Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 3

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 3

TUẦN 3

Thứ năm ngày 30 tháng 8 năm 2012

Tiết 1 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

I. Mục tiêu:

 - Đánh giá hoạt động tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.

II. Các hoạt động dạy học :

HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần qua.

- Các tổ trưởng đánh giá ý thức học tập, lao động của từng thành viên trong tổ.

- Tổ trưởng nhận xét, tổng kết điểm thi đua của các tổ.

- GV nhận xét ưu điểm, khuyết điểm chung của cả lớp trong tuần qua về: + Ý thức học tập, lao động.

 + Việc thực hiện nề nếp, quy định chung của trường, lớp.

 + Tuyên dương những tổ, cá nhân có ý thức kỉ luật tốt.

HĐ2: Phương hướng tuần tới

- Tiếp tục duy trì nề nếp học tập, ra vào lớp.

- Khắc phục những tồn tại trong tuần qua.

- Chăm sóc tốt bồn hoa do lớp phụ trách.

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ năm ngày 30 tháng 8 năm 2012
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I. Mục tiêu:
	- Đánh giá hoạt động tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II. Các hoạt động dạy học :
HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần qua.
- Các tổ trưởng đánh giá ý thức học tập, lao động của từng thành viên trong tổ.
- Tổ trưởng nhận xét, tổng kết điểm thi đua của các tổ.
- GV nhận xét ưu điểm, khuyết điểm chung của cả lớp trong tuần qua về: 	+ Ý thức học tập, lao động...
	+ Việc thực hiện nề nếp, quy định chung của trường, lớp...
	+ Tuyên dương những tổ, cá nhân có ý thức kỉ luật tốt...
HĐ2: Phương hướng tuần tới
- Tiếp tục duy trì nề nếp học tập, ra vào lớp...
- Khắc phục những tồn tại trong tuần qua.
- Chăm sóc tốt bồn hoa do lớp phụ trách.
__________________________
Tiết 2
TOÁN
T11: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố:
	- Cách chuyển hỗn số thành phân số.
	- Kỹ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số.
	- Rèn kĩ năng tính toán cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học
 	- GV: Bảng phụ.
 - HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học.
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’) 
- Bảng con: Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện các phép tính: 
 + 
HĐ2: Luyện tập - Thực hành (30’ - 32’)
a) Nháp:	* Bài 1/14: (10’)
	- KT: Chuyển các hỗn số thành phân số.
	- HS làm bài - nhận xét
- Chốt: Nêu cách chuyển một hỗn số thành phân số ?
- DKSL: Chuyển hỗn số thành phân số sai.
b) Vở: 	* Bài 2/14: (11’)
	- KT: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện so sánh.
	- HS làm bài - Đổi vở kiểm tra - nhận xét.
- Chốt: Cách cách chuyển một hỗn số thành phân số.
- DKSL : Cách trình bày.
	* Bài 3/14: (11’)	
	- KT: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính: +, -, x, : .
	- HS làm bài - 1 em làm bảng phụ - nhận xét
- Chốt: Cách thực hiện phép nhân, chia các hỗn số.
HĐ3: Củng cố (2’ - 3’)
	- Miệng: Khi đọc ( hoặc viết) hỗn số ta cần lưu ý gì?
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
_____________________________________
Tiết 3
TIẾNG ANH
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
_________________________________________
Tiết 4
TẬP ĐỌC
 LÒNG DÂN
I. Mục đích- yêu cầu:
- Đọc đúng văn bản kịch, đọc đúng ngữ điệu, giọng đọc thay đổi, linh hoạt hợp với tính cách từng nhân vật. 
- Đọc diễn cảm kịch theo phân vai.
- Hiểu một số từ ngữ: cai, hổng thấy, thiệt , quẹo vô, lẹ, ráng.
- Nội dung: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh , mưu trí trong cuộc đấu 
trí để lừa giặc, cứu cán bộ.
II. Đồ dùng:
	- Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: ( 2- 3’)
- Đọc thuộc bài thơ “ Sắc màu em yêu”
- Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào ? Vì sao?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài ( 1- 2’).
- Qua bài TĐ hôm nay chúng ta thấy tấm lòng của người dân Nam Bộ đối với Đảng và CM.
2. Luyện đọc đúng ( 10 - 12’).
	- HS khá đọc bài - Lớp đọc thầm và chia đoạn.
	- Bài chia làm mấy đoạn?
	 + Đ1: “ Từ đầu ... thằng này là con” 
	 + Đ2: “ Chồng chị à ...rục rịch tao bắn”
	 + Đ3 : Đoạn còn lại.
	- HS đọc nối tiếp đoạn.
	- Luyện đọc đoạn:
* Đoạn 1:- Luyện đọc: chi, vô, hổng, quẹo, nầy là
	- Giải nghĩa từ: cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô
	- HD: + Đọc rõ tên nhân vật, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, đọc đúng từ địa phương, ngắt nghỉ để phân biệt giữa tên nhân vật và lời nhân vật.
	- HS luyện đọc đoạn 1 theo dãy.
* Đoạn 2: Đọc đúng: xẵng giọng, ra lịnh, rục rịch.
	- Hd ngắt hơi câu dài: ... xẵng giọng / ...quay sang lính/ ...tao/ ...lịnh mà.
	- Giải nghĩa từ : ra lịnh, nói thiệt.
	- HD: Đọc rõ ràng , rành mạch.
	- H luyện đọc theo dãy
* Đoạn 3 - HD: Đọc rõ lời của từng nhân vật, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đọc đúng các câu theo mục đích nói .
	- HS rèn đọc đoạn 3 theo dãy.
	- Học sinh đọc nhóm đôi.
* Cả bài: Đọc rõ ràng rành mạch, đọc đúng tên nhân vật, lời nói của từng nhân vật , ngắt nghỉ đúng dấu câu.
 - HS đọc cả bài (1 - 2 em).
	- GV đọc mẫu lần 1.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10- 12’).
* HS đọc thầm đoạn giới thiệu: - Chú cán bộ gặp nguy hiểm gì ?
	- Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú bộ đội? 
* HS đọc thầm đoạn kịch 
	- Dì Năm đấu trí với tên địch khôn khéo như thế nào?
	- Qua hành động đó em thấy dì Năm là người như thế nào?
	- Tình huống nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?
	- Nêu nội dung chính của bài ?
 Chốt ND bài: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí, để lừa giặc, cứu cán bộ Cách mạng.
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm ( 10 - 12’).
	- HD đọc diễn cảm theo đoạn.
* Đoạn 1: Đọc đúng câu hỏi, câu đối thoại, cao giọng cuối câu hỏi, hạ giọng khi đọc các từ trong (...) nói về hành động, thái độ của nhân vật. 
 	- Giọng của cai lính: Hống hách, xấc xược Giọng dì Năm, chú cán bộ : tự nhiên
	- H luyện đọc diễn cảm theo dãy
* Đoạn 2: Giọng An: khóc tự nhiên
	- H luyện đọc diễn cảm theo dãy
* Đoạn 3: Giọng cai: đe doạ, giọng dì Năm khéo léo vờ than vãn.
	- H luyện đọc DC
	- GV đọc mẫu toàn bài
	- H đọc DC đoạn / bài.(8-10 em)
	- H đọc phân vai - Nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố dặn dò (2 - 4’)
	- Nhận xét tiết học, tuyên dương một số em đọc tốt.
	- Về nhà luyện đọc .
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
................................................................................................................................
_________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 31 tháng 8 năm 2012
Tiết 1
TOÁN
TIẾT 12: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh củng cố về:
	- Chuyển một phân số thành phân số thập phân. 
	- Chuyển hỗn số thành phân số.
	- Chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo có 1 tên đơn vị đo
II. Đồ dùng dạy học
	- GV: Bảng phụ.	
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học.
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’) 
	- BC : Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện tính: x .
HĐ2: Luyện tập - Thực hành (30’ - 32’)
a) Bảng con: 	* Bài 1/15: (5’)
- KT: Chuyển các phân số thành phân số thập phân.
- Chốt :Vận dụng kiến thức nào để chuyển 1 phân số thành phân số thập phân.
	* Bài 2/15: (5’)
- KT: Chuyển các hỗn số thành phân số. 
- Chốt: Muốn chuyển các hỗn số thành phân số em làm thế nào?
b) SGK: 	* Bài 3/15: (9’)
	- KT: Viết số đo dộ dài, khối lượng dưới dạng phân số.
	- Chốt: Cách chuyển số đo từ đơn vị lớn sang đơn vị bé.
	- DKSL: HS không dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo để thực hiện.
c) Vở:	* Bài 4/15: (8’)
- KT: Viết số đo dộ dài dưới dạng hỗn số.
	- Chốt: Cách chuyển số đo có hai tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị.	 
	DKSL:HS chưa sử dụng mối quan hệ giữa cm và m( 1 cm = m) nên giải sai.
	* Bài 5/15: (5’)
	- KT: Giải toán có liên quan đến đổi đơn vị đo độ dài.
	- Chốt: Muốn viết số đo dộ dài dưới dạng hỗn số em làm thế nào ?
HĐ3: Củng cố (2’ - 3’)
	- Miệng: + Muốn chuyển một phân số thành phân số thập phân em làm thế nào?
	 + Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?
	- Khi viết số đo độ dài, khối lượng dưới dạng phân số, hỗn số cần lưu ý điều gì?
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
_________________________________
Tiết 2
CHÍNH TẢ
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. Mục đích- yêu cầu:
- Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài “ Thư gửi các học sinh”.
- Chép đúng các tiếng đã cho vào mô hình cấu tạo tiếng, nắm được quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chép bài 2.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: ( 2-3’)
- Chép các vần của các tiếng sau vào mô hình cấu tạo vần.
	“ Quê hương mỗi người chỉ một”
	- 1H làm bảng phụ, lớp làm vở nháp
? Phần vần của tiếng gồm những bộ phận nào?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài(1 - 2’)
- GV nêu MĐ- YC của tiết học
2. Hướng dẫn chính tả ( 10 - 12’)
- GV đọc mẫu - HS theo dõi SGK
- GV ghi những từ khó viết: 80 năm giời, nô lệ, hoàn ( cầu), kiến (thiết).
	- HS đọc, phân tích từng tiếng.
- GV chú ý âm đầu (vần) dễ lẫn.
	- HS viết từ khó vào bảng con
3. Viết chính tả (14 - 16’).
- HD tư thế ngồi viết.
- HS nhẩm lại đoạn viết ( 2-3’).
	- H viết bài và tự trình bày vào vở theo hiệu lệnh của GV.
- GV kiểm tra và giúp đỡ những em chưa thuộc.
4. Chấm - chữa ( 3- 5’).
- GV đọc, HS soát lỗi và chữa lỗi .
	- HS ghi số lỗi ra lề và đổi vở kiểm tra.
- GV chấm từ 6- 8 bài.
5. Hướng dẫn bài tập ( 7 -9’)
* Bài 2 - HS đọc yêu cầu bài.
	- HS đọc mẫu - HS làm vào vở - 1 HS làm bảng phụ
Chữa: NX đúng sai - GV chốt ý đúng.
* Bài 3 - HS đọc yêu cầu bài - HS phát biểu ý kiến.
 - GV nhận xét, chốt ý đúng: Dấu thanh đặt trên ( dưới) âm chính.
C. Củng cố dặn dò ( 1- 2’)
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
_____________________________________
Tiết 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng hệ thống vốn từ về nhân dân, thuộc, hiểu các thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam. Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ, Vở BTTV; Từ điển Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: ( 2-3’)
- Đặt câu với 1 cặp từ đồng nghĩa => H nối tiếp đặt câu.
- Nhận xét, sửa chữa.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài(1 - 2’)
- GV nêu MĐ- YC của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập ( 32- 34’)
 * Bài 1 ( 7’) : HS đọc yêu cầu bài.
	- HS đọc các từ trong ngoặc đơn , xếp các từ trong (..) vào các nhóm cho thích hợp.
	- HS thảo luận nhóm 4.
	- Đại diện 1 nhóm viết vào bảng phụ, các nhóm khác ghi vào vở vài tập.
	- HS nhận xét, bổ sung.
	- GV chốt ý đúng:
	 - HS giải nghĩa từ: “tiểu thương - chủ tiệm”
	? Tầng lớp trí thức là người như thế nào?
* Bài 2 ( 13’): HS đọc yêu cầu bài.
	- HS thảo luận nhóm 2 và ghi kết quả vào vở bài tập.
	- Các thành ngữ nói lên phẩm chất gì của người VN ta?
	 - Chữa bài; GV chốt ý đúng.
	a. Chịu thương chịu khó: Cần cù, chăm chỉ, không ngại khó.
	b. Dám nghĩ, dám làm: Mạnh dạn, táo bạo, nhiều sáng kiến
	c. Muôn người như một: Đoàn kết, thống nhất.
	d. Trọng nghĩa khinh tài: Kính trọng tình nghĩa hơn tiền của.
	e. Uống nước nhớ nguồn: Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình
	- HS đặt câu với 1 trong các thành ngữ trên.
* Bài 3 ( 12-14’): HS đọc yêu cầu.
	- HS đọc truyện và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi a .
	- HS phát biểu ý kiến, nhận xét, chữa bài.
	- HS làm phần b, c vào vở.
	- GV chấm một số bài, nhận xét.
4. Củng cố dặn dò ( 2- 4’)
- Nhận xét tiết học, về đặt câu với các từ còn lại ở bài tập 3, chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.	
_________________________________
Tiết 4
KHOA HỌC
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ?
I. Mục đích yêu cầu : Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu nhữ ... học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập (32 - 34’)
* Bài 1 (13’) : - HS đọc to yêu cầu bài.
	- HS đọc bài “mưa rào” và thảo luận nhóm 4 các câu hỏi trong SGKvà ghi vào vở BTTV.
- Chữa: Mỗi nhóm trình bày một câu - HS nhận xét,bổ sung.
- GV chốt ý đúng.
a. Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến:
	- Mây: bay về, mây lớn, nặng, đặc, lổm nhổm đầy trời , tản ra rồi san đều nền...
	- Gió : thổi giật , đổi mát lạnh nhuốm hơi nước, điên đảo... 
b. Những từ ngữ gợi tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc :
	+ Tiếng mưa : lẹt đẹt , lách tách, rào rào, sầm sập, đồm độp, bùng bùng, ồ ồ.
	+ Hạt mưa : giọt nước lăn, giọt tuôn rào rào, mưa xiên xuống, lao xuống. lao vào bụi cây, giọt ngả, giọt bay...
c. Những từ ngữ miêu tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau cơn mưa :
	+Trong cơn mưa : Lá đào, na, sói vẫy tai run rẩy, gà trống lướt thướt. 
	+Sau cơn mưa:Trời rạng dần, chào mào hót râm ran, trời trong vắt, mặt trời ló ra..
d. Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng các giác quan: thị giác( nhìn), thính giác ( nghe), xúc giác ( cảm nhận bằng da) , khứu giác ( ngửi).
 GV chốt: Nhờ có khả năng quan sát tinh tế, tác giả đã viết một bài văn tả cảnh mưa rào rất sinh động. Đó cũng chính là nghệ thuật quan sát, miêu tả tài tình, nhạy bén của tác giả.
* Bài 2 (20’) : HS đọc yêu cầu bài.
- HS tự lập dàn ý miêu tả một cơn mưa vào vở BTTV bằng sự quan sát của mình.
- Chữa: HS trình bày bài làm (2 - 3em)
- HS nhận xét: + Các chi tiết mà bạn quan sát được?
	 + Bạn đã lập dàn ý đúng trình tự miêu tả chưa?
	 + Nội dung đã phong phú chưa?
	 + Bạn đã quan sát được những hình ảnh, chi tiết nào hay? Chi tiết nào chưa phù hợp? cần sửa?
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò (2 - 4’)
- NX tiết học. 
- Về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý.
- Chuẩn bị tiết học sau
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________
Tiết 4
ĐẠO ĐỨC
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH
I. Mục đích- yêu cầu: Học xong bài này, học sinh biết:
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II. Đồ dùng:
Một vài câu chuyện về người có trách nhiệm trong công việc.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
	- Chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?
B. Bài mới.
Hoạt động1: Tìm hiểu truyện " Chuyện của bạn Đức"
1. Mục tiêu: Học sinh thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức; Biết phân tích, đưa ra quyết định đúng.
2. Cách tiến hành:
	- Yêu cầu học sinh đọc " Chuyện của bạn Đức"
	- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi
	- Thảo luận nhóm: Đức đã gây ra chuyện gì?
	- Đức đã vô tình hay cố ý gây ra chuyện đó?
	- Sau khi gây ra chuyện Đức và Hợp đã làm gì? Việc làm đó của hai bạn đúng hay sai?
	- Khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
	- Theo em, Đức nên làm gì? Vì sao lại làm như vậy?
	- Đại diện nhóm trình bày trước lớp 
- Nhận xét, bổ sung
3. Kết luận: Khi chúng ta làm điều gì có lỗi, dù là vô tình chúng ta cũng nên dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm đối với việc làm của mình.
Hoạt động 2 : Liên hệ với bản thân
1. Mục tiêu: Học sinh biết được mình đã có trách nhiệm với việc mình đã làm 
2. Cách tiến hành:
	- Yêu cầu học sinh làm việc nhóm đôi: Hãy kể một việc làm mà em đã thành công và nêu lý do dẫn đến việc làm thành công đó. Nêu cảm nghĩ của em về việc làm thành công đó.
	- Học sinh kể trong nhóm đôi
	- Yêu cầu 4 - 5 học sinh trình bày
	- Như vậy, bạn đã suy nghĩ kĩ trước khi làm việc đó chưa?
	- Kết quả bạn đạt được là gì?
	- Em rút được bài học gì từ những câu chuyện của các bạn?
3. Kết luận: Trước khi làm một việc gì, chúng ta cần suy nghĩ thật kĩ, đưa ra quyết định một cách có trách nhiệm. Sau đó, chúng ta phải kiên trì thực hiện quyết định của mình đến cùng.
- học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa (T7)
Hoạt động tiếp nối : Nhận xét tiết học
- Tuyên dương học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Chuẩn bị cho trò chơi đóng vai theo bài tập 3 sách giáo khoa
________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 7 tháng 9 năm 2012
Tiết 1
TOÁN
T15: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS ôn tập, củng cố cách giải bài toán liên quan đến tỉ số ở lớp 4 ( bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó” ).
- Rèn kĩ năng giải toán cho HS.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
HĐ2: Ôn tập củng cố (10’)
- HS giảI nháp bài toán 1, 2/ SGK.
- Dựa vào bài toán 1, 2 SGK ôn lại cách giải dạng toán : Tìm 2 số khi biết tổng - tỉ số, hiệu - tỉ số của hai số đó.
- Nêu tên dạng toán ? Trình bày, so sánh các bước giải.
HĐ3: Luyện tập - Thực hành (28’)
a) Nháp: 	* Bài 1/18 ( 8’)
- KT: Củng cố giải toán dạng: Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Chốt: Bài toán thuộc dạng toán nào? Nêu các bước giải?
- DKSL: HS hiểu sai ý nghĩa của tỉ số giữa 2 số.
b) Vở : 	* Bài 2/18 ( 9’)
- KT: Củng cố giải toán dạng hiệu - tỉ.
- Chốt: Nêu các bước giải bài toán dạng tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ?
	* Bài 3/18 ( 11’)
- KT: Củng cố giải toán dạng tổng - tỉ.
- Chốt: Giải phần b em làm như thế nào?
DKSL: HS không tìm nửa chu vi mà tìm luôn chiều rộng, chiều dài.
BPKP: Đọc kĩ đề bài, xác định đúng yêu cầu.
HĐ4: Củng cố ( 2’)
- Miệng: + Nêu các dạng toán giải đã ôn trong ngày hôm nay?
+ Trình bày các bước giải của từng dạng toán.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
................................................................................................................................
................................................................................................................................
___________________________________
Tiết 2
TIN HỌC
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
_______________________________
Tiết 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết sử dụng một số nhóm từ đồng nghĩa để viết câu, đoạn văn.
- Nắm được ý chung của các thành ngữ, tục ngữ đã cho, biết nêu hoàn cảnh sử dụng các thành ngữ, tục ngữ đó.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ.
II. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3’ ) 
	- Tìm thành ngữ nói lên phẩm chất của người Việt Nam cần cù chăm chỉ không ngại khó, ngại khổ?
	- Nhận xét.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài (1-2’)
2. Hướng dẫn luyện tập ( 32 - 34’ )
* Bài 1: ( 18’) HS đọc yêu cầu
	- HS thảo luận nhóm đôi: Điền các từ ở ngoặc đơn vào chỗ trống ( ghi vào vở BT) , kết hợp quan sát tranh .
	- HS trình bày - nhận xét - GV, nhận xét, chốt ý đúng.
	=> HS đọc lại toàn bộ đoạn văn.
	- Em có nhận xét gì về các từ đã điền? giải thích?
GV chốt: Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Khi sử dụng từ đồng nghĩa chúng ta phải thận trọng vì có những từ thay thế được cho nhau, có những từ không thay thế được cho nhau.
* Bài 2: ( 8’) HS đọc yêu cầu.
	- GV giải thích thêm yêu cầu bài ( chọn ý trong ngoặc đơn sao cho ý đó có thể giải thích nghĩa chung của 3 câu tục ngữ ).
	- Gọi 1 nhóm phát biểu ý kiến - Nhóm khác NX bổ sung
	- GV chốt ý đúng. 
 - GV giúp HS giải nghĩa đen và nghĩa bóng của từng câu tục ngữ.
* Bài 3: ( 14- 16’) HS đọc yêu cầu bài
	- GV giải thích thêm yêu cầu bài cho HS rõ hơn.
	+ Viết 1 đoạn văn tả màu sắc của những vật em yêu thích trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa.
	+ Chữa: Gọi 1 số HS đọc bài của mình và nêu những từ đồng nghĩa đã sử dụng ?
- GV nhận xét cho điểm( Tuyên dương HS viết đoạn văn hay, dùng từ chính xác).
C. Củng cố, dặn dò (2 - 4’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
________________________________
Tiết 4
TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết chuyển một phần trong dàn ý của bài tả cơn mưa thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
- Hoàn chỉnh được một đoạn văn viết dở dang.
- Rèn kĩ năng viết văn.
II. Đồ dùng dạy học 
- HS chuẩn bị dàn ý tả cơn mưa.
III. Các hoạt động dạy học 
A- Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3’ ) 
- HS trình bày dàn ý bài tả cơn mưa ( 2 - 3 em)
B- Bài mới: 
1. Giới thiệu bài (1- 2’)
	- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn luyện tập (32 – 34’)
* Bài 1: - Gọi H đọc yêu cầu và nội dung của BT
	- GV giải thích thêm yêu cầu: ( Chọn một đoạn văn mà bạn đang viết dở, viết thêm vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn).
	- 1H đọc, lớp đọc thầm, tìm nội dung chính của mỗi đoạn.
	? Đề bài văn mà bạn Quỳnh Liên làm là gì?
	- Nêu ý chính của mỗi đoạn?
	- 4 H nối tiếp trả lời, nhận xét. GV chốt:
	+ Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào ào ạt rồi tạnh ngay.
	+ Đoạn 2: Cảnh tượng muôn vật sau cơn mưa
	+ Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
	+ Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa
	? Em có thể viết thêm những gì vào các đoạn của bài văn đó?
	- Thảo luận nhóm- làm vào nháp.
	- Gọi H trình bày, nhận xét, sửa chữa ( mỗi đoạn 2 H đọc.)
	- H khác nhận xét, sửa chữa.
	- G nhận xét, cho điểm.
* Bài 2: HS đọc yêu cầu bài. 
	- Bài yêu cầu gì ? Em chọn đoạn nào để viết ?
	- 3-5 em nối tiếp nhau phất biểu.
	- H tự viết vào vở - HS trình bày, HS khác nhận xét, sửa chữa.
	- GV nhận xét, cho điểm .
3. Củng cố, dặn dò (2 - 4 ’)
- Nhận xét tiết học ; Về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn của mình.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
_______________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc