Giáo án Lịch sử lớp 5

Giáo án Lịch sử lớp 5

I-MỤC TIÊU :

Học xong bài này, học sinh biết :

-Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì.

-Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược.

- Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nu được các sự kiện chủ yếu về Trương Định.

- Biết được các đường phố, trường học, ở địa phương mang tên Trương Định

 

doc 151 trang Người đăng huong21 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ ( 1858 – 1945 )
Tiết 1 
“BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH 
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này, học sinh biết :
-Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì.
-Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược.
- Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu được các sự kiện chủ yếu về Trương Định.
- Biết được các đường phố, trường học,  ở địa phương mang tên Trương Định
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Hình trong SGK phóng to.
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Phiếu học tập :
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HĐ dạy
HĐ học
1-Kiểm tra 
- Kiểm tra sách vở của hs 
2Bài mới Giới thiệu bài – Ghi tựa 
 Giáo viên giới thiệu bài và kết hợp dùng bản đồ để chỉ địa danh Đà Nẵng .
* HĐ 1 :Tình hình nước ta vào năm 1858 
-Sáng 1/9/1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Tại đây quân Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân dân ta nên chúng không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
-Năm sau, Pháp phải chuyển hướng đánh vào Gia Định, nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống Pháp xâm lược, đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến của nhân
 dân dưới sự chỉ huy của Trương Định.
* HĐ 2 : Sự băn khoăn của Trương Định 
 Nhiệm vụ học tập của học sinh :
+Khi nhận được lệnh của triều đình, Trương Định có điều gì phải băn khoăn suy nghĩ ?
+Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì ?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại tấm lòng tin yêu của nhân dân ?
-Chuẩn bị tập vở, dụng cụ học tập .
* hs thảo luận nhĩm lớn.
-Băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận đươc lệnh vua ban xuống : giữa lệnh vua và lòng dân, Trương Định không biết hành động như thế nào cho phải lẽ.
-Nghĩa quân và nhân dân suy tôn Trương Định làm “Bình Tây đại nguyên soái” 
- Cảm kích trước tấm lòng của nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp.
Gợi ý trả lời những câu hỏi đã nêu ở phần nhiệm vụ học tập của học sinh
- hs báo cáo theo tổ - chất vấn
-Đại diện học sinh trình bày kết quả làm việc của mình .
HS báo cáo 
*HĐ 4 Ý nghĩa 
 HT : làm việc cả lớp 
-Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình, quyết tâm cùng nhân dân ở lại chống Pháp ?
-Em có biết đường phố, trường học nào mang tên Trương Định?
-Em có biết gì về Trương Định?
- hs trả lời cá nhân.
-Thảo luận theo đơi bạn.
3Củngcố - Dặn dò :HS đọc nội dung bài học 
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
Tiết 2
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN 
CANH TÂN ĐẤT NƯỚC 
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này, học sinh biết :
- Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ như thế nào 
-Nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộvới mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh:
 + Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước .
 + Thơng thương với thế giới, thuê người nước ngồi đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khống sản.
 + Mở các trường dạy đĩng tàu, đúc súng, sử dụng máy mĩc.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Hình trong SGK .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
	HĐ dạy
HĐ học
1 KTBC 
 Hỏi lại nội dung bài ở tiết trước .
+Khi nhận được lệnh của triều đình, Trương Định có điều gì phải băn khoăn suy nghĩ ?
+Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì ?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại tấm lòng tin yêu của nhân dân ?
 BT trắc nghiệm : Bài 2 VBT /2 
2-Bài mới :
Giáo viên giới thiệu bài mới – Ghi tựa.
* HĐ 1 :Tìm hiểu bối cảnh nước ta
+Bối cảnh nước ta nửa sau thế kỷ XIX
+Một số người có tinh thần yêu nước, muốn làm cho đất nước giàu mạnh để tránh họa xâm lăng (trong đó có Nguyễn Trường Tộ)
*HĐ 2: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ .
+Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?
+Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không?
+Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
Hs làm bảng con
Hs nhắc tựa
+Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước .
+Thuê chuyên gia nươc ngoài giúp ta phát triển kinh tế .
+Xây dựng quân đội hùng mạnh .
+Mở trường dạy cách sử dụng máy móc, đóng tàu, đúc súng . . . 
+Triều đình bàn luận không thống nhất, vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ .
+Có điều đó là vì vua quan nhà Nguyễn bảo thủ .
+ Nguyễn Trường Tộ có lòng yêu nước, muốn canh tân để đất nước phát triển.
+Khâm phục tinh thần yêu nước của Nguyễn Trường Tộ.
GV chốt
HS lắng nghe 
* HĐ 3 :Nguyên nhân triêu đình không muốn canh tân đất nước 
-Lí do triều đình không muốn canh tân đất nước là gì ?
* GV chốt : 
 Các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
-Vua quan nhà Nguyễn lạc hậu, không hiểu được những đổi thay của các nước trên thế giới. Ngay cả những sự việc như đèn treo ngược, không có dầu vẫn sáng (đèn điện) ; xe đạp hai bánh chuyển động rất nhanh mà không bị đổ . . . vua quan nhà Nguyễn vẫn không tin điều đó là sự thật.Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ không muốn có sự thay đổi. Vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ, những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi.
-Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời kính trọng ?
-Trước họa xâm lăng, bên cạnh hững người Việt Nam yêu nước cầm vũ khí lên chống Pháp như : Trương Định, Nguyễn Công Trực, Nguyễn Hữu Huân . . . còn có những người đề nghị canh tân đất nước, mong muốn dân giàu, nước mạnh như Nguyễn Trường Tộ.
3Củng cố 
Nhận xét – Dặn dòHỏi lại nội dung bài 
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
Tiết 3 
CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ 
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này học sinh biết :
- Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại tổ chức đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885-1896)
- Trân trọng tự hào về truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc .
- Tường thuật được sơ lược cuộc phản cơng ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức:
 - Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong phào Cần Vương .
- Nêu tên mot65so61 đường phố , tường học, liên đội thiếu niên tiền phong , ở địa phương mang tên những nhân vật nĩi trên.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Lược đồ kinh thành Huế năm 1885.
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Hình trong SGK.
Phiếu học tập của học sinh.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
	HĐ dạy
HĐ học
A-KTBC
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước.
+Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?
+Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không?
+Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?
Làm bài tập trắc nghiệm :
 B-Bài mới : Giới thiệu bài :
Giáo viên trình bày một số nét chính về tình hình nước ta sau khi triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất nước ta. Tuy triều đình đầu hàng nhưng nhân dân ta không chịu khuất phục. Lúc này, các quan lại trí thức nhà Nguyễn đã phân hoá thành hai phái : phái chủ chiến và phái chủ hòa.
*HĐ 1 : Tình hình nứơc ta 
HT :làm việc cả lớp
 Nhiệm vụ học tập của học sinh :
+Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà trong triều đình Nguyễn.
+Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?
+Tường thuật lại cuộc phản công kinh thành Huế.
+Ý nghĩa cuộc phản công kinh thành Huế 
2 HS trả lời 
Cả lớp làm bảng con 
Gợi ý trả lời :
1)+Phái chủ hoà chủ trương hòa với Pháp.
+Phái chủ chiến chủ trương chống Pháp .
2)+ Tôn Thất Thuyết bí mật lập căn cứ kháng chiến .
3)+Tường thuật lại diễn biến theo các ý : thời gian hành động của Pháp, tinh thần quyết tâm chống Pháp của phái chủ chiến;
4) điều thể hiện lòng yêu nước của một bộ phận quan lại trong triều đình Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp .
-SGK/8
*HĐ 2: Một số cuộc khởi nghĩ tiêu biểu 
HT : Thảo luận theo nhóm 
- Em biết gì thêm về phong trào Cần Vương 
- Nêu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu mà em biết 
Nhấn mạnh: Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị (trong xã hội phong kiến, việc đưa vua và đoàn tùy tùng ra khỏi kinh thành là một sự kiện hết sức quan trọng).
+Tại căn cứ kháng chiến, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu “ Cần Vương” kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp.
+Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu : giới thiệu hình ảnh một số nhân vật lịch sử (kết hợp sử dụng bản đồ )
- Em biết ở đâu cĩ đường phố , trường học, mang tên các lãnh tụ trong phong trào Cần Vương?
-Các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- Hs trả lời theo cá nhân .
 HS đọc nội dung bài học
C-Củng cố 
D-Nhận xét – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi 
-Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 
XÃ HỘI VIỆT NAM 
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
I-MỤC TIÊU:
Học xong bài này , học sinh biết :
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nền kinh tế, xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.
- Bước đầu nhận biế ... ùt và kết luận.
Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm bằng chất dẻo
- GV tổ chức trò chơi “Thi kể tên các đồ dùng bằng chất dẻo”.
- Cách tiến hành:
+ Chia nhóm HS theo tổ.
+ Phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS ghi tất cả các đồ dùng bằng chất dẻo ra giấy.
- Nhóm thắng cuộc là nhóm kể được đúng, nhiều tên đồ dùng.
- Gọi các nhóm đọc tên đồ dùng mà nhóm mình tìm được, yêu cầu các nhóm khác đếm tên đồ dùng.
- Nêu cách bảo quản các đồ dùng trong gia đình bằng chất dẻo?
Hoạt động : Kết thúc
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc bảng thông tin về chất dẻo, mỗi nhóm HS chuẩn bị một miếng vải nhỏ.
+ Hãy nêu tính chất của cao su?
+ Cao su thường được sử dụng để làm gì?
+ Khi sử dụng đồ dùng bằng cao su chúng ta cần lưu ý điều gì?
- Nhắc lại, mở SGK trang 64, 65.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thaỏ luận với nhau về đặc điểm của các đồ dùng bằng nhựa.
- 5 – 7 HS trình bày.
- HS nêu: Đồ dùng bằng nhựa cĩ nhiều màu sắc, hình dáng, cĩ loại mềm, cĩ loại cứng nhưng đều khơng thấm nước.
- Lắng nghe. 
- HS hoạt động theo cặp hoặc cá nhân để tìm hiểu thông tin.
- Đọc bảng thông tin.
- Lớp trưởng đặt câu hỏi, các thành viên trong lớp xung phong phát biểu.
+Khơng mà Chất dẻo được làm ra từ dầu mỏ và than đá.
+ Chất dẻo cách nhiệt, cách điện, nhẹ, rất bền, khĩ vỡ, cĩ tính dẻo ở nhiệt độ cao.
+ Cĩ 2 loại: Loại cĩ thể tái chế, và loại khơng thể tái chế.
+ Khi sử dụng xong các đồ dùng bằng chất dẻo phải rửa sạch hoặc lau chùi sạch sẽ.
+ hs trả lời 
- Lắng nghe.
- Hoạt động theo sự hướng dẫn của GV.
- Đọc tên đồ dùng, kiểm tra số đồ dùng của nhóm bạn.
- hs trả lịi
Tiết 32: Khoa học 
TƠ SỢI
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.
-Nêu một số cơng dụng của tơ sợi, cách bảo quản các đồ dùng làm bằng tơ sợi
- Kể được tên một số loại vải thường dùng để may chăn, màn, quần, áo.
- Biết được một số công đoạn để làm ra một số loại tơ sợi tự nhiên.
- Làm thí nghiệm để biết được đặc điểm chính của tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- HS chuẩn bị các mẫu vải.
- GV chuẩn bị bát đựng nước, diêm.
- Phiếu học tập, 1 bút dạ, phiếu to.
- Hình minh họa trang 66 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động : Khởi động
 KTBC: GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước sau đó nhận xét và ghi điểm từng HS.
 GTB: Bài học hôm nay sẽ giúp các em có những hiểu biết cơ bản về nguồn gốc, đặc điểm và công dụng của sợ tơ.
Hoạt động 1 : Nguồn gốc của một số loại sợi tơ
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp: Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 66 SGK và cho biết hình nào liên quan đến việc làm ra sợi đay. Những hình nào liên quan đến làm ra tơ tằm, sợi bông.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Giới thiệu H1, H2, H3 SGK .
- Sợi bông, sợi đay, tơ tằm, sợi lanh loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật?
* Kết luận: Có rất nhiều loại sơi tơ khác nhau làm ra các loại sản phẩm khác nhau.
Hoạt động 2: Tính chất của sợi tơ
- Tổ chức cho HS hoạt động theo tổ như sau:
+ Phát cho mỗi nhóm một bộ học tập bao gồm: Phiếu học tập, hai miếng vải nhỏ các loại, diêm, bát nước.
- Hướng dẫn HS làm TN.
- Nhận xét, khen ngợi HS trung thực khi làm TN, biết tổng họp kiến thức và ghi chép khoa học.
+ Chất dẻo được làm ra từ vật liệu nào? Nó có tình chất gì?
+ Chất dẻo có thề thay thế vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
- Nhắc lại, mở SGK trang 66, 67.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- 3 HS tiếp nối nhau nói về từng hình.
- Lắng nghe.
- Sợi bông, sợi đay, sợi lanh có nguồn gốc từ thực vật. Tơ tằm có nguồn gốc từ động vật.
- Lắng nghe.
- Nhận ĐDHT làm việc theo tổ theo sự điều khiển của tổ trưởng, hướng dẫn của GV.
- HS trực tiếp làm TN và nêu lên hiện tượng , thư kí ghi kết quả TN vào phiếu học tập.
Phiếu học tập
Bài : Tơ sợi
Tổ: .........................................
Loại tơ sợi
Thí nghiệm
Đặc điểm chính
Khi đốt lên
Khi nhúng nước
1.Tơ sợi tự nhiên
- Sợi bông
- Sợi đay
- Tơ tằm
2. Tơ sợi nhân tạo (Sợi bông)
- Gọi HS đọc lại bảng thông tin trang 67 SGK.
* Kết luận: Mục Bạn cần biết SGK.
Hoạt động : Khởi động
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn về nhà đọc kĩ phần thông tin về tơ sợi và chuẩn bị bài sau.
- 1 nhóm dán phiếu thảo luận lên bảng, 2 HS lên cùng trình bày kết quả TN, cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.
- HS đọc, lớp theo dõi.
Tiết 33: Khoa học 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố kiến thức:
- Đặc điểm giới tính .
- Bệnh lây truyền và một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- Tính chất, công dụng của một số vật liệu đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Phiếu học tập theo nhóm.
- Hình minh họa trang 68 SGK.
- Bảng gài để chơi trò chơi “Ô chữ kì diệu”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động : Khởi động
 KTBC: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, nhận xét từng HS.
 GTB: Bài học hôm nay sẽ củng cố lại những kiến thức cơ bản về con người và sức khỏe, đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng.
Hoạt động 1 : Con đường lây truyền một số bệnh 
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, cùng đọc câu hỏi trang 68 SGK, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Gọi HS phát biểu, HS khác bổ sung ý kiến.
- GV lần lượt nêu câu hỏi cho HS trả lời.
+ Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh sốt rét lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh viêm não lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua con đường nào?
* Kết luận: Trong các bệnh mà chúng ta đã tìm hiểu, bệnh AIDS được coi là đại dịch. Bệnh AIDS lây truyền qua con đường sinh sản và đường máu.
Hoạt động 2: Một số cách phòng bệnh 
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và cho biết:
+ Hình minh họa chỉ dẫn điều gì?
+ Làm như vậy có tác dụng gì? Vì sao?
- Gọi HS trình bày ý kiến, yêu cầu HS khác bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, khen ngợi những nhóm có kiến thức cơ bản về phòng bệnh. Trình bày lưu loát, dễ hiểu.
+ Thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, ăn chín, uống sôi còn phòng tránh được một số bệnh nào nữa?
* Kết luận: Để phòng tránh một số bệnh thông thường cách tốt nhất là chúng ta nên giư vệ sinh môi trường xung quanh, giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, mắc màn khi ngủ và thực hiện ăn chín, uống sôi.
+ Em hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên?
+ Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một loại tơ sợi tự nhiên?
- Nhắc lại, mở SGK trang 68-71.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và thảo luận, trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời.
- Tiếp nối nhau trả lời.
- Lắng nghe.
- 4 HS thành 1 nhóm hoạt động theo sự điều khiển của nhóm trưởng và hướng dẫn của GV.
- Một HS trình bày về một hình minh họa, các bạn khác theo dõi và bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.
- HS nêu nối tiếp nhau nêu ý kiến, mỗi em chỉ cần nêu tên 1 bệnh.
- Lắng nghe.
Tiết 34: Khoa học 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố kiến thức:
- Đặc điểm giới tính .
- Bệnh lây truyền và một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- Tính chất, công dụng của một số vật liệu đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Phiếu học tập theo nhóm.
- Hình minh họa trang 68 SGK.
- Bảng gài để chơi trò chơi “Ô chữ kì diệu”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động 3: Đặc điểm, công dụng của một số vật liệu
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, làm phần thực hành trang 69 SGK vào phiếu.
- Gọi 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận , yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, kết luận phiếu đúng.
- GV có thể gọi những nhóm chọn vật liệu khác đọc kết quả thảo luận của mình.
- Hỏi lại kiến thức của HS bằng các câu hỏi:
1. Tại sao em lại cho rằng làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hỏa lại phải sử dụng thép?
2. Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà lại sử dụng gạch?
3. Tại sao phải dùng tơ sợi để may quần áo, chăn màn?
 Hoạt động 4: Trò chơi “Ô chữ kì diệu”
 - GV treo bảng cài có ghi sẵn các ô chữ và đánh dấu theo thứ tự từ 1 – 10.
- Chọn 1 HS nói tốt, dí dỏm dẫn chương trình.
- Mỗi tổ cử một HS tham gia chơi.
- Người dẫn chương trình cho người bốc thăm chọn vị trí.
- Người chơi được quyền chọn ô chữ. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai mất lượt chơi.
- Nhận xét, tổng kết điểm. 
Hoạt động : Kết thúc
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn về nhà ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
- HS hoạt động theo nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
+ Kể tên các vật liệu đã học?
+ Nhớ lại đặc điểm và cơng dụng của từng vật liệu ?
+ Hồn thành phiếu ở SGK/ 69
- Nhóm làm bằng phiếu to dán lên bản, đọc phiếu, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến, các nhóm khác đi đến thống nhất.
- Tiếp nối nhau đọc kết quả thảo luận.
- HS theo dõi cách chơi.
- Mỗi tổ cử một HS tham gia chơi.
- HS tham gia chơi. Lớp cổ vũ, động viên/

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lich su 5da chinh sua.doc