Giáo án Lớp 3 - Tuần 8

Giáo án Lớp 3 - Tuần 8

TẬP ĐỌC

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý các từ ngữ: sải cách, ríu rít, vệ cỏ mệt mỏi,

- Đọc đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi.

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng. Phải quan tâm đến nhau, sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

doc 31 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : Thứ . ngày  .tháng . năm.
GIÁO ÁN
MÔN : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
BÀI : CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I.MỤC TIÊU :
A. TẬP ĐỌC
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: sải cách, ríu rít, vệ cỏ mệt mỏi,  
- Đọc đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi.
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật. 
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng. Phải quan tâm đến nhau, sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.
B. KỂ CHUYỆN
1.Rèn kĩ năng nói:
- HS biết nhập vai một bạn nhỏ trong truyện,kể lại được toàn bộ câu chuyện; giọng kể tự nhiên, phù hợp với diễn biến câu chuyện.
2.Rèn kĩ năng nghe:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Tranh hoặc ảnh đàn sếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TẬP ĐỌC
A – ỔN ĐỊNH :
B – BÀI CŨ : 
- 3HS đọc thuộc lòng bài thơ Bận và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 C – BÀI MỚI :
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc :
 Hôm nay, các em sẽ đọc một truyện kể về các bạn nhỏ với một cụ già qua đường. Qua câu chuyện này các em sẽ thấy các bạn nhỏ trong truyện đã biết quan tâm đến người khác như thế nào, sự quan tâm của các bạn có tác dụng như thế nào đối với một cụ già đang buồn khổ, lo âu.
2. Luyện đọc :
a. GV đọc toàn bài:
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
 * Đọc từng câu: 
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu ( hoặc 2, 3 câu ) cho đến hết bài.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai .
* Đọc từng đoạn : 
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc các đoạn trong bài.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ mới xuất hiện trong từng đoạn. 
 * Đọc từng đoạn trong nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a.GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời câu hỏi:
- Các bạn nhỏ đi đâu?
- Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
- Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
- Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
- Cả lớp vàGV nhận xét.
b. GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và 4, trả lời câu hỏi:
- Oâng cụ gặp truyện gì buồn?
- Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy nhẹ lòng hơn?
- Cả lớp và GV nhận xét.
c. GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 5, trả lời câu hỏi:
- Tìm tên khác cho truyện?
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV hỏi: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- GV chốt lại: Các bạn nhỏ trong truyện không giúp được cụ già nhưng cụ vẫn cám ơn các bạn vì các bạn đã làm cho cụ thấy nhẹ lòng hơn. Như vậy, sự quan tâm, thông cảm giữa người với người là rất cần thiết. Câu chuyện muốn nói với các em: con người phải yêu thương nhau, quan tâm nhau. Sự quan tâm sẵn sàng chi sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người cảm thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống đẹp hơn.
4. Luyện đọc lại:
- GV tổ chức cho HS thi đọc lại các đoạn 2, 3, 4, 5.
- GV tổ chức cho HS thi đọc truyện theo vai.
- Cả lớp và GV nhận xét.
KỂ CHUYỆN
1.GV nêu nhiệm vụ: Các em sẽ tưởng tượng mình là một bạn nhỏ trong truyện và kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của bạn.
2.Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện:
- GV mời HS kể mẫu một đoạn câu chuyện.
- GV yêu cầu HS tập kể theo lời nhân vật.
- GV mời HS thi kể trước lớp. 
- GV mời HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*** Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Các em đã bao giờ làm việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn lòng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa? 
- GV nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-
HS thực hiện.
-HS trả lời.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS kể.
-HS kể.
-HS kể.
-HS phát biểu.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : CHÍNH TẢ
BÀI : CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I.MỤC TIÊU :
1.Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 của truyện Các em nhỏ và cụ già. 
- Làm đúng bài tập các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/gi/d hoặc uôn/uông theo nghĩa đã cho.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ viết nội dung BT2a.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A - ỔN ĐỊNH :
B –BÀI CŨ :
- 3HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: nhoẻn cười, hèn nhát, kiên trung, kiêng nể.
C - BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn nghe - viết:
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả.
- GV mời HS đọc bài chính tả.
- GV giúp HS nắm nội dung: Đoạn này kể chuyện gì?
- GV hướng dẫn HS nhận xét:
 + Đoạn văn trên có mấy câu?
 + Những chữ nào trong đoạn viết hoa?
 + Lời ông cụ được đánh dấu bằng những dấu gì?
- GV yêu cầu HS viết nháp những chữ ghi tiếng mình dễ viết sai.
b.HS viết bài vào vở:
- GV đọc thong thả từng câu cho HS viết.
- GV theo dõi, uốn nắn.
c.Chấm, chữa bài:
- GV tổ chức cho HS tự chữa lỗi.
- GV chấm bài.( 5- 7 bài)
- GV nhận xét.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
a.Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của BT2 a và giúp HS nắm vững yêu cầu.
- GV yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà viết lại những chữ viết sai.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS viết nháp.
-HS viết.
- HS chữa lỗi.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TẬP ĐỌC
BÀI : TIẾNG RU
I.MỤC TIÊU :
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ : mật, mùa vàng, nhân gian, đốm lửa, 
- Nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ; nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ dài hơn sau mỗi dòng, mỗi câu thơ. Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, thiết tha.
2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài.
- Hiểu điều bài thơ muốn nói với em: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B-BÀI CŨ:
- 2 HS kể lại kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già theo lời một bạn nhỏ; trả lời câu hỏi: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
C-BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
 Truyện các em nhỏ và cụ già đã cho các em thấy: Con người phải yêu thương nhau, quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người khác làm cho mỗi người cảm thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống đẹp hơn. Bài thơ Tiếng ru các em học hôm nay sẽ tiếp tục nói với các em về mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng. 
2.Luyện đọc:
a.GV đọc bài thơ.
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩatừ:
 *Đọc từng câu:
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp nhau. 
- GV chú ý HS các từ ngữ khó phát âm.
 *Đọc từng khổ:
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng khổ.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài.
 *Đọc từng khổ trong nhóm. 
 *Đọc ĐT.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng khổ 1 và trả lời câu hỏi:
 + Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao?
- GV yêu cầu HS đọc thầm khổ 2 và trả lời câu hỏi: 
 + Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ 2?
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng khổ cuối và trả lời câu hỏi:
 + Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ?
- GV hỏi: Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính của cả bài thơ?
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV nêu: Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
4.Học thuộc lòng bài thơ:
- GV đọc diễn cảm bài thơ và hướng dẫn HS đọc khổ1.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc tại lớp từng khổ, cả bài.
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS tiếp tục HTL bài thơ.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS trả lời.
-HS đọc.
-HS đọc.
TUẦN : Thứ . ngày  .tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI : MỞ RỘNG VỐN TỪ: CỘNG ĐỒNG
ÔN TẬP CÂU: AI LÀM GÌ?
I.MỤC TIÊU :
-Mở rộng vốn từ về cộng đồng.
- Oân kiểu câu Ai làm gì?
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ viết BT1.
- Bảng lớp viết BT3, BT4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A - ỔN ĐỊNH:
B –BÀI CŨ:
- HS làm miệng BT2, BT3. 
C - BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
a.Bài tập 1: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV mời HS lên bảng làm bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- GV yêu cầu đọc bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS sửa bài vào VBT.
b.Bài tập 2: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giải nghĩa từ cật: lưng, phần lưng ở ngang bụng.
- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của từng câu tục ngữ, thành ngữ.
c.Bài tập 3: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài. ... iệu cho cả lớp.
- GV kết luận : Đây là những món quà rất qúi vì đó là tình cảm của em đối với những người thân trong gia đình. Em hãy mang về nhà tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em. Mọi người trong gia đình em sẽ rất vui khi nhận được những món quà này.
4.Hoạt động 4: HS múa hát, kể chuyện, đọc thơ,  về chủ đề bài học.
a.Mục tiêu: Củng cố bài học
b.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự điều khiển chương trình,giới thiệu tiết mục.
- GV mời HS biểu diễn các tiết mục.
- GV yêu cầu HS thảo luận về phần trình bày của các bạn.
- GV kết luận chung: Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu nhất của em, luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc và dành cho em những gì tốt đẹp nhất. Ngược lại, em cũng có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em để cuộc sống gia đình thêm hoà thuận, đầm ấm, hạnh phúc.
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS theo dõi.
-HS thảo luận.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS biểu diễn.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : ÂM NHẠC
BÀI : ÔN TẬP BÀI GÀ GÁY
I.MỤC TIÊU :
- HS thuộc bài hát, biết thể hiện bài hát với tình cảm tươi vui.
- Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Nhạc cụ.
- Động tác phụ hoạ.
- Máy nghe và băng nhạc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Hoạt động 1: Oân tập bài hát 
- GV cho HS nghe băng bài hát Gà gáy.
- GV cho HS hát, vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 2/4.
2. Hoạt động 2: Tập vận động phụ hoạ và biểu diễn 
- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa vận động phụ hoạ.
- GV chia nhóm, các nhóm biểu diễn trước lớp.
3. Hoạt động 3: Tập vận động phụ hoạ và biểu diễn 
- GV giới thiệu một bài hát thiếu nhi chọn lọc.
- GV cho HS nghe băng.
4.Củng cốâ, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS thực hiện.
-HS biểu diễn.
-HS nghe.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : THỦ CÔNG
BÀI : GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA
I.MỤC TIÊU :
- HS biết ứng dụng cách gấp, cắt, ngôi sao 5 cánh để cắt được bông hoa 5 cánh. Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, 8 cánh.
- Gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh , 4 cánh, 8 cánh đúng quy trình kĩ thuật.
- Trang trí được những bông hoa theo ý thích.
- Hứng thú với giờ học gấp, cắt, dán hình.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
- Quy trình gấp, cắt, dán bông hoa.
- Giấy nháp, thủ công.
- Kéo thủ công, bút chì, hồ dán, bút màu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TIẾT 1
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu mẫu một số bông hoa và nêu câu hỏi định hướng quan sát để HS rút ra nhận xét
- GV gợi ý để HS trả lời về cách gấp, cắt bông hoa 5 cánh.
- GV liên hệ thực tế .
2.Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
a.Gấp, cắt bông hoa 5 cánh:
- GV mời HS lên thao tác lại cách gấp, cắt ngôi sao 5 cánh.
- GV hướng dẫn HS cách gấp, cắt bông hoa 5 cánh.
- GV mở rộng: Tuỳ từng cách vẽ và cắt lượn theo đường cong sẽ được 5 cánh hoa có hình dạng khác nhau.
b.Gấp, cắt bông hoa 4, 8 cánh:
- GV hướng dẫn HS cách gấp, cắt bông hoa 4, 8 cánh.
c.Dán các hình bông hoa:
- GV hướng dẫn HS dán những bông hoa vừa cắt dán vào tờ giấy trắng. 
- GV tổ chức cho HS tập gấp, cắt bông hoa 5, 4, 8 cánh.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- HS thực hành gấp, cắt, dán bông hoa 5, 4, 8 cánh.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-HS thực hành.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TOÁN 
BÀI : LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Củng cố và vận dụng bảng nhân 7 để làm tính và giải bài toán liên quan đến bảng chia 7.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- SGK và VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH : 
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài:
 Hôm nay, chúng ta sẽ học bài Luyện tập. 
2.Thực hành:
 Bài 1: 
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 2: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 3: 
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 4: 
- GV yêu cầu HS quan sát và đếm số con vật trong hình vẽ.
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày.  tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Củng cố về giảm đi một số lần và ứng dụng để giải các bài tập đơn giản. 
- Bước đầu liên hệ giữa giảm đi một số lần và tìm một phần mấy của một số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- SGK.
- VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài: 
 Hôm nay, các em sẽ học bài Luyện tập.
2.Thực hành:
 Bài 1: 
- GV hướng dẫn HS giải thích mẫu.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 2: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
- GV giúp HS nhận ra: 60 giảm 3 lần được 20. 
 Bài 3:
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TOÁN
BÀI : GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Biết cách giảm một số đi nhiều lần và vận dụng để giải các bài tập.
- Phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số tranh vẽ như trong SGK.
- VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Hướng dẫn HS thực hiện giảm một số đi nhiều lần:
- GV hướng dẫn HS cách sắp xếp các con gà như hình vẽ trong SGK rồi đặt câu hỏi cho HS trả lời.
- GV ghi bảng, HS nhắc lại.
- GV hướng dẫn tương tự đối với độ dài các đoạn thẳng AB, CD.
- GV hỏi: Muốn giảm 8cm đi 4 lần ta làm thế nào?
- GV hỏi: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
2.Thực hành:
 Bài 1:
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài và vẽ sơ đồ tóm tắt.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 3:
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
 GIÁO ÁN
MÔN : TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Củng cố về: Tìm một thành phần chưa biết của phép tính; nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, chiasố có hai chữ số cho số có một chữ số, xem đồng hồ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- SGK.
- VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C.BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài:
 Hôm nay, chúng ta sẽ học bài Luyện tập. 
2.Thực hành:
 Bài 1:
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 2:
- GV yêu cầu HS làm bài vàđọc kết quả.
 Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.
- GV yêu cầu HS nêu lại cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 4:
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS nêu.
-HS thực hiện.
-HS nêu.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
 GIÁO ÁN
MÔN : TOÁN
BÀI : TÌM SỐ CHIA
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Biết tìm số chia chưa biết.
- Củng cố về tên gọi và quan hệ của các thành phần trong phép chia.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 6 hình vuông.
- VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C.BÀI MỚI :
1.GV hướng dẫn HS cách tìm số chia:
- GV yêu cầu HS lấy 6 hình vuông, xếp như SGK và nêu câu hỏi: “ Có 6 hình vuông xếp thành hai hàng, mỗi hàng có mấy hình vuông? “, viết bảng 6 : 2 = 3. 
- GV yêu cầu HS nêu tên gọi từng thành phần của phép chia trên.
- GV dùng bìa che số 2 và hỏi: “ Muốn tìm số chia ta làm thế nào? “, HS nêu phét tính, GV viết bảng:2= 6: 3 
- GV giúp HS nêu: Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
- GV nêu bài tìm x: 30 : x = 5 và yêu cầu HS nhận xét.
2.Thực hành:
 Bài 1:
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 2:
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số chia.
- GV yêu cầu HS làm bài vàđọc kết quả.
 Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vàđọc kết quả. 
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
-HS thực hiện.
-HS nêu.
-HS nhận xét.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L3-T8.doc