Giáo án Lớp 2 - Tuần 6

Giáo án Lớp 2 - Tuần 6

· Hiểu nghĩa của các mới: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.

· Hiểu nghĩa câu chuyện: phải giữ gìn trường lớp luôn lu6on sạch sẽ.

- Kĩ năng:

· Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: rộng rãi, sách sủa, lắng nghe, lặng im, xì xào, nổi lên, giữa, cửa, sọt rác

· Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chầm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

· Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật. (cô giáo, bạn trai, bạn gái)

 

doc 35 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1561Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN: 30/9/2006
NGÀY DẠY : 2/10/2006
TIẾT 21+ 22	Tập đọc 
MẨU GIẤY VỤN 
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 	 
Hiểu nghĩa của các mới: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.
Hiểu nghĩa câu chuyện: phải giữ gìn trường lớp luôn lu6on sạch sẽ.
Kĩ năng: 
Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: rộng rãi, sách sủa, lắng nghe, lặng im, xì xào, nổi lên, giữa, cửa, sọt rác 
Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chầm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật. (cô giáo, bạn trai, bạn gái)
Thái độ: Biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: SGK, tranh minh họa bài đọc, băng giấy.
HS: Sách giáo khoa, tập trả lời câu hỏi của bài.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Cái trống trường em (4’).
- Gọi 2 HS học thuộc lòng bài thơ.
- Câu hỏi:
Từ ngữ nào tả hoạt động và tình cảm của cái trống?
Tình cảm của bạn HS đối với ngôi trường như thế nào?
Ị Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Mẩu giấy vụn
- GV yêu cầu HS nêu chủ điểm của tuần này.
- Để trường học luôn sạch đẹp chúng ta nên làm gì?
- Bài học hôm nay sẽ giúp chúng các em trả lời câu hỏi này Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Đọc mẫu (2’)
- Phương pháp: Đàm thoại.
- GV đọc mẫu toàn bài lần 1.
- Phân biệt lời kể với lời nhân vật.
Lời người dẫn chuyện: thong thả.
Lời cô giáo: nhẹ nhàng, dí dỏm.
Lời bạn trai: vô tư hồn nhiên.
Lời bạn gái: vui tươi nhí nhảnh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc kết gợp giải nghĩa từ (27’)
- Phương pháp: Đàm thoại – Thực hành – Thi đua.
- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó:
GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
Sửa lỗi phát âm cho HS và hướng dẫn cách đọc các từ: rộng rãi, sáng sủa, giữa cửa, xì xào, im lặng
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn:
Yêu cầu HS tìm cách đọc đúng các câu khó.
Luyện đọc câu dài.
- Lớp học rộng rãi, | sáng sủa và sạch sẽ | nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy | ngay giữa lối ra vào.
- Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! || Thật đáng khen! || (Lên giọng cuối câu)
- Nào! | Các em hãy lắng nghe | và cho cô biết | mẩu giấy đang nói gì nhé! ||
- Các bạn ơi! || Hãy bỏ tôi vào sọt rác! || (Giọng vui đùa dí dỏm)
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
Nghe và chỉnh sửa cho HS.
Kết hợp giải thích từ khó.
- Thi đọc trước lớp.
- Đọc đồng thanh.
Ị Nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò:
- 2 Nhóm thi đua đọc phân vai, 4 bạn / nhóm.
- Chuẩn bị trả lời câu hỏi tìm hiểu bài ở tiết 2.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Đọc thuộc bài thơ và trả lời câu hỏi.
- Chủ điểm trường học.
- HS tự nêu.
- Hoạt động lớp.
- HS nghe.
- HS đọc mẫu lần 2. Cả lớp mở SGK, đọc thầm theo.
- Hoạt động nhóm, lớp.
- Mỗi HS đọc một câu cho đến hết bài.
- HS đọc.
- HS đọc.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Nối tiếp nhau đọc đoạn 1, 2, 3, 4 cho đến hết bài.
- Đọc chú giải: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.
- Chia theo bàn và thực hiện.
- Đại diện tổ đọc cả bài trước lớp.
- Cả lớp đọc
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Bài mới: Mẩu giấy vụn (tiết 2)
- Chúng ta vừa luyện đọc cả bài “Mẩu giấy vụn”. Để hiểu nội dung bài này khuyên ta điều gì. Cô và các em cùng tìm hiểu ở tiết 2 (ghi bảng). 
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’).
- Phương pháp: Hỏi đáp – Giảng giải.
- Gọi 1 HS khá đọc đoạn 1.
- Hỏi: Mẩu giấy nằm ở đâu? Có dễ thấy không?
Ị Mẩu giấy nằm ngay lối đi của lớp.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2.
- Hỏi: Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
Ị Cô giáo yêu cầu cả lớp lắng nghe mẩu giấy nói gì.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, 4.
- Hỏi: Tại sao lớp lại xì xào?
- Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì?
- Đó có đúng là lời của mẩu giấy không? Vì sao?
- Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở HS điều gì?
Ị Cả lớp không nghe được mẩu giấy nói gì, nhưng một bạn gái đã nghe.
Þ Muốn trường học sạch đẹp, mỗi HS phải có ý thức giữ vệ sinh chung. Cần tránh những thái độ thấy rác không nhặc. Nếu mỗi em biết giữ vệ sinh chung thì trường lớp mới sạch đẹp.
Hoạt động 2: Luyện đọc lại (5’).
- Phương pháp: Thực hành – Hỏi đáp – Thi đua.
- Hướng dẫn HS đọc theo vai.
- Cho HS thi đọc toàn bài theo kiểu phân vai.
- GV nhận xét nhóm đọc hay nhất.
Ị Tuyên dương.
Hoạt động 3: Củng cố (8’)
- Phương pháp: Trò chơi “Chuyền hoa”
- Phổ biến luật chơi.
- Tại sao cả lớp lại cười rộ thích thú khi bạn gái nói?
- Em thích ai trong truyện này?
Ị Liên hệ thực tế Ị GDTT.
3. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học 
- Đọc lại nhiều lần theo vai chuẩn bị tiết sau kể chuyện 
bằng cách quan sát tranh minh họa trong SGK.
- Chuẩn bị : Ngôi truờng mới
- Hát
- Hoạt động lớp.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Mẩu giấy vụn nằm ngay lối ra vào, rất dễ thấy.
- Đọc đoạn 2.
- Cô yêu cầu cả lớp nghe sau đó nói lại cho cô biết mẩu giấy nói gì?
- Đọc đoạn 3.
- Vì các em không nghe mẩu giấy nói gì.
- “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”
- Đó không phải là lời của mẩu giấy vì giấy không biết nói. Đó là ý nghĩ của bạn gái. Bạn thấy mẩu giấy vụn nằm rất chướng giữa lối đi của lớp học rất rộng rãi và sạch sẽ đã nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác.
- Biết giữ trường lớp luôn sạch sẽ.
- Hoạt động nhóm.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Chia nhóm theo tổ.
- Các nhóm thi.
- Cả lớp cùng hát hết bài tới chỗ ai thì người đó trả lời.
- Vì bạn gái đã tưởng tượng ra một ý nghĩ rất bất ngờ và thú vị.
- HS trả lờ 
ÂM NHẠC ( TIẾT 6 )
MÚA VUI ( TIẾT @ )
TIẾT 26 Toán
7 CỘNG VỚI MỘT SỐ 7 ++ 5
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Giúp HS biết thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 7+ 5.
Tự lập và học thuộc bảng công thức 7 cộng với 1 số.
Áp dụng phép tính cộng có nhớ dạng 7 + 5 để giải các bài toán có liên quan.
Kĩ năng: Có kĩ năng đặt tính đúng, rèn học thuộc bảng công thức 7 cộng với 1 số tại lớp.
Thái độ: Rèn HS yêu thích môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Que tính – Bảng gài.
HS: Que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập (4’)
- Gọi 2 HS lên bảng.
HS 1: Dựa vào tóm tắt giải bài toán sau:
Hà cao	: 88 cm
Ngọc cao hơn Hà	: 5 cm
Ngọc cao	: ? cm
HS 2 tính:
48 + 7 + 3 =
29 + 5 + 4 =
Ị Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới: 7 cộng với một số: 7 + 5
* Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu phép cộng dạng: 7 cộng với một số: 7 + 5 Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 7 + 5 (10’)
- Phương pháp: Trực quan –Đàm thoại.
* Bước 1:
- GV nêu bài toán.
- Có 7 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
* Bước 2: Tìm kết quả.
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- 7 Que tính thêm 5 que tính là bao nhiêu que tính?
- Yêu cầu HS nêu cách làm của mình?
* Bước 3: Đặt tính thực hiện phép tính.
- Yêu cầu HS lên bảng tự đặt tính và tìm kết quả.
- Hãy nêu cách đặt tính?
- Em tính như thế nào?
Ị Nhận xét.
Hoạt động 2: Lập bảng công thức 7 cộng với một số và học thuộc bảng (12’)
- Phương pháp: Trực quan – Thực hành.
- GV yêu cầu HS dùng que tính đẻ tìm kết quả của các phép tính trong phần bài học.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả các phép tính.
- GV ghi bảng.
- Xoá dần các công thức cho HS học thuộc các công thức.
Ị Nhận xét.
Hoạt động 3: Thực hành (9’)
- Phương pháp: Đàm thoại – Thực hành.
* Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài.
* Bài 2: Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi HS lên bảng làm.
- Yêu cầu nhận xét bài bạn.
* Bài 3: Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Tính nhẩm nghĩa là thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài, gọi 2 HS lên bảng.
* Bài 4: Gọi 1 HS lên bảng làm tóm tắt.
- Yêu cầu HS tự trình bày bài giải.
Ị Nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Gọi 1 HS đọc lại bảng các công thức 7 cộng với 1 số.
- Nhận xét tiết học.
- Về học thuộc bảng công thức 7 cộng với 1 số.
- Chuẩn bị: 47 + 25.
- Hát
- HS làm bảng lớp.
- 1 HS nhắc lại.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
- HS nghe và phân tích đề toán
- Thực hiện phép cộng 7 + 5.
- Thao tác trên que tính để tìm kết quả. (đếm)
- 12 Que tính.
- HS trả lời.
- Đặt tính.
 7 
+ 5
12
- HS nêu.
- 7 Cộng với 5 bằng 12 viết 2 vào cột đơn vị thẳng cột với 7 và 5. Viết 1 vào cột chục.
- Hoạt động cá nhân, lớp.
- Thao tác trên que tính.
- HS nối tiếp nhau (theo bàn) lần lượt báo cáo kết quả phép tính.
7 + 4 = 11	7 + 7 = 14
7 + 5 = 12	7 + 8 = 15
7 + 6 = 13	7 + 9 = 16
- Thi học thuộc các công thức.
- Hoạt động cá nhân, lớp.
- Tự làm bài sau đó đổi vở để kiểm tra chéo.
- HS tự làm.
- Nhận xét bài bạn làm đúng hay sai.
- Tính nhẩm.
- Tính nhẩm nghĩa là ghi luôn kết quả không dùng que tính, không đặt tính.
- HS làm bài.
	 Tóm tắt:
Em	: 7 tuổi
Anh hơn em	: 5 tuổi
Anh	: ? tuổi
- HS làm bài.
	Giải:
Tuổi của anh là:
	7 + 5 = 12 (tuổi)
	Đáp số: 12 tuổi.
NGÀY SOẠN: 30/9/2006
NGÀY DẠY : 2/10/2006
TIẾT 11	Thể dục
TIẾT 11
I. MỤC TIÊU:
Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng. . Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức độ chính xác, nhanh.
Học đi đều. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.
Ôn trò chơi “ Nhanh lên”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi đúng luật.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: 
Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
Còi.
II ... à bài.
- Bài toán về dạng ít hơn.
- HS làm bài ở vở bài tập toán.
Tóm tắt:
Hoa cao	: 95 cm
Bình thấp hơn Hoa	: 3 cm
Bình cao	: ? cm
	 Giải:
 Bình cao là:
 95 – 3 = 92 (cm)
Đáp số: 92 cm.
- Bài toán thuộc dạng bài toán ít hơn.
Tóm tắt:
HS gái	: 19 HS.
HS trai ít hơn HS gái	: 3 hs
HS trai	: ? HS.
Giải:
Số HS trai lớp 2A có:
19 – 3 = 16 (HS)
Đáp số: 16 HS.
- Hoạt động nhóm.
- HS cử đại diện thi đua. Nhóm nào giải nhanh, chính xác sẽ thắng.
TIẾT 12	Chính tả 
NGÔI TRƯỜNG MỚI
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nghe, viết chính xác, trình bày đúng, đẹp 1 đoạn trong bài Ngôi trường mới.
Kĩ năng: Viết đúng: mái trường, rung động, trang nghiêm, thân thương. Làm đúng các bài tập.
Thái độ: Rèn tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
GV: STV, phấn màu, câu hỏi đoạn viết, bảng phụ.
HS: Bảng con, STV, vở viết, vở bài tập, đồ dùng học tập đầy đủ.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: Hát (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Trên chiếc bè (4’)
- Yêu cầu 2 HS viết bảng lớn và lớp viết bảng con : Thính tai, giơ tay, xa xôi, ba ngả đường.
Ị Nhận xét.
3. Bài mới : Ngôi trường mới
- Hôm nay, chúng ta nghe đọc rồi viết lại đoạn trích của bài Ngôi trường mới Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Nắm nội dung đoạn viết (5’)
- Phương pháp: Vấn đáp
- GV đọc lần 1
- Bạn HS cảm thấy thế nào khi đứng dưới mái trường mới?
- Trong bài ta thấy có dấu câu nào?
Hoạt động 2: Phát hiện những từ hay viết sai (5’)
- Phương pháp: Giảng giải
- HS nêu từ khó và ngữ địa phương và nêu phần cần chú ý.
- GV cùng HS phân tích những phần khó viết có trong mỗi từ.
- Mái trường, rung động, trang nghiêm, thân thương, chiếc.
Hoạt động 3: Luyện viết từ khó và viết bài (13’)
- Phương pháp: Thực hành
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con những từ khó.
Ị Nhận xét.
- Hãy nêu lại cách trình bày bài chính tả dạng văn xuôi ?
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc cả bài. 
- GV lấy bảng phụ đọc lại cả bài lần nữa, yêu cầu HS gạch bằng bút chì dưới những tiếng sai.
- Chấm 5 bài, nhận xét.
Hoạt động 4: Luyện tập (5’)
- Phương pháp: Trò chơi tiếp sức
* Bài 1:
- GV nêu luật chơi.
- Mỗi dãy cử 6 bạn, từng bạn lên viết 1 từ có vần ai, ay, dãy nào xong trước là thắng cuộc.
* Bài 2:
- GV nêu luật chơi: Trò chơi tìm bạn. Mỗi bên cử 6 bạn, mỗi bạn cầm 1 thẻ chữ, sau tiếng đếm thứ 3 tự tìm tiếng để tạo thành từ: san sẻ, than đá, bán hàng.
San 	sẻ 	than 	
Đá 	bán 	hàng
Ị Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Về làm hết bài, sửa hết lỗi.
- Chuẩn bị : Thầy giáo cũ.
- Hát
- HS viết.
- 1 HS nhắc lại tựa.
- Hoạt động lớp.
- Mở SGK.
- 1 HS đọc lại.
- Cảm thấy cái gì cũng mới, cũng gần gũi, cũng đáng yêu..
- Dấu chấm và dấu chấm than, dấu phẩy.
- Hoạt động lớp.
- HS nêu.
- Hoạt động cá nhân.
- HS viết bảng con: mái trường, rung động, trang nghiêm, thân thương, chiếc.
- Nêu cách trình bày bài.
- HS chép vở. 
- HS dò bài.
- HS nhìn bảng gạch chân dưới lỗi.
- Hoạt động nhóm, lớp.
- Tự chọn 6 bạn đại diện dãy lên thực hiện.
- Các dãy tiếp tục tự chọn 6 bạn đại diện dãy lên thực hiện.
- Nhận xét.
TIẾT 6	Tập làm văn 
KHẲNG ĐỊNH – PHỦ ĐỊNH
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC DANH SÁCH
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Biết trả lời câu hỏi và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định.
Biết soạn mục lục sách đơn giản.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng trả lời theo mẫu rõ ràng, tự nhiên và viết đúng mục lục sách đơn giản.
Thái độ: Giáo dục lại HS tự tin trong giao tiếp, yêu thích Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ viết các mẫu câu của BT1, 2.
HS: Vở bài tập, chuẩn bị 1 tập truyện thiếu nhi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Trả lời câu hỏi. Đặt tên cho bài. Luyện tập về (4’) 
- Muốn tìm nhanh 1 mục lục, em làm sao ?
- Hãy đọc mục lục tuần 7.
- Hãy nêu những bài chính tả có trong tuần 7 ?
Ị Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Khẳng định, phủ định. Luyện tập về mục lục sách 
* Trong giao tiếp các em sẽ làm quen với nhiều kiểu câu nư câu hỏi. Câu trả lời, thực hành hỏi đáp  Tiết TLV hôm nay, các em sẽ học bài Khẳng định, phủ định. Luyện tập về mục lục sách Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi theo mẫu (20’)
- Phương pháp: Trực quan – Thực hành.
* Bài 1: (Làm miệng)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 1 HS đọc mẫu.
- Câu trả lời nào thể hiện sự đồng ý?
- Câu trả lời nào thể hiện sự không đồng ý?
- Gọi 3 HS yêu cầu thực hành câu hỏi.
Em có đi xem phim không?
- Yêu cầu lớp chia nhóm 3 HS thành 1 nhóm và thực hành trong nhóm với các câu hỏi còn lại.
- Tổ chức thi hỏi đáp giữa các nhóm.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
* Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi 1 HS đọc mẫu.
- Gọi 3 HS đặt mẫu.
- Yêu cầu HS tự đặt 3 câu theo 3 mẫu rồi đọc cho cả lớp nghe, nhận xét.
Hoạt động 2: Đọc, viết đúng mục lục của một tập truyện (13’)
- Phương pháp: Thực hành.
* Bài tập 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS để truyện lên trước mặt, mở trang mục lục.
- Yêu cầu vài em đọc.
- Cho HS cả lớp tự làm bài vào vở bài tập.
- Sửa lỗi, gọi 5 – 7 HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- Nhận xét và cho điểm HS.
4. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Nhận xét – Tuyên dương.
- Dặn dò HS về nhà nhớ đọc sách tham khảo và xem mục lục.
- Chuẩn bị: Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời khoá biểu
- Hát
- HS trả lời.
- HS đọc. 
- HS trả lời.
- 1 HS nhắc lại.
- Hoạt động lớp, nhóm.
- Trả lời câu hỏi bằng 2 cách đọc theo mẫu.
- 1 HS đọc.
- Có, em rất thích đọc thơ.
- Không, em không thích đọc thơ.
- HS 1: Em (bạn) có đi xem phim không?
- HS 2:Có, em (mình, tớ) rất thích đi xem phim.
- HS 3: Không, em (tớ) không thích đi xem phim.
- HS thảo luận nhóm 3 HS..
- HS thi đua.
- HS đọc.
- 3 HS đọc, ỗi em đọc 1 câu.
- 3 HS đặt 3 câu theo 3 mẫu:
Quyển truyện này không hay đâu
Chiếc vòng của em có mới đâu
Em đâu có đi chơi
- Thực hành đặt câu, vở bài tập.
- Hoạt động lớp.
- Tìm mục lục cuốn truyện của mình.
- HS đọc bài.
- HS làm bài.
- HS đọc bài viết.
TIẾT 6	Thủ công 
GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
HS biết gấp máy bay đuôi rời.
HS nắm được quy trình gấp máy bay đuôi rời.
Kĩ năng: Gấp được máy bay đuôi rời với các nếp gấp phẳng đều, đẹp.
Thái độ: HS hứng thú, yêu thích môn gấp hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: 
Tranh minh hoạ, gấp máy bay đuôi rời (Bằng giấy thủ công)
Quy trình gấp máy bay phản lực.
HS: Giấy thủ công, bút màu.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: Hát (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Gấp máy bay đuôi rời (4’) 
- Gấp máy bay đuôi rời tiến hành theo mấy bước ? Nêu cụ thể ?
Ị GV nhận xét, bổ xung.
3. Bài mới: Gấp máy bay đuôi rời (tiết 2)
- Tiết trước chúng ta đã nắm được cách gấp và quy trình gấp máy bay đuôi rời. Trong tiết thực hành hôm nay cô sẽ cùng các em gấp và sử dụng máy bay đuôi rời Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Thực hành (20’)
- Phương pháp: Quan sát – Giảng giải.
* Bước 1: HS làm mẫu.
- Cho 1 HS lên thực hiện lại các thao tác gấp máy bay đuôi rời ở tiết 1.
- Cho cả lớp nhận xét - bổ xung.
Ị Nhận xét, sữa chữa.
* Bước 2: Thực hành gấp máy bay đuôi rời 
- GV tổ chức cho HS thực hành gấp máy bay đuôi rời.
- Yêu cầu mỗi em lấy ra 1 tờ giấy thủ công hình chữ nhật.
- GV lưu ý:
Khi gấp các em chú ý miết theo đường mới gấp cho thẳng và phẳng.
Cần lấy chính xác đường dấu giữa.
Để máy bay đuôi rời bay tốt cần lưu ý gấp bẻ ngược ra, 2 cánh phải đều nhau.
- GV theo dõi, uốn nắn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn trang trí máy bay đuôi rời 	(5’)
- Phương pháp: Thực hành.
* Bước 1: Hướng dẫn trang trí.
- GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm: dùng bút màu hoặc giấy thủ công (cắt nhỏ dán vào).
* Bước 2: Trang trí.
- Cho HS thực hành trang trí.
- GV chọn ra những sản phẩm đẹp để tuyên dương nhằm động viên HS.
- Đánh giá sản phẩm HS.
Ị nhận xét.
Hoạt động 3: Trò chơi (5’)
- Phương pháp: Trò chơi.
- GV cho HS thi phóng máy bay đuôi rời.
Ị Tuyên dương đội phóng máy bay cao và xa.
4. Nhận xét – Dặn dò:(1’).
- Chuẩn bị: giấy giấy thủ công và giấy nháp để học bài “Gấp thuyền phẳng đáy không mui”.
- Hát
- Tiến hành theo 44 bước:
Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành 1 hình vuông và một hình chữ nhật.
Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay.
Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay.
Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
- 1 HS nhắc lại.
- Hoạt động lớp.
- HS thực hiện.
- Lớp nhận xét.
- Mỗi HS lấy ra 1 tờ giấy thủ công hình chữ nhật.
- HS lắng nghe.
- HS thao tác gấp máy bay đuôi rời.
- Hoạt động cá nhân.
- HS vẽ hình trên máy bay.
- Hoạt động lớp.
- HS thi phóng máy bay.
 SINH HOẠT LỚP( TUẦN 5)
I/ MỤC TIÊU:
Đánh giá được ưu tồn trong tuần
Có kế hoạch phù hợp cho tuần tới
II/ NỘI DUNG:
Đánh gía các hoạt động của tuần:
GV cho BCS + HS toàn lớp tự đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục.
GV nhận xét chung.
Kế hoạch:
Duy trì nề nếp sẵn có
Học bài và làm bài trước khi đến lớp
Truy bài đầu giờ
Phát huy phong trào tự học của lớp
Rèn chữ viết thường xuyên
Sinh hoạt văn nghệ
****************************************************************************
TỔ KHỐI
CHUYÊN MÔN
NGUYỄN THỊ HIỀN

Tài liệu đính kèm:

  • docGA2 T 6.doc