Giáo án lớp 3 tuần 21 - Trường Tiểu học Hải Khê

Giáo án lớp 3 tuần 21 - Trường Tiểu học Hải Khê

Tiết 1+2:Tập đọc-Kể chuyện: Ông tổ nghề thêu

I/ Mục tiêu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Luyện đọc đúng các từ: tiến sĩ, sứ thần, tượng Phật, nhàn rỗi, .

- Hiểu ND ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo.

- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.

II/ Chuẩn bị:

 Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa

 

doc 22 trang Người đăng nkhien Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 tuần 21 - Trường Tiểu học Hải Khê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
 Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011
Tiết 1+2:Tập đọc-Kể chuyện: Ông tổ nghề thêu 	 
I/ Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Luyện đọc đúng các từ: tiến sĩ, sứ thần, tượng Phật, nhàn rỗi, ...
- Hiểu ND ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo.
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
II/ Chuẩn bị: 
 Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa
III/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú ở bên Bác Hồ
- Nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài :
b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết giải nghĩa từ: 
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu
- Mời HS đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp. 
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó .
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh .
c) Hướng dẫn tìm hiểu nội dung 
- Y/ cầu cả lớp đọc thầm đoạn1và trả lời câu hỏi :
+ Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?
+ Nhờ ham học mà k/quả học tập của ông ra sao ?
- Yêu cầu một em đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm. 
+ Khi ông đi sứ sang Trung Quốc nhà vua Trung Quốc đã nghĩ ra kế gì để thử tài sứ thần Việt Nam ?
- Yêu cầu 2 em đọc nối tiếp đoạn 3 và đoạn 4 
+ Ở trên lầu cao Trần Quốc Khải làm gì để sống ?
-Ông đã làm gì để không bỏ phí thời gian ? 
+ Cuối cùng Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 5. 
+ Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn làm ông tổ nghề thêu ?
d) Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 3 
- Mời 3HS lên thi đọc đoạn văn.
- Mời 1HS đọc cả bài. 
 Kể chuyện 
a) Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
- Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
b) Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT và mẫu. 
- Yêu cầu HS tự đặt tên cho các đoạn còn lại của câu chuyện.
- Mời HS nêu kết quả trước lớp.
- Yêu cầu mỗi HS chọn 1 đoạn, suy nghĩ, chuẩn bị lời kể.
- Mời 5 em tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn câu chuyện trước lớp .
- Yêu cầu một học sinh kể lại cả câu chuyện. 
- Nhận xét tuyên dương những em kể chuyện tốt..
3) Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà tập kể lại câu chuyện 
- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp, tìm hiểu nghĩa của từ sau bài đọc (phần chú giải).
- Luyện đọc trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bà.
- Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi 
+ Trần Quốc Khải đã học trong khi đi đốn củi, kéo vó, mò tôm
+ Nhờ chăm học mà ông đã đỗ tiến sĩ
- Một em đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo .
+ Vua cho dựng lầu cao mời ông lên chơi rồi cất thang để xem ông làm như thế nào.
- 2 Học sinh đọc nối tiếp đoạn 3 và đoạn 4 .
+ Trên lầu cao đói bụng ông quan sát đọc chữ viết trên 3 bức tượng rồi bẻ tay tượng để ăn vì tượng được làm bằng chè lam. 
+ Ông chú tâm quan sát hai chiếc lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm 
+ Ông nhìn thấy dơi xòe cánh để bay ông bắt chước ôm lọng nhảy xuống đất bình an 
- Đọc thầm đoạn cuối.
+ Vì ông là người truyền dạy cho dân về nghề thêu từ đó mà nghề thêu ngày được lan 
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 3 em thi đọc đoạn 3 của bài. 
- 1 em đọc cả bài.
- Lắng nghe nhiệm vụ.
- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện.
- 1HS đọc yêu cầu của BT và mẫu
- Lớp tự làm bài.
- HS phát biểu. 
- HS tự chọn 1 đoạn rồi tập kể.
- Lần lượt 5 em kể nối tiếp theo 5 đoạn của câu chuyện .
- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
-HS chú ý
Tiết 3:Toán : Luyện tập 
I/ Mục tiêu: 
- Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến 4 chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
- Giáo dục HS chăm học.
II/ Hoạt động dạy - học: 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ :
- Gọi 2HS lên bảng làm BT: Đặt tính rồi tính: 2634 + 4848 ; 707 + 5857
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Giáo viên ghi bảng phép tính: 
 4000 + 3000 = ? 
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính nhẩm, lớp nhận xét bổ sung.
- Yêu cầu HS tự nhẩm các phép tính còn lại.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: - Gọi học sinh nêu bài tập 2. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời 2 em lên bảng làm bài. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: - Gọi học sinh nêu bài tập 3. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời 2 em lên bảng giải bài. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 4: - Gọi HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà học và xem lại các bài tâp.
- 2 em lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
*Lớp theo dõi giới thiệu bài
- Học sinh nhẩm các số tròn nghìn, lớp nhận xét bổ sung.
- Cả lớp tự làm các phép tính còn lại.
- 2HS nêu kết quả, lớp nhận xét chữa bài.
- Một em đọc đề bài 2 .
- Cả lớp làm vào vở .
- 2 em lên bảng làm bài, lớp bổ sung:
 - Từng cặp đổi vở chéo để KT.
- Đặt tính rồi tính.
- Lớp tự làm bài.
- 2HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét 
- Đổi vở KT chéo.
- 1 em đọc bài toán, lớp đọc thầm.
- Phân tích bài toán theo gợi ý của GV.
- Tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
-HS chú ý
Tiết 4:Thủ công: Đan nong mốt (tiết 1)
I/ Mục tiêu 
- Học sinh biết cách đan nong mốt. Đan được nong mốt đúng qui trình kĩ thuật .
- Yêu thích các sản phẩm đan lát .
II/ Chuẩn bị : 
- Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa. Tranh quy trình đan nong mốt . Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau. Bìa màu, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công, hồ dán .
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét.
- Cho HS quan sát vật mẫu.
- Đan nong mốt được ứng dụng làm những đồ dùng gì trong gia đình ? 
- Những đồ vật đó được làm bằng vật liệu gì ? 
* Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Treo tranh quy trình và hướng dẫn.
Bước 1 : Kẻ cắt các nan .
- Cắt nan dọc: Cắt 1 hình vuông cạnh 9 ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ đến hết ô thứ 8.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan để làm nẹp: rộng 1 ô, dài 9 ô.
 Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy bìa.
- Hướng dẫn đan lần lượt từ nan ngang thứ nhất , nan ngang thứ hai, cho đến hết: Cách đan nong mốt là nhấc 1 nan, đè 1 nan, 2 nan liền nhau đan so le.
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm nan.
- Hướng dẫn bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại rồi dán vào tấm đan để không bị tuột.
+ Gọi HS nhắc lại cách đan.
- Cho HS cắt các nan đan và tập đan nong mốt. 
- Theo dõi giúp đỡ các em.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học bài , xem trước bài mới.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
-Lớp theo dõi giới thiệu bài .
-Hai em nhắc lại tựa bài học .
- Cả lớp quan sát vật mẫu.
- Nêu các vật ứng dụng như : đan rổ , rá , làn , giỏ ...
- Hầu hết các vật liệu này là mây, tre, nứa lá dừa 
- Lớp theo dõi GV hướng dẫn.
- 2 em nhắc lại cách cắt các nan.
- 2 em nhắc lại cách đan.
- Cả lớp thực hành cắt các nan và tập đan.
- Chú ý
Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011
Tiết 1:Toán: Phép trừ các số trong phạm vi 10 000 
I/ Mục tiêu:
 - Biết trừ các số trong phạm vi 10 000. Biết giải toán có lời văn.
 - Giáo dục HS chăm học.
II/ Hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinhø
1.Bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT: Nhẩm:
 6000 + 2000 = 6000 + 200 =
 400 + 6000 = 4000 + 6000 = 
- Nhận xét ghi điểm
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác :
* Hướng dẫn thực hiện phép trừ :
- Giáo viên ghi bảng 8652 – 3917 
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- Mời 1HS lên bảng thực hiện.
- Gọi HS nêu cách tính, GV ghi bảng như SGK.
- Rút ra quy tắc về phép trừ hai số có 4 chữ số.
c) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở .
- Mời một em lên bảng sửa bài .
- Yêu cầu đổi chéo vở và chữa bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2b: - Gọi học sinh nêu bài tập 2. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời 2HS lên bảng làm bài. 
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và chữa bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc bài 3.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Mời một học sinh lên bảng giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
- 2 em lên bảng làm BT.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu 
- Học sinh trao đổi và dựa vào cách thực hiện phép cộng hai số trong phạm vi 10 000 đã học để đặt tính và tính ra kết quả 
- 2 em nêu lại cách thực hiện phép trừ .
-HS nhắc lại quy tắc
- Một em nêu đề bài tập: Tính.
- Lớp thực hiện làm vào vở .
- Một em lên bảng thực hiện, lớp nhận xét chữa bài.
- Đặt tính rồi tính.
 - Lớp thực hiện vào vở.
- 2 em lên bảng đặt tính và tính, lớp bổ sung.
- Một em đọc đề bài 3.
- Cùng GV phân tích bài toán.
- Cả lớp làm vào vở bài tập .
- Một học sinh lên giải bài, lớp bổ sung.
-HS chú ý
 Tiết 2:Chính tả: (Nghe viết) Ông tổ nghề thêu 	
II/ Mục tiêu: 
- Nghe viết đúng bài CT; trình bày đúng một bài văn xuôi. 
- Làm đúng bài tập 2b điền các dấu thanh dễ lẫn: thanh hỏi / ngã .
II/ Chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết 2 lần nội dung của bài tập 2b (12 từ).
III/ Hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinhø
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ: xao xuyến, sáng suốt, xăng dầu, sắc nhọn.
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Giáo viên đọc đoạn chính tả.
- Yêu cầu hai em đọc lại bài, cả lớp đọc thầm 
+ Những chữ nào trong bài viết hoa ? 
- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó.
-Đọc cho học sinh viết vào vở
- Đọc lại để học sinh dò bài.
- Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2b : - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.
- Gọi 2 em lên bảng thi làm bài, đọc kết quả.
-Yêu cầu học sinh đưa bảng kết quả .
- Nhận xét, chữa bài.
- Gọi 1 số em đọc l ... o bảng con .
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài. 
- Cả lớp theo dõi.
- 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cả lớp theo dõi bạn đọc .
+ Bài thơ nói lên “Sự khéo léo tài tình của bàn tay cô giáo đã làm nên mọi vật“
+ Mỗi dòng có 4 chữ.
+ Viết hoa.
+ Bắt đầu viết từ ô thứ 3 từ lề sang. 
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con các từ (con thuyền , biển xanh , sóng )
- Lớp gấp SGK, nhớ - viết bài thơ vào vở.
- Hai em đọc lại yêu cầu bài tập 2b.
- Cả lớp thực hiện vào VBT.
- 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức, lớp nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc. 
- Sửa bài vào VBT (nếu sai).
- 2 em đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đủ các dấu thanh hỏi và thanh ngã .
- 2 em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
Tiết 4:TNXH: Thân cây ( t t )
I/ Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
 Nêu được chức năng của thân cây. Kể ra ích lợi của một số thân cây.
II/ Chuẩn bị : - Tranh ảnh trong sách trang 80, 81; Phiếu bài tập .
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên 1 số cây có thân đứng, thân bò, thân leo.
- Kế tên 1 số cay có thân gỗ, thân thảo.
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 sách giáo khoa.
+ Theo em việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có nhựa ?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây các bạn trong hình 3 đã làm thí nghiệm gì ?
+ Ngoài ra thân cây còn có những chức năng gì khác ?
- Giáo viên KL: 
* Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm
 - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 4, 5, 6, 7, 8 trong sách giáo khoa trang 80, 81. 
+ Hãy nêu ích lợi của thân cây đối với con người và động vật ?
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ làm nhà , đóng tàu , bàn ghế ?
+ Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su , làm sơn ? 
- Mời một số em đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả trước lớp.
- KL: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật.
- Yêu cầu HS nhắc lại KL.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới .
- 2HS trả lời về nội dung bài học.
- Lớp theo dõi.
- Lớp quan sát và TLCH:
- Khi ta dùng dao hoặc vật cứng làm thân cây cao su bị trầy xước ta thấy một chất lỏng màu trắng chảy từ trong thân cây ra điều đó cho thấy trong thân cây có nhựa.
-HS trả lời
- Thân cây còn nâng đỡ cành, mang lá, hoa, quả 
-HS chú ý
- Các nhóm trao đổi thảo luận sau đó cử một số em đại diện lên đứng trước lớp đố nhau 
- Đại diện các nhóm trình bày
-HS chú ý
- Chú ý
Thứ sáu ngày 28 tháng 1 năm 2011
Tiết 1:Toán: Tháng - năm 
I/ Mục tiêu: 
- Biết các đơn vị đo thời gian : tháng , năm. Biết được một năm có 12 tháng . Biết tên gọi các tháng trong một năm. Biết số ngày trong từng tháng; biết xem lịch.
II/ Chuẩn bị : 
- Một tờ lịch năm 2010.
III Hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Bài cũ :
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm BT.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác:
* Giới thiệu số tháng trong một năm và số ngày trong tháng .
-GV giới thiệu tờ lịch trong SGK
- Yêu cầu HS quan sát tờ lịch năm 2005 trong sách giáo khoa và TLCH: 
+ Một năm có bao nhiêu tháng ?
+ Đó là những tháng nào ? 
- Giáo viên ghi tên các tháng lên bảng .
- Mời hai học sinh đọc lại.
* Giới thiệu số ngày trong một tháng .
- Cho học sinh quan sát phần lịch tháng 1 năm 2005 ở SGK. 
+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày ?
+ Tháng 2 có mấy ngày ? 
- Giới thiệu thêm: Những năm nhuận, tháng hai có 29 ngày. 
- Lần lượt hỏi học sinh trả lời đến tháng 12 và ghi lên bảng.
- Cho HS đếm số ngày trong từng tháng, ghi nhớ. 
c/ Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi HS trả lời miệng, lớp bổ sung.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2005 và TLCH. 
- Gọi HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học và ghi nhớ cách xem lịch.
- Hai em lên bảng làm BT
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Nghe GV giới thiệu.
- Quan sát lịch 2005 trong SGK và trả lời:
+ Một năm có 12 tháng đó là : Tháng 1 , tháng 2 , tháng 3, tháng 4 (tư), tháng 5, tháng 6 , tháng 7 , tháng 8 , tháng 9 , tháng 10 , tháng 11, tháng 12.
- Nhắc lại số tháng trong một năm. 
- Tiếp tục quan sát các tháng trong tờ lịch để đếm số ngày trong từng tháng.
+ Tháng một có 31 ngày.
+ Tháng hai có 28 ngày.
- Cứ như thế học sinh trả lời hết số ngày ở các tháng trong một năm.
- HS đếm số ngày trong từng tháng và ghi nhớ 
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp tự làm bài.
- 3HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
- Một em đọc đề bài 2 .
- Cả lớp quan sát lịch và làm bài.
- 2 em trình bày kết quả, lớp nhận xét bổ sung:
-HS chú ý
Tiết 2:Tiếng Việt: Ôn luyện
I/ Mục tiêu:
- Củng cố, mở rộng, nâng cao vốn tờ về chủ đề Tổ quốc ; về biện pháp nhân hóa.
 - Giáo dục HS chăm học.
II/ Hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Tìm những từ cùng nghĩa với từ Tổ quốc trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
a) Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ.
 Tố Hữu
b) Việt Nam đất nước ta ơi !
 Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
 Nguyễn Đình Thi
c) "- Con không được dự bàn việc nước, nhưng con không muốn khoanh tay ngồi nhìn quân giặc sang cướp nước".
 "- Con thề với mẹ sẽ chém đầu giặc dữ, rửa thù nước non".
 Theo Nguyễn Huy Tưởng
Bài 2: Trong từ Tổ quốc, quốc có nghĩa lài nước. Tìm thêm các từ khác có tiếng quốc với nghĩa như trên.
M; quốc kì.
Bài 3: Đặt dấu phẩy thích hợp vào mỗi câu dưới đây:
 Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh ... Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay là trời xanh trong và cao vút.
Con chuồn chuồn nước - Nguyễn Thế Hội
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2. Dặn dò: về nhà xem lại các BT đã làm và ghi nhớ.
- Cả lớp tự làm bài.
- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
- Các từ cùng nghĩa với từ Tổ quốc : 
a) giang sơn 
b) đất nước 
c) nước, nước non
- quốc ca, quốc dân, quốc hội, quốc huy, quốc khánh, quốc lộ,quốc phòng, quốc sách, quốc tế, quốc vương, ...
-Đặt dấu phẩy sau các từ: gió ; bay.
-HS chú ý
Tiết 3:Âm nhạc: Học hát: Cùng múa hát dưới trăng
I/ Mục tiêu: SGV trang 49.
II/ Chuẩn bị: Nhạc cụ, băng nhạc. Chép sẵn lời bài hát ở bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: 
- KT bài: Em yêu trường em.
- Nhận xét đánh giá.
1. Bài mới:
* HĐ 1: Dạy hát : Cùng múa hát dưới trăng.
- Giới thiệu bài.
- Hát mẫu.
- Yêu cầu HS đọc lời ca.
- Dạy HS hát từng câu theo lối móc xích.
- Cho HS luyện tập hát theo tổ, cá nhân. GV theo dõi uốn nắn cho các em.
* HĐ 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
- Hướng dẫn HS đứng hát, đung đưa 
theo nhịp 
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa vỗ tay theo phách
 Mặt trăng tròn nhô lên
 x x x x xx
 Tỏa sáng xanh khu rừng ...
 x x x x xx
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi: 2HS ngồi đối diện nhau, phách 1 từng em vỗ tay, phách 2 và 3 các en lần lượt vỗ vào lòng bàn tay của nhau. Cứ tiếp tục như thế vừa đếm 1 - 2 - 3 vừa vỗ tay. Sau đó kết hợp vừa hát vừa chơi.
2. Dặn dò:
-Về nhà tập hát kết hợp vỗ tay theo phách.
- 2 em hát bài: Em yêu trường em và TLCH:
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe GV hát mẫu.
- Cả lớp đọc đồng thanh lời ca.
- Hát từng câu rồi hát cả bài theo GV.
- Hát theo tổ, các nhân.
- Cả lớp đứng hát, đung đưa theo nhịp.
- Hát kết hợp vỗ tay theo phách.
- HS thực hiện chơi trò chơi.
- Cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
-Chú ý
Tiết 4:Toán: Ôn luyện toán
I/ Mục tiêu:
 - Củng cố kiến thức về các số có 4 chữ số.
- Giáo dục HS chăm học.
II/ Hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Viết các số sau thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
 9217 = ....................................................
 9400 = ....................................................
 1909 = ....................................................
 2005 = ....................................................
 2010 = ....................................................
 Bài 2: Viết các tổng thành số có 4 chữ số:
 7000 + 600 + 40 + 5 =
 9000 + 800 + 90 + 6 =
 3000 + 600 + 8 =
 Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 a) 5000 ; 6000 ; 7000 ; ..... ; ..... ; .......
 b) 9995 ; 9996 ; 9997 ; ..... ; ..... ; .......
 c) 9500 ; 9600 ; 9700 ; ..... ; ..... ; .......
 Bài 4: Viết :
a) Các số tròn nghìn bé hơn 5555.
b) Số tròn nghìn liền trước 9000.
c) Số tròn nghìn liền sau 9000.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2. Dặn dò: 
Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- Lần lượt từng HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
 9217 = 9000 + 200 + 10 + 7 
 9400 = 9000 + 400
 1909 = 1000 + 900 + 9
 2005 = 2000 + 5
 2010 = 2000 + 10
 7000 + 600 + 40 + 5 = 7645
 9000 + 800 + 90 + 6 = 9896
 3000 + 600 + 8 = 3608
 a) 8000 ; 9000 ; 10 000
 b) 9998 ; 9999 ; 10 000
 c) 9800 ; 9900 ; 10 000
 a) 1000 ; 2000 ; 3000 ;4000 ; 5000
 b) 8000
 c) 10 000
-Chú ý
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP
I.Mục đích ,yêu cầu: HS biết
 - Kết quả hoạt động tuần 21 .
 - Nắm phương hướng tuần 22.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Giới thiệu :
2/ Đánh giá hoạt động tuần 21.
-Giáo viên chủ trì tiết sinh hoạt .
-Giáo viên nhận xét đánh giá các hoạt động tuần qua của lớp ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ. 
 - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Đa số các bạn học bài và làm bài trước khi đến lớp.
-Tuyên dương một số em hăng say phát biểu xây dựng bài:Bình, Thịnh , Tín, Diệu
-Phê bình một số em chưa thuộc bài:Ánh, Hòa, Sang, Sáu ...
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải .
-GV nhận xét kết quả kiểm tra cuối học kì 1,tuyên dương những em đạt kết quả cao,nhắc nhở những m làm bài chưa tốt
3.Phương hướng tuần 22:
 - Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
 - Đi học đầy đủ, đúng giờ. 
 - Học bài và làm bài trước khi đến lớp
 - Giữ gìn sách vở, áo quần, tóc tai gọn gàng, sạch sẽ.
 - Đảm bảo an toàn giao thông khi đến trường. 
-HS chú ý.
-HS lắng nghe
-HS chú ý

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21 LOP 3.doc