Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 9

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 9

Tập đọc

CÁI GÌ QUÝ NHẤT

I- MỤC TIÊU:

- Đọc diễn cảm bài văn;biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật(Hùng, Quý, Nam, thầy giáo)

- Hiểu vấn đề tranh luận(Cái gì quý nhất) và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

II- ĐỒ DÙNG:Tranh minh hoạ trong SGK.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 A- Kiểm tra bài cũ:

 - HS đọc những câu thơ các em thích trong bảiTrước cổng trời

 - Trả lời câu hỏi về bài đọc.

 B- Bài mới:

 HĐ1:Giới thiệu bài:

 HĐ2:Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

a.Luyện đọc:

 - Gọi một HS khá đọc toàn bài

 - GV chia bài làm 3 đoạn:

 + Đoạn 1:Từ Một hôm.sống được không?

 + Đoạn 2:Từ Quý và Nam.phân giải.

 + Đoạn 3:Phần còn lại

 - HS luyện đọc nối tiếp(2- 3 lượt bài)

 - HS tìm từ khó đọc

 - HS đọc phần chú giải trong SGK.

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ 2 ngày 18 tháng 10 năm 2010.
Tiết1
Tập đọc
Cái gì quý nhất
I- Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài văn;biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật(Hùng, Quý, Nam, thầy giáo)
- Hiểu vấn đề tranh luận(Cái gì quý nhất) và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II- Đồ dùng:Tranh minh hoạ trong SGK.
III- Hoạt động dạy học:
 A- Kiểm tra bài cũ:
 	- HS đọc những câu thơ các em thích trong bảiTrước cổng trời
 	- Trả lời câu hỏi về bài đọc.
 B- Bài mới:
 HĐ1:Giới thiệu bài:
 HĐ2:Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a.Luyện đọc:
 	- Gọi một HS khá đọc toàn bài
 	- GV chia bài làm 3 đoạn:
 	+ Đoạn 1:Từ Một hôm....sống được không?
 	+ Đoạn 2:Từ Quý và Nam....phân giải.
 	+ Đoạn 3:Phần còn lại
 	- HS luyện đọc nối tiếp(2- 3 lượt bài)
 	- HS tìm từ khó đọc
 	- HS đọc phần chú giải trong SGK.
b.Tìm hiểu bài.
 	- Theo Hùng, Quý , Nam, cái gì quý nhất trên đời?
	- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
	- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mời là quý nhất?
	- Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó?
(Cuộc tranh luận thú vị;Ai có lí...)
c.Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- 5HS đọc lại bài văn theo lối phân vai:GV giúp HS thể hiện đúng giọng đọc của các nhân vật.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn tranh luận của 3 bạn.
IV –Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
	- HS ghi nhớ cách nêu lí lẽ, thuyết phục ngươì khác khi tranh luận.
Tiết2
Toán.
Tiết41: Luyện tập
I- Mục tiêu: Giúp HS:
	- Biết viết số đo độ dài dưới dạng STP trong các trường hợp đơn giản.
	- Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng STP.(bài1,2,3,4a,c)
II- Hoạt động dạy học:
 HĐ1:HS làm bài tập trong VBT.
 HĐ2:Chữa bài:
Bài 1:- Một HS chữa trên bảng lớp.
	- GV cho HS nêu lại cách làm và kết quả.
Bài 2:
	- HS phân tích: 315 cm = ... m
 315 cm = 300 cm + 15 cm = 3 m 15 cm = 3 m = 3,15 m
	- HS làm các bài còn lại, cả lớp thống nhất kết quả.
Bài 3:
	- HS phân tích: 3 km 245 m = 3 km = 3, 245 km.
	- Các bài khác HS cũng phân tích tương tự.
Bài 4:
HS phân tích: 3, 45 km =3 km = 3 km 450 m = 3450 m.
III- Củng cố, dặn dò:Ôn cách viết số đo độ dài dưới dạng STP
Tiết3
Mĩ thuât
GV chuyên trách dạy 
Tiết4
Khoa học 
Bài 17:Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS
I- Mục tiêu: Giúp HS:
	- Xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
	- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
	II- Đồ dùng:
	- Hình minh hoạ trang 36, 37 SGK.
	- Tranh ảnh, tin bài về các hoạt động phòng tránh HIV/AIDS.
III- Hoạt động dạy học:
 A- Bài cũ:
	- HIV/AIDS là gì?
	- HIV có thể lây truyền qua con đường nào?
	- Chúng ta phải làm gì để phòng tránh HIV/AIDS?
 B- Bài mới:
 HĐ1:HIV /AIDS không lây nhiễm qua một số tiếp xúc thông thường.
- HS thảo luận nhóm 2 trao đổi những hoạt động tiếp xúc nào không có khả năng lây nhiễm HIV/AIDS.
	- HS trả lời, GV kết luận.
- GV tổ chức trò chơi:HIV không lây nhiễm qua con đường tiếp xúc thông thường
+ Mỗi nhóm 4 HS .HS đọc lời thoại các nhân vật trong hình 1 và phân vai diễn lại tình huống
	+ Gọi nhóm HS lên diễn kịch
	- GV nhận xét khên ngợi từng nhóm.
HĐ2:Không nên xa lánh, phân biệt đối xử với người lây nhiễm HIV và gia đình họ.
	- HS hoạt động theo nhóm 2.
- Q/S hình 2, 4 trang 36, 37 SGK, đọc lời thoại trả lời câu hỏi: Nếu các bạn đó là người quen của em, em sẽ đối xử với các bạn đó như thế nào?
	- HS trả lời, HS khác nhận xét.
- GV khen những HS có cách ứng xử thông minh, biết thông cảm với hoàn cảnh của hai bạn nhỏ.
	- Hỏi:Qua ý kiến của các bạn ẻm rút ra điều gì?
 HĐ3:Bày tỏ thái độ ý kiến.
	- HS thảo luận nhóm 4trả lời câu hỏi:Nếu mình ở trong tình huống đó,em sẽ làm gì?
Tình huống 1:Lớp em có 1 bạn vừa chuyển đến.Bạn rất xinh xắn nên lúc đầu ai cũng muốn chơi với bạn.Khi biết bạn bị nhiễm HIV mọi người đều thay đổi thái độ vì sợ lây.Em sẽ làm gì khi đó?
Tình huông 2:Em cùng các bạn đang chơi trò chơi “Bịt mắt bắt dê”thì Nam đến xin được chơi cùng.Nam đã bị nhiễm HIV từ mẹ.Em sẽ làm gì khi đó?
Tình huống 3:Emcùng các bạn đang chơi thì thấy cô Lan đi chợ về.Cô cho mỗi đứa một quả ổi nhưng ai cũng rụt rè không dám nhận vì cô bị nhiễm HIV.Khi đó em sẽ làm gì?
IV- Hoạt động kết thúc:
- Chúng ta cần có thái độ như thế nào với người nhiễm HIV và gia đình họ?
	- Làm như vậy có tác dụng gì?
	- HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
Buổi chiều
Tiết1 
Luyện Tiếng Việt 
Luyện viết đoạn văn tả cảnh
Đề bài: Hãy tả một đêm trăng đẹp trên quê hương em.
I - Mục tiêu: 
- Củng cố cách chuyển một phần của dàn ý cho đề bài tả cảnh của đêm trăng đẹp ở quê em thành đoạn văn.
- Đoạn văn phải thể hiện rõ đối tượng miêu tả, tình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả.
II - Hoạt động dạy học:
 A - Bài cũ:
 	- Hãy nêu vai trò của câu mở đoạn trong mõi đoạn văn và trong bài văn?
 	- Gọi 2 - 3 HS đọc câu mở đoạn đã viết.
 B- Bài mới:
 HĐ1:Hướng dẫn HS luyện tập.
 	- GV kiểm tra dàn bài văn tả cảnh đêm trăng của HS.
 	- Một vài HS nói phần chọn để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh.
GV hướng dẫn HS bằng hệ thống câu hỏi:
 	+ Cảnh đêm trăng em định tả là ở đâu?
 	+ Trong đoạn văn em chọn đặc điểm nào của cảnh để tả?
 	+ Em tả theo trình tự nào?
 	+ Khi miêu tả cảnh vật em có những liên tưởng gì?
 	+ Khi đứng nhìn đêm trăng đẹp, em có cảm xúc gì?
 HĐ2:HS luyện viết đoạn văn.
 	- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
 	- Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn
 	- Bình chọn ban viết đoạn văn tả cảnh đêm trăng hay nhất. 
 	.Đọc lại cho cả lớp cùng nghe.
III - Củng cố, dặn dò:
 	- GV nhận xét tiết học
	- Những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại
Tiết2 
Lịch sử
Bài 9: Cách mạng mùa thu.
I- Mục tiêu: Sau bài học , HS nêu được:
	- Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi : Ngày 19- 8 - 1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lưượng và mít tinh tại nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ khâm sai, sở mật thám... chiều ngày 19- -8- 1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
	- Biết CM tháng tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả: 
	 + Tháng 8 - 1945, nhân dân cả nước vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
	+ Ngày 19- 8 trở thành ngày kỉ niệm của cách mạng tháng Tám.
	- ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám.
II- Đồ dùng:
	- Bản đồ VN.
	- ảnh tư liệu về cách mạng tháng Tám
III- Hoạt động dạy học:
 A- Bài cũ:
	- Thuật lại cuộc khởi nghĩa 12- 9- 1930 ở Nghệ An.
- Trong những năm 1930- 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ Tĩnh diễn ra điều gì mới?
 B- Bài mới:
 HĐ1.Thời cơ cách mạng:
	- HS đọc phần chữ nhỏ đầu tiên của bài mùa thu cách mạng trong SGK
	- HS thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi
+ Theo em vì sao Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một cho c/m VN?
	+ Tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này thế nào?
 HĐ2.Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19- 8- 1945.
- HS thảo luận theo nhóm 4, cùng đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe về cuộc khởi nghĩa giành chính quyềnở Hà Nội ngày 19- 8- 1945.
	- Từng HS trong nhóm thuật cho nhau nghe
	- Một HS trình bày trước lớp.
	- GV tổng kết
HĐ3:Liên hệ cuộc khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội với cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương
- Nếu cuộc khới nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở địa phương khác ra sao?
- Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có tác động như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước?
	- Tiếp sau Hà Nội, những nơi nào đã dành được chính quyền?
- Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương năm 1945?
 HĐ4:Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng Tám.
	- HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi:
	+ Vì sao nhân dân ta giành được thắng lổi cách mạng tháng Tám?
	+ Thăng lợi của cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào?
IV - Củng cố, dặn dò:
	- Vì sao mùa thu 1945 được gọi là mùa thu cách mạng?
	- Vì sao ngày 19- 8 được lấy làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?
	- GV nhận xét tiết học
	- Đọc trước bài Tuyên ngôn độc lập.
Tiết3
Tiếng Anh
GV chuyên trách dạy 
Thứ 3 ngày 19 tháng 10 năm 2010.
Tiết1
Toán
Tiết42: Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
I- Mục tiêu: Giúp HS ôn:
	- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thường dùng.
	- Biết viết các số đo k/l dưới dạng STP với các đơn vị đo khác nhau. (bài1,2a,3).
II- Đồ dùng:
Bảng đơn vị đo khối lượng kẽ sẵn, để trống một số ô bên trong.
III- Hoạt động dạy học.
 HĐ1:Ôn quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
 1 tạ = tấn = 0, 1 tấn.
 1 kg = tấn = 0, 001 tấn...
 HĐ2:Ví dụ :
	- GV nêu VD: Viết STP thích hợp vào chỗ chấm
 5 tấn 132 kg = ... tấn
	- HS nêu cách làm: 5 tấn 132 kg = 5tấn = 5, 312 tấn
	- GV cho HS làm tiếp: 5 tấn 32 kg = ... tấn
 HĐ3: Thực hành:
	- HS làm vào vở bài tập.
	- HS chữa bài
	- Cả lớp và GV nhận xét.
Tiết2
Chính tả.(nhớ- viết)
Bài: Tiếng đàn bA- lA- lai- ca trên sông Đà.
I- Mục tiêu:
	- Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
	- Làm được BT2 a/b hoặc BT3 a/b .
II- Hoạt động dạy học:
 A- Bài cũ:HS thi viết tiếp sức trên lớp các tiếng có chứa vần uyên, uyêt.
 B- Bài mới:
 HĐ1:Giới thiệu bài
 HĐ2:Hướng dẫn HS nhớ viết.
	- Bài này gồm mấy khổ thơ?
	- Trình bày các dòng thơ thế nào?
	- Những chữ nào phải viết hoa?
 HĐ3: HS viết bài
	- GV theo dõi, kiểm tra xem có em nào chưa thuộc bài.
	- GV chấm một số bài, nhận xét.
 HĐ4:Hướng dẫn HS làm bài tập:HS làm BT 2, 3 VBT.
III- Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- HS nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
Tiết3
Tiếng Anh
GV chuyên trách dạy 
Tiết4
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên.
I- Mục tiêu:
	- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thiên nhiên:Tim được các từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá trong mẫu chuyện bầu trời mùa thu ( BT1,BT2).
	- Viết được đoạn văn tả một cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả.
	- Cung cấp cho HS một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quí gắn bó với môi trường sống.
II- Đồ dùng: Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học:
 A- Bài cũ:HS làm lại bài tập 3 để củng cố kiến thức về từ nhiều n ... 
Buổi chiều:
Tiết1 
Luyện toán 
Luyện viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
I- Mục tiêu: 
- Cũng cố về mối quan hệ giữa số đo diện tích thường ding.
Luyện tập viét số đo diện tích dưới dạng STP theo các đơn vị đo khác nhau
II- Hoạt động dạy học:
 HĐ1: Cũng cố kiến thức:
 	- Nêu các đơn vị đo diện tích đã học? 
 	- Mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích?
HS làm và chữa bài 
Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị đo là dam
a. 102, 3 km2 ; 4 ha 5m2 ; 9 ha 123 m2
 *HĐ2: Thực hành làm bài tập 
 Bài1
 56dm2 = m2 62cm2 = dm2 
53dm 49cm2 = dm2 6cm 7mm2 =  cm2 
Bài2 
3652ha = km2 625m = ha2.
3000m =  km2 6ha = km2 
Bài3 Viết các số đo sau đây dưới dạng xăng ti mét vuông.
 a, 3, 2m2 b, 42, 5 dam2 c, 425, 6dm2 
Bài4 Tính nhanh:
 17, 6 – 5, 3 + 16, 9 - 7, 6 + 15, 3 - 6, 8
HS làm và chữa bài 
III- Cũng cố dặn dò : 
Nhận xét tiết học
Tiết2
Đạo đức:
Bài 5:Tình bạn
I- Mục tiêu:
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái,giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết được ý nghĩa của tình bạn.
II- Đồ dùng:Vở bài tập
III- Hoạt động dạy học:
 A- Bài cũ:
	- Các em đã làm được những việc gì để nhớ ơn tổ tiên?
	- Việc làm đó dẫn đến kết quả gì?
 B- Bài mới:
 HĐ1:Trò chơi sắm vai
- HS thảo luận nhóm 4, giải quyết tình huống, rồi thể hiện trò chơi sắm vai.
Tình huống: Hôm đó, Mai đến nhà bạn Nga chơi.Thấy bạn buồn, Mai hỏi thì biết mẹ của bạn bị ốm mà trong nhà không có tiền, bố đang đi công tác xa.Mai liền nghĩ đến số tiền mẹ cho để mua sáchtruyện đang nằm trong túi mình....
Bạn Mai nên làm gì khi đó?
	- HS thảo luận cách giải quyết, rồi phân vai cho nhau.
	- HS thể hiện trò chơi phân vai trước lớp
GV:Nhóm nào có cách giải quyết khác?
- Thảo luận lớp:Trong những cách giải quyết trên, cách nào là phù hợp? vì sao?
 HĐ2:Thảo luận nhóm:
	- HS thảo luận nhóm 4 BT 1 trong SGK
	- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
	- GV kết luận:
	+ Chúng ta cần đối xử tốt với bạn bè vì:....
	+ Những biểu hiện của người bạn tốt là:......
 HĐ3:Liên hệ thực tế.
	- HS thảo luận nhóm 2 để trao đổi
+ Bạn hãy kể về một ngườt bạn tốt của mình- tên bạn đó là gì, bạn đang học lớp mấy, ở đâu?...
	+ Vì sao bạn coi đó là người bạn tốt của mình?
	+ Bạn dự định làm gì để tình bạn đó ngày càng đẹp hơn, tốt hơn?
	- Một số HS trình bày trước lớp.
	- GV tổng kết.
IV- Củng cố, dặn dò:
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, mẫu chuyện, bài hát, bài thơ, bài hát...về tình bạn 
	- Hằng ngày cư xử tốt với bạn bè.
Tiết3 
Kĩ thuật
Luộc rau.
I- Mục tiêu
	- Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
	- Biết liên hệ với việc luộc rau ở gia đình nấu ăn.
II-Đồ dùng:
	- Rau muống, rau cải, đậu quả...
	- Nồi, soong, bếp dầu hoặc bếp ga du lịch...
III-Hoạt động dạy học:
 A-Bài cũ: -Nêu các cách nấu cơm? 
	- Trình bày cách nấu cơm bằng bếp đun và nấu cơm bằng nồi cơm điện?
	- Theo em muốn nấu cơm đạt yêu cầu, cần chú ý nhất khâu nào?
 B-Bài mới:
 HĐ1: Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau.
	- Em hãy nêu cách sơ chế rau trước khi luộc?
	- Nêu tên các dụng cụ cần để luộc rau?
	- HS lên bảng thực hiện cách sơ chế rau trước khi luộc.
 HĐ2: Tìm hiểu cách luộc rau.
	- HS đọc nội dung mục 2 SGK kết hợp quan sát hình 3 trong SGK và nhớ lại cách luộc rau ở gia đình để nêu cách luộc rau.
	- Nhận xét và hướng dẫn HS cách luộc rau.
Lưu ý:
	+ Nên cho nhiều nước khi luộc rau để cho rau chín đều và xanh.
	+ Cho ít muối hoặc bột canh vào nước luộc để rau đậm và xanh.
	+ Nếu luộc các loại rau xanh cần đun sôi nước mới cho rau vào.
	+ Sau kkhi cho rau vào nồi, cần lật rau 2-3 lần cho rau chín đều...
 HĐ3: Đánh giá kết quả học tập:
IV-Nhận xét, dặn dò:
	- GV nhận xét ý thức học tập của HS và nhắc HS thực hành luộc rau giúp gia đình
Thứ 6 ngày 22 tháng 10 năm 2010.
Tiết1 
Tập làm văn.
Luyện tập thuyết trình, tranh luận .
I- Mục tiêu:
 Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1,2) .
II- Hoạt động dạy học:
 A- Bài cũ:HS làm lại bài 3, tiết TLV trước.
 B- Bài mới:
 HĐ1: Giới thiệu bài.
 HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1:
	- HS đọc nội dung và yêu cầu BT 1.
	- Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của đề bài: ý kiến một nhân vật, mở rộng lí lẽ và dẫn chứng.
	- Trước khi mở rộng lí lẽ và dẫn chứng, HS cần tóm tắt ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của mỗi nhân vật.
	- HS thảo luận nhóm 4 và trình bày trước lớp.
	- GV ghi tóm tắt lên bảng.
Nhân vật
 ý kiến
 Lí lẽ, đẫn chứng
Đất
Cây cần đất nhất
Đất có chất màu nuôi cây
Nước
Cây cần nước nhất
Nước vận chuyển chất màu
Không khí
Cây cần không khí nhất
Cây không thể sống thiếu không khí
ánh sáng
Cây cần ánh sáng nhất
Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không còn màu xanh
 	- Kết luận cuối cùng: Cây xanh cần cả đát nước, không khí, ánh sáng để bảo tồn sự sống.
	- GV mời các nhóm cử đại diện tranh luận trước lớp.Mỗi HS tham gia tranh luận sẽ bốc thăm vai tranh luận (Đất, Nước, Không khí, ánh sáng).
	- GV ghi tóm tắt những ý kiến hay(đã có lí lẽ, dẫn chứng mở rộng) vào bảng tổng hợp ý kiến.
Bài tập 2:
	- HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập 2.
	- HS nắm vững yêu cầu của đề bài: Trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao
Yêu cầu:Cần thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn
	- HS là việc cá nhân, phát biểu ý kiến của mình
III- Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- Về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc; HTL những đoạn văn, bài thơ hay.
_______________________________
Tiết2 
Toán
Tiết45: Luyện tập chung.
I- Mục tiêu:
 Biết viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân. (bài1,2,3,4).
II- Hoạt động dạy học:
 A- Bài cũ: Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
Đơn vị đo là m
Đơn vị đo là dm
Đơn vị đo là cm
12, 5 m
76 dm
908 cm
 B- Bài mới:
 HĐ1:HS làm bài tập
	- HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 trong VBT.
 HĐ2: HS chữa bài
Chú ý:
Bài 3: Cho HS so sánh giữa việc đổi đơn vị đo diện tích với việc đổi đơn vị đo độ dài.
Bài 5: GV cho HS nhìn hình vẽ, cho biết túi cam cân nặng bao nhiêu?HS nêu và GV cho HS viết số thích hợp vào chỗ chấm.
III- Củng cố, dặn dò:
Bài làm thêm :
a. 3 km 5 m = ... km b. 7 kg 4g = ... kg.
 6 m 7 dm = ... m 2 tấn 7 kg = ... tấn.
 16 m 4 cm = ... m 5 tạ 9 kg = ... tạ.
 c. 1 ha 430 m2 = ... ha
 5 ha 8791 m2 = ... ha
 86005 m2 = ... ha
______________________________
Tiết3
Thể dục
GV chuyên trách dạy
Tiết4 
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu: Sơ kết tuần đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần qua và đề ra kế hoạch tuần tới.
II. Sinh hoạt
 1 Lớp trưởng nhận xét chung
	- Về nề nếp: + vệ sinh trực nhật
 	+ Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
	+ Thực hiện các quy định của đội như đồng phục, khăn quàng đỏ
 	+ Đi học đúng giờ.
 	+ Tập hợp ra vào lớp.
	- Về việc học tập : 
 2 Đề ra kế hoạch tuần tới
 3 Thảo luận đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch và khắc phục những nhược điểm trong tuần qua.
 4 Đề xuất tuyên dương khen thưởng HS có ý thức tốt, phê bình những HS chưa chấp hành tốt.
 5 Nhận xét của GV chủ nhiệm.
Buổi chiều:
Tiết1
Tin học
GV chuyên trách dạy.
Tiết2 
Khoa học.
Bài 18:Phòng tránh bị xâm hại.
I- Mục tiêu: Giúp HS :
 	- Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để đề phòng xâm hại. 
	- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại. 
	- Biết được cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
	- Luôn có ý thức phòng tránh bị xâm hại và nhắc nhở mọi người cùng đề phòng cảnh giác.
II- Đồ dùng:
	- Tranh minh họa trong SGK.
	- Phiếu ghi sẵn một số tình huống
III- Hoạt động dạy học:
 A- Bài cũ:
	- Những trường hợp tiếp xúc nào không bị lây nhiễm HIV/AIDS?
	- Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ?Theo em tại sao cần phải làm như vậy?
 B- Bài mới:
 HĐ1: Giới thiệu bài: Cho HS chơi trò chơi:” Chanh chua, cua cắp ”
	- GV nêu cách chơi.
	- Cho HS thực hiện trò chơi.
	- Kết thúc trò chơi, GV hỏi:
	+ Vì sao em bị cua cắp?
	+ Em làm thế nào để không bị cua cắp?
	+ Em rút ra bài học gì qua trò chơi?
 HĐ2:Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại?
	- HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình minh họa 1, 2, 3 trang 38 SGK
	- GV hỏi:Các bạn trong các tình huống trên có thể gặp phải nguy hiểm gì?
	- Em hãy kể thêm những tình huống có thể bị xâm hại mà em biết?
	- HS trao đổi thảo luận nhóm 4 tìm các cách đề phòng bị xâm hại.
	- HS ghi nhanh ý kiến thảo luận thảo luận vào bảng nhóm, dán lên bảng, các nhóm khác bổ sung.
 HĐ3:ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
	- GV chia HS làm 3 nhóm; Đưa tình huống yêu cầu HS xây dựng lời thoại, diiễn lại tình huống theo lời thoại.
 Tình huống 1:Nam đến nhà Bắc chơi.Gần 9 giờ tối, Nam đứng dậy định về thì Bắc cứ rủ ở lại xem đĩa phim hoạt hình cậu mới được bố mua cho hôm qua.Nếu là Nam em sẽ làm gì khi đó?
 Tình huống 2:Thỉnh thoảng Nga lên mạng intenet và chát với một bạn trai.Bạn ấy giới thiệu là học trường Giảng Võ.Sau vài tuần bạn rủ Nga đi chơi.Nếu là Nga, khi đó em làm gì?
 Tình huống 3:Trời mùa hè nắng chang chang.Hôm nay mẹ đi công tác nên Hà phải đi bộ về nhà. Đang đi trên đường thì một chú đi xe gọi Hà cho đi nhờ.Theo em , Hà cần làm gì khi đó?
	- Gọi các nhóm lên đóng kịch
	- Nhận xét các nhóm có lời thoại hay, sáng tạo, đạt hiệu quả.
 HĐ4:Những việc cần làm khi bị xâm hại.
	- HS thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi.
	+ Khi có nguy cơ bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì?
	+ Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta phải làm gì?
	+ Theo em chúng ta có thể chia sẻ, tâm sự với ai khi bị xâm hại?
	- GV và cả lớp bổ sung , rút ra kết luận đúng.
IV- Hoạt động kết thúc:
	- Để phòng tránh bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?
	- Nhận xét câu trả lời của HS.
	- HS đọc thuộc mục bạn cần biết.
Tiết3
Hướng dẫn thực hành
Thực hành: Rèn chữ viết.
I - Mục tiêu:
 	- Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Trước cổngTrời .
 	- Rèn tính cẩn thận, trình bày bài có sáng tạo.
II - Hoạt động dạy học:
A - Bài cũ: HS nêu quy tắc đánh dấu thanh cho các tiếng chứa nguyên âm đôi ươ, ưa, uô.
 B- Bài mới:
 HĐ1:Hướng dẫn chính tả.
 	- GV đọc lại một lần toàn bài Trước cổng Trời .
 	- GV cho HS nêu một số từ khó viết.
 	- Một HS viết trên bảng lớp, Cả lớp viết vào vở nháp.
 HĐ2:HS viết chính tả.
 	- GV đọc từng câu, HS viết.
	- GV đọc, HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
 	- GV thu bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 9(1).doc