Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023

- Hiểu các từ ngữ trong bài văn. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài dũng cảm táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới một vùng đất mới để lập làng xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc.

- Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó trong bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật.

 

docx 45 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 95Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: KHÔNG CÓ VIỆC GÌ KHÓ, CHỈ SỢ LÒNG KHÔNG BỀN
Thứ hai, ngày 13 tháng 2 năm 2023
************
Tập đọc
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Hiểu các từ ngữ trong bài văn. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài dũng cảm táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới một vùng đất mới để lập làng xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc.
- Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó trong bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật.
2. Năng lực: 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hoạt động hình thành kiến thức mới.
3. Phẩm chất: GD HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường .Giữ gìn môi trường biển.
*GDTYBĐ: Giúp HS thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn môi trường biển trên đất nước ta, giữ gìn phần đất thiêng liêng của Tổ quốc. 
*GDKNS : HS biết tự lập, rèn luyện bản thân thích nghi với môi trường sống, không phụ thuộc vào người lớn
*GDBVMT: HS biết gìn giữ môi trường biển sạch đẹp, trong lành là việc làm thể hiện tình yêu quê hương đất nước mình.
* GDANQP: cung cấp thông tin một số chính sách của Đảng, Nhà nước để hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, tranh ảnh về các làng ven biển, làng đảo và về chài lưới , giúp giải nghĩa các từ ngữ khó.
- HS: SGK, tìm hiểu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động mở đầu:
v Kiểm tra kiến thức bài: Tiếng rao đêm
-MT: Ôn tập kiến thức đã học.
-Thời lượng:5 phút
-Cách tiến hành:
-HS1: đọc đoạn 1 và TLCH 1,2
- HS2: đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi 3.
-CL: Câu chuyện trên gợi cho em cảm nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống? 
a. Chuyện ai nấy làm, không xen vào chuyện của người khác. 
b. Phải biết quan tâm, giúp đỡ người khác khi cần thiết.
- GV nhận xét tuyên dương.
v Giới thiệu bài
- GV giới thiệu chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình: Trong ba tuần học tới, các em sẽ được học những bai viết về những người đã giữ cho cuộc sống chúng ta luôn thanh bình-các chiến sĩ biên phòng, cảnh sát giao thông , các chiến sĩ công an, chiến sĩ tình báo hoạt động bí mật trong lòng địch , những vị quan tòa công minh,
- Bài Lập làng giữ biển ca ngợi những người dân chài dũng cảm , dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở 1 hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1 Luyện đọc
- MT: giúp HS đọc đúng 1 số từ ngữ phát âm dễ sai, ngắt –nghỉ đúng câu và hiểu nghĩa một số từ khó.
-Thời lượng: 10 phút
-Cách tiến hành:
- GV chia bài văn thành 4 đoạn:
* Đoạn 1 : Từ đầu tỏa ra hơi muối.
* Đoạn 2 : Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tỉnh ..thì để cho ai?
* Đoạn 3 : Ông Nhụ bước ra võng  quan trọng nhường nào.
* Đoạn 4 : Phần còn lại.
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, giúp HS hiểu những từ ngữ được chú giải cuối bài ; giải nghĩa thêm từ ngữ : làng biển ( làng xóm ven biển hay trên đảo) , dân chài (người dân làm nghề đánh cá) .Dùng ảnh sưu tầm được giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ : vàng lưới , lưới đáy.
-GV nhận xét.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
2.2 Tìm hiểu bài
-MT: giúp HS trả lời được nội dung các câu hỏi trong bài.
-Thời lượng:8 phút
-Cách tiến hành:	
- GV đặt câu hỏi: 
+ Bài văn có những nhân vật nào?
+ Bố và Ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
+ Bố Nhụ nói “con sẽ họp làng”, chứng tỏ ông là người thế nào?
+ Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì?
+ Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ?
+ Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?
- GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn nói suy nghĩ của Nhụ ( từ Vậy là việc đã quyết định .hết) và trả lời câu hỏi: Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
Nếu em là Nhụ, em sẽ làm gì trước kế hoạch của bố?
Ÿ GDBĐ : Việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn môi trường biển trên đất nước ta, giữ gìn phần đất thiêng liêng của Tổ quốc. *GDBVMT: HS biết gìn giữ môi trường biển sạch đẹp, trong lành là việc làm thể hiện tình yêu quê hương đất nước mình.
3. HĐ Luyện tập, thực hành: Đọc diễn cảm
-MT: giúp HS đọc diễn cảm đúng yêu cầu và nắm được nội dung bài.
-Thời lượng; 8 phút
-Cách tiến hành:	
- GV HDHS thể hiện đúng lời các nhânvật
- GV HDHS đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu theo cách phân vai.
-GV nhận xét, tuyên dương.
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa bài đọc
-GV chốt: Ca ngợi những người dân chài dũng cảm táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới một vùng đất mới để lập làng xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- MT: củng cố ý nghĩa bài học, nhận xét tiết học, dặn dò bài mới.
-Thời lượng:4 phút
-Cách tiến hành:	
* Khi không có bố mẹ bên cạnh hoặc phải đến nơi khác sống một mình, em cần phải như thế nào?
*GDKNS : HS biết tự lập, rèn luyện bản thân thích nghi với môi trường sống, không phụ thuộc vào người lớn.
*GDANQP: Hiện nay, ngư dân Đà Nẵng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ cho ngư dân bám biển như: gần như miễn hoàn toàn các khoản thuế, hỗ trợ 70% chi phí bảo hiểm cho tàu 90 - 400CV; 90% cho tàu trên 400CV; hỗ trợ 100% bảo hiểm thuyền viên (300 ngàn đồng/người/năm), hỗ trợ phí đăng kiểm cho tàu trên 90CV, mỗi năm trên 11 triệu đồng/tàu...
+ Tích cực triển khai Nghị định 67, UBND TX Quảng Yên cũng đã tổ chức thành công 5 hội nghị tuyên truyền, với sự tham gia của các đoàn thể, phòng, ban chuyên môn, UBND các phường, xã, nghiệp đoàn nghề cá, cơ sở đóng tàu, ngân hàng... Tính đến thời điểm này, thị xã đã có 2 chủ tàu được ngân hàng chấp thuận dự án ký hợp đồng tín dụng đóng 2 tàu cá vỏ thép công suất trên 800CV, với số vốn cam kết là 16,5 tỷ đồng/tàu. Hiện cả 2 tàu đã thực hiện những chuyến vươn khơi đạt hiệu quả.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài : Cao Bằng.
- HS đọc bài + trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đúng ghi Đ, sai ghi S vào bảng con. 
S
Đ
- HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm.
- 1 đọc toàn bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- HS trao đổi sách luyện đọc theo cặp.
-HS trong nhóm tự nhận xét bạn.
- Một vài nhóm thi đua đọc.
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- HS đọc thầm SGK, thảo luận nhóm 4 bạn , trả lời các câu hỏi:
+ Có một bạn nhỏ tên Nhụ , bố bạn , ông bạn.
+ Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
+ Bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng , xã.
+ Ngoài đảo có đất rộng , bãi dài ,cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới , buộc được một con thuyền.
+ Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thoả sức phơi lưới , buộc thuyền . Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng trên đất liền – có chợ , có trường học , có nghĩa trang , 
+ Ông bước ra võng , ngồi xuống võng , vận mình , hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.
1 HS đọc đoạn văn và TLCH .
+ Nhụ đi , sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời.Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.
+ Nếu em là Nhụ, em vẫn sẽ tin tưởng vào kế hoạch của bố, cùng bố thực hiện những việc làm để chuẩn bị cho cuộc di dân ra đảo.
-Hs lắng nghe .
- 4 HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai ( người dẫn chuyện , bố Nhụ , ông Nhụ, Nhụ).
- Từng tốp 3 HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo vai.
- HS thi đua nhau đọc diễn cảm.
-Lớp nhận xét, khen ngợi.
-HS nêu: ca ngợi người dân làng chài mạnh bạo, dũng cảm di dời làng đến một nơi khác sống
-HS nhắc lại.
-HS trả lời: tự làm mọi việc, học cách thích nghi với cuộc sống,
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
- HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( NẾU CÓ)
................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................*********************************
Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Củng cố qui tắc và công thức tính diện tích xung quanh , diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Luyện tập vận dụng tính diện tích xung quanh , diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong các tình huống đơn giản. HS làm được bài 2.
- HS tính được Sxq và Stp của một số vật dạng HHCN trong thực tế.
* Bài tập 3: Điều chỉnh phương pháp TN :đ/ s
2. Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
*GDKNS : tích hợp GDKNS vào phương pháp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
- Học sinh: Vở, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: Ôn tập kiến thức đã học.
* Thời lượng: 5 phút
* Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS nhắc lại công thức diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét nhấn mạnh các kích thước phải cùng đơn vị đo.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Hoạt động luyện tập, thực hành: 
2.1 Bài tập 2: Giải toán có lời văn
* Mục tiêu: HS vận dụng quy tắc tính Sxq, Stp hinh hộp chữ nhật vào giải toán có lời văn.
* Thời lượng: 13 phút
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài .
- Lưu ý: Các số đo có đơn vị đo thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- GV nhận xét chữa bài:
Bài 2: HĐ cá nhân
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS nêu cách làm
- Yêu cầu tự làm bài vào vở 
- GV nhận xét chữa bài
-Yêu cầu HS trao đổi vở kiểm tra bài bạn.
2.2. Bài tập 3: Đúng ghi Đ, Sai ghi S
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng so sánh Sxq và Stp của 2 hình hộp chữ nhật.
* Thời lượng: khoảng 10 phút
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- Lưu ý HS cách tính chính xác.
- GV đánh giá bài làm của học sinh.
	 a) Đ b) S c) S d) Đ
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: củng cố KT Sxq và Stp của HHCN, nhận xét tiết học, dặn dò bài mới.
* Thời lượng: khoảng 7 phút
* Cách tiến hành ... a các hoạt động phù hợp với khả năng do chính quyền cơ sở tổ chức.
2. Năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực xác định giá trị bản thân, năng lực ra quyết định.
3. Phẩm chất: Học sinh có thái độ tôn trọng chính quyền cơ sở.
*GDKNS : HS biết tham gia các hoạt động cho UBND xã ( phường) phát động, nhằm giúp rèn kĩ năng sống cho bản thân.
* ĐC theo 3799: Không yêu cầu HS làm bài tập 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, ảnh minh họa bài dạy.
- HS: SGK, tìm hiểu bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động mở đầu:
-MT: Ôn tập kiến thức đã học.
-Thời lượng: 5 phút
- Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài học.
- Nhận xét, tuyên dương.
* GTB: nêu MT bài học.
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
2.1 Bài tập 2 / tr. 33: Xử lí tình huống 
-MT:HS biết xử lí một số tình huống liên quan đến UBND xã ( phường ) em.
-Thời lượng: 20 phút
- Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
+ Tình huống a: nhóm 1+ 2
+ Tình huống b: nhóm 3+4
+ Tình huống c : nhóm 5+6
-GV nhận xét cách xử lí tình huống của các nhóm.
- GV kết luận:
+ Tình huống (a) : Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn dân chất độc da cam.
+ Tình huống (b) : Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hóa của phường.
+ Tình huống (c) : Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập , quần áo, ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
-GDKNS : HS biết tham gia các hoạt động cho UBND xã ( phường) phát động, nhằm giúp rèn kĩ năng sống cho bản thân.
2.2 Bài tập 3 / tr. 33:
- MT: HS biết được những hành vi nào là phù hợp cần làm khi đến UBND xã ( phường).
-Thời lượng: 5 phút
- Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS về nhà làm với sự hỗ trợ của ba mẹ.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
- MT: củng cố KT , NX tiết học, dặn dò BM
-Thời lượng: 5 phút
- Cách tiến hành:
?: Khi đi tới UBND xã ( phường)làm một việc gì đó, em cần có thái độ như thế nào đối với những cán bộ ở đó?
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài : Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
-Trò chơi khởi động
-2 HS nêu lại nội dung bài.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
Các nhóm HS thảo luận theo nhiệm vụ được giao.
Đại diện từng nhóm lên trình bày xử lí tình huống.
Các nhóm khác thảo luận , bổ sung ý kiến.
 Mỗi nhóm chuẩn bị câu hỏi đặt cho nhóm bạn sau khi sắm vai.
-Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi của bạn.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS đọc đề bài.
-HS về nhà thực hiện bài tập.
-Em cần lễ phép, tôn trọng các cô các chú cán bộ ở phường, chào hỏi, thưa gửi ..
- 1HS nhắc lại nội dung bài học.
-HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( NẾU CÓ)
................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................
****************************
Ngoài giờ lên lớp
TẾT TRỒNG CÂY VÀ LÀM ĐẸP TRƯỜNG LỚP
GDKNS: TÂM LÍ THI CỬ ( tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: 
- HS hiểu được ý nghĩa của Tết trồng cây trong ngày xuân.
- HS biết trồng và bảo vệ, chăm sóc cây là hưởng ứng lời kêu gọi “Tết trồng cây” của Hồ Chủ Tịch.
2. Năng lực : Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực vận động, năng lực tham gia hoạt động XH
3. Phẩm chất: Có ý thức bảo vệ môi trường , giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 *GDKNS: giúp Học sinh 
- Thực hành phương pháp học tập hiệu quả.
- Tự tin và làm bài tốt nhất trong các kì thi.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Cây và dụng cụ trồng cây theo tổ.
- Dụng cụ vệ sinh lớp học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU ( Tổ chức ở lớp)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu:
*Mục tiêu: HS biết ý nghĩa của Tết trồng cây
-Thời lượng: 7 phút
-Cách tiến hành:
- GV giới thiệu lịch sử của Tết trồng cây: Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng ( 1960)Bác Hồ kêu gọi toàn dân hưởng ứng tháng trồng cây từ 6/1 đến 6/2. Tự tay Bác trồng cây đa ở công viên Thống Nhất. Từ đó phong trào Tết trồng cây trở thành phong trào rộng lớn trong toàn dân.
- Yêu cầu HS chuẩn bị dụng cụ trồng cây.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1 Ngày hội trồng cây
*Mục tiêu: HS biết trồng và bảo vệ , chăm sóc cây.
-Thời lượng: 13 phút
-Cách tiến hành:
-GV phân công vị trí làm việc cho mỗi nhóm
- Hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm làm việc.
- Tổ chức cho HS tham quan toàn bộ cây trồng của các nhóm.
2.2 SAU KHI THI (GDKNS)
*Mục tiêu: giúp hs tự tin và làm bài tốt nhất trong các kì thi.
-Thời lượng: 6 phút
-Cách tiến hành:
a) Giữ vững tinh thần
** ĐỌC TRUYỆN: SAU KHI THI
- Gọi HS đọc to truyện và trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về Tuấn ?
+ Theo em kết quả của Tuấn sẽ như thế nào ?
- Gọi lần lượt trả lời.
- Nhận xét và chốt.
- Rút ra bài học.
b) Tổng kết và có giải pháp
- YC làm bài tập trong Vở thực hành, tr 69.
1. Vì sao có rất nhiều người mắc đi mắc lại một lỗi cũ của mình ?
2. Sau khi thi mà em thấy mình làm bài chưa tốt, em ướng xử như thế nào ? ( Đánh dấu X vào ý đúng)
3. Sau khi thi mà em thấy mình làm bài tốt rồi, em ứng xử như thế nào ? ( Đánh dấu X vào ý đúng)
- Gọi lần lượt trả lời.
- Nhận xét-bổ sung.
- Rút ra bài học.
3. Hoạt động Luyện tập thực hành.
*MT: Gíup em rèn kĩ năng chuẩn bị cho kì thi.
* Thời lượng: 6 phút
* Cách tiến hành:
a) Em ghi lại thành tích của mình trong ngày hôm nay.
b) Em tưởng tượng những việc mình cần làm trong ngày mai.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: HS thấy được ý nghĩa của việc mình làm, nhận xét, dặn dò.
-Thời lượng: 3 phút
-Cách tiến hành:
- Dặn HS phân công nhau chăm sóc, tưới nước cho cây.
=> GDHS bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên.
-Nhận xét tiết học.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài mới. 
- Hát tập thể“Em là mầm non của Đảng”
 Nhạc và lời Mộng Lân
-HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị dụng cụ: bay, cây, hạt giống , bình tưới, chậu
- HS tự phân công nhau trồng cây
- Chú ý đảm bảo an toàn lao động
- Thu dọn vệ sinh sau khi trồng cây xong.
-HS tham quan sản phẩm làm việc của từng nhóm.
- 2-3 HS đọc trước lớp; HS còn lại đọc thầm.
- Trả lời.
- Nhận xét và bổ sung.
- 2 HS đọc trong Vở thực hành.
- Tự làm cá nhân.
- Lần lượt nêu.
- 2 HS đọc trong Vở thực hành.
- HS thực hành theo yêu cầu.
- Tự làm cá nhân.
- HS đọc yêu cầu
-HS trả lời vào bảng con
-HS suy nghĩ và trả lời cá nhân
- HS nhắc lại.
-HS lắng nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( NẾU CÓ)
................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................
****************************
SINH HOẠT LỚP - TUẦN 22
* Nội dung Sổ tay giáo dục: 7 yêu cầu đối với đội viên TNTP Hồ Chí Minh.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Giáo dục cho học sinh biết các nội quy nề nếp của trường lớp: Các em có ý thức trong việc giữ gìn đạo đức.
- Nhận ra được những ưu khuyết điểm ở tuần qua và phương hướng tuần tới.
- HS nắm được sư lược về biển đảo Việt Nam.
- Biết tôn trọng và yêu thương bạn bè, thầy cô.
*HSHN: Tham gia tập luyện cùng các bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng Học sinh theo dõi hoạt động của từng bộ phận
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
* Ổn định tổ chức: Hát hoặc trò chơi
Hoạt động 1: Hát Quốc ca, Đội ca
* Mục tiêu: HS hát đúng Quốc ca, Đội ca.
*Thời lượng: khoảng 12 phút
* Cách tiến hành:
- Gv cho hs thảo luận nhóm đôi:
+ Quốc ca là lời của bài hát nào? Nêu tên nhạc sĩ
+ Đội ca là lời của bài hát nào? Nêu tên nhạc sĩ
+ Quốc ca, Đội ca được hát trong dịp nào?
- Các nhóm báo cáo nội dung mà nhóm mình đã tìm hiểu được.
- Các nhóm khác nhận xét, gv nhận xét, tuyên dương
- Gv nêu thêm thông tin về 2 nhạc sĩ Văn Cao, Phong Nhã
- Gv đưa ra lời Quốc ca:
Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc,
bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa.
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
súng ngoài xa chen khúc quân hành ca.
Đường vinh quang xây xác quân thù,
thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu.
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
tiến mau ra sa trường.
Tiến lên, cùng tiến lên,
nước non Việt Nam ta vững bền.
- Gv hướng dẫn hs hát theo lớp, nhóm, cá nhân
- Gv đưa ra lời Đội ca:
Cùng nhau ta đi lên theo bước đoàn thanh niên đi lên,
cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. 
Lời thề ta ghi sâu mãi mãi trong tim không phai quyết xứng danh, 
thiếu niên anh dũng nước nhà. 
Tiến quyết tiến hướng Quốc kỳ thắm tươi, 
anh em ta yêu Tổ quốc suốt đời, 
cùng yêu nhân dân yêu chuộng lao động tăng gia, 
thi đua học hành ngày một tiến xa.
- Gv hướng dẫn hs hát theo lớp, nhóm, cá nhân
- Gv tổ chức cho hs thi đua hát 2 bài Quốc ca, Đội ca
- GV tuyên dương nhóm hát hay, đúng lời 
* Kết luận:
+ Quốc ca được hát trong lễ chào cờ, chỉ hát lời một bài “Tiến quân ca”.
+ Đội ca được hát trong lễ chào cở của Đội, chỉ hát lời một bài “Cùng nhau ta đi lên”
Hoạt động 2: Đánh giá hoạt động tuần 22 ( Lớp trưởng điều khiển)
* Mục tiêu: Đánh giá hoạt động tuần trước
* Thời lượng: khoảng 13 phút
* Cách tiến hành:
- Lớp trưởng điều khiển các hoạt động của tiết sinh hoạt.
- Các tổ trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần của tổ mình.
- Lớp phó học tập, lao động , lớp phó văn thể nhận xét, đánh giá các mảng mình phụ trách trong tuần qua.
- HS nêu ý kiến của mình qua việc đánh giá của bạn.
Hoạt động 3: Lớp trưởng nhận xét chung, bình chọn người được tuyên dương
* Mục tiêu: HS biết nhận xét, bình chọn gười được tuyên dương
* Thời lượng: khoảng 5 phút
* Cách tiến hành:
Chuyên cần :
.......
Truy bài:
.......
Xếp hàng:
............
Vệ sinh:
.............
Tuyên dương:
............
Hoạt động 4: Phương hướng tuần 23
* Mục tiêu: Đề ra phương hướng tuần tới
* Thời lượng: khoảng 5 phút
* Cách tiến hành:
Học và làm bài theo thời khóa biểu.
Đi học chuyên cần.Thực hiện tốt nội quy.
Tiếp tục tuyên truyền thực hiện 4 giảm, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm,...
Tham gia tốt các phong trào : múa hát sân trường, chải răng súc miệng, đọc báo đội, quỹ nhân đạo, đọc sách thư viện ...
 - Thực hiện trang trí lớp, thực hiện ngày thứ bảy xanh- sạch- đẹp....
 - Giúp đỡ học sinh cần giúp đỡ.
Duyệt của tổ khối
Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_22_nam_hoc_2022_2023.docx