Giáo án Lịch sử lớp 4 - Tiết 16: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Giáo án Lịch sử lớp 4 - Tiết 16: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

 Lịch sử(16): CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC

 MÔNG - NGUYÊN

 I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:

 -Dưới thời Trần quân Mông - Nguyên đã ba lần sang xâm lược nước ta và cả ba lần chúng đều bị thất bại.

 -Quân và dân nhà Trần ba lần chiến thắng vẻ vang trước giặc Mông - Nguyên là do có lòng đoàn kết, quyết tâm đánh giặc, lại có kế sách đánh hay.

 -Kể về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản.

 -Tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm lược vẻ vang của dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học:

 Phiếu học tập cho học sinh.

 Hình minh hoạ SGK phóng to nếu có điều kiện.

 Sưu tầm những mẫu chuyện về anh hùng Trần Quốc Toản (giáo viên và học sinh cùng sưu tầm)

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử lớp 4 - Tiết 16: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lịch sử(16): CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
 MÔNG - NGUYÊN
 I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
 -Dưới thời Trần quân Mông - Nguyên đã ba lần sang xâm lược nước ta và cả ba lần chúng đều bị thất bại.
 -Quân và dân nhà Trần ba lần chiến thắng vẻ vang trước giặc Mông - Nguyên là do có lòng đoàn kết, quyết tâm đánh giặc, lại có kế sách đánh hay.
 -Kể về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản.
 -Tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm lược vẻ vang của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
 Phiếu học tập cho học sinh.
 Hình minh hoạ SGK phóng to nếu có điều kiện.
 Sưu tầm những mẫu chuyện về anh hùng Trần Quốc Toản (giáo viên và học sinh cùng sưu tầm)
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
I Bài cũ :
+ Gọi 2 em lên bảng trả lời 2 câu hỏi
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
II Bài mới :
1 Giới thiệubài
- Giáo viên treo tranh minh hoạ cảnh Hội nghị Diên Hồng và hỏi tranh vẽ cảnh gì? Em biết gì về cảnh được vẽ trong tranh?
- Giáo viên giới thiệu bài mới: Tranh vẽ cảnh Hội nghị Diên Hồng. Hội nghị này được vua Trần Thánh Tôn tổ chức để xin ý kiến của các Bô lão khi giặc Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta. 
2 Giảng bài mới
*Hoạt động 1: Ý chí quyết tâm đánh giặc của Vua tôi nhà Trần
- Giáo viên gọi một học sinh đọc SGK từ: Lúc đó quân Mông - Nguyên ........ hai chữ “Sát Thát” (giết chết giặc Nguyên)
- Giáo viên nêu câu hỏi: Tìm những sự việc cho thấy Vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc?
- Giáo viên kết luận: Cả ba lần xâm lược nước ta, quân Mông - Nguyên đều phải đối đầu với ý chí đoàn kết, quyết tâm đánh giặc của Vua tôi nhà Trần. Cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào? Vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp qua
*Hoạt động 2: Kế sách đánh giặc của Vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi sau:
+ Nhà Trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu?
+ Việc cả ba lần Vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng như thế nào?
- Giáo viên cho các nhóm cử đại diện lên trình bày
- Giáo viên kết luận về kế sách đánh giặc của Vua tôi nhà Trần, sau đó chuyển hoạt động: Với cách đánh giặc thông minh đó, Vua tôi nhà trần đã đạt kết quả như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu kết quả của cuộc kháng chiến ba lần chống lại giặc Mông - Nguyên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tiếp SGK và hỏi: 
+ Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
+ Theo em vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi này?
*Hoạt động 3: Tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản
- Giáo viên tổ chức cho học cả lớp kể những câu chuyện đã tìm hiểu được về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản.
- Giáo viên tổng kết đôi nét về vị tướng trẻ yêu nước Trần Quốc Toản (xem tài liệu)
3 Củng cố dặn dò
- Giáo viên tổng kết
- Dặn dò học sinh về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài sau
- 2 em trả lời.
- Học sinh trả lời
- Một học sinh đọc - Cả lớp đọc thầm
- Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi học sinh nêu một sự việc:
+ Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”
+ Điện Diên Hồng vang lên tiếng đồng thanh của các Bô lão: “Đánh!”
+ Trần Hưng Đạo người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến viết Hịch tướng sĩ kêu gọi nhân dân đấu tranh, có câu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng ...”
- Các chiến sĩ tự thích vào cánh tay mình hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ)
-Hoạt động nhóm 4
- Học sinh đọc SGK và thảo luận
+Khi giặc mạnh Vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu, Vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút liu khỏi bờ cỏi nước ta.
-+Việc cả ba lần Vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng rất lớn, làm cho địch khi vào Thăng Long không thấy một bóng người, không một chút lương ăn càng thêm mệt mỏi và đói khát. Quân địch hao tổn, trong khi đó ta lại bảo toàn được lực lượng.
- Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, nhận xét
- Sau ba lần thất bại quân Mông - Nguyên không dám xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững.
- Vì dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc
- Một số học sinh lên kể trước lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docSU T1616.doc