Giáo án Lớp 1 - Tuần 1

Giáo án Lớp 1 - Tuần 1

A. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Làm quen với SGK Tiếng Việt tập I và bộ thực hành Tiếng Việt.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, nề nếp học tập môn Tiếng Việt

3. Thái độ : Có ý thức bảo quản sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Tạo hứng thứ cho học sinh khi làm quen với sách giáo khoa của môn học.

B. Chuẩn bị :Sách giáo khoa, bộ thực hành Tiếng Việt, một số tranh vẽ minh họa

Tiết 1

C. Hoạt động dạy và học

I. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sách giáo khoa và bộ hành.

- Nhận xét: Tuyên dương: cá nhân, tổ, lớp; Nhắc nhở học sinh chưa thực hiện tốt.

II. Bài mới (20)

Hoạt động 1: Giới thiệu sách

Mục tiêu : Nhận xét sách, cấu trúc của sách, kí hiệu hướng dẫn của sách.

 Đưa mẫu 3 quyển sách và giới thiệu

doc 12 trang Người đăng huong21 Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011
Tiếng Việt:
ổn định tổ chức
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Làm quen với SGK Tiếng Việt tập I và bộ thực hành Tiếng Việt.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, nề nếp học tập môn Tiếng Việt
3. Thái độ : Có ý thức bảo quản sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Tạo hứng thứ cho học sinh khi làm quen với sách giáo khoa của môn học.
B. Chuẩn bị :Sách giáo khoa, bộ thực hành Tiếng Việt, một số tranh vẽ minh họa
Tiết 1
C. Hoạt động dạy và học
I. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sách giáo khoa và bộ hành. 
Nhận xét: Tuyên dương: cá nhân, tổ, lớp; Nhắc nhở học sinh chưa thực hiện tốt.
II. Bài mới (20’)
Hoạt động 1: Giới thiệu sách
Mục tiêu : Nhận xét sách, cấu trúc của sách, kí hiệu hướng dẫn của sách.
	Đưa mẫu 3 quyển sách và giới thiệu
Sách tiếng việt 1 : 
	Là sách bài học gồm có kênh hình và kênh chữ giúp các em học tập tốt môn Tiếng Việt là môn học dạy tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ Việt Nam 
Minh họa một số tranh vẽ đẹp, màu sắc.
Hướng dẫm học sinh xem cấu trúc của sách
Gồm 2 phần, phần dạy âm, phần dạy vần
Hướng dẫn học sinh làm quen với các ký hiệu trong sách.
Sách bài tập Tiếng Việt
	Giúp học sinh ôn luyện và thực hành các kiến thức đã học ở sách bài học
Sách tập viết, vở in :
	Giúp các em rèn luyện chữ viết
Hoạt động 2: Rèn nếp học tập 
Mục tiêu : Biết thực hiện các thao tác học tập có nề nếp.
Hướng dẫn :
Cách mở sách, cầm sách, chỉ que, để sách.
Thao tác sử dụng bảng, viết bảng, xoá bảng, cất bảng.
Tư thế ngồi học, giơ tay phát biểu.
Hoạt động 3 (10’) Trò chơi ôn Luyện
Thi đua theo nhóm, theo tổ hiện nhanh các thao tác nề nếp theo yêu cầu.
Nhận xét
Thư Giản Chuyển tiết
Tiết 2
Hoạt động 1 (20’) Giới Thiệu Bộ Thực Hành Tiếng Việt
Mục tiêu :	Nhận biết tác dụng của bộ thực hành. Biết cách sử dụng các vật dụng. Ham thích hoạt động kiểm tra bộ thực hành
Hướng dẫn học sinh phân loại đồ dùng của môn Tiếng Việt và Toán
- Có mấy loại đồ dùng môn Tiếng Việt
Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng, tác dụng của bảng chữ cái.
Bảng chữ có mấy màu sắc?
Tác dụng của bảng chữ để ráp âm, vần tạo tiếng.
Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng bảng cái
Bảng cái giúp các em gắn được âm, vần chữ tạo tiếng
III. Củng cố (5’)
Trò Chơi
Thi đua chọn đúng các mẫu đồ dùng và sách giáo khoa.
Có mấy quyển sách dạy môn Tiếng Việt?
Bộ thực hành có mấy loại?
Nêu cách cầm sách, đọc sách
Khi cô giáo giảng các em ngồi tư thế nào?
Khi cô hỏi các em làm sao
*. Dặn dò (5’)
Chăm xem sách, giới thiệu sách với bạn
Bảo quản sách và bộ thực hành.
Chuẩn bị bút và vở tập in, thứ ba học bài các nét cơ bản
Toán:
Tiết Học Đầu Tiên
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Làm quen với sách giáo khoa môn Toán. Bộ thực hành môn Toán
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa và bộ thực hành.
3. Thái độ : Có ý thức bảo quản đồ dùng học tập. Ham thích học Toán.
B. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : Sách giáo khoa, bài tập Toán, bộ thực hành – tranh vẽ trang 4 và 5
2. Học sinh : Sách Toán 1, sách bài tập – Bộ thực hành.
C. Hoạt động dạy và học
I. Kiểm tra (5’): Cả lớp lấy sách giáo khoa và Bộ thực hành để kiểm tra
Nhận xét: Tuyên dương cá nhân, tổ, lớp, Nhắc nhở học sinh chưa thực hiện tốt
II. Giới thiệu bài: Tiết học đầu tiên
Hoạt động 1: Hướng Dẫn Học Sinh Sử Dụng Sách Toán 1
Mục tiêu :Phân biệt được sách Toán và sách bài tập; nắm được cấu trúc của sách
cách sử dụng và bảo quản sách
Đưa mẫu sách Toán và vở bài tập.
Hướng dẫn học sinh xem cấu trúc của sách
Mỗi tiết học có 1 phiếu tùy lượng kiến thức của bài, cấu trúc như sau :
Tên của bài học đặt ở đầu trang
Phần bài học
Phần thực hành
Hướng dẫn làm quen với các ký hiệu lệnh trong sách
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm quen với 1 số hoạt động học tập môn toán
Hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ trong sách bài tiết học đầu tiên
Tranh 1 vẽ gì?
Cô giáo và các bạn trong trang 2 đang làm gì?
Tranh 5 các bạn đang làm gì?
b. Tác dụng khi học toán
Giúp các em biết đếm que, học số, làm tính, biết giải toán
Vậy muốn học tốt môn toán các em cần làm gì?
Hoạt động 3: Giới Thiệu Bộ Thực Hành Môn Toán
Mục tiêu : Nắm đúng tên gọi các vật dụng và cách sử dụng
Qua quan sát tranh ở hoạt động 2. Hãy nêu tên gọi đúng của các vật dụng trong bộ thực hành.
Hướng dẫn cách bảo quản
III. Củng cố, dặn dò
Giới thiệu sách toán với bạn đọc ở xóm
Biết cách giữ gìn để sử dụng đồ dùng được bền
Xem trước bài học nhiều hơn, ít hơn 
Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011
Toán:
Nhiều hơn, ít hơn
A- Mục tiêu: 
- So sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
- Biết sư dụng các từ "nhiều hơn", "ít hơn" để diễn tả hoạt động so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
B.Chuẩn bị
- 5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa, 3 lọ hoa, 4 bông hoa.
C.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: So sánh số lượng cốc và thìa.
- GV để 5 chiếc cốc lên bàn và nói "Cô có một số cốc". Cầm 4 chiếc thìa trên tay và nói "Cô có một số thìa, bây giờ chúng ta sẽ so sánh số thìa và số cốc với nhau".
- GV gọi 1 HS lên chỉ vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa rồi hỏi học sinh cả lớp "Còn chiếc cốc nào không có thìa không?". HS trả lời "Còn" và chỉ vào chiếc cốc chưa có thìa.
Hoạt động 2: So sánh số lọ hoa và số bông hoa.
- GV đưa ra 3 loại hoa và 4 bông hoa rồi nêu yêu cầu:
- Cô có một số lọ hoa và một số bông hoa, tương tự như cách so sánh cốc và thìa, cô mời một bạn so sánh số lọ hoa và số bông hoa".
- HS lên bảng, cắm vào mỗi lọ hoa một bông hoa.
- GV cho một vài em nêu lại kết quả của phép so sánh trên.
Hoạt động 3: So sánh số chai và số nút chai.
- GV treo hình vẽ có 3 chiếc chai và 5 chiếc nút chai lên bảng và nói: Trên bảng cô có vẽ một số nút chai và một số chai.
- GV nêu: Nối một chiếc chai với một chiếc nút.
- GV cho HS làm bài trong SGK rồi yêu cầu một vài em nhắc lại kết quả.
Hoạt động 4: So sánh số thỏ và số cà rốt.
GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình vẽ tự nối và nêu kết quả "Khi nối mỗi con thỏ với chỉ một cđ cà rốt thì thừa ra một con không có cà rốt đĩ nối, như vậy số thỏ nhiều hơn số cà rốt và số cà rốt ít hơn số thỏ".
Hoạt động 5: So sánh số nồi và số vung nồi.
Làm tương tự như hoạt động 3.
* Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét giờ học
Tiếng Việt:
Các Nét Cơ Bản
A. Mục tiêu
1. Kiến thức :Làm quen và thuộc tên các nét cơ bản: Nét ngang __; nét sổ ờ; nét xiên trái \; nét xiên phải /; móc xuôi ; móc ngược ợ; móc hai đầu; cong hở phải, cong hở trái; cong kín, khuyết trên; khuyết dưới; nét thắt.
2. Kỹ năng: Rèn viết đúng đơn vị nét, dáng nét
3. Thái độ: Giáo dục tính kiên trì, cẩn thận rèn chữ giữ vở.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Mẫu các nét cơ bản, Kẻ bảng tập viết
2. Học sinh : Bảng, tập viết vở nhà
C. Hoạt động dạy và học
Tiết 1
I. Kiểm tra bài cũ (5’) Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh: Bảng , phấn, đồ chơi, vở tập viết nhà, bút
II. Bài mới (20’)
Hoạt động 1: Giới thiệu nhóm nét 
Mục tiêu: Nhận biết và thuộc tên gọi các nét, viết đúng nét ngang, nét sổ, nét xiên trái \, nét xiên phải /
Dán mẫu từng nét và giới thiệu:
Ví dụ:Nét ngang ắ rộng 1 đơn vị có dạng nằm ngang
Nét sổ ẵ cao 1 đơn vị có dạng thẳng
Nét (móc) xiên trái \ xiên 1 đơn vị, có dạng nghiêng về bên trái.
Nét xiên phải / 1 đơn vị, có dạng nghiêng về bên phải.
Hướng dẫn viết bảng:
GV viết mẫu từng nét và hướng dẫn :
ắ Đặt bút tại điểm cạnh của ô vuông, viết nét ngang rộng 1 đơn vị
ẵ Đặt bút ngang đường kẻ dọc, hàng kẻ thứ ba viết nét sổ 1 đơn vị
\ Đặt bút ngay đường kẻ dọc, đường li thứ ba viết nét xiên nghiêng bên trái
/ Đặt bút ngay đường kẻ dọc, đường li thứ ba viết nét xiên nghiêng bên phải
Hoạt động 2 (10’) Giới Thiệu Nhóm Nét
Mục tiêu: Nhận biết, thuộc tên, viết đúng các nét: Móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu. 
Hướng dẫn viết bảng, nêu qui trình viết
+ Đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét móc xuôi cao 1 đơn vị, điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất
+ Đặt bút trên đường kẻ thứ ba, viết nét móc xuôi cao 1 đơn vị, điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất
+ Đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét móc xuôi cao 1 đơn vị, điểm kết thúc trên đường kẻ thứ hai
Hoạt động 3: (5’) Trò Chơi Củng Cố
Nội dung : Tìm các mẫu chữ có dạng các nét vừa học.
Luật chơi : Thi đua nhóm nào tìm được nhiều và đúng sẽ thắng
Hỏi : Chỉ và gọi tên các nét mà em tìm trong nhóm chữ
Tiết 2
Hoạt động 1 (10’) Giới Thiệu Nhóm Nét
Mục tiêu : Nhận biết, thuộc tên viết đúng các nét: Nét cong hở phải; Nét cong hở trái; Nét cong kín
Dán mẫu từng nét và giới thiệu
	Nét cong hở (trái) cao mấy đơn vị ?
	Nét cong hở (trái) cong về bên nào?
	Nét cong hở (phải) cao mấy đơn vị ?
	Nét cong hở (phải) cong về bên nào?
	Nét cong kín cao mấy đơn vị?
Vì sao gọi là nét cong kín?
Hướng dẫn viết bảng, nêu qui trình viết : 	Đặt bút dưới đường kẻ thứ hai, viết nét cong hở (trái), điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất
Tương tự, nhưng viết cong về bên phải.
Đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét cong kín theo hướng từ phải à trái nét cong khép kín điểm kết thúc trùng với điểm đặt bút.
Nhận xét :
Hoạt động 2 (13’) giới thiệu nhóm nét
+ Dán mẫu từng nét và giới thiệu: Nét khuyết trên; Nét khuyết dưới;	 Nét thắt; 
Nét khuyết trên cao mấy dòng li
Nét khuyết dưới mấy dòng li
Nét thắt cao mấy đơn vị?
Hướng dẫn viết bảng 
- Nêu qui trình viết: Điểm đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét khuyết trên 5 dòng li. Điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất
-	Điểm đặt bút trên đường kẻ thứ ba, viết nét khuyết dưới 5 dòng li. Điểm kết thúc trên đường kẻ thứ hai
-	Điểm đặt bút trên đường kẻ thứ nhất, viết nét thắt cao trên 2 đơn vị 1 tí ở điểm thắt. Điểm kết thúc trên đường kẻ thứ hai.
III. Củng cố dặn dò (2’)
- Luyện viết các nét đã học vào bảng con và vở nhà
- Xem trước bài âm e tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa
Thứ tư ngày 31 tháng 8 năm 2011
Toán:
Hình vuông, hình tròn
A- Mục tiêu: 
- Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông và hình tròn.
- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.
B- Tài liệu và phương tiện: 
- Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa.
- Một số vật thật có một là hình vuông, hình tròn.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ.
- GV đưa ra một số nhóm đồ vật có số lượng chênh lệch nhau rồi yêu cầu HS so sánh và nêu kết quả.
Hoạt động 2: Dạy học bài mới.
a) giới thiệu bài: GV giới thiệu ngắn gọn tên bài.
b) Giới thiệu hình vuông.
- GV lần lượt giơ từng tấm bìa hình vuông cho HS xem, mỗi lần giơ một hình vuông đều nói: "Đây là hình vuông".
- GV cho HS lấy từ hộp đồ dùng HS tất cả các hình vuông để lên bàn.
- HS thảo luận theo nhóm 4 em.
c) Giới thiệu hình tròn.
- Làm tương tự ... c mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật có âm e.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung các tranh vẽ trong SGK có chủ đề lớp học.
B- Tài liệu và phương tiện: Bộ đồ dùng ghép chữ Tiếng Viết.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc và luyện nói.
C. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
1) giới thiệu bài: E
Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm: 
* Nhận diện chữ e:
* GV treo tranh, HS quan sát phát hiện nội dung.
- Đọc các tiếng có âm e: bé, ve, xe, me.
- GV phát âm âm e, HS đọc theo: e.
* GV viết chữ e. HS quan sát, tìm những vật có hình dạng giống chữ e.
- HS cài chữ e.
* Phát âm âm: e.
* GV phát âm mẫu: e.
- HS phát âm. GV chỉnh sưa lỗi phát âm.
* hướng dẫn viết chữ: e. HS quan sát chữ mẫu.
- GV hướng dẫn quy trình viết chữ e
- HS viết vào không trung, viết vào bảng con.
- GV nhận xét, hướng dẫn cách sưa lỗi cho HS.
 Tiết 2
Hoạt động 2: Luyện tập.
* Luyện đọc:
- HS phát âm âm e (CN - ĐL), chỉnh sưa lỗi phát âm.
- GV hướng dẫn HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, tập tô chữ e.
- HS viết, GV chấm bài - nhận xét.
* Luyện nói: 
Chđ đu: Lớp học.
- HS quan sát tranh phần luyện nói.
- GV đưa ra các câu hỏi khai thác nội dung tranh.
- HS trả lời - nhận xét.
- GV hướng dẫn, tổ chức HS chơi trò chơi.
HĐ nối tiếp: 
* HS đọc lại âm e (CN - ĐL).
- Tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- Về nhà đọc bài, chuẩn bị bài 2.
Thứ năm ngày 1 tháng 9 năm 2011
Toán:
Hình tam giác
A- Mục tiêu: 
- Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác.
- Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật có một là hình tam giác.
B- Tài liệu và phương tiện: 
- Một số hình tam giác bằng bìa.
- Một số đồ vật thật có một là hình tam giác.
C- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- GV đưa ra một số hình vuông, hình tròn yêu cầu HS chỉ và gọi đúng tên hình.
Hoạt động 2: Dạy học bài mới.
a) giới thiệu bài: GV giới thiệu ngắn gọn tên bài.
b) Giới thiệu hình tam giác.
- Làm tương tự như giới thiệu hình vuông.
c) Thực hành xếp hình.
- Cho HS sư dụng bộ đồ dùng học Toán 1 và yêu cầu chỉ những hình tam giác mà các em sư dụng.
- GV có thể tổ chức thành trò chơ "Thi ghép hình nhanh".
Hoạt động nối tiếp: 
- Nhận xét tiết học.
- Củng cố - dặn dò.
Đạo đức:
Em là học sinh lớp Một (tiết 1)
A- Mục tiêu: 
1- Học sinh biết được: Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.
- Vào lớp Một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điệu mới lạ.
2- HS có thái độ: Vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào đã trở hành học sinh lớp Một.
- Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.
B- Đồ dùng: Vở bài tập đạo đức 1.
C- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: "Vòng tròn giới thiệu tên" (BT1)
Mục đích: Giúp học sinh biết giới thiệu, tự giới thiệu tên của mình và nhóm tên các bạn trong lớp, biết trẻ em có quyền có họ tên.
- Cách chơi: HS đứng thành vòng tròn (mỗi vòng tròn khoảng 6 - 10 em) và điểm danh từ 1 đến hết. 
- Thảo luận:
- Trò chơi giúp em điều gì?
- Em có thấy sung sướng, tự hào khi tự giới thiệu tên với các bạn, khi nghe các bạn giới thiệu tên mình không?
Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên.
Hoạt động 2: HS tự giới thiệu về sở thích của mình (BT2)
- GV nêu yêu cầu: Hãy tự giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích. 
- HS tự giới thiệu trong nhóm hai người.
- Giáo viên mời một số học sinh tự giới thiệu trước lớp.
Kết luận: Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác.
Hoạt động 3: HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình (BT3).
- GV nêu yêu cầu: Hãy kể về ngày đầu tiên đi học của em.
+ Em đã mong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào?
- Kết luận: Vào lớp Một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy giáo, cô giáo mới, em sẽ học được nhiều điều mới lạ, biết đọc, biết viết và làm toán nữa.
- Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em.
- Em rất vui và tự hào vì mình là học sinh lớp Một.
- Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan.
* Củng cố - dặn dò.
Nhận xét tiết học
Học vần:
B
A- Mục tiêu: 
- Làm quen, nhận biết được chữ b, ghi âm b.
- bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật có âm b.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung các tranh vẽ trong SGK có chủ đề lớp học.
B- Tài liệu và phương tiện: Bộ đồ dùng ghép chữ Tiếng Việt.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc và luyên nói.
C- Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
1) Giới thiệu bài: B
Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm: 
* Nhận diện chữ b:
* GV treo tranh, HS quan sát phát hiện nội dung.
- Đọc các tiếng có âm b: be, bi, bé.
- GV phát âm âm b, HS đọc theo: b.
* GV viết chữ b. HS quan sát, tìm những vật có hình dạng giống chữ b.
- HS cài chữ b.
* Phát âm âm: b.
* GV phát âm mẫu: b.
- HS phát âm (CN - N - ĐL). GV chỉnh sưa lỗi phát âm.
* Hướng dẫn viết chữ: b. HS quan sát chữ mẫu.
- GV hướng dẫn quy trình viết chữ b
- HS viết vào không trung, viết vào bảng con.
- GV nhận xét, hướng dẫn cách sưa lỗi cho HS
Tiết 2
Hoạt động 2: Luyện tập.
* Luyện đọc:
- HS phát âm âm b (CN - ĐL), chỉnh sưa lỗi phát âm.
- GV hướng dẫn HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, tập tô chữ b.
- HS viết, GV chấm bài - nhận xét.
* Luyện nói: 
- HS quan sát tranh phần luyện nói.
- GV đưa ra các câu hỏi khai thác nội dung tranh.
- HS trả lời - nhận xét.
- GV hướng dẫn, tổ chức HS chơi trò chơi.
HĐ nối tiếp: * HS đọc lại âm b (CN - ĐL).
- Tìm chữ vừa học trong sách, báo. - Về nhà đọc bài, chuẩn bị bài 2.
Thứ sáu ngày 2 tháng 9 năm 2011
Tiếng Việt:
Dấu sắc(/)
A-Mục tiêu: 
- Nhận biết được các dấu (')
- Ghép được các tiếng bé.
- Biết được dấu sắc (') và thanh sắc (') ở tiếng chỉ đồ vật, sự vật và các tiếng trong sách báo.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động khác nhau của trẻ em ở trường, ở nhà.
B- Tài liệu và phương tiện: Bảng phụ.
C- Các hoạt động dạy - học:
tiết 1
1/ Bài cũ: Gọi HS K lên bảng đọc và viết tiếng be.
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới: Giới thiệu bài. (trực tiếp).
*HĐ1: Nhận diện dấu.
- GV tô lại dấu sắc trên bảng và nói: Dấu sắc là một nét nghiêng phải. (HS quan sát, 2-3 HS:K,G nhắc lại).
- GV gài dấu sắc lên bảng gài để HS có ấn tượng nhớ lâu.
- HS thảo luận và trả lời: Dấu sắc giống cái gì?( HS: K trả lời: giống cái thước nằm ngang...)
*HĐ 2: Ghép chữ và phát âm.
? Tiết trước ta đã học chữ và tiếng gì (HS: chữ e, b, tiếng be).
? Muốn có tiếng bé ta thêm dấu gì.( HS: K, G trả lời)
- HS đồng loạt ghép tiếng be, GV ghép trên bảng gài và nhận xét.
- GV phát âm mẫu: bé. (HS: K, G phát âm. HS: TB, Y phát âm lại).
+ HS đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân. GV sưa lỗi phát âm cho HS.
*HĐ 3 : Hướng dẫn viết chữ trên bảng con.
*HD viết dấu thanh vừa học( đứng riêng)
- GV viết mẫu dấu sắc lên bảng vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. (HS: quan sát). 
- GV cho HS dùng ngón trỏ viết vào không trung.
- HS viết bảng con. G/v nhận xét và sưa lỗi cho HS.
* Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh vừa học.
- GV viết mẫu tiếng bé trên bảng, vừa viết vừa nêu cách viết. Lưu ý: vị trí đổi dấu thanh trên chữ e. (HS quan sát).
- HS viết vào bảng con: bé. GV quan sát giúp để HS TB, Y.
- GV sưa lỗi và nhận xét.
tiết 2
*HĐ1: Luyện đọc.
- HS lần lượt phát âm tiếng bé vừa học (Đọc nhóm, cá nhân, cả lớp).
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS: khá, giỏi theo dõi nhận xét.
? Chúng ta vừa học tiếng gì. ( HS: K, TB trả lời).
- HS phát âm lại tiếng bé. (Đồng loạt, nhóm, cá nhân).
- Gv sưa lối và nhận xét. 
*HĐ2: Luyện viết.
- HS tập tô tiếng be, bé, vào vở tập viết .
- GV quan sát giúp để HS về cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi....Nhận xét và chấm một số bài.
*HĐ3: Luyện nói.
- GV nêu chủ đề: Bé nói vị các sinh hoạt thường gặp của các em bé ở tuổi đến trường.
- GV treo tranh và hỏi HS: Thảo luận nhóm đôi.
? Trong tranh vẽ các em thấy những gì.( HS : Các bạn ngồi học trong lớp...)
? Các bứa tranh có gì giống nhau. (HS: Địu có các bạn...)
? Các bức tranh có gì khác nhau. (HS: Các hoạt động nhảy dây, đi học...).
? Ngoài gờ học tập em thích làm gì nhất.
- Yêu cầu luyện nói trước líp ( HS : Các nhóm lần lượt luyện nói ). GV nhận xét .
III. Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc lại tiếng be, bé.
? Hãy tìm những tiếng vừa học có trong SGK hoặc báo.(tất cả HS đều phải tìm)
- Dặn HS học lại bài và làm bài tập, xem trước bài 4.
Tự nhiên xã hội:
Cơ thể chúng ta
A- Mục tiêu: 
- Kĩ tên các bộ phận chính của cơ thể.
- Biết một số cư động của đầu và cổ, mình, chân tay.
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.
B- Tài liệu và phương tiện:- Các hình trong bài 1 SGK.
C- Các hoạt động dạy - học:*Giới thiệu bài: Thuyết trình.
Hoạt động 1: Quan sát tranh.
Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
Cách tiến hành:bước 1: HS hoạt động theo cặp.
- HS làm việc theo chỉ dẫn của GV, GV theo dõi và giúp đỡ các em hoàn thành hoạt động này.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- GV cho HS xung phong nói tên các bộ phận của cơ thể.
Hoạt động 2: Quan sát tranh.
mục tiêu: HS quan sát tranh vị hoạt động của một số bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta gồm ba phần là: đầu, mình và tay, chân.
Cách tiến hành:Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- GV đưa ra chỉ dẫn:
+ Quan sát các hình ở trang 5 SGK. Hãy chỉ và nói xem các bạn trong từng hình dáng làm gì.
- HS các nhóm làm việc, GV đi đến từng nhóm giúp để các em hoàn thành
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- GV đưa ra yêu cầu: Ai hoặc nhóm nào có thể biểu diễn lại từng hoạt động của đầu, mình và tay chân như các bạn trong hình.
- GV chốt lại nội dung chính. 
+ Cơ thể của chúng ta gồm ba phần, đó là: đầu, mình và tay, chân.
+ chúng ta nên tích cực vận động, không nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ. Hoạt động sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.
Hoạt động 3: Tập thể dục.
Mục tiêu: Gây hứng thú rèn luyện thân thể.
- GV gọi 1 HS lên đứng trước lớp thực hiện các động tác thể dục để lớp nhìn theo và cùng làm.
HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò -Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 	sinh hoạt 
- Gọi lần lượt các tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần 1.
- GV đánh giá,nhận xét về nề nếp học tập,VS trường lớp,VS cá nhân.
- Bình xét,xếp loại các tổ trong tuần.
- Tổ chức trò chơi: Nhảy đúng nhảy nhanh.- Phổ biến nội dung tuần 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1tuan 1.doc