Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 28 - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 28 - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh

TOÁN -TIẾT 136: LUYỆN TẬP CHUNG.

I). MỤC TIÊU : Gip HS :

- Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, qung đường, thời gian.

Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian,đơn vị đo vận tốc.

II) .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng phụ ghi bi tập 1.

III).CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1/ Bi cũ: Luyện tập

2HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:

-HS1: Viết công thức tính quãng đường,thời gian, vận tốc?

-HS 2: Làm bài toán sau:

+ Một người đi bộ đi được 14,8km trong 3 giờ 20phút.Tính vận tốc của người đi bộ với đơn vị đo là m/ phút?

GV nhận xt kết luận lời giải đúng.

 

doc 41 trang Người đăng hang30 Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 28 - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai ngày24 tháng 3 năm 200 
TOÁN -TIẾT 136: LUYỆN TẬP CHUNG.
I). MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian,đơn vị đo vận tốc.
II) .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ ghi bài tập 1.
III).CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/ Bài cũ : Luyện tập
2HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
-HS1: Viết công thức tính quãng đường,thời gian, vận tốc?
-HS 2: Làm bài toán sau: 
+ Một người đi bộ đi được 14,8km trong 3 giờ 20phút.Tính vận tốc của người đi bộ với đơn vị đo là m/ phút?
GV nhận xét kết luận lời giải đúng. 
Giải:
Đổi: 14,8km = 14800m ; 3giờ 20 phút =200 phút.
Vận tốc của người đi bộ là: 14800 : 200 = 74 m/phút
 Đáp số :74m/phút
2/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Luyện tập chung
b. Thực hành - Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì ?( Ô tô đi 135km hết 3giờ. Xe máy cũng đi trên quãng đường đó hết 4giờ 30phút).
+Bài toán hỏi gì ? (Mỗi giờ ơ tơ đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu km ? )
- Để biết ô tô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu km ta cần biết gì trước ? 
+ 1 HS làm bảng, HS dưới lớp làm vở .
+ GV cùng HS nhận xét kết luận lời giải đúng.
Giải
Đổi : 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ.
Mỗi giờ ô tô đi được là : 
135 : 3 = 45 ( km)
 Mỗi giờ xe máy đi được là 
 135 : 4,5 =30 ( km)
 Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là : 
45 – 30 = 15( km)
Đáp số : 15 km.
-GV kết luận: Trên cùng 1 quãng đường thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. 
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài .
+ GV : Bài tốn cho bết gì ? Bài toán hỏi gì ?
+ Đơn vị vận tốc cần tìm là gì ?( km/giờ ).
+ HS làm bài vào phiếu, 1 HS lên bảng dán phiếu .
+ HS nhận xét, chữa bài ,kết luận lời giải đúng.
Giải.
1250 : 2 = 625 ( m/ phút)
1 giờ = 60 phút.
Một giờ xe máy đi được là : 625 60 = 37500 (m)
37500 m = 37,5 km
Vận tốc của xe máy là : 37,5 km/giờ.
	Đáp số : 37,5km /giờ.
* GV hỏi :
+ Vận tốc của xe máy là 37,5km/giờ cho ta biết điều gì ? (Cho ta biết 1 giờ xe máy đi được 37,5km )
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
+ 1 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở.
Giải :
1 giờ 45 phút = 1,75 giờ
Vận tốc của xe ngựa tính theo đơn vị km/ giờ là :
15,75 : 1,75 = 9 ( km/giờ)
9 km = 9000m
1 giờ = 60 phút.
Vận tốc của xe ngựa tính theo đơn vị m/ phút là :
9000 : 60 = 150 ( m/ phút)
 Đáp số : 150 m/ phút.
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
+ HS gạch 1 gạch dưới yếu tố đã biết, 2 gạch dưới yếu tố cần tìm.
-GV nêu câu hỏi gợi ý : 
+ Muốn biết cá heo bơi 2400m trong thời gian bao lâu ta cần biết gì trước ? ( ta biết vận tốc cá heo là 72km/giờ vậy ta cần biết vận tốc cá heo bao nhiêu mét /giờ).
+ HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng 
+ HS nhận xét,GV chốt lại .
 Giải :
72 km/ giờ = 72 000 m/ giờ .
Thời gian để cá heo bơi 2400m là : 2400 : 72000 = ( giờ)
 giờ = 60 phút = 2 phút.
 Đáp số : 2 phút.
3)Nhận xét - dặn dị:
+ Nêu lại cơng thức tính quãng đường ,thời gian .vận tốc. Về nhà học thuộc các qui tắc
. Về nhà làm các BT trong vở BT toán.
-Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung. Nhận xét tiết học
	==========================
ĐẠO ĐỨC TIẾT 28: EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC ( TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU:
 Học xong bài HS cĩ :
+ Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
+ Cĩ thái độ tơn trọng các cơ quan LHQ đang làm việc tại Việt Nam và địa phương em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Câu hỏi thảo luận nhĩm.
- Thẻ xanh, đỏ.
- Tranh ảnh về hoạt động của LHQ.
- 1 số câu hỏi xử lý tình huống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 1HS.
+ Ở Việt Nam và trên thế giới diễn ra những hoạt động nào vì hịa bình.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
1. GT bài:
HĐ1: Tìm hiểu thông tin.
- Yêu cầu HS đọc thơng tin SGK
- 2 HS đọc.
- GV cho HS thảo luận nhĩm 4.
- HS thảo luận. - Đại diện nhĩm trình bày.
N1: LHQ thành lập vào lúc nào? Số nước thành viên là bao nhiêu? Trụ sở chính đặt tại đâu?
24/10/1945 với 191 quốc gia thành viên .Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại Niu –Yóoc (Mĩ ) .
N2: LHQ tổ chức các hoạt động nhằm mục đích gì?
-Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế 
-Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia..
-Thực hiện hợp tác quốc tế 
-Xây dựng LHQ thành trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung
N3: Việt Nam tham gia vào LHQ vào thời gian nào? Là thành viên thứ mấy?
20/9/1977 là thành viên thứ 149.
N4: Các tổ chức của LHQ ở Việt Nam làm gì?
-Giúp đỡ nhân dân ta xây dựng đất nước 
- GV hỏi thêm: Cơng ước về quyền trẻ em được LHQ thơng qua vào thời gian nào?
- HS trả lời.
-20/11/ 1989.
+ Ngồi những thơng tin trên em cịn biết gì về tổ chức này?
- GV chốt ý: LHQ được thành lập nhằm 4 mục tiêu.
Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế 
-Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia..
-Thực hiện hợp tác quốc tế 
-Xây dựng LHQ thành trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung
* GV giới thiệu tranh SGK.
- HS quan sát tranh.
* GV chốt ý.
HĐ2: Bày tỏ ý kiến.
- Bài tập 1/42
- HS sử dụng thẻ xanh, đỏ.
- Sau Khi HS bày tỏ ý kiến và giải thích vì sao – GV cho HS đọc lại ý đúng.
- 2 HS đọc.
HĐ3: Xử lý tình huống.
- GV đưa bảng phụ.
- Ghi 2 tình huống.
- HS thảo luận nhĩm đơi trao đổi để xử lí tình huống.
TH1: Cĩ 1 người nước ngồi là thành viên của tổ chức LHQ nhờ em đưa lên UBND xã phường em sẽ làm gì?
TH2: Trong một buổi thảo luận về cơng ước quốc tế về quyền trẻ em, bạn Hoa phát biểu: Đây là quy định của LHQ đặt ra, nước ta khơng cần phải thực hiện. Em cĩ tán thành khơng? Nếu khơng tán thành em sẽ nĩi gì với bạn?
- Đại diện nhĩm trình bày kết quả.
- HS khác bổ sung.
- GV hỏi: Chúng ta phải cĩ thái độ như thế nào với các hoạt động của LHQ tại Việt Nam?
- HS trả lời ghi nhớ SGK.
- 2 HS nhắc lại.
* GV liên hệ.
HĐ4: Củng cố, dặn dị.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà sưu tầm trên sách báo ti vi một số hoạt động của LHQ và kể lại 1 việc làm của LHQ mang lại lợi ích cho trẻ em.
 =================================
TẬP ĐỌC -TIẾT 55. ƠN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1).
I. I-MỤC TIÊU :
1.Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng ,kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu (Học sinh tả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc). 
 -Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng :Học sinh đọc trơi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 5 (phát âm rõ,tốc đọ đọc tối thiểu 120 chữ/phút,biết ngừng nghỉ sau các dấu chấm câu,giữa các cụm từ ,biết đọc diễn cảm ,thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật ).
2.Củng cố ,khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu( câu đơn,câu ghép); tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc long trong 9 tuần đầu,sách Tiếng Việt 5,tập 2.
-Bút dạ và một tờ giấy khổ to kẻ bảng tổng kết ở bài tập 2.
-Bốn,năm tờ phiếu viết nội dung của bài tập 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Giới thiệu bài 
-Bài đầu tiên cảu tiết ơn tập hơm nay, ngồi việc kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc long ,các em sẽ được cũng cố ,khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn ,câu ghép); tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu vừa được ơn.
2.Kiểm tra tập đọc ,học thuộc lòng:
a.Số lượng học sinh kiểm tra :1/3 số học sinh trong lớp.
b.Tổ chức cho học sinh kiểm tra
-Gọi từng học sinh lên bốc thăm.(GV đã chuẩn bị)
-Học sinh lần lượt lên bốc thăm.
-Cho học sinh chuẩn bị bài trong 1-2 phút.
-Học sinh lên đọc bài +trả lời câu hỏi như đã ghi ở phiếu bốc thăm.
-Giáo viên cho điểm (theo hướng dẫn của Vụ Giáo Viên Tiểu Học).
Lưu ý:Những học sinh kiểm tra chưa đạt yêu cầu ,giáo viên nhắc các em về nhà luyện đọc để kiểm tra trong tiết sau.
3.Làm bài tập:
*Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.
-Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2.
-Giáo viên (Giáo viên dán lên bảng lớp bảng thống kê) và giao việc cho học sinh:
+Các em quan sát bảng thống kê.
+Tìm ví dụ minh hoạ các kiếu câu.
-1 ví dụ minh hoạ cho câu đơn. 
-1 vi dụ minh hoạ cho câu ghép khơng dùng từ nối.
-1 câu ghép dùng quan hệ từ.
-1 câu ghép dung cặp từ hơ ứng.
-Cho học sinh làm bài(giáo viên phát phiếu cho 3,4 học sinh)
-3,4 học sinh làm bài vào phiếu.
-Cả lớp làm bài vào nháp.
-Cho học sinh trình bày kết quả.
-3,4 học sinh làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
-Giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng.
VD: 
-Câu đơn: Trên cành cây, chim hĩt líu lo.
-Câu ghép khơng dung từ nối: Mây bay ,giĩ thổi.
-Câu ghép dùng quan hệ từ:Vì trời mưa to nên đường trơn như đổ mỡ.
-Câu ghép dung cặp từ hơ ứng :Trời chưa sáng ,mẹ em đã đi làm.
3.Củng cố , dặn dị
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-Dặn học sinh chưa kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng về nhà tiếp tục ơn để tiết sau kiểm tra lấy điểm.
-Dặn học sinh kiểm tra chưa đạt về ơn để tiết ơn tập sau kiểm tra lại.
================================
KĨ THUẬT -TIẾT 27LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (TIẾT 2)
I)MỤC TIÊU: HS cần phải:
-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng 
-Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
-Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng. 
II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Mẫu máy bay trực thăng lắp sẵn.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
GV nhận xét tuyên dương 
2. Dạy bài mới : 
a.Giới thiệu bài :GV nêu mục tiêu bài ghi đề 
b. Giảng bài mới :
*Hoạt động3:HS thực hành lắp máy bay trực thăng 
a. Chọn chi tiết 
HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo bảng trong SGK để xếp từng loại vào nắp hộp. GV kiểm tra HS chọn các chi tiết. Nhận xét bổ sung choHS 
b. Lắp từng bộ phận 
Trước khi thực hành GV cho HS đọc lại phàn ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp máy bay trực thăng. 
HS quan sát kĩ hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
GV cho HS thực hành lắp từng bộ phận ,GV nhắc HS cần lưu ý một số điểm sau :
+Lắp ... ữ ,cách dung từ ngữ nối).
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Giới thiệu bài
-Trong tiết ơn tập hơm nay,tất cả những em chưa cĩ điểm tập đọc và học thuộc long sẽ được kiểm tra .Sau đĩ,các em sẽ được ơn tập để củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu,biết dung các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong các ví dụ đã cho.
2.Kiểm tra tập đọc ,học thuộc lòng:
a.Số lượng học sinh kiểm tra :1/3 số học sinh trong lớp.
b.Tổ chức cho học sinh kiểm tra
-Gọi từng học sinh lên bốc thăm.(GV đã chuẩn bị)
-Học sinh lần lượt lên bốc thăm.
-Cho học sinh chuẩn bị bài trong 1-2 phút.
-Học sinh lên đọc bài +trả lời câu hỏi như đã ghi ở phiếu bốc thăm.
-Giáo viên cho điểm (theo hướng dẫn của Vụ Giáo Viên Tiểu Học).
-Thực hiện như ở tiết 1.
3.Làm bài tập
-Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập +đọc 3 đoạn văn a,b,c.
-1 học sinh đọc thành tiếng ,lớp đọc thầm .
-Giáo viên giao việc:
+Mỗi em đọc lại 3 đoạn văn.
+Tìm từ ngữ thích hợp để điền vào các ơ trong 3 đoạn văn .
+Xác định đĩ là liên kết câu theo cách nào .
-Cho học sinh làm bài .Giáo viên dán 3 tờ giấy khổ to đã phơ tơ 3 đoạn văn lên bảng.
-3 học sinh lên làm trên giấy .
-Học sinh cịn lại làm vào vở hoặc vở bài tập.
-Lớp nhận xét kết quả bài làm của 3 bạn trên bảng.
-Giáo viên nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
-Từ cần điền là nhưng
-Nhưng là từ nối câu 3 với câu 2.
-Từ cần điền là chúng
-Chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1.
-Các từ ngữ lần lượt cần điền là:Nắng,chị,nắng,chị,chị
+Nắng ở câu 3,câu 6 lặp lại nắng ở câu 2.
+Chị ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4.
+ Chị ở câu 7 thay thế Sứ ở câu 6.
4.Củng cố ,dặn dị
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-Dặn học sinh chuẩn bị giấy bút làm bài kiểm tra viết.
===================================
KHOA HỌC -TIẾT 56: SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG.
I.MỤC TIÊU:Sau bài học HS biết:
-Xác định quá trình phát triển của một số côn trùng( bướm cải, ruồi, gián..)
-Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
-Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khoẻ con người.
-Giáo dục học sinh vận dụng bài học vào thực tiễn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình 114, 115 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài cũ: Sự sinh sản của động vật.
 2HS lên bảng trả lời câu hỏi .Lớp nhận xét bổ sung.
+Hãy nêu các cách sinh sản của động vật mà em biết?
+ Hãy kể tên các con vật đẻ trứng, đẻ con mà em biết?
GV nhận xét và ghi điểm.
2.Dạy bài mới :
a) Giới thiệu bàiGV yêu cầu HS kể tên một số côn trùng. Tiếp theo GV giới thiệu bài học về sự sinh sản của côn trùng.
b).Hướng dẫn tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
 +Bước 1:Hoạt động theo nhóm: Các nhóm quan sát các hình 1,2,3,4,5 trang 114 SGK, mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm.
-Tiếp theo cả nhóm cùng thảo luận các câu hỏi sau:
+Bướm thường đẻ trứng vào trên mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải?
+ Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
+Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối hoa màu?
+Bước 2: Làm việc cả lớp:
Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Hình 1: Trứng
Hình 2: Sâu.
Hình 3: Nhộng.
Hình 4: Bướm.
GV kết luận:
Bướm thường để trứng vào mặt dưới của lá rau cải.
Ở giai đoạn sâu, bướm cải gây thiệt hại nhiều nhất, sâu ăn lá rau rất nhiều.
Để giảm thiệt hại cho cây cối hoa màu do côn trùng gây ra, người ta có thể bắt sâu, phun thuốc sâu, bắt bướm
*Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận:
+Bước 1: Làm việc theo nhóm:
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn SGK. Cử thư kí ghi kết quả thảo luận nhóm theo mẫu sau:
So sánh chu trình
 sinh sản:
Ruồi
Gián
-Giống nhau: 
- Khác nhau:
Đẻ trứng
Trứng nở ra dòi( ấu trùng). Dòi hoá nhộng. Nhộng nở ra ruồi.
Đẻ trứng
Trứng nở thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian.
Nơi để trứng
Noơi có phân ,rác thải, xác chết động vật.
Xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo
Cách tiêu diệt
Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi
-Phun thuốc diệt ruồi.
-Giữ vệ sinh môi trương nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo
-Phun thuốc diệt gián.
+Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng. Có những loài côn trùng trứng nở ngay thành con như gián. Nhưng cũng có loài côn trùng phải qua các giai đoạn trung gian mới nở thành con. Biết được chu kì sinh sản của chúng để chúng ta có biện pháp tiêu diệt chúng.
3.Củng cố - dặn dò:
GV cho HS vẽ vòng đời của một loài côn trùng mà em biết.
Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm.
Cử ban giám khảo chấm điểm cho một số HS hoàn thành bài vẽ.
GV nhận xét chung.
Dặn HS về nhà luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ để tránh ruồi, muỗi, gián có cơ hội đẻ trứng và tìm hiểu về loài ếch.
================================
Thứ sáu ngày 28 tháng3 năm2008
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TIẾT 56 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II: ĐỌC .
Đề chung do nhà trường ra.
================================
ÂM NHẠC -TIẾT28. ÔN TẬP 2 BÀI HÁT :
Màu xanh quê hương – Em vẫn nhớ trường xưa . 
Kể chuyện âm nhạc.
	( (Có người dạy)
================================
 TOÁN –TIẾT 140: ƠN TẬP VỀ PHÂN SỐ
 I.MỤC TIÊU:Giúp HS :
- Ơn tập về khái niệm phân số bao gồm: đọc, viết, biểu tượng, rút gọn, quy đồng 
mẫu số, so sánh phân số
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Luyện tập 
b. Thực hành - Luyện tập:
Bài 1: GV treo tranh vẽ, yêu cầu HS viết rồi đọc phân số hoặc hỗn số chỉ phần đã tơ màu.
- HS thực hiện
a) ; ; ; 
b) 1; 2; 3; 4
+ Phân số gồm mấy phần ? ( 2 phần: tử số và mẫu số. Tử số viết trên vạch ngang, mẫu số khác 0 viết dưới gạch ngang ).
+ Trong các phân số viết được thì mẫu số cho biết gì? Tử số cho biết gì? 
(Mẫu số cho biết số phần bằng nhau mà cái đơn vị chia ra Tử số cho biết số phần bằng nhau mà cái đơn vị đĩ đã tơ màu )
+ Hỗn số gồm mấy phần là những phần nào? (Phần nguyên và phần phân số )
+ Phân số kèm theo trong hỗn số cần thoả mãn điều kiện gì? Nêu cách đọc? (Bao giờ cũng nhỏ hơn đơn vị )
+ HS nhận xét. GV nhận xét đánh giá 
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài 
+ Rút gọn phân số là làm gì? ( Tìm phân số mới bằng phân số đã cho cĩ tử, mẫu bé hơn ).
+ Sử dụng tính chất nào để rút gọn phân số? ( Khi chia cả tử và mẫu cho 1 số tự nhiên khac 0 ta được phân số bằng phân số đã cho).
+ HS ở lớp làm vở, 1 HS làm bảng
+ HS giải thích cách làm
+ Hãy chỉ ra phân số tối giản
+ Phân số tối giản cĩ đặc điểm gì? ( Tử và mẫu khơng chia cho cùng 1 số tự nhiên nào khác 1)
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
+ Quy đồng mẫu số 2 phân số là làm gì? (Làm cho 2 phân số cĩ mẫu số giống nhau mà giá trị của chúng khơng đổi).
+ Nêu các bước quy đồng mẫu số.
+ 1 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở 
+ HS nhận xét
* GV đánh giá
a) và b) và 36 
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Để điền đúng dấu ta phải làm gì? (So sánh các phân số đã cho)
+ Cĩ mấy quy tắc để so sánh phân số ? (So sánh 2 phân số cùng mẫu số và so sánh 2 phân số khác mẫu).
+ HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng 
+ HS nhận xét
* GV đánh giá 
Bài 5: Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Từ 0 đến 1 gồm mấy phần bằng nhau? ( Gồm 6 phần bằng nhau ).
+ Vạch và trên tia số ứng với các phân số nào?
 = và = 
+ Vạch ở giữa và trên tia số ở vị trí nào giữa 0 và 1?
Chính giữa 0 và 1
+ Vậy cĩ thể ghi được những phân số nào?
 hoặc 
+ HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng 
+ HS nhận xét . GV đánh giá 
3/ Nhận xét - dặn dị:
- Về nhà xem lại bài trong VBT Toán .Chuẩn bị bài sau :Ôn tập về phân số tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
======================================
TẬP LÀM VĂN- TIẾT 56.
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ –GIỮA HỌC KÌ II : VIẾT.
Đề chung do nhà trường ra .
=================================
	SINH HOẠT LỚP –TIẾT 28.
.
I.MỤC TIÊU:
--Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần28.
-Triển khai công việc trong tuần 29.
 -Tuyên dương những em luôn phấn đấu vươn lên có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: Sinh hoạt văn nghệ.
 2, Tiến hành :
*Sơ kết tuần 28
Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. 
 Ban cán sự lớp và các tổ trưởng bổ sung.
 GV nhận xét chung ,bổ sung.
 +Đạo đức :
 -Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường ,Đội phát động . 
-Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt tập thể ,làm tốt công tác vệ sinh trường lớp.
 Tồn tại :Một số em nghỉ học nhiều : Yu, Hảo
+Học tập :
 -Học tập nghiêm túc,có đầy đủ đồ dùng học tập. Nhiều em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động học tập.ôn tập và thi giữa học kì II tương đối tốt .Nhiều em đã đạt được nhiều điểm tốt.
-Tuyên dương: Nữ, Trinh, Tiên, Trang,Hiền, Thương,Huy,Phố...... 
+ Các hoạt động khác :
 -Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
 -Thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường . 
Kế hoạch tuần 29.
 -Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
 - Học chương trình tuần 29 theo thời khoá biểu. 
 -10 phút đầu giờ cần cần tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ , đọc và làm theo báo Đội 
 -Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường 
 -Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
3.Dặn dị : : 
-Học tập tốt, giúp đỡ ông bà ,cha mẹ những việc phù hợp với khả năng.
 -Giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân. 
*****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28 -THAI.doc