Giáo án Kiểm tra học sinh giỏi Tiếng Việt 5

Giáo án Kiểm tra học sinh giỏi Tiếng Việt 5

Câu 1.Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “khôn” trong câu “Chú mèo này khôn thật”?

a, tinh. b, ranh. c, ngoan.

Câu 2 :Những từ nào là tính từ trong câu “Mèo hung có cái đầu hơi tròn, hai tai dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy.”?

a, tròn, dong dỏng, thính nhạy. b, dong dỏng, đứng, thính nhạy.

c, dựng, dong dỏng, thính nhạy.

 

doc 2 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1353Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kiểm tra học sinh giỏi Tiếng Việt 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số: 15	Điểm :	Xếp thứ:
Họ và tên:.Lớp 5.
PHẦN I : TRẮC NGHIỆM ( 4,5 điểm )
Câu 1.Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “khôn” trong câu “Chú mèo này khôn thật”?
a, tinh.	b, ranh.	c, ngoan.
Câu 2 :Những từ nào là tính từ trong câu “Mèo hung có cái đầu hơi tròn, hai tai dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy.”?
a, tròn, dong dỏng, thính nhạy.	b, dong dỏng, đứng, thính nhạy.
c, dựng, dong dỏng, thính nhạy.
Câu3.	Dấu ngoặc kép trong câu “Đó là chuyến “du lịch bụi” đầu tiên của con bé sáu tuổi như tôi.” có tác dụng gì? 
a, Trích dẫn lời nói của nhân vật.	c, Báo hiệu nguồn trích dẫn.
b, Báo hiệu từ dùng trong ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
Câu 4.	Câu “Tôi bây giờ vẫn là một đứa trẻ thích xê dịch.” thuộc kiểu câu gì?
a, Câu kể Ai là gì?	b, Câu kể Ai làm gì?	
c, Câu kể Ai thế nào?
Câu 5.	Hai câu “Vì bà mời Tình Yêu nên cả ba chúng tôi đều vào. Bởi vì ở đâu có Tình Yêu thì ở đó sẽ có Thành Công và Giàu Sang.” liên kết với nhau bằng biện pháp gì?
a, Phép lặp và phép thế.	b, Phép lặp và phép nối.	
c, Phép thế, phép nối và phép lặp.
 Câu 6. Câu sau thuộc kiểu câu gì xét về mặt cấu tạo?
“Chúng tôi không biết các ông nhưng chắc là các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó.”
a, Câu đơn.	b, Câu ghép.
Câu 7. Trong câu “Cái đuôi dài thướt tha, duyên dáng trông thật đáng yêu.” bộ phận nào là vị ngữ?
a, trông thật đáng yêu.	 b, thướt tha, duyên dáng trông thật đáng yêu.
c, dài thướt tha, duyên dáng trông thật đáng yêu.
Câu 8. Những từ nào viết đúng chính tả?
a, bánh trưng.	 b, trao đổi.	
c, chao cánh.	 d, vảy cá.e, nấu cháo.g, thổi sôi.
 Câu 9. Những từ nào trái nghĩa với “hạnh phúc”?
a, buồn rầu.	b, phiền hà.	 c, bất hạnh.	d, nghèo đói.
e, cô đơn.	g, khổ cực.	 h, vất vả.	i, bất hoà.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7,5 ĐIỂM)
Câu 1. Buổi trưa, trời xanh ngắt, cao vòi vọi. Nắng to nhưng không gay gắt. Gió từ đồng bằng miền biển thổi lên mát mẻ, dễ chịu.
a, Câu 3 có bao nhiêu từ? (0,5 đ)
b, Gạch một gạch dưới từ ghép, gạch hai gạch dưới từ láy trong mỗi câu trên. Đoạn văn có bao nhiêu từ láy? .Bao nhiêu từ ghép? (1đ).
c, Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn trên. (1đ)
Danh từ : .
Động từ : ..
Tính từ : .
d, Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu trên? (1đ)
Câu2.Cho từ “với” đồng âm. (1đ)
Đặt hai câu:
Một câu có “với” là động từ : 
.
Một câu có “với” là quan hệ từ:
.
Câu 3. Viết hai câu tục ngữ hoặc ca dao nói về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại sâm của nhân dân ta. (1đ)
.
.
.
Câu 4. Trong bài thơ “Tiếng Vọng” nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết :
“Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.”
Đoạn thơ cho thấy những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả? vì sao như vậy?
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
III. TẬP LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Em bị ốm, người luôn bên em động viên, chăm sóc lo cho em uống t ừng viên thuốc, mất ăn, mất ngủ vì em là mẹ. 
Hãy hình dung và tả lại mẹ kính yêu của em lúc chăm sóc em bị ốm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra hoc sinh gioi Tieng Viet 5(1).doc