Giáo án Kĩ thuật kì 2

Giáo án Kĩ thuật kì 2

Kĩ thuật

MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA

I. MỤC TIÊU :

 - Nắm một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .

 - Kể được tên một số giống gà , nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà nuôi nhiều ở nước ta .

 - Có ý thức nuôi gà .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh ảnh minh họa đặc điểm hình dạng của một số giống gà tốt .

 - Phiếu học tập .

 - Phiếu đánh giá kết quả học tập .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 25 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kĩ thuật kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Thứ tư ngày17 tháng1 năm 2007
Kĩ thuật
MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU :
	- Nắm một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
	- Kể được tên một số giống gà , nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà nuôi nhiều ở nước ta .
	- Có ý thức nuôi gà .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh ảnh minh họa đặc điểm hình dạng của một số giống gà tốt .
	- Phiếu học tập .
	- Phiếu đánh giá kết quả học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động cảu trò
Bổ sung
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước
3. Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . 
b) Các hoạt động :
 Hoạt động 1 : Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
 -Giúp HS biết một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
 - Nêu : Hiện nay , ở nước ta nuôi rất nhiều giống gà khác nhau . Em nào có thể kể tên những giống gà mà em biết ?
- Ghi tên các giống gà lên bảng theo 3 nhóm : gà nội , gà nhập nội , gà lai .
- Kết luận : Có nhiều giống gà được nuôi nhiều ở nước ta . Có những giống gà nội như gà ri , gà Đông Cảo , gà mía , gà ác  ; gà nhập nội như gà Tam hoàng , gà lơ-go , gà rốt  ; gà lai như gà rốt-ri 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
- Giúp HS nắm đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta?
- Phát phiếu học tập cho các nhóm ; mỗi nhóm 4 – 6 HS .
- Hướng dẫn HS tìm các thông tin SGK để hoàn thành phiếu .
- Nêu tóm tắt đặc điểm hình dạng và ưu , nhược điểm chủ yếu của từng giống gà như SGK .
- Kết luận : Ở nước ta hiện nay đang nuôi nhiều giống gà . Mỗi giống gà có đặc điểm hình dạng và ưu , nhược điểm riêng . Khi nuôi gà , cần căn cứ vào mục đích nuôi , điều kiện nuôi để chọn giống cho phù hợp .
Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập .
 - Giúp HS đánh giá được kết quả học tập của mình và của bạn .
- Dựa vào câu hỏi cuối bài , kết hợp dùng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS .
- Nêu đáp án để HS đối chiếu , đánh giá kết quả làm bài của mình .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
4. Củng cố - dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài : Chọn gà giống để nuôi.
- Kể tên các giống gà .
- Các nhóm thảo luận hoàn thành các câu hỏi trong phiếu về đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung
- Làm bài tập .
- Báo cáo kết quả tự đánh giá .
Tuần 20 Thứtư .ngày 24 tháng 1 năm 2007
Kĩ thuật
Chọn gà để nuôi
I. MỤC TIÊU :
	- Nêu được mục đích của việc chọn gà để nuôi .
	- Bước đầu biết cách chọn gà để nuôi .
	- Thấy được vai trò của việc chọn gà để nuôi .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh , ảnh minh họa đặc điểm ngoại hình của gà được chọn để nuôi .
	- Phiếu đánh giá kết quả học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bổ sung
1.Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mơí :
a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động : 
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích của việc chọn gà để nuôi . 
- - Nhận xét , giải thích : Muốn nuôi gà đạt năng suất cao , cho sản phẩm đạt chất lượng tốt , điều quan trọng nhất là phải có con giống khỏe mạnh , có khả năng tăng trọng , đẻ trứng phù hợp với mục đích nuôi .
- Nêu vài ví dụ minh họa 
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách chọn gà để nuôi .
-Giúp HS nắm cách chọn gà để nuôi .
a) Chọn gà con mới nở :
- Nhận xét , giải thích : Những con mắt sáng , lông khô , bông xốp , nhanh nhẹn , vững vàng , hay ăn là biểu hiện bên ngoài của những con khỏe mạnh , có khả năng lớn nhanh . Những con khoèo chân , vẹo mỏ , mắt lờ đờ , đi chậm , nằm bẹp là biểu hiện bên ngoài của những con yếu , phát triển kém . Khi chọn gà để nuôi , không nên chọn những con này .
b) Chọn gà nuôi lấy trứng :
- Gợi ý : Nhận xét về thân hình , đầu , mỏ , chân ; đối chiếu với nội dung nêu những đặc điểm của gà nuôi lấy trứng .
- Giải thích : Gà nuôi lấy trứng phải có khả năng đẻ nhiều trứng .
- Nêu tiếp : Ngoài những đặc điểm nêu trong SGK , khi chọn gà nuôi lấy trứng , nên chọn những con mái của giống gà có khả năng đẻ nhiều trứng như gà lơ-go , gà rốt-ri , gà ri .
c) Chọn gà nuôi lấy thịt :
- Gợi ý : Nhận xét về thân hình , đầu , mỏ , chân ; đối chiếu với nội dung nêu những đặc điểm của gà nuôi lấy thịt .
- Giải thích : Gà nuôi nhằm mục đích lấy thịt phải có khả năng đạt trọng lượng cao trong thời gian ngắn .
- Nêu tiếp : Ngoài những đặc điểm nêu trong SGK , khi chọn gà nuôi lấy thịt , nên chọn những con trống của giống gà có tầm vóc to , khả năng tăng trọng nhanh . Nếu có điều kiện nuôi tập trung , tốt nhất nên nuôi những giống gà thịt của nước ngoài được nhập vào nước ta 
- Tóm tắt nội dung chính HĐ2 : Gà được chọn nuôi phải khỏe mạnh , nhanh nhẹn , hay ăn , chóng lớn . Chọn gà bằng cách quan sát hình dáng bên ngoài và hoạt động của chúng . Nếu nuôi gà lấy trứng , nên chọn những con thuộc giống gà có khả năng đẻ nhiều trứng . Nếu nuôi gà lấy thịt , nên chọn những con hay ăn , nhanh lớn , có khả năng đạt trọng lượng cao trong thời gian ngắn .
Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập .
- Giúp HS đánh giá được kết quả học tập của mình và của bạn . 
- Dựa vào câu hỏi cuối bài , kết hợp sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS .
- Nêu đáp án để HS đối chiếu , tự đánh giá kết quả làm bài của mình .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
4. Củng cố - dặn dò :
- Nêu lại ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS thấy được vai trò của việc chọn gà để nuôi .
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS đọc trước bài đọc sau.
- Đọc mục 1 SGK , trả lời câu hỏi : Tại sao phải chọn gà để nuôi ?
- Đọc mục 2a , quan sát hình 1 , nêu đặc điểm hình dạng , hoạt động của gà con được chọn để nuôi ; trả lời câu hỏi mục này .
- Đọc mục 2b , quan sát hình 2 để nêu đặc điểm hình dạng của gà được chọn để nuôi lấy trứng .
- Nêu những đặc điểm chủ yếu của gà được chọn nuôi lấy trứng theo SGK .
- Đọc mục 2c , quan sát hình 3 để nêu đặc điểm hình dạng của gà được chọn nuôi lấy thịt .
- Trả lời câu hỏi mục 2c .
- Nhắc lại những đặc điểm chủ yếu của gà được chọn nuôi lấy thịt như SGK .
- Làm bài tập .
- Báo cáo kết quả tự đánh giá .
Tuần 21 Thứ tư ngày 31 tháng 1 năm 2007
Kĩ thuật
Thức ăn nuôi gà
I. Mục đích - yêu cầu :
	- HS cần phải :
	+ Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
	+ Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng nuôi gà.
	+ Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Tranh ảnh minh hoạ một số laọi thức ăn chủ yếu nuôi gà.
	- Một số mẫu thức ăn nuôi gà ( lúa, ngô, tấm, đỗ tương, vừng, thức ăn hỗn hợp)
	- Phiếu học tập và phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bổ sung
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Nhận xét bài kiểm tra HKI.
 3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích và yêu cầu của bài.
 b. Các hoạt động dạy :
 * Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà
- Cho HS đọc nội dung mục 1
- Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển ?
- GV tóm ý.
- Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu ?
- Nêu tác dụng thức ăn đối với cơ thể gà ?
- GV tóm ý như SGK.
Kết luận hoạt động 1 : Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể của gà. Khi nuôi gà cần cung cấp đâỳ đủ các loại thức ăn thích hợp.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà 
 - Nêu các loại thức ăn nuôi gà ?
 - HS quan sát hình 1 và cho biết một số thức ăn nuôi gà hiện nay ?
- Cho HS ghi lên bảng theo từng nhóm thức ăn.
- GV tóm ý : thóc, ngô, tấm, gạo, khoai, sắn, rau xanh.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà :
- Cho HS đọc mục 2 SGK.
- Thức ăn nuôi gà được chia thành mấy loại ? Kể tên các loại thức ăn ? 
- GV tóm ý : Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn, người ta chia thức ăn của gà thành nhóm : nhóm thức ăn cung cấp chất bôt đường, nhóm thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp. Trong các nhóm thức ăn trên thì nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường cần cho ăn thường xuyên và nhiều, vì là thức ăn chính .Các nhóm thức ăn khác cũng phải thường xuyên cung cấp 
đủ cho gà( riêng nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng chỉ cho gà ăn một lượng rất ít)
- Cho HS thảo luận nhóm
- Cho đại diện nhóm lên nêu yêu cầu thảo luận
- HS nghe
- Nghe xác định yêu cầu của bài.
- 1 HS nêu
- 1 HS trả lời
- Từ nhiều loại thức ăn khác nhau.
- HS nêu.
- HS nhớ lại nhũng thức ăn thường dùng trong thực tế để nêu
- 1 HS đọc
- HS nêu
- HS thảo luận nhóm
Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm
Nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường
Nhóm thức ăn cung cấp chất khóang
Nhóm thức ăn cung cấp chất vi ta min
Nhóm thức ăn tổng hợp
- GV nhận xét, bổ sung
4. Củng co ... thực hiện lắp xe ben theo các bước :
+ Lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ : Lắp lỗ thứ nhất và lỗ thứ ba của thanh chữ U ngắn vào lỗ thứ hai và lỗ thứ tư ở hàng lỗ cuối của tấm nhỏ. Đây là bước lắp khó, GV thao tác chậm.
-Kiểm tra sản phẩm.
 @ Hướng dẫn các tháo các chi tiết.
Hướng dẫn nguyên tắc tháo : Muốn tháo rời xe, ta phaỉ tháo rời những bộ phận nào ?
Hãy nêu rõ nguyên tắc tháo ?
GV thực hiện tháo rời xe theo nguyên tắc tháo.
Sắp xếp các chi tiết vào hộp theo hình trên nắp hộp.
 4. Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- HS mang theo bộ lắp ghép, chuẩn bị thực hành.
 Hát
- HS trả lời
- Nghe xác định nhiệm vụ.
 HS quan sát hình 1 - SGK.
- HS quan sát 
- HS nhắc lại một số chi tiết.
- HS nêu
- Dùng để cứu người khi nạn, dùng để phun thuốc
 -1 HS đọc
- HS đọc tên gọi và số lượng chi tiết.
- 1 HS chọn các chi tiết.
- Nghe GV nhận xét.
- HS quan sát hình 2 - SGK.
- 1 HS trả lời 
- 1 HS lên bảng thực hiện.
- 1 HS lên chọn
- 1 HS lên bảng thực hiện
- Chọn tấm nhỏ, tấm chữ L, thanh chữ U.
 - HS quan sát hình 3
- 1 HS lên bảng thực hiện lắp.
- 2 HS lên bảng lắp 
HS quan sát hình 5
HS trả lời
-1 HS lên bảng thực hiện lắp.
- HS quan sát bổ sung
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- HS nêu nhận xét
- 1 HS đọc to nội dung 
-1 vài HS lên bảng thực hiện.
- Quan sát GV thực hiện.vài HS lên bảng thực hiện.- 
-Nghe GV nêu vấn đề và nguyên tắc tháo rời từng chi tiết của mô hình.
- Quan sát tháo rời xe.
- Quan sát GV sắp xếp các chi tiết vào hộp.
Tuần 31 Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2007
Kĩ thuật
Lắp máy bay trực thăng ( TT )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bổ sung
* Hoạt động 3 :HS thực hành lắp máy bay trực thăng 
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bộ lắp ghép của HS.
 - Trước khi HS thực hành yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
 - Nhắc HS quan sát kĩ các hình trước khi lắp : Hình 2, hình 4, hình 5, hình 6
 - Tổ chức HS thực hành theo nhóm 4-6 
 - Yêu cầu HS thực hành theo các bước :
 @ Chọn chi tiết.
 @ Lắp từng bộ phận
 @ Lắp ráp máy bay
Nhắc HS lắp theo quy trình.
Với những HS lắp ráp sáng tạo, GV theo dõi để đánh giá và động viên kịp thời.
 * Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Chỉ định ½ số sản phẩm trưng bày.
- Nhắc HS ghi tên vào sản phẩm của mình.
- Phân chia vị trí trưng bày sản phẩm của các nhóm.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của mình theo tiêu chuẩn đánh giá đã nêu ở hoạt động 3
- Nhận xét và đánh giá
- Nhắc HS tháo rời các chi tiết và sắp xếp vào hộp, khi tháo phải đặt các chi tiết vào nắp hộp để tránh rơi vãi.
4. Củng cố - dặn dò :
 - Nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị : Hướng dẫn HS đọc bài 26 
- Đặt bộ lắp ghép lên bàn.
- 1 HS đọc phần ghi nhớ.
- HS quan sát các hình
- Sắp xếp vị trí các nhóm.
- Thực hành lắp máy bay.
- Lắp máy bay theo quy trình, quan sát kĩ hình 1- SGK trước khi lắp.
- Ghi tên vào sản phẩm.
- Trưng bày sản phẩm.
- 2 đại diện nhóm lên nhận xét sản phẩm của bạn.
- Tháo rời các chi tiết và sắp xếp vào hộp theo hướng dẫn của GV và ảnh chụp nắp hộp.
- Thu dọn vệ sinh.
Tuần 32 Thứ tư ngày 25 tháng 4 năm 2007
Kĩ thuật
Lắp máy bay trực thăng ( TT )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bổ sung
* Hoạt động 3 :HS thực hành lắp máy bay trực thăng 
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bộ lắp ghép của HS.
 - Trước khi HS thực hành yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
 - Nhắc HS quan sát kĩ các hình trước khi lắp : Hình 2, hình 4, hình 5, hình 6
 - Tổ chức HS thực hành theo nhóm 4-6 
 - Yêu cầu HS thực hành theo các bước :
 @ Chọn chi tiết.
 @ Lắp từng bộ phận
 @ Lắp ráp máy bay
Nhắc HS lắp theo quy trình.
Với những HS lắp ráp sáng tạo, GV theo dõi để đánh giá và động viên kịp thời.
 * Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Chỉ định ½ số sản phẩm trưng bày.
- Nhắc HS ghi tên vào sản phẩm của mình.
- Phân chia vị trí trưng bày sản phẩm của các nhóm.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của mình theo tiêu chuẩn đánh giá đã nêu ở hoạt động 3
- Nhận xét và đánh giá
- Nhắc HS tháo rời các chi tiết và sắp xếp vào hộp, khi tháo phải đặt các chi tiết vào nắp hộp để tránh rơi vãi.
4. Củng cố - dặn dò :
 - Nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị : Hướng dẫn HS đọc bài 26 
- Đặt bộ lắp ghép lên bàn.
- 1 HS đọc phần ghi nhớ.
- HS quan sát các hình
- Sắp xếp vị trí các nhóm.
- Thực hành lắp máy bay.
- Lắp máy bay theo quy trình, quan sát kĩ hình 1- SGK trước khi lắp.
- Ghi tên vào sản phẩm.
- Trưng bày sản phẩm.
- 2 đại diện nhóm lên nhận xét sản phẩm của bạn.
- Tháo rời các chi tiết và sắp xếp vào hộp theo hướng dẫn của GV và ảnh chụp nắp hộp.
- Thu dọn vệ sinh.
Tuần 33 Thứ tư ngày 2 tháng 5 năm 2007
Kĩ thuật
Lắp mô hình tự chọn
I.Mục đích -yêu cầu :
 -HS cần phải :
	+ Lắp được mô hình tự chọn
	+ Tự hào về mô hình mình lắp
	+ Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo và kiên nhẫn, tháo các chi tiết 
II. Đồ dùng dạy học :
	- lắp sẵn một hoặc hai mô hình đã gợi ý trong SGK
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy và học ;
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bổ sung
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Nêu quy trình lắp rô-bốt ?
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài :Trong những bài học trước các em đã lắp được một số mô hình có thầy cô hướng dẫn. Hôm nay các em sẽ chọn một trong các mô hình trong SGK để lắp hoặc có thể mô hình khác.
b. Hoạt động 1 : HS chọn mô hình lắp ghép
- Tổ chứ c HS làm việc theo nhóm.
- Khuyến khích HS sáng tạo ra mô hình mới
- Gợi ý HS lập ra các bước thực hiện 
- Hát
- 2 HS trả lời
- HS nghe, xác định nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm
Tự lập một quy trình thực hiện lắp mô hình tự chọn.
Tuần 34 Thứ tư ngày 9 tháng5 năm 2007
Kĩ thuật
Lắp ghép mô hình tự chọn ( TT )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bổ sung
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra dụng cụ học tập các nhóm. 
 3. Bài mới :
 - Cho các nhóm tiến hành làm việc.
 - Ghi lên bảng tiêu chuẩn đánh giá.
 Hoạt động 3 : HS thực hành lắp mô hình tự chọn
@ Lắp từng bộ phận :
Cho HS thảo luận theo nhóm 2 cách lắp, sau đó cá nhân tự lắp.
Quan sát, theo dõi HS thực hành để động viên các em có khả năng thực hiện tốt những nội dung sáng tạo còn những HS kém thì giúp đỡ, động viên.
@ Lắp mô hình hoàn chỉnh :
Nhắc nhở HS quan sát kĩ các hình mẫu để lắp được đẹp và chắn chắc.
Quan sát, theo dõi HS thực hành để động viên các em có khả năng hàon thành tốt sản phẩm còn HS kém thì giúp đỡ, uốn nắn.
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập của HS
Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo tổ.
Phân chia vị trí trưng bày của các tổ.
Hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của bạn và của mình theo tiêu chuẩn đã nêu ở hoạt động 2
Nhận xét và đánh giá sản phẩm theo 2 mức ( hoàn thành, chưa hoàn thành )
HS tháo rời các chi tiết và sắp xếp vào hộp.
Nhắc nhở HS thu dọn, vệ sinh nơi thực hành để chuẩn bị học môn khác.
4. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Mô hình điện 
 Hát
- HS để dụng cụ trên bàn
- Xếp các chi tiết vào nắp hộp
- Nắm được tiêu chuẩn đánh giá.
- Thảo luận nhóm tìm ra cách lắp.
- Thực hành lắp theo nhóm.
- Quan sát kĩ các hình mẫu mình chọn.
- Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Các tổ trưng bày sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn theo hướng dẫn của GV.
- Nghe GV nhận xét và đánh giá.
- Tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Thu dọn, vệ sinh nơi thực hành.
Tuần 35 Thứ tư ngày 16 tháng5 năm 2007
Kĩ thuật
Lắp ghép mô hình tự chọn ( TT )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bổ sung
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra dụng cụ học tập các nhóm. 
 3. Bài mới :
 - Cho các nhóm tiến hành làm việc.
 - Ghi lên bảng tiêu chuẩn đánh giá.
 Hoạt động 3 : HS thực hành lắp mô hình tự chọn
@ Lắp từng bộ phận :
Cho HS thảo luận theo nhóm 2 cách lắp, sau đó cá nhân tự lắp.
Quan sát, theo dõi HS thực hành để động viên các em có khả năng thực hiện tốt những nội dung sáng tạo còn những HS kém thì giúp đỡ, động viên.
@ Lắp mô hình hoàn chỉnh :
Nhắc nhở HS quan sát kĩ các hình mẫu để lắp được đẹp và chắn chắc.
Quan sát, theo dõi HS thực hành để động viên các em có khả năng hàon thành tốt sản phẩm còn HS kém thì giúp đỡ, uốn nắn.
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập của HS
Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo tổ.
Phân chia vị trí trưng bày của các tổ.
Hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của bạn và của mình theo tiêu chuẩn đã nêu ở hoạt động 2
Nhận xét và đánh giá sản phẩm theo 2 mức ( hoàn thành, chưa hoàn thành )
HS tháo rời các chi tiết và sắp xếp vào hộp.
Nhắc nhở HS thu dọn, vệ sinh nơi thực hành để chuẩn bị học môn khác.
4. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Mô hình điện 
 Hát
- HS để dụng cụ trên bàn
- Xếp các chi tiết vào nắp hộp
- Nắm được tiêu chuẩn đánh giá.
- Thảo luận nhóm tìm ra cách lắp.
- Thực hành lắp theo nhóm.
- Quan sát kĩ các hình mẫu mình chọn.
- Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Các tổ trưng bày sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn theo hướng dẫn của GV.
- Nghe GV nhận xét và đánh giá.
- Tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Thu dọn, vệ sinh nơi thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docKT 19-35.doc