Giáo án Lớp 3 - Môn Đạo đức

Giáo án Lớp 3 - Môn Đạo đức

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 Học xong bài này HS có khả năng:

- Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

- Biết được vì sao mõi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

- Biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

 

doc 6 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1300Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Môn Đạo đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr©n träng giíi thiÖu gi¸o ¸n minh häa vÒ gi¸o dôc kü n¨ng sèng trong m«n §¹o ®øc Líp 3.
 Bài 4:
 QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHI EM
MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 Học xong bài này HS có khả năng:
Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
Biết được vì sao mõi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
Kỷ năng lắng nghe ý kiến của người thân.
Kỷ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân.
Kỷ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức.
CÁC PHƯƠNG PHÁP KỶ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
Thảo luận nhóm.
Đóng vai.
Kể chuyện.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
CD hoặc VCD bài hát Cả nhà thương nhau, nhạc và lời Phan văn Minh, hoặc bài hát Ba ngọn nến lung linh, nhạc và lời của Phương Thảo và ngọc Lễ.
Câu chuyện Bó hoa đẹp nhất, Đạo đức 3.
Tranh minh họa nội dung cau chuyện Bó hoa đẹp nhất.
Các băng giấy viết nội dung để học bày tỏ ý kiến ( hoạt động 3, tiết 2).
Các thẻ màu để học sinh bày tỏ ý kiến ( hoạt động 4, tiết 2)
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Khám phá.
Cả lớp hát ( hoặc nghe) Bài hát Cả nhà thương nhau, nhạc và lời của Phan Văn Minh, hoặc Bài hát Ba ngọn nến lung linh, nhạc và lời của Phương Thảo và Ngọc Lễ.
 - GV trao đổi với HS:
 + Các em nghe bài hát có hay không? Bài hát nói lên diều gì, về những ai trong gia đình?
 + Gia đình em có bao nhiêu người? đó là những ai?
 + mỗi em hãy nêu một biểu hiện về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ, dành cho mình.
 - HS lần lượt nêu các biêu hiện. GV viết tóm tắt lên bảng ( ghi thành từng nhóm các biểu hiện đặc trưng).
 - GV kết luận: có rất nhiều biểu hiện về sự quan tâm, chăm sóc ủa ông bà, cha mẹ và các em đã bước đầu cảm nhận được tình cảm và sự quan tâm, chăm sóc đó trong cuộc sống gia đình. Đó là tình cảm không phải ai cũng có được.
Kết nối.
 Hoạt động 1. KỂ CHUYỆN BÓ HOA ĐẸP NHẤT
Mục tiêu: HS viết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, anh chị em.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm, phát cho mỗi học sinh ( hoặc chiếu lên màn hình) phiếu hoạt động. Nội dung phieus hoạt động:
 + Nội dung câu chuyện Bó hoa đẹp nhất.
 + Các yêu cầu:
 Em hãy đọc thầm câu chuyện.
 Trao đổi theo nhóm:
 + chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ?
 + Vì sao mẹ nói rằng “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ dược tặng”?
các nhóm hoạt động
Đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Cả lớp trao đổi bổ sung.
GV kết luận: Các em sinh ra dược gia đình, Ông bà, cha mẹ quan tâm, chăm sóc. Bổn phận của con cháu là phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình.
Thực hành
 Hoạt động 2. THẢO LUẬN NHÓM
 Mục tiêu: HS cảm nhận và chia sẻ được tình cảm sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình. Bước đầu biết và hiểu được ý nghĩa giá trị của cuộc sống có sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ trong gia đình.
 Cách tiến hành:
 Gv chia nhóm sau đó nêu yêu cầu: Các em hãy nhớ lại ,một kỷ niệm về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ đã dành cho mình và chia sẻ trong nhóm.
 2. HS trao đổi trong nhóm:
 3. GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ trước lóp sau đó trao đổi chung toàn lớp .
 GV đặt vấn đề:
 - Các em có cảm nghĩ gì về sự quan tâm chăm sóc mà ,mõi người trong gia đình đã dành cho em?
 - Các em hãy nghĩ về các bạn các bạn thiệt thòi, thiếu sự chăm sóc của gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị em và chia sẻ điều đó trước lớp.
 4. GV kết luận:
Mỗi người chúng ta đều có gia đình và được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, quan tâm, chăm sóc. Đó là hạnh phúc và là quyền mà mõi trẻ em đều được hưởng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, vẫn còn có nhiều bạn nhỏ phải chịu sụ thiệt thòi, sống thiếu sự chăm sóc của gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị em. Chúng ta cần cảm thông và chia sẻ với các bạn đó. Xã hội và mõi người phải có trách nhiệm chia sẻ, hộ trợ và giúp đỡ các bạn đó cả về vật chất và tinh thần.
 Công việc ở nhà:
 Thực hiện một trong hai hoạt động:
Hãy viết một đoạn ngắn nói lên cảm nghĩ của bản thân về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho em.
Hãy vẽ một bức tranh về một món quà mà em muốn tặng cho ông bà, cha mẹ, anh chị em nhân ngày sinh nhật.
 Tiết 2.
 Hoạt động 3. ĐÁNH GIÁ HÀNH VI
 Mục tiêu: HS bước đầu phân biệt các hành vi, việc làm đúng và chưa đúng trong công việc quan tâm, chăm sóc đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.
 Cách tiến hành:
 1. GV chia nhóm, phát phiếu hoạt động, yêu cầu các nhóm thảo luận đánh giá các hành vi, việc làm của các bạn trong mỗi tình huống dưới đây:
 a) Sau bữa ăn, Hiền luôn giúp mẹ mẹ lau bàn, quét nhà sạch sẽ.
 b) Bố mẹ đi làm, Hương ở nhà mải chơi nhảy dây với bạn để em ngã sưng cả trán.
 c) Hôm nay mẹ bị ốm, Bích không đi chơi mà ở nhà chăm sóc mẹ.
 d) Bố đi làm về, trời nóng nực, Vinh vội vàng lấy nước mát mời bố uống.
 e) Bố mẹ đi làm, Lam ở nhà mãi chơi điện tử, trời mưa to, để ướt hết quần, áo phơi ngoài sân.
 2. Các nhóm thảo luận.
 3. GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận ( mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận 1- 2 trường hợp). Sau mỗi phần trình bày của mỗi nhóm, GV hướng dẫn cả lớp trao đổi, thảo luận.
 4. Kết luận: Việc làm của các bạn Hiền, Bích, Vinh thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. Việc làm của các bạn Hương, Lam là chưa quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Hoạt động 4. BÀY TỎ Ý KIẾN
 Mục tiêu: Củng cố một bước nhận thức của HS về bổn phận đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.
 Cách tiến hành:
GV hướng dẫn HS cách bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ màu( thẻ xanh nếu tán thành. Thẻ đỏ - nếu không tán thành, thẻ trắng – nếu phân vân lưỡng lự)
GV đính từng băng giấy có ghi nội dung các ý kiến lên bảng và yêu cầu HS đọc nội dung từng ý kiến.
 Các ý kiến:
trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình.
Chỉ trẻ em mới cần được quan tâm, chăm sóc.
Trẻ em phải được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, quan tâm, chăm sóc.
Chỉ khi nào ông bà, cha mẹ bị mệt hoặc ốm đau mới cần con chấu quan tâm, chăm sóc.
HS giơ thẻ bày tỏ thái độ đối với từng ý kiến. Sau mõi lần giơ thẻ, GV hướng dẫn HS trao đổi lý do vì sao mình lại tán thành / không tán thành đối với mõi ý kiến.
Kết luận:
 Tán thành các ý kiến a), c); không tán thành các ý kiến b), c).
 GV khên các HS có ý kiến đúng, khên cả lớp đã hoạt động tốt.
Hoạt động 5. BÀY TỎ TÌNH CẢM VỚI NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
 Mục tiêu: HS biết bày tỏ tình cảm của mình đối với những người thân trong gia đình.
 Cách tiến hành:
GV yêu cầu một số HS trong lớp chia sẻ cảm nghĩ của em về sự quan tâm, chăm sóc mà ông bà, cha mẹ dành cho mình.
HS trình bày các bức tranh đã vẽ lên tường xung quanh lớp học.
HS cả lớp đi xem triển lãm tranh và nghe các bạn giới thiệu về từng món quà muốn tặng cho ông bà, cha mẹ.
 GV đánh giá chung sản phẩm của HS. Khen các cá nhân đã chuẩn bị tốt các sản phẩm theo yêu cầu.
Kết luận:
 Những cảm nghĩ, những bức tranh thể hiện tấm lòng của các em đối với ông bà, cha mẹ. các em hãy mang tranh về nhà tặng cho ông bà, cha mẹ và hãy nói với ông bà, cha mẹ về tình cảm của em dành cho họ. Ông bà, cha mẹ sẽ rất vui và hạnh phúc khi nhận được các món quà quý giá đó.
 KẾT LUẬN CHUNG
Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu nhất của các em. Đó là những người luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc và dành cho các em tất cả những gì tốt đẹp nhất. các em có trách nhiệm,bổn phận yêu thương, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em để cuộc sống gia đình thêm hòa thuận, đầm ấm và hạnh phúc.
 HS hát bài hát Ba ngọn nến lung linh, nhạc và lời của Phương Thảo và Ngọc Lễ.
 4. Vận dụng.
 Về nhà hãy nói hoặc làm những việc cụ thể để thể hiện tình cảm của em đối với ông bà, cha mẹ ( Ví dụ: Đón bố mẹ khi bố mẹ đi làm về, rót nước mời bố mẹ uống, nói với bố mẹ rằng “ con rất yêu bố mẹ”; nhổ tóc bạc, xâu kim giúp bà; đấm lưng, đọc báo cho ông nghe . . . )
 KÝnh mong thÇy c« gi¸o tham kh¶o vµ vËn dông tèt trong bµi gi¶ng cña m×nh!
 Xin ch©n thµnh c¶m ¬n!

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 4 Quan tam cham soc ong ba cha me anh chi em.doc