Giáo án Lớp 3 tuần 5 đến 8

Giáo án Lớp 3 tuần 5 đến 8

Tiết 9: Người lính dũng cảm.

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý các từ dễ phát âm sai và viết sai do phương ngữ: loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, leo lên .

- Biết được phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài ( nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết ).

- Hiểu cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói với em: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lối và sửa lỗi là người dũng cảm.

3. Có ý thức tròng và chăm sóc vườn hoa tạo cảnh đẹp môi trường. Bảo vệ môi trường không làm tổn hại đến môi trường xung quanh.

 

doc 112 trang Người đăng nkhien Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 tuần 5 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5:
Thứ hai, ngày tháng năm 2009
Tiết 1:Toàn trường chào cờ
Lớp trực tuần nhận xét chung
Tiết 2,3:Tập đọc – kể chuyện:
Tiết 9: Người lính dũng cảm.
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ dễ phát âm sai và viết sai do phương ngữ: loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, leo lên..
- Biết được phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài ( nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết ).
- Hiểu cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói với em: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lối và sửa lỗi là người dũng cảm.
3. Có ý thức tròng và chăm sóc vườn hoa tạo cảnh đẹp môi trường. Bảo vệ môi trường không làm tổn hại đến môi trường xung quanh.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và các trang minh hoạ trong SGK, kể lại được câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
Tập đọc
A. KTBC:
- Hai HS nối tiếp nhau đọc bài Ông ngoại. Sau đó trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B. Bài mới:
1. GT bài:
- Ghi đầu bài.
2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu toàn bài:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- GV hướng dẫn cách đọc.
- HS chú ý nghe.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu:
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS chia đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- HS giải nghĩa từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.
- 1 HS đọc lại toàn truyện
- lớp nhận xét bình chọn.
- GV nhận xét – ghi điểm.
3. Tìm hiểu bài:
- Các bạn nhớ trong truyện chơi trò chơi gì ? ở đâu?
- Các bạn chơi trò chơi đánh trận giả trong vườn trường.
- Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng duới chân rào?
- Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường.
- Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì?
- Hàng rào đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ
- Thầy giáo mong chờ gì ở HS trong lớp?
- Thầy mong HS dũng cảm nhận khuyết điểm.
- Vì sao chú lính nhỏ " run lên" khi nghe thầy giáo hỏi?
- Vì chú sợ hãi.
- Phản ứng của chú lính ntn khi nghe lệnh " về thôi" của viên tướng?
- HS nêu.
- Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ?
- Mọi người sững sờ nhìn chú..
- Ai là người lính dũng cảm trong truyện này? vì sao?
- HS nêu.
- Các em có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi như bạn nhỏ?
- HS nêu.
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 4 và HD học sinh cách đọc.
- 1 HS đọc lại đoạn văn vừa HD.
- 4 –5 HS thi đọc lại đoạn văn.
- HS phân vai đọc lại truyện. 
- Lớp nhận xét – bình chọn.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ, 4 đoạn của câu chuyện trong SGK, tập kể lại câu chuyện: Người lính dũng cảm.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh:
- GV treo tranh minh hoạ ( đã phóng to)
- HS lần lượt quan sát 4 tranh minh hoạ trong SGK.
- HS quan sát.
- 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
- Trong trường hợp HS lúng túng vì không nhớ truyện, GV có thể gợi ý cho HS.
- Lớp nhận xét sau mỗi lần kể.
- GV nhận xét – ghi điểm.
- 1 – 2 HS xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét – ghi điểm.
- Lớp nhận xét.
C. Củng cố – dặn dò:
- Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?
-Người dũng cảm là người dám nhận lỗi và sửa lỗi lầm..
- GV: khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi. Người dám nhận lỗi, sửa chữa khuyết điểm của mình mới là người dũng cảm.
- Để tạo môi trường xanh sạch đẹp, chúng ta cần có ý thức trồng và chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4:Toán:
Tiết 21: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
( có nhớ )
A. Mục tiêu:
- Giúp HS:
+ Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ ).
+ Củng cố về giải bài toán và tìm số bị chia chưa biết.
B. Các hoạt động dạy – học:
I. Ôn luyện:
- Đọc bảng nhân 6 ( 2 HS ).
II. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
*, Yêu cầu HS nắm được cách nhân.
- GV nêu và viết phép nhân lên bảng
a. 23 x 6 = ?
- HS quan sát.
- HS lên bảng đặt tính theo cột dọc:
 23
 x 3
- GV hướng dẫn cho HS tính: Nhân từ phải sang trái : 3 nhân 6 bằng 18 viết 8 (thẳng cột với 6 và 3) nhớ 1; 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7 viết 7 (bên trái 8)
- HS chú ý nghe và quan sát.
- Vậy ( nêu và viết ): 26 x 3 = 78
- Vài HS nêu lại cách nhân như trên.
b. 54 x 6 = ?
- GV hướng dẫn tương tự như trên. 
- HS thực hiện.
-HS nhắc lại cách tính.
 2. Hoạt động 2: thực hành. 
a. Bài tập 1: Củng cố cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
- HS nêu yêu cầu BT. 
- HS thực hiện bảng con.
 47
 25 
 28
 82
 99
 x 2
x 3
 x 6
 x 5 
 x 3
 94
75
168
410
297
- GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng.
b. Bài tập 2: giải được bài toán có lời văn có liên quan đến phép nhân vừa học.
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS phân tích và giải.
- HS phân tích bài toán + giải vào vở.
- Lớp đọc bài và nhận xét.
 Giải:
 2 cuộn vải như thế có số mét là:
 35 x 2 = 70 ( m ).
 ĐS: 70 mét vải 
- GV nhận xét – ghi điểm:
c. Bài tập 3: Củng cố cách tìm số bị chia chưa biết.
- Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm như thế nào?
- HS nêu.
- HS thực hiện bảng con:
 x : 6 = 12 x : 4 = 23
 x = 12 x 6 x = 23 x 4
 x = 72 x = 92
- GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng.
III. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học:
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Đạo Đức:
Tiết 5. Tự làm lấy việc của mình.
I. Mục tiêu:
1. Học sinh hiểu.
- Thế nào là tự làm lấy việc của mình. 
- ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. 
- Trình bày theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình. 
2. Học sinh biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà.
3. Học sinh có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Tranh minh hoạ tình huống.
- Phiếu thảo luận nhóm.
III.Các hoạt động dạy – học:
A. KTBC:
- Thế nào là giữ lời hứa ?
- Vì sao phải giữ lời hứa ?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài:
2. Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
* Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình.
* Tiến hành:
- GV nêu tình huống: Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép.
- HS chú ý.
- Nếu là Đại khi đó em sẽ làm gì? Vì sao?
- HS tìm cách giải quyết.
- 1 số HS nêu cách giải quyết của mình.
- HS thảo luận, phân tích và lựa chọn cách ứng xử đúng: Đại cần tự làm bài tập mà không nên chép bài của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại.
* GV lết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
* Mục tiêu: HS hiểu được như thế nào là tự làm lấy việc của mình và tại sao cần phải tự làm lấy việc của mình.
* Tiến hành:
- GV phát phiếu học tập( ND: trong SGV).
- HS nhận phiếu và thảo luận theo nội dung ghi trong phiếu
- Các nhóm độc lập thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp nghe- nhận xét.
* GV kết luận – nhận xét:
- Tự làm lấy công việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
4. Hoạt động 3: xử lí tình huống.
*Mục tiêu: HS có kỹ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình.
* Tiến hành: 
- GV nêu tình huống cho HS xử lí.
- Vài HS nêu lại tình huống.
- Việt đang quét lớp thì Dũng đến. 
- Dũng bảo Việt: Bạn để tớ quét lớp thay bạn còn bạn làm bài hộ tớ.
Nếu là Việt em có đồng ý ko ? 
Vì sao?
- HS suy nghĩ cách giải quyết.
- 1 vài HS nêu cách giải quyết của mình.
- HS nhận xét, nêu cách giải quyết khác ( nếu có).
* GV kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình.	
5. HD thực hành: 	
- Tự làm lấy công việc của mình ở nhà.
- Sưu tầm mẩu chuyện, tấm gương về việc tự làm lấy công việc của mình.
IV. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba, ngày tháng năm 2009
 Tiết 1:Toán
Tiết 22: Luyện tập.
I. Mục tiêu: 
- giúp HS:
+ Củng cố cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số ( Có nhớ).
+ Ôn tập về thời gian ( Xem đồng hồ và số giờ trong mỗi ngày).
II. Các hoạt động dạy học.
I. Ôn luyện.
- Nêu cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số ( có nhớ) ( một HS).
- Một HS làm bài tập hai.
II. Bài mới: 
1. Hoạt động 1: Bài tập 1. 
a. Củng cố về phép nhân về số có hai chữ số cho số có một chữ số ( Bài 1).
- HS nêu yêu cầu bài học
- HS nêu cách thực hiện.
- HS làm bảng con.
 49
 27
 57
 18
 64
 x 2
 x 4
 x 6
x 5
 x 3
 98
 108
 342
 90
192
- GV sửa sai cho HS
b. Bài 2
HS đặt được tính và tính đúng kết quả
- HS nêu yêu cầu bài tập
- 3 HS lên bảng cộng lớp làm vào nháp 
- Lớp nhận xét.
 38
 27
 53
 45
x 2
 x 6
 x 4
 x 5
 76
 162
 212
 225
- GV nhận xét – ghi điểm. 
c. Bài 3: Giải được bài toán có lời văn có liên quan đến thời gian. 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
GVcho HS nhân tích sau đó giải vào vở.
- HS giải vào vở + 1HS lên bảng 
Bài giải
 Có tất cả số giờ là :
 24 x 6 = 144 (giờ)
 ĐS : 144 giờ 
- GV nhận xét 
d. Bài 4: HS thực hành xem được giờ trên mô hình đồng hồ. 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS thực hành trên đồng hồ. 
GVnhận xét, sửa sai cho HS. 
đ. Bài 5. HS nối được các phép nhân có kết quả bằng nhau. 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS dùng thước nối kết quả của hai phép nhân bằng nhau.
- GV nhận xét chung.
- Lớp nhận xét – chữa bài đúng .
2 x 3 6 x 4 3 x 5 
5 x 3 4 x 6 3 x 2
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Chính tả (nghe viết)
Tiết 9: 	Người lính dũng cảm.
I. Mục tiêu: 
1. Rèn kỹ năng viết chính tả. 
- Nghe – viết chính xác một đoạn trong bài Người lính dũng cảm.	
- Viết đúng và nhớ những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: L/n; en/eng.
2. Ôn bảng chữ:
- Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng ( học thêm tên những chữ do hai chữ cái ghép lại: ng, ngh, nh, ph).
- Thuộc lòng tên 9 chữ cái trong bảng.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng lớp viết ND bài 2
	- Bảng quay kẻ sẵn tên 9 chữ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: GV: đọc: Loay hoay, gió xoáy, hàng rào	
	- HS viết bảng con.
B. Bài mới:
1. GT bài – ghi đầu bài.
2. Hư ... 
- 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ 
- GV hướng dẫn HS nhận xét chính tả
- Bài thơ viết theo thể thơ gì? 
- Thơ lục bát 
- Cách trình bày, bài thơ lục bát 
- HS nêu 
- Dòng thơ nào có dấu chấm phảy? có dấu gạch nối, dấu chấm hỏi? Chấm than 
- HS nêu 
b. Luyện viết tiếng khó 
- GV đọc: Yêu nước, đồng chí, lúa chín
- HS luyện viết vào bảng con 
- GV sửa sai cho HS 
c. Viết bài 
- HS nhẩm lại hai khổ thơ 
- HS viết bài thơ vào vở 
d. Chấm chữa bài 
- HS đọc lại bài - soát lỗi 
- GV thu bài chấm điểm 
- GV nhận xét bài viết 
3. HD làm bài tập 
 Bài 2 (a)
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV hướng dẫn HS làm 
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm 
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét; chốt lại lời giải đúng: Rán, dễ, giao thừa.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài ?
- 1 HS 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học 
Tiết 4 Mĩ thuật :
	Tiết 8 : 	 Vẽ tranh : Vẽ chân dung 
I. mục tiêu :
- HS tập quan sát, nhận xét về đặc điểm khuôn mặt người .
- Biết cách vẽ và vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè .
- Yêu quí người thân và bạn bè .
II. Chuẩn bị :
- Sưu tầm 1 số tranh ảnh chân dung các lứa tuổi .
- Hình gợi ý cách vẽ. Giấy vẽ, bút chì, tẩy .
III. Các hoạt động dạy học :
A. Giới thiệu bài : ghi đầu bài 
1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tranh chân dung .
- GV giới thiệu 1 số tranh chân dung của các em hoạ sĩ và thiếu nhi 
- HS quan sát 
+ Bức tranh này vẽ khuôn mặt, vẽ nửa người hay toàn thân ?
- Tranh chân dung thường vẽ khuôn mặt người là chủ yếu 
+ Tranh chân dung vẽ những gì ? 
- Hình dáng khuôn mặt, các chi tiết : mắt, mũi, miệng, tóc 
+ Ngoài khuôn mặt còn có thể vẽ gì ? 
- cổ, vai, thân 
+ Màu sắc như thế nào ?
- HS nêu 
2. Hoạt động 2 : Cách vẽ chân dung 
- GV vẽ lên bảng vừa vẽ vừa HD 
- HS quan sát 
3. Hoạt động 3 : Thực hành 
- GV gợi ý HS vẽ về người thân, bạn bè, cô giáo 
- HS chọn cách vẽ 
- HS vẽ vào vở tập vẽ 
- GV đến từng bàn HD thêm cho HS 
4. Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá 
- GV chọn 1 số bài vẽ đẹp cho HS quan sát 
- HS quan sát nhận xét 
- GV khen gợi những HS có bài vẽ tốt 
- Dặn dò về nhà chuẩn bị bài sau
Tiết 4 Âm nhạc
	Tiết 8 : 	 Ôn tập: Bài gà gáy
I. Mục tiêu:
- Học sinh thuộc bài, biết thể hiện bài hát với tình cảm tươi vui.
- Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ.
II. Chuẩn bị:
- GV hát chuẩn xác và truyền cảm bài hát.
- 1 số động tác để dạy múa phụ hoạ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát
- GV cho HS nghe băng bài hát 
- HS chú ý nghe
- GV cho HS hát + gõ đệm theo nhịp 
- Con gà gáy le té sáng rồi ai ơi!
- HS hát + gõ đệm theo nhịp 
 x x x x
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
2. Hoạt động 2: Tập vận động phụ họa và biểu diễn bài hát.
- GV hát + múa vận động phụ hoạ
- HS quan sát + gõ đệm theo nhịp 
- HS hát + múa theo GV 
- GV gọi HS lên biểu diễn trước lớp 
- 1 -2 nhóm HS biểu diễn trước lớp 
- GV nhận xét - tuyên dương 
- Cả lớp nhận xét 
3. Hoạt động 3: Nghe hát 
- GV cho HS nghe 1 bài hát thiếu nhi chọn lọc 
- HS chú ý nghe 
IV: Củng cố - dặn dò:
- Hát lại bài hát (HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học 
 Thứ sáu, ngày tháng năm 2009
Tiết 1 Toán
	Tiết 40 : 	 Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về: Tìm một thành phần chưa biết của phép tính; nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số, chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số; xem đồng hồ.
B. Các hoạt động dạy học:
I. Ôn luyện: - Nêu qui tắc tìm số chia ? (2 HS nêu)
	 - GV nhận xét ghi điểm.
II. Bài mới:
Hoạt động 1: Bài tập
1. Bài tập 1: Củng cố về cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. 
- GV nêu cầu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Hãy nêu cách làm ?
- Vài HS nêu
- GV yêu cầu HS làm vào bảng con 
- HS làm bảng con.
x + 12 = 36 X x 6 = 30
 x = 36 –12 x = 30 : 6
-> GV nhận xét – sửa sai
 x = 24 x = 5 ..
2. Bài 2: 
*Củng cố về cá nhân, chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm vào bảng con 
- HS làm bảng con.
 a. 35 26 32 20
 2 4 6 7
 70 104 192 140
b. 64 2 80 4 99 3 77 7 
 04 32 00 20 09 33 07 11
-> GV nhận xét – sửa sai
 0 0 0 
3. Bài 3: Củng cố về cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập – nêu cách làm
- GV yêu cầu HS làm vào vở – gọi HS đọc bài 
- HS làm bài vào vở bài tập 
Bài giải
 Trong thùng còn lại số lít là:
 36 : 3 = 12 (l)
 Đáp số: 12 lít dầu
- HS nhận xét bài.
-> GV nhận xét ghi điểm 
4. Bài 4: Củng cố về xem giờ 
- GV gọi HS nêu yêu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm miệng 
- HS quan sát đồng hồ sau đó trả lời. 1 giờ 25 phút 
- GV gọi HS nêu kết quả 
- Cả lớp nhận xét
III. Củng cố dặn dò:
- Nêu nội dung bài 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học 
Tiết 4 Thể dục
Tiết 16: Di chuyển hướng phải, trái
Trò chơi chim về tổ
I. Kiểm tra tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi chuyển hướng phải, trái.
Yêu cầu HS thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi " Chim về tổ". Yêu cầu biết tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm - phương tiện.
- Địa điểm :Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập	
- Phương tiện: Chuẩn bị sân, bàn ghế, còi.
III. Nội dung và phương pháp trên lớp.
Nội dung
Địnhlượng
Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu 
5 - 6 ' 
1. Nhận lớp: 
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- Hs tập hợp hàng dọc điểm số báo cáo 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu phương pháp kiểm tra đánh giá.
2. Khởi động:
1 lần 
- Chạy chậm theo vòng tròn 
- Hs chạy chậm theo vòng tròn
- Tại chỗ khởi động xoay khớp 
- Chơi trò chơi: Có chúng em.
B. Phần cơ bản: 
22- 25' 
1. Kiểm tra 
- GV chia tổ kiểm tra 
- Nội dung tập hợp hàng ngang
- Đi chuyển hướng phải trái 
- Tổ trưởng điều khiển các bạn thực hiện những nội dung mà GV yêu cầu.
- Những HS nào thực hiện còn sai thì sẽ tiếp tục tập thêm ở những giờ sau.
2 Chơi trò chơi: Chim về tổ 
- Hs tập hợp vòng tròn chơi trò chơi
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi 
- GV cho HS chơi trò chơi.
- GV quan sát sửa sai cho HS.
C. Phần kết thúc
5 ' 
- Đứng tại chỗ, vỗ tay hát
- Hs thả lỏng
- GV công bố KQ kiểm tra 
- Giao BTVN
 Tiết 2 Tập làm văn
	Tiết 8: 	Kể về người hàng xóm.
I. Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng nói: HS kể lại tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến.
2. Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 câu), diễn đạt rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về một người hàng xóm.
III. Các hoạt động dạy học 
A. KTBC: - Kể lại câu chuyện : Không nỡ nhìn (2 HS)
	- Nêu tính khôi hài của câu chuyện ? (1HS)
	- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài 
2. HD học sinh làm bài tập 
a. Bài tập 1.
- 1HS đọc yêu cầu BT + gợi ý
- GV nhắc HS: SGK gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về một người hàng xóm. Em có thể kể từ 5- 7 câu sát theo những gợi ý đó. Cũng có thể kể kĩ hơn, với nhiều câu hơn
- 1 HS giỏi kể mẫu 1 - 2 câu.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm 
- GV gọi HS thi kể?
- 3-4 HS thi kể 
- Cả lớp nhận xét 
- GV nhận xét chung
b. Bài tập 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu BT
- GV nhắc HS: Chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể, có thể viết 5-7 câu 
- HS chú ý nghe
- 5-7 em đọc bài 
- Cả lớp nhận xét – bình chọn 
- GV nhận xét – kết luận – ghi điểm 
3. Củng cố – dặn dò: 
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
	Tiết 3 Tự nhiên xã hội 
	Tiết 16: 	 Vệ sinh thần kinh (tiếp)
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
- Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn ngủ, học tập và vui chơi,một cách hợp lý.
- Bảo vệ môi trường để góp phần bảo vệ cơ quan thần kinh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 34, 35 
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Thảo luận 
* Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
* Tiến hành:
 Bước1: Làm việc theo cặp
- GV nêu yêu cầu 
- 2 HS quay mặt lại với nhau để thảo luận 
- GV nêu câu hỏi 
- Theo bạn khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
- Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt
 Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp 
- Cả lớp nhận xét 
* Kết luận: Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ phận não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ mười tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 - 8 giờ / 1 ngày 
2. Hoạt động 2: Thực hành 
 Bước 1: Hướng dẫn cả lớp.
+ GV giảng: Thời gian biểu là 1 bảng trong đó có các mục 
- Thời gian: Bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi 
- HS chú ý nghe
- Công việc và các hoạt động của cá nhân phải làm trong 1 ngày từ ngủ dạy, ăn uống
- GV gọi HS lên điền thử vào bảng ghi (t) ?
- Vài HS lên làm 
 Bước 2: Làm việc cá nhân 
- HS làm bài vào vở 
 Bước 3: Làm việc theo cặp 
- HS trao đổi bài của mình với bạn bên cạnh.
 Bước 4: Làm việc cả lớp 
- GV gọi vài HS lên giới thiệu thời gian biểu của mình 
- Vài HS giới thiệu 
- GV hỏi tại sao chúng ta phải lập (t)biểu 
- HS nêu 
- Sinh hoạt và học tập theo (t) biểu có lợi gì ?
- HS nêu 
* GV kết luận:
- Thực hiện theo theo thời gian giúp ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh.
- GV gọi HS đọc: Mục bạn cần biết (2HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Đánh giá tiết học
 Tiết 5 Hoạt động tập thể
 Nhận xét các mặt hoạt động trong tuần 8
1- Đạo đức:
- Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy, yêu bạn, lễ phép với người trên, tu dỡng và rèn luyện đạo đức tác phong tốt, không em nào vi phạm chuẩn mực đạo đức trong tuần.
2- Học tập:
- Đi học đều, đúng giờ, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần tốt.
- Trong lớp chú ý, tích cực học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài song vẫn còn một số em còn mất trật tự, nói chuyện riêng trong lớp không tập trung vào bài học.
- Nhiều em chưa học bài và làm bài ở nhà, ý thức học tập chưa tốt, cần cố gắng nhiều.
- Một số em còn thiếu đồ dùng học tập, mặc dù đã nhắc nhở nhiều lần.
3- Các hoạt động khác:
- Ra vào lớp xếp hàng, thể dục giữa giờ đều đặn.
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ .
- Tham gia các hoạt động ngoại khoá tích cực, sôi nổi
- Thực hiện an toàn giao thông và ý thức bảo vệ môi trường tương đối tốt
- Vệ sinh cá nhân 1 số em còn chưa sạch sẽ 
- Phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm trong tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoancktkn(1).doc