Giáo án Lớp 2 - Tuần 8

Giáo án Lớp 2 - Tuần 8

. MỤC TIÊU:

- Kiến thức:

· HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.

· HS nắm được qui trình gấp.

- Kĩ năng: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui với các nếp gấp phẳng, đều, đẹp.

- Thái độ: HS hứng thú, yêu thích môn gấp thuyền.

- NHẬN XÉT CHỨNG CỨ :

 

doc 53 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1302Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 8	Thủ công
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
HS nắm được qui trình gấp.
Kĩ năng: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui với các nếp gấp phẳng, đều, đẹp.
Thái độ: HS hứng thú, yêu thích môn gấp thuyền. 
NHẬN XÉT CHỨNG CỨ :
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: 
Tranh minh họa - Mẫu thuyền phẳng đáy không mui.
Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui.
HS: Giấy thủ công, keo, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: Hát (1’)
2. Bài cũ: Gấp thuyền phẳng đáy không mui (tiết 1) (4’) 
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước gấp.
- GV nhận xét – Tuyên dương.
3. Bài mới: Gấp thuyền phẳng đáy không mui (tiết 2) 
- Tiết trước chúng ta đã nắm được cách gấp và quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui. Trong tiết thực hành hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hành gấp và sử dụng thuyền phẳng đáy không mui Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Thực hành gấp (20’)
- Phương pháp: Quan sát – Giảng giải.
* Bước 1: HS làm mẫu.
- Yêu cầu HS lên thực hiện lại các thao tác gấp thuyền phẳng đáy không mui ở tiết 1.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, sửa chữa.
* Bước 2: Thực hành gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- GV tổ chức cho HS thực hành gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Yêu cầu mỗi em lấy ra 1 tờ giấy thủ công hình chữ nhật.
- GV lưu ý:
Khi gấp các em chú ý miết theo đường mới gấp cho thẳng và phẳng.
Gấp 2 bên mạn thuyền cho đều, cân đối để thuyền không bị lệch, di chuyển tốt.
Ị Nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn trang trí (5’)
- Phương pháp: Thực hành.
* Bước 1: Hướng dẫn trang trí.
- GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm: dùng bút màu để vẽ thêm (hoa, lá) vào 2 bên mạn thuyền hay giấy thủ công cắt nhỏ dán vào hoặc làm thêm mui thuyền.
* Bước 2: Trang trí:
- Cho HS thực hành trang trí.
- GV đến từng nhóm để quan sát. Chú ý uốn nắn, giúp đỡ những HS còn yếu hoặc lúng túng.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Củng cố (4’)
- Phương pháp: Trò chơi.
- GV cho HS thi đua trình bày sản phẩm theo nhóm để khích lệ khả băng sáng tạo của từng nhóm.
- GV chọn ra sản phẩm đẹp của một số cá nhân, nhóm để tuyên dương trước lớp.
- Đánh giá sản phẩm của HS.
4. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “Gấp thuyền phẳng đáy có mui”(tiết 1)
- Hát
- 2 HS nhắc lại, 3 bước:
Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều.
Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
- 1 HS nhắc lại.
- Hoạt động lớp.
- HS thực hiện.
- Lớp nhận xét.
- HS tiến hành gấp trên giấy màu.
- Hoạt động cá nhân.
- HS vẽ (hai, lá) hay cắt giấy thủ công dán vào 2 bên mạn thuyền.
- HS làm thêm mũi thuyền đơn giản bằng miếng giấy hình chữ nhật nhỏ gài vào 2 bên mạn thuyền.
- Trưng bày sản phẩm lên bàn.
- Hoạt động cả lớp.
- HS theo dõi. (Vỗ tay)
TIẾT 29+30	Tập đọc 
NGƯỜI MẸ HIỀN (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Hiểu các từ mới: gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.
Hiểu nội dung bài: cô giáo vừa yêu thương, vừa dạy bảo HS nên người.
Kĩ năng: 
Đọc trơn được toàn bài.
Đọc đúng các từ ngữ: nên nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem.
Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật. (Minh, bác bảo vệ, cô giáo)
Thái độ: Biết vâng lời cô, người lớn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: SGK, tranh minh họa bài đọc, bảng phụ ghi sẵn câu dài luyện đọc.
HS: Sách giáo khoa, câu hỏi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Cô giáo lớp em (4’).
- 2 –3 HS lên bảng trả bài.
Ị Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Người mẹ hiền
- Bài hát “Cô và mẹ” của nhạc sĩ Phạm Tuyên có 2 câu thơ rất hay: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền ” Cô giáo trong bài tập đọc hôm nay đúng là người mẹ hiền của HS Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Đọc mẫu (5’)
- Phương pháp: Quan sát – Đàm thoại.
- GV đọc mẫu.
- GV phân biệt lời kể với lời các nhân vật.
- Gọi 1 HS lên đọc lại toàn bài.
Ị Nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ (15’)
- Phương pháp: Quan sát - Đàm thoại – Thực hành – Thi đua.
- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó, dễ lẫn.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
 - Y cầu HS tìm và nêu những từ khó đọc có trong bài.
Các từ ngữ khó đọc ở chỗ nào?
Yêu cầu 1 số HS đọc lại. 
- Đọc từng đoạn trước lớp và kết hợp giải nghĩa từ. 
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 1.
- Hỏi:
Em hiểu gánh xiếc là gì?
 - Tò mò là như thế nào?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
Em hiểu lách là sao?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 3.
Lấm lem là như thế nào?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 4.
Thập thò là gì?
- Hướng dẫn HS cách đọc câu dài:
Giọng đọc của người dẫn chuyện, bác bảo vệ phải như thế nào?
Ị “Đến lượt Nam đang cố lách ra / thì bác bảo vệ vừa tới, / nắm chặt hai chân em: // “Cậu vào đây? Trốn học hả?” //”
Giọng cô giáo đọc ra sao?
Ị “ Cô xoa đầu Nam / và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, / nghiêm giọng hỏi: // ”Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?” //
	* Lưu ý: Hướng dẫn HS đọc, từ nào có nhấn giọng, gạch chân từ đó.
- Sau mỗi câu, GV hỏi: Trong 1 câu ta ngắt giọng, nghỉ hơi chỗ nào?
- Mời 4 bạn đọc lại câu dài.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp nối tiếp.
- GV nhận xét.
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm: Yêu cầu HS phân vai luyện đọc trong nhóm 5 HS.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm tiếp sức.Ị Nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố.
- Trò chơi: Chuyền hoa.
- HS sẽ tiến hành chuyền hoa , kết thúc bài hát hoa đến tay bạn nào thì bạn đó đứng lên đọc bài theo yêu cầu của GV.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
4. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Xem câu hỏi để tiết 2 tìm hiểu nội dung bài.
- Hát
- HS 1: Học thuộc bài thơ v2 trả lới câu hỏi: khổ thơ 1 cho em biết điều gì về cô giáo?
- HS 2: Học thuộc bài và trả lời câu hỏi: Hình ảnh đẹp lúc cô dạy em viết?
- HS 3: Học thuộc bài thơ và nêu cảm tưởng của em qua bài thơ.
- 1 HS nhắc lại.
- Hoạt động lớp.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc thành lời, lớp mở SGK đọc thầm.
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
- HS đọc nối tiếp nhau mỗi em 1 câu đến hết bài.
- HS nêu: nên nỗi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem
- HS đọc.
- HS đọc đoạn 1.
- Nhóm xiếc nhỏ thường đi biểu diễn nhiều nơi.
- HS nêu.
- 1 HS đọc đoạn 2.
- HS nêu.
- 1 HS đọc đoạn 3.
- HS nêu.
- 1 HS đọc đoạn 4.
- HS nêu.
- Đọc thong thả, chậm rãi. Giọng bác bảo vệ: nghiêm khắc.
- Ân cần, trìu mến nhưng cũng nghiêm khắc khi dạy bảo.
- HS trả lời.
- HS đọc.
- HS đọc đoạn 1, 2, 3, 4 (2 lượt).
- HS nhận xét.
- Hoạt động nhóm.
- HS 4 nhóm thi đọc tiếp sức theo đoạn.
- Hoa đến tay bạn nào sau khi dứt 1 bài hát thì nhóm đó đứng dậy đọc bài theo vai đã phân.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Bài mới: Người mẹ hiền (tiết 2)
- Chúng ta vừa luyện đọc bài “Người mẹ hiền”. Để biết rõ hơn nội dung bài nói gì, cô mời các em cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (15’).
- Phương pháp: Hỏi đáp.
- GV yêu cầu HS đoạn 1, 2:
Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu?
- Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
Ị Giờ ra chơi, Minh rủ Nam trốn học đi xem xiếc.
- Yêu cầu 1 bạn đọc đoạn 3.
Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì?
 Việc làm của cô giáo thể hiện thái độ như thế nào?
Ị Cô giáo dịu dàng thương học sinh.
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 4.
Cô giáo làm gì khi Nam khóc?
Lần trước bị bác bảo vệ giữ lại Nam khóc vì sợ. Lần này, vì sao Nam bật khóc?
Ị Cô giáo nghiêm khắc dạy bảo học sinh.
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
Người mẹ hiền trong bài là ai?
Ị Cô giáo vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh. Cô như người mẹ hiền.
Hoạt động 2: Luyện đọc lại (7’)
 Phương pháp: Trò chơi - Thực hành.
- GV tổ chức trò chơi “Gió thổi”. 
- Nêu luật chơi.
- Tiến hành đọc theo vai (5 vai: người dẫn chuyện, bác bảo vệ, cô giáo, Nam, Minh).
Ị GV nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố (4’)
- Yêu cầu 1 HS xung phong đọc toàn bài.
- Vì sao cô giáo trong bài được gọi là “Người mẹ hiền?”
- Cả lớp hát bài “Cô và mẹ” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
4. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà đọc trước các yêu cầu của tiết kể chuyện.
- Chuẩn bị: Bàn tay dịu dàng.
- Hát
- Hoạt động lớp.
- 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm.
- Minh rủ Nam trốn, ra phố xem xiếc. (1, 2 bạn nhắc lại lời thầm thì của Minh với Nam).
- Chui qua chỗ tường thủng.
- 1 HS đọc.
- Cô nói với bác bảo vệ:”Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là HS lớp tôi. Cô đỡ em ngôi dậy, cô phủi đất cát lấm lem trên người Nam và đưa em về lớp.
- Cô giáo dịu dàng, yêu thương học trò.
- 1 HS đọc đoạn 4.
- Cô xoa đầu Nam an ủi.
- Vì Nam đau và xấu hổ.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Là cô giáo.
- Hoạt động của lớp.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cô vừa yêu thương HS vừa ngiêm khắc dạy bảo HS giống như người mẹ đối với con mình.
- Lớp hát.
TIẾT 36	Toán
36 + 15
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp HS biết cách thựchiện phép cộng dạng 36 + 15 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết). Củng cố phép cộng dạng 6 + 5, 36 + 5. Củng cố việc tính  ... Luyện viết từ khó (6’)
- Bài có những chữ viết hoa nào?
- Câu nói của An viết thế nào?
- Nêu những từ bộ phận khó viết.
- GV đọc từ khó, yêu cầu HS viết vào bảng con.
Hoạt động 3: Viết bài (15’)
- Hãy nêu cách trình bày bài chính tả.
- GV đọc.
- GV đọc lại toàn bài.
- Nhìn sách sửa bài.
- Chấm 10 vở đầu tiên.
Ị Nhận xét.
Hoạt động 4: Luyện tập (4’)
	* Bài 2.
- Nhận xét.
 * Bài 3b.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
4. Tổng kết– Dặn dò: (1’)
- Hát
- 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
 1 HS nhắc lại.
- Hoạt động lớp.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc lại.
- Thưa thầy hôm nay em chưa làm bài tập.
- Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An với bàn tay dịu dàng, trìu mến, thương yêu.
- Hoạt động lớp.
- Chữ đầu câu, đầu bài, tên riêng.
- Sau dấu hai chấm, viết dấu gạch ngang.
- Kiểm tra, buồn bã, xoa đầu, trìu mến, dịu dàng.
- HS viết.
- Hoạt động cá nhân.
- HS nêu.	
- Nêu tư thế ngồi viết.
- HS chép vở.
- HS soát lại.
- Mở STV, HS dò lại và đổi vở sửa lỗi.
- HS lắng nghe
NGÀY SOẠN :
NGÀY DẠY :
TIẾT 16	Thể dục
TIẾT 16
I. MỤC TIÊU:
Ôn 8 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học. Yêu cầu thực hiện được từng động tác tương đối chính xác.
Ôn đi đều. Yêu cầu đi đúng nhịp, thực hiện tương đối chính xác, đúng nhịp.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: 
Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
Còi.
III. NỘI DUNG:
Nội dung
Định lượng
Tổ chức luyện tập
	1. Phần mở đầu:
GV tập hợp lớp, phổ biến nội quy, yêu cầu giờ học.
Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc.
Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
Đi thường và hít thở sâu.
	2. Phần cơ bản:
Ôn 8 động tác của bài thể dục phát triển chung.
Ôn trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”.
Đi đều và hát.
	3. Phần kết thúc:
Trò chơi nhỏ.
Cúi người thả lỏng.
GV cùng HS hệ thống bài.
GV nhận xét tiết học, giao bài tập về nhà.
6’
1’
2’
1’
2’
25’
15’
5’
5’
5’
2’
2’
1’
1’
Theo đội hình 4 hàng ngang.
HS chạy 50 - 60m.
Theo đội hình vòng tròn.
Tập theo đội hình vòng tròn. 
Lần 1: GV vừa làm vừa hô nhịp để HS bắt chước. 
Lần 2: Cán sự làm mẫu, GV hô nhịp.
Lần 3: tổ chức thi đua xếp loại giữa các tổ. GV nhận xét, tuyên dương.
GV chọn 3 – 4 HS đóng vai dê bị lạc đàn và 2 HS đóng vai người đi tìm.
GV điều khiển.
HS chơi theo hướng dẫn của GV.
HS thực hiện.
- Về nhà ôn kỹ bài thể dục.
TIẾT 8	Tập làm văn 
MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI 
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp.
Biết trả lời câu hỏi, trả lời và viết được 1 đoạn văn 4, 5 câu nói về thầy cô giáo.
Kĩ năng: Rèn kỹ năng nghe, nói, viết rõ ràng, trôi chảy.
Thái độ: Yêu thích môn Tiếng Việt, kính trọng, yêu quý thầy cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ chép sẵn các câu hỏi ở bài tập 2, bảng phụ viết.
HS: Một vài câu nói theo các tình huống nêu ở bài tập 1.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời khóa biểu (4’) 
- GV kiểm tra bài làm trong vở của HS (BT2, tiết TLV, tuần 7 của 2, 3 HS, viết thời khóa biểu ngày hôm sau của lớp em). Sau đó yêu cầu những HS này trả lời các câu hỏi trong SGK dựa theo TKB đã lập (BT3).
Ị Nhận xét.
3. Bài mới: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi
- Trong giao tiếp ta cần biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu hoặc đề nghị. Biết trả lời câu hỏi về thầy hoặc cô giáo lớp 1. Đồng thời viết được 4, 5 câu nói về thầy cô giáo cũ của em. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các cách giao tiếp này sao cho lịch sự Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Suy nghĩ và nói những lời mời (19’)
- Phương pháp: Đóng vai – Giảng giải.
* Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 1 HS đọc tình huống a.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nói lời mời (cho nhiều HS phát biểu).
Ị Khi đón bạn đến nhà chơi, hoặc đón khách đến nhà, các em cần mời chào sao cho thân mật, tỏ rõ lòng hiếu khách của mình.
- Yêu cầu: Hãy nói lại cách nói lời chào khi bạn gặp mặt bạn bè. Sau đó cùng bạn ên cạnh đóng vai theo tình huống 1a, một bạn đến chơi và 1 bạn là chủ nhà và ngược lại.
- Từng cặp HS trao đổi, thực hành theo các tình huống b, c và thay đổi vai ngược lại.
- GV khuyến khích HS nói nhiều câu có cách diễn đạt khác nhau. Nhắc nhở HS: nói lời nhờ bạn với thái độ biết ơn. (Tình huống 1b)
- Đề nghị bạn giữ trật tự với giọng khẽ, ôn tồn để khỏi làm ồn lớp học và bạn dễ tiếp thu. (1c)
Ị Nhận xét.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi về thầy cô giáo(5’)
- Phương pháp: Trò chơi – Vấn đáp.
	* Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV tổ chức HS chơi: Trò chơi gửi thư.
- Treo bảng phụ và lần lượt hỏi từng câu cho HS trả lời. Mỗi câu hỏi cho càng nhiều HS trả lời càng tốt trong
Ị Thầy cô giảng dạy cho em biết đọc, biết viết, biết được nhiều điều hay lẽ phải, kiến thức mới, em luôn yêu quí, kính trọng thầy cô giáo đã và đang dạy bảo em. Em cố gắng chăm chỉ học tập, vâng lời, lễ phép với các thầy cô giáo.
Hoạt động 3: Viết nội dung bài 2 (8’)
- Phương pháp: Thực hành – Luyện tập.
* Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề.
- Yêu cầu HS viết các câu trả lời bài 3 vào vở. Chú ý viết liền mạch.
Ị Nhận xét.
4. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS khi nói lời chào, mời, đề nghị  phải chân thành và lịch sự.
- Chuẩn bị: Ôn tập giữa học kỳ I.
- Hát
- HS trả lời những câu hỏi GV đưa ra.
- 1 HS nhắc lại.
- Hoạt động lớp, nhóm đôi.
- 1 HS đọc đề bài.
a. Bạn đến thăm nhà em.
Em mở cửa mời bạn vào chơi.
Chào bạn! Mời bạn vào nhà tớ chơi!
A Ngọc à, cậu vào chơi.
- Hoạt động nhóm đôi (3’).
- HS đóng cặp đôi với bạn bên cạnh, sau đó 1 số nhóm lên.
b. HS 1: Tớ rất thích bài hát “Hoa điểm 10” nhờ cậu chép lại cho tớ với.
 HS 2: Làm ơn chép hộ mình bài hát: Bụi phấn nhé!
c. Hải ơi, đừng nói chuyện nữa để nghe cô giảng. / Khe khẽ chứ, để tớ nghe cô nói ! 
- Hoạt động lớp.
- HS đọc.
- 1 Em làm quản trò chơi trò chơi gửi thư. Để HS lần lượt đọc các câu hỏi mời bạn trả lời.
- Các bạn nhận xét, bổ sung.
- Hoạt động cá nhân.
- 1 HS đọc.
- 1 HS viết bài sau đó 5 – 7 em đọc bài trước lớp cho cả lớp nhận xét.
NGÀY SOẠN:
NGÀY DẠY :
TIẾT 40	Toán
PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
HS tự thực hiện phép cộng (nhẩm hoặc viết) có nhớ, có tổng bằng 100.
Vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính hoặc giải toán.
Kĩ năng: Rèn HS làm đúng các phép cộng có nhớ, có tổng bằng 100.
Thái độ: HS ham học toán, tính chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Cómẫu ở bảng phụ: 60 + 40 = ?
HS: Vở bài tập toán.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập (4’) 
- Yêu cầu HS tính nhẩm.
40
+
20
+
10
=
50
+
10
+
30
=
10
+
30
+
40
=
42
+
7
+
4
=
Ị Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Phép cộng có tổng bằng 100 
* Hôm nay, chúng ta sẽ học sang một dạng toán mới: Phép cộng có tổng bằng 100 Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng (có nhớ) có tổng bằng 100 (10’)
- Phương pháp: Đàm thoại.
- GV ghi bảng: 83 + 17 = ?
- HS nêu cách thực hiện.
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép tính. Yêu cầu cả lớp làm.
- Em đặt tính như thế nào?
- Ta tính theo thứ tự nào ?
- Yêu cầu HS khác nhắc lại cách tính (như trên).
Ị Nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện tập (15’)
- Phương pháp: Luyện tập. 
* Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài 1
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Nhận xét – tuyên dương.
* Bài 2:
- Nêu yêu cầu của bài 2.
80
+
20
=
10
+
90
=
70
+
30
=
50
+
50
=
40
+
60
=
20
+
80
=
- GV sửa bài – Nhận xét.
* Bài 3:
- Nêu yêu cầu của bài 3.
64
+ 16
+ 20
87
+ 3
- 40
- Nhận xét và sửa bài.
* Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- HS làm bài vào vở.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Củng cố (4’)
- Phương pháp: Luyện tập.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi về phép tính có kết quả bằng 100.
- GV ghi ở 2 bảng phụ bài toán 5 trang 42.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Lít.
- Hát
- HS làm ở bảng lớp.
- Hoạt động lớp.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
+
83
17
100
- HS tự nêu.
- Thực hiện từ phải sang trái
- Hoạt động cá nhân.
- Đặt tính rồi tính.
- HS thực hiện.
- Tính nhẩm.
- HS làm vào vở bài tập toán.
- Điền số.
- HS làm bài.
- 1 HS đọc.
- Bài toán về nhiều hơn.
Tóm tắt:
Lớp 1	: 88 HS
Lớp 2 nhiều hơn lớp 1	: 12 HS
Có	:  HS ?
Giải:
Số HS lớp 2 trường đó có:
 88 + 12 = 100 (HS)
Đáp số: 100 HS.
- Hoạt động nhóm.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV.
SINH HOẠT LỚP( TUẦN 8)
I/ MỤC TIÊU:
Đánh giá được ưu tồn trong tuần
Có kế hoạch phù hợp cho tuần tới
II/ NỘI DUNG:
Đánh gía các hoạt động của tuần:
GV cho BCS + HS toàn lớp tự đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục.
GV nhận xét chung.
Kế hoạch:
Duy trì nề nếp sẵn có
Ôn tập thi GKI
Học bài và làm bài trước khi đến lớp
Truy bài đầu giờ
Phát huy phong trào tự học của lớp
Rèn chữ viết thường xuyên
Sinh hoạt văn nghệ
****************************************************************************
TỔ KHỐI
CHUYÊN MÔN
NGUYỄN THỊ HIỀN

Tài liệu đính kèm:

  • docGA2 T 8.doc