Giáo án Lớp 3 - Tuần 23

Giáo án Lớp 3 - Tuần 23

A. TẬP ĐỌC

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, nổi tiếng, tổ chức, lỉnh kỉnh, rạp xiếc,

- Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4.

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ được chú giải trong bài.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác

doc 30 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1155Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : Thứ . ngày  .tháng . năm.
GIÁO ÁN
MÔN : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
BÀI : NHÀ ẢO THUẬT
I.MỤC TIÊU :
A. TẬP ĐỌC
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, nổi tiếng, tổ chức, lỉnh kỉnh, rạp xiếc,
- Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải trong bài. 
- Hiểu nội dung câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em.
B. KỂ CHUYỆN
1.Rèn kĩ năng nói: 
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện Nhà ảo thuật theo lời của Xô-phi.
2.Rèn kĩ năng nghe:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TẬP ĐỌC
A – ỔN ĐỊNH :
B – BÀI CŨ : 
- 2HS đọc bài Chiếc máy bơmvà trả lời câu hỏi về nội dung bài.
C – BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài :
 Trong các tuần 23, 24, các em sẽ được học các bài gắn với chủ điểm Nghệ thuật. Qua đó các em sẽ có hiểu biết về những người làm công tác nghệ thuật; những hoạt động nghệ thuật; các bộ môn nghệ thuật, . Truyện đọc đầu tuần sẽ cho các em làm quen với một nhà ảo thuật tài ba.
2. Luyện đọc :
a. GV đọc toàn bài:
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
 * Đọc từng câu: 
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
* Đọc từng đoạn : 
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ mới xuất hiện trong từng đoạn. 
 * Đọc từng đoạn trong nhóm.
 * Đọc ĐT
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a.GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
- Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật?
- Cả lớp vàGV nhận xét.
b. GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
- Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
- Vì sao hai chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp?
- Cả lớp và GV nhận xét.
c.GV yêu cầu HS đọc thành tiếng đoạn 3, 4 và trả lời câu hỏi:
- Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô-phi và Mác?
- Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà.
- Theo em, chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa?
- Cả lớp vàGV nhận xét.
- GV chốt: Nhà ảo thuật Trung quốc nổi tiếng đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn đối với hai bạn. Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp.
4. Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn.
- GV tổ chức cho HS thi đọc 3 đoạn truyện.
- Cả lớp và GV nhận xét.
KỂ CHUYỆN
1.GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoa 4 đoạn câu chuyện Nhà ảo thuật, kể lại câu chuyện theo lời Xô-phi hoặc Mác.
2.Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh.
- GV nhắc HS: khi nhập vai các em phải tưởng tượng mình chính là bạn đó; lời kể nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật đó; dùng từ xưng hô: tôi hoặc em.
- GV mời HS kể mẫu đoạn 1.
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau kể lại các đoạn còn lại.
- GV mời1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*** Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Các em học được ở Xô-phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào? Truyện khen ngợi hai chị em Xô-phi, truyện còn ca ngợi ai nữa?
- GV nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe . 
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS kể.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS trả lời.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : CHÍNH TẢ
BÀI : NGHE NHẠC
I.MỤC TIÊU :
Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết đúng bài thơ Nghe nhạc. 
- Làm đúng các bài tập phân biệt l/l, ut/uc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp viết nội dung BT2.
- Phiếu khổ to viết nội dung BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A - ỔN ĐỊNH :
B –BÀI CŨ :
- 3HS viết bảng, cả lớp viết nháp các từ ngữ: tập dợt, dược sĩ, ướt ao, mong ước.
C - BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn nghe - viết:
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả.
- GV mời HS đọc bài chính tả.
- GV giúp HS nắm nội dung bài chính tả: Bài thơ kể chuyện gì? 
- GV yêu cầu HS viết nháp những từ ngữ dễ viết sai.
b.HS viết bài vào vở:
- GV đọc thong thả từng câu cho HS viết.
- GV theo dõi, uốn nắn.
c.Chấm, chữa bài:
- GV tổ chức cho HS tự chữa lỗi.
- GV chấm bài.( 5- 7 bài)
- GV nhận xét.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
*Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của BT2a.
- GV mời HS lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc lại kết quả.
- GV yêu cầu HS sửa bài vào VBT.
*Bài tập 3:
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT3b.
- GV mời HS lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc lại kết quả.
- GV yêu cầu HS sửa bài vào VBT.
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-HS trả lời.
-HS viết nháp.
-HS viết.
- HS chữa lỗi.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TẬP ĐỌC
BÀI : EM VẼ BÁC HỒ
I.MỤC TIÊU :
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ : giấy trắng, vầng trán, vờn nhè nhẹ, khăn quàng, 
- Biết đọc bài thơ với giọng trìu mến, thể hiện cảm xúc kính yêu, biết ơn Bác Hồ.
2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Bài thơ kể về một em bé vẽ tranh Bác Hồ, qua đó thể hiện tình cảm kính yêu, biết ơn của thiếu nhi Việt Nam với Bác; tình cảm yêu quí của Bác với thiếu nhi, với đất nước với hoà bình.
3.Học thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B-BÀI CŨ:
- 2 HS kể lại kể lại câu chuyện Nhà ảo thuật bằng lời Xô-phi hoặc Mác. 
C-BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
 Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta. Đã có nhiều nghệ sĩ sáng tác tranh, tượng, thơ, nhạc, kịch, phim về Bác,  Hôm nay, qua một bài thơ, chúng ta sẽ thấy một bạn nhỏ cũng muốn trở thành hoạ sĩ vẽ Bác Hồ, gửi tình cảm kính yêu, biết ơn của bạn với Bác qua nét vẽ.
2.Luyện đọc:
a.GV đọc bài thơ.
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩatừ: 
 *Đọc từng câu:
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp nhau. 
- GV giúp HS nắm được các từ chú giải cuối bài, ngắt nhịp đúng ở các câu thơ, các khổ thơ.
 *Đọc từng câu thơ trong nhóm.
 *Đọc ĐT.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu HS đọc thầm cả bài thơ và trả lời câu hỏi:
 + Hình ảnh bác Hồ bế hai cháu Bắc, nam trên tay có ý nghĩa gì?
 + Hình ảnh thiếu nhi theo Bác Hồ có ý nghĩa gì?
 + Em biết những tranh, ảnh, tượng hay bài hát nào về Bác Hồ?
- Cả lớp và GV nhận xét.
4.Học thuộc lòng bài thơ:
-- GV hướng dẫn HS HTL bài thơ.
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Bài thơ giúp em hiểu điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- HS hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên Việt Nam.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS trả lời.
TUẦN : Thứ . ngày  .tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: NHÂN HOÁ. ÔN TẬÏP CÁCH ĐẶT 
VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO?
I.MỤC TIÊU :
- Củng cố hiểu biết về các cánh nhân hoá.
- Oân luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?.
- Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một mặt đồng hồ.
- Bảng lớp viết BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A - ỔN ĐỊNH:
B –BÀI CŨ:
- HS làm miệng BT1 và BT3. Nhân hoá là gì?
C - BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
a.Bài tập 1: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV yêu cầu HS đọc bài Đồng hồ báo thức.
- GV đặt trước lớp đồng hồ báo thức, chi cho HS thấy cách miêu tả đồng hồ báo thức trong bài thơ rất đúng: kim giờ chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim giây phóng rất nhanh.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS đọc bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
- GV chốt lại.
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.
b.Bài tập 2: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
- GV mời từng cặp HS thực hành hỏi – đáp trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
c.Bài tập 3: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV mời HS nối tiếp nhau đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu. 
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS xem lại các BT và chuẩn bị bài cho tiết học tới.
-HS hát.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày  .tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TẬP VIẾT
BÀI : ÔN CHỮ HOA – Q
I.MỤC TIÊU :
 ... HỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ(TT)
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Biết thực hiện phép chia: trường hợp chia có dư, thương có 4 chữ số hoặc 3 chữ số.
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- SGK và VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH : 
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Hướng dẫn thực hiện phép chia 9365 : 3
- GV nêu vấn đề và HS đặt tính và tính.
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình thực hiện.
2.Hướng dẫn thực hiện phép chia 2249 : 4
- GV nêu vấn đề và HS đặt tính và tính.
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình thực hiện.
3.Thực hành:
 Bài 1: 
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 2: 
- GV hướng dẫn HS chọn phép tính giải bài toán
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài giải.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 3: 
- GV hướng dẫn HS cách xếp hình. 
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TOÁN
BÀI : CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ(TT)
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Biết thực hiện phép chia trường hợp có chữ số 0 ở thương.
- Rèn kĩ năng giải bài toán có hai phép tính.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- SGK và VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Hướng dẫn thực hiện phép chia 4218 : 4
- GV nêu vấn đề và HS đặt tính và tính.
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình thực hiện.
2.Hướng dẫn thực hiện phép chia 2407 : 4
- GV nêu vấn đề và HS đặt tính và tính.
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình thực hiện.
3.Thực hành:
 Bài 1:
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 2:
- GV hướng dẫn HS giải theo hai bước.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 3:
- GV yêu cầu HS tìm ra phép tính đúng, sai.
- GV phân tích cái sai. 
4.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : ÂM NHẠC
BÀI : GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH NỐT NHẠC
I.MỤC TIÊU :
- Nhận biết một số hình nốt nhạc. 
- Tập viết các hình nốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Một số hình nốt.
- Truyện Du Bá Nha – Chu Tử Kì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Hoạt động 1: Giới thiệu hình một số nốt nhạc
- GV giới thiệu các nốt: trắng, đen, móc đơn, móc kép, lặng đen, lặng đơn.
2. Hoạt động 2: Tập viết các hình nốt nhạc trên.
- GV hướng dẫn HS viết các hình nốt nhạc.
3. Hoạt động 3: GV cho HS nghe câu chuyện Du Bá Nha – Chung Tử Kì.
4.Củng cốâ, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-HS theo dõi.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : THỦ CÔNG
BÀI : ĐAN NONG ĐÔI
I.MỤC TIÊU :
- HS biết cách đan nong đôi.
- Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích các sản phẩm đan nan.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu tấm đan nong đôi.
- Mẫu tấm đan nong mốt.
- Quy trình đan nong đôi.
- Các nan đan mẫu.
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TIẾT 2
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
***Hoạt động 3: HS thực hành đan nong đôi.
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình đan nong đôi.
- GV nhận xét, hệ thống lại các bước đan nong đôi.
*Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan
*Bước 2: Đan nong đôi
*Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan
- GV tổ chức cho HS thực hành.
- GV tổ chức cho HS trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. 
- GV đánh giá sản phẩm của HS.
D- NHẬN XÉT – DẶN DÒ:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS.
- HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
-HS nhắc lại.
-HS thực hành.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI : KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY
I.MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết:
- Nêu chức năng của lá cây.
- Kể ra những ích lợi của cây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các hình trong SGK trang 88, 89.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A – ỔN ĐỊNH :
B – BÀI CŨ :
C – BÀI MỚI :
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học Tự nhiên xã hội hôm nay, các em sẽ học bài Khả năng kì diệu của lá cây.
- GV viết tên bài lên bảng.
1.Hoạt động 1: TRÒ CHƠI AI NHANH ? AI ĐÚNG?
a.Mục tiêu: Biết nêu chức năng của lá cây.
b.Cách tiến hành:
*Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 1 trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV tổ chức cho HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây.
- GV kết luận: Lá cây có ba chức năng: quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.
2.Hoạt động 2: THẢO LUẬN NHÓM
a.Mục tiêu: Kể được những ích lợi của lá cây.
b.Cách tiến hành:
* Bước 1: 
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát hình trang 89 để nói về ích lợi của lá cây. Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương.
* Bước 2: 
- GV tổ chức cho HS thi đua viết tên các lá cây được dùng vào các việc: để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI : HOA
I.MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết:
- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
- Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa.
- Phân loại các bông hoa sưu tầm được.
- Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các hình trong SGK trang 90, 91.
- Sưu tầm các loại hoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A – ỔN ĐỊNH :
B – BÀI CŨ :
C – BÀI MỚI :
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học Tự nhiên xã hội hôm nay, các em sẽ học bài Hoa.
- GV viết tên bài lên bảng.
1.Hoạt động 1: QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
a.Mục tiêu:
- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
- Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa.
b.Cách tiến hành:
*Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận: Các loài hoa thường khác nhau về hình dáng, màu sắc và mùi hương. Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa.
2.Hoạt động 2: LÀM VIỆC VỚI VẬT THẬT
a.Mục tiêu: Biết phân loại các bông hoa sưu tầm được.
b.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm sưu tầm được.
3.Hoạt động 3: THẢO LUẬN CẢ LỚP
a.Mục tiêu: Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
b.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận:
 + Hoa có chức năng gì?
 + Hoa thường được dùng để làm gì? Nêu ví dụ.
 + Quan sát hình trang 91, những hoa nào được dùng để trang trí, dùng để ăn?
- GV kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa thường được dùng để trang trí.
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày ..tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : ĐẠO ĐỨC
BÀI : TÔN TRỌNG ĐÁM TANG
I.MỤC TIÊU :
HS hiểu:
- Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- VBT.
- Phiếu học tập cho hoạt động 2, tiết 1 và hoạt động 2, tiết 2.
- Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh và màu trắng.
- Dụng cụ chơi trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TIẾT 1
1.Hoạt động 1: Kể chuyện Đám tang
a.Mục tiêu: HS biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang.
b.Cách tiến hành: 
- GV kể chuyện.
- GV cùng HS đàm thoại.
- GV kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
2.Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
a.Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang.
b.Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập và nêu yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV mời HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV kết luận: Các việc b, d là những việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang; các việc a, c, đ, e là những việc không nên làm.
 3.Hoạt động 3: Tự liên hệ
a.Mục tiêu: HS biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang.
b.Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu tự liên hệ.
- GV yêu cầu HS tự liên hệ.
- GV mời HS trao đổi với các bạn trong lớp.
- GV nhận xét.
*** Hướng dẫn thực hành:
- Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc bạn bè cùng thực hiện.
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L3-T23.doc