu đang học. Do đó, khi thêu trên áo, khăn, váy,  các em nên thêu nhỏ cho đẹp.
- YC HS thực hành trong 20 phút.
- GV bao quát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Vài HS nhắc lại.
- 1 HS lên bảng, cả lớp quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, lắng nghe.
- Cả lớp thực hành.
HOẠT ĐỘNG 2
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
- Chỉ định HS trưng bày sản phẩm.
- YC HS nêu cách đánh giá.
- Cử vài HS lên đánh giá sản phẩm.
- GV đánh giá sản phẩm theo 2 mức: hoàn thành (A), chưa hoàn thành (B). HS hoàn thành sớm, đính đúng kĩ thuật, chắc chắn và vượt mức qui định thì đánh giá (A+).
- 1 số HS trưng bày.
- 1 HS nêu như SGK.
- 3 HS lên đá ... tra lại các bộ phận đã lắp ở tiết trước.
- GV bao quát lớp giúp đỡ HS còn lúng túng và nhắc HS thêm:
 + Khi lắp thân rô – bốt và giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác.
 + Kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô – bốt.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- HS tự kiểm tra.
- HS thực hành.
- HS vừa thực hành, vừa lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 2
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
- GV chỉ định một số HS trưng bày sản phẩm.
- GV mời 3,4 HS lên kiểm tra, đánh giá.
- Gọi HS nêu lại tiêu chuẩn đánh giá như mục III ở SGK.
- GV đánh giá, kết luận lại và đánh giá chung sản phẩm của cả lớp.
- YC HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
- 3, 4 HS trưng bày sản phẩm.
- 3, 4 HS lên đánh giá sản phẩm của bạn.
- 1 HS nêu.
- Những HS được chọn lên nêu nhận xét đánh giá về sản phẩm của bạn.
- HS tháo rời các chi tiết.
NHẬN XÉT – DẶN DÒ
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần làm việc của HS.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn tiết sau chuẩn bị đầy đủ để “Lắp ghép mô hình tự chọn”.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
KĨ THUẬT
 Tiết 33: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN 
Lắp xe chở hàng
&
A/ MỤC TIÊU: 
 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp mô hình tự chọn (xe chở hàng).
 - Lắp được mô hình tự chọn (xe chở hàng).
 * Với HS khéo tay:
 + Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn (xe chở hàng).
 + Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
 * Giáo dục SDNLTK&HQ:
 + Chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng. Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng, dầu.
 + Lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng, dầu.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 - Tranh ảnh sách giáo khoa.
 - Bộ mô hình lắp ghép kĩ thuật.
 - Mẫu xe chở hàng đã lắp sẵn.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.
GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- GV ghi tựa.
- GV hỏi : Trong thực tế, xe chở hàng dùng để làm gì?
- HS lắng nghe.
- 1 số HS phát biểu : . dùng để chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.
HOẠT ĐỘNG 1
QUAN SÁT, NHẬN XÉT MẪU
- Cho HS quan sát mẫu xe chở hàng đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận.
- Hỏi: Để lắp được xe chở hàng, cần lắp mấy bộ phận? Kể ra.
- GV nhấn mạnh lại. 
- HS quan sát
- HS vừa quan sát vừa chú ý lắng nghe.
- 1 HS phát biểu, vài HS lặp lại.
HOẠT ĐỘNG 2
HƯỚNG DẪN THAO TÁC KĨ THUẬT
Hướng dẫn chọn chi tiết
- GV YC HS nêu các chi tiết cần để lắp được xe chở hàng.
- GV mời một số HS lên cùng chọn đúng đủ các chi tiết và xếp vào nắp hộp.
- HS dựa vào bảng chi tiết ở SGK nêu.
- 2 HS lên cùng chọn với GV: 1HS đọc tên các chi tiết, 1HS chọn và xếp vào nắp hộp.
Lắp từng bộ phận
* Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin:
- YC HS quan sát hình 2 và hỏi : Để lắp được giá đỡ trục bánh xe, ta cần những chi tiết nào?
- GV mời HS lên lắp.
- GV cùng lắp với HS và hướng dẫn chậm từng thao tác.
* Lắp sàn ca bin:
- YC HS quan sát H3 và trả lời câu hỏi : Để lắp được sàn ca bin, ta cần những chi tiết nào? Hãy chọn ra các chi tiết đó.
- Gọi HS lên lắp.
- GV nhận xét và hoàn chỉnh bước lắp.
* Lắp mui xe và thành bên xe:
- YC HS quan sát H4 và trả lời câu hỏi SGK.
- GV hướng dẫn lại cách lắp mui xe.
- Gọi HS lên lắp thành bên xe.
- GV nhận xét và hoàn chỉnh bước lắp.
* Lắp thành sau xe và trục bánh xe (H5, H6):
- Gọi HS lên lắp.
- GV nhận xét bổ sung và hoàn thiện bước lắp.
- Cả lớp quan sát, 1 HS trả lời và lên chọn các chi tiết đó.
- 1 HS lên lắp.
- Cả lớp quan sát và lắng nghe.
- Cả lớp quan sát, 1 HS trả lời câu hỏi và lên chọn chi tiết.
- 1 HS lên lắp, cả lớp quan sát. 
- Cả lớp quan sát, 1 HS trả lời câu hỏi.
- HS quan sát, lắng nghe.
- 1 HS lắp, cả lớp quan sát.
- 1 HS lên lắp, cả lớp quan sát, nhận xét.
Lắp ráp xe chở hàng
- GV vừa lắp ráp xe chở hàng theo các bước ở SGK, vừa hướng dẫn.
- GV hướng dẫn HS kiểm tra sản phẩm : Kiểm tra sự chuyển động của xe.
- HS quan sát, lắng nghe.
.
- HS quan sát và chú ý nghe.
Hướng dẫn tháo rời các chi tiết
- Gọi HS lên và hướng dẫn cách tháo rời các chi tiết.
- GV nhận xét.
- 3 HS lên tháo rời, cả lớp quan sát.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- YC HS nêu lại công dụng của xe chở hàng.
- YC HS nêu lại các bước lắp xe chở hàng.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS tiết sau mang theo túi để đựng các bộ phận đã lắp.
- Dặn HS khéo tay có thể tự tập lắp trước ở nhà một mô hình khác ngoài SGK.
- 1 HS nêu.
- 1 HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
KĨ THUẬT
 Tiết 34: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN 
Lắp xe chở hàng
(tiết 2)
P
A/ MỤC TIÊU: 
 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp mô hình tự chọn (xe chở hàng).
 - Lắp được mô hình tự chọn (xe chở hàng).
 * Với HS khéo tay:
 + Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn (xe chở hàng).
 + Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
 * Giáo dục SDNLTK&HQ:
 + Chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng. Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng, dầu.
 + Lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng, dầu.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 - Tranh ảnh sách giáo khoa.
 - Bộ mô hình lắp ghép kĩ thuật.
 - Mẫu xe chở hàng đã lắp sẵn.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV lần lượt nêu câu hỏi :
 + Trong thực tế, xe chở hàng dùng để làm gì?
 + Hãy nêu lại các bước lắp xe chở hàng.
- GV nhận xét.
- 2 HS lần lượt trả lời.
GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- GV ghi tựa.
- HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 1
HỌC SINH THỰC HÀNH
* Chọn chi tiết
- GV mời HS lên nhận bộ lắp ghép và chọn đủ các chi tiết như đã nêu ở SGK.
- GV kiểm tra cả lớp.
* Lắp từng bộ phận
- YC HS nêu lại quy trình lắp.
- GV nhắc HS: Phải quan sát thật kĩ các hình trong SGK và đọc nội dung của từng bước lắp để lắp cho đúng.
- GV nhắc thêm: Đối với HS khéo tay, các em có thể tự chọn cho mình một mô hình nào đó ngoài SGK để lắp cũng được.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở, uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Trong quá trình HS thực hành, GV nhắc nhở thêm.
- HS nhận bộ lắp ghép và chọn các chi tiết, xếp vào nắp hộp.
- HS dựa vào ghi nhớ, nêu.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS thực hành lắp từng bộ phận.
- HS vừa lắp vừa lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 2
KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN ĐÃ LẮP
- YC HS kiểm tra lại các bộ phận có đúng như hình và hướng dẫn ở SGK.
- GV chỉ định một số HS trưng bày các bộ phận đã lắp.
- Mời 1 số HS lên kiểm tra sản phẩn của bạn xem đã lắp đúng, chắc, không xộc xệch hay không? 
- GV kiểm tra, nhận xét, đánh giá lại, tuyên dương những HS lắp đúng, chắc, đẹp, . Nêu rõ các ưu – khuyết điểm và cách khắc phục.
- YC HS bỏ các bộ phận đã lắp vào túi để tiết sau lắp ráp.
- HS tự kiểm tra.
- 3, 4 HS trưng bày.
- 3, 4 HS lên kiểm tra và nêu nhận xét trước lớp.
- HS bỏ vào túi đã chuẩn bị.
KẾT THÚC
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần làm việc của HS.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chưa lắp xong thì về tiếp tục lắp cho xong, tiết sau mang đầy đủ các bộ phận đã lắp để hoàn thành sản phẩm.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
KĨ THUẬT
 Tiết 35: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN 
Lắp xe chở hàng
(tiết 3)
@
A/ MỤC TIÊU: 
 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp mô hình tự chọn (xe chở hàng).
 - Lắp được mô hình tự chọn (xe chở hàng).
 - Hoàn thành sản phẩm.
 * Với HS khéo tay:
 + Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn (xe chở hàng).
 + Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
 * Giáo dục SDNLTK&HQ:
 + Chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng. Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng, dầu.
 + Lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng, dầu.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 - Tranh ảnh sách giáo khoa.
 - Các bộ phận đã lắp ở tiết trước.
 - Mẫu xe chở hàng đã lắp sẵn.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS để các bộ phận đã lắp lên bàn.
GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- GV ghi tựa.
- HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 1
LẮP RÁP XE CHỞ HÀNG
- Mời HS đọc lại các bước lắp xe chở hàng.
- YC HS kiểm tra lại các bộ phận đã lắp ở tiết trước.
- GV bao quát lớp giúp đỡ HS còn lúng túng và nhắc HS thêm.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- HS tự kiểm tra.
- HS thực hành lắp ráp xe chở hàng.
- HS vừa thực hành, vừa lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 2
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
- GV chỉ định một số HS trưng bày sản phẩm.
- GV mời 3,4 HS lên kiểm tra, đánh giá.
- Gọi HS nêu lại tiêu chuẩn đánh giá như mục III ở SGK.
- GV đánh giá, kết luận lại và đánh giá chung sản phẩm của cả lớp, tuyên dương những HS có sản phẩm đẹp, hoàn thành sớm.
- GV đánh giá các sản phẩm của HS khéo tay, lắp mô hình ngoài SGK.
- YC HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
- 3, 4 HS trưng bày sản phẩm.
- 3, 4 HS lên đánh giá sản phẩm của bạn.
- 1 HS nêu.
- Những HS được chọn lên nêu nhận xét đánh giá về sản phẩm của bạn.
- HS tham gia đánh giá cùng GV.
- HS tháo rời các chi tiết.
NHẬN XÉT – DẶN DÒ
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần làm việc của HS.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS thường xuyên kiểm tra các chi tiết và bảo quản cho tốt bộ lắp ghép.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docKI THUAT CA NAM.doc