Giáo án lớp 3 tuần 9 - Trường Tiểu học Hải Khê

Giáo án lớp 3 tuần 9 - Trường Tiểu học Hải Khê

Tiết 1:Tập đọc: Ôn tập ( tiết 1 )

I.MỤC TIÊU :

-Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút ); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn ,bài.

-Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho ( BT 2 )

-Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh ( BT2 )

-HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 55 tiếng / phút ).

 

doc 30 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1062Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 tuần 9 - Trường Tiểu học Hải Khê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
 Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2010
Tiết 1:Tập đọc: Ôn tập ( tiết 1 ) 
I.MỤC TIÊU :
-Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút ); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn ,bài.
-Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho ( BT 2 )
-Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh ( BT2 )
-HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 55 tiếng / phút ). 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Phiếu viết tên từng bài TĐ(không có Y/C HTL )
-Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2,3.
-Vở BT.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A . Kiểm tra bài cũ: Lớp hát 
B . Bài mới :
1 . Giới thiệu bài : 
2 .KT đọc :khoảng ¼ số HS lớp .
a).GV yêu cầu HS lên bốc thăm 
-Nêu câu hỏi nội dung bài đọc .
Ghi điểm 
GV yêu cầu những HS đọc yếu về nhà luyện đọc lại tiết sau kiểm tra .
3 . Bài tập2 : yêu cầu học sinh đọc đề 
Treo bảng phụ 
-Mời HS phân tích làm mẫu 
GV gạch chân :
+Hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ 
-Tổ chức cho 2 dãy thi đua 
-GV và cả lớp bình chọn dãy thắng cuộc
GV nhận xét 
4.Bài tập 3 
Hướng dẫn HS làm mẫu 
a)một cánh diều 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở 
- GV nhận xét 
- GV chốt lời giải đúng :
a)Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều .
b) Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo .
c)Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc .
5/Củng cố -dặn dò :
NX tiết học 
Đọc điểm KT 
- Về nhà đọc lại các câu chuyện đã học chọn kể 1 câu chuyện hay cho người thân nghe 
Chuẩn bị bài sau. “Ôn tập thi GHKI tiếp 
- HSlắng nghe 
- HS thực hiện (Sau khi bốc thăm được xem lại bài 2phút )
- HS đọc bài theo yêu cầu ở phiếu ,trả lời câu hỏi 
- Lớp theo dõi 
 - HS đọc thầm và TLCH :
- 1HS làm miệng Lớp theo dõi 
- 2dãy thi đua cùng nội dung
Cầu Thê Húc cong cong như con tôm 	
Con rùa đầu to như trái bưởi	
- 1HS đọc đề lớp theo dõi 
- 1HS làm miệng, lớp nhận xét 
- HS làm bài vào vở 
a)Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều .
b) Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo .
c)Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc 
- HS chú ý
 Tiết 2:Kể chuyện: Ôn tập ( tiết 2 )
I.MỤC TIÊU :
 -Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. 
-Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì ? ( BT 2 ).
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học ( BT 3 ). 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Phiếu viết tên từng bài TĐ(không có Y/C HTL )
-Bảng phụ -Vở BT.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A . Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS đọc một bài TĐ mà GV yêu cầu.
 - GV nhận xét, ghi điểm. 
B . Bài mới :
1 . Giới thiệu bài : 
2 .KT đọc :khoảng ¼ số HS lớp .
a).GV yêu cầu HS lên bốc thăm 
- Yêu cầu HS đọc 
- Nêu câu hỏi nội dung bài đọc .
- Ghi điểm 
- GV yêu cầu những HS đọc yếu về nhà luyện đọc lại tiết sau kiểm tra .
3 . Bài tập2 : 
- Treo bảng phụ 
- Mời HS phân tích làm mẫu 
- GV nhắc :để làm đúng BT các em phải xem các câu văn được cấu tạo theo mẫu câu nào .
-Trong 8 tuần vừa qua các em đã học những mẫu câu nào ? 
- GV ghi nhanh câu hỏi đúng lên bảng 
a) Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường ?
b).Câu lạc bộ thiếu nhi là gì ?
4.Bài tập 3
 - Yêu cầu HS nêu tên các truyện đã học 
- Treo bảng phụ ghi tên các truyện 
- Yêu cầu HS chọn truyện để kể 
-Thi kể
- Bình chọn người kể tốt 
5.Củng cố -dặn dò :
 - NX bình chọn .TD.những HS thuộc những câu chuyện và kể tự nhiên , hấp dẫn 
- Về nhà đọc lại các câu chuyện đã học chọn kể 1 câu chuyện hay cho người thân nghe 
- Chuẩn bị bài sau. “Ôn tập thi GHKI tiếp 
- HS lắng nghe 
- HS thực hiện (Sau khi bốc thăm được xem lại bài 2phút )
- HS đọc bài trả lời câu hỏi 
- Lớp theo dõi 
- 1HS đọc đề 
- HS đọc thầm và TLCH :
- 1HS làm miệng Lớp theo dõi 
-Ai là gì?
-Ai làm gì?
- HS nêu miệng .
- HS NX bạn 
- HS viết câu vaò vở
- 1HS đọc đề lớp theo dõi 
- 1HS nêu miệng tên các bài truyện đọc. 
- HS.suy nghĩ chọn truyện kể va kể
- HS thi kể. 
- Lớp theo dõi nhận xét 
- HS chú ý
 Tiết 3:Toán: Góc vuông, góc không vuông
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
-Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông,góc không vuông.
-Biết dùng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuôngvà vẽ góc vuông(theo mẫu ).
- Hs làm được bài tập 1,2,3,4. BT 2 ( 3 hình dòng 1 ).
II.ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC
-Bảng phụ.
- Ê ke GV+HS . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A .Kiểm tra bài cũ : 
- 3 HS lên bảng làm bài 
- GV n/xét,ghi điểm .
B .Dạy bài mới 
1/Giới thiệu bài :
2/Dạy bài mới:
Hoạt động 1:Làm quen với góc
-Treo mô hình đồng hồ 
+Cho HS xem h/ảnh 2 kim đồng hồ tạo thành 1 góc 
+ Mô tả để HS có biểu tượng về góc 
- Góc : gồm có 2cạnh cùng xuất phát từ 1 điểm 
+ Vẽ góc :	
Hoạt động 2:Giới thiệu góc vuông, góc không vuông .
 -GV vẽ góc vuông, giới thiệu
- Ta có góc vuông đỉnh O ,cạnh OA, OB
 A
 O
 B
 -GV vẽ góc không vuông, giới thiệu
GV vẽ góc đỉnh P,cạnh PN,PM và góc đỉnh E ,cạnh EC, ED như SGK 
Hoạt động 3:Giới thiệu ê ke
-Đưa ê ke mẫu giới thiệu đây là cái ê ke được làm bằng gỗ 
-Ê ke dùng để kiểm tra góc vuông và vẽ góc vuông .
- Yêu cầu HS giới thiệu ê ke của mình .
Hoạt động 4:Thực hành
GV HD làm bài tập 
Bài 1: Y/C HS tự làm miệng GV HD kĩ y/c .Cho HS làm.
? Những em nào có kết quả đúng như bạn ? khen . .
-Dùng ê ke để vẽ góc vuông.
- HD Khi vẽ góc vuông có đỉnh là O có cạnh là OA và OB.Ta đặt đỉnh góc vuông của êke trùng với đỉnh O.vẽ cạnh OA và cạnh OB .
-HS vẽ gócvuông đỉnh M,cạnh MC và cạnh MD 
 Bài 2 
- Cho HS nêu y/c .
- Cho HS tự làm bài vào vở .
- Cho HS đứng dậy trình bày . Lớp NX .
- GV chốt : góc vuông đỉnh A cạnh AD,AE
- Góc không vuông dỉnh B cạnh BG,BH..
Bài 3: 
- Cho HS đọc đề bài.
- GV HD .Như bài2
- GV NX chốt bài Các góc vuông là :góc đỉnhM,đỉnh Q 
-Các góc không vuông là góc đỉnh N,đỉnh P(cạnh của các góc có thể trùng nhau).
3/Củng cố dặn dò :
- NX tiết học 
- Về nhà học bài , làm lại các bài tập vào vở .
- Thực hiện theo yêu cầu
- HSq/sát.
- 1HS mô tả góc: gồm có 2cạnh cùng xuất phát từ 1 điểm .
- Lớp q/sát. 
- HS lắng nghe tên góc.
- 3HS đọc tên góc
- HS quan sát
-HS giới thiệu ê ke của mình giới thiệu đây là cái ê ke được làm bằng nhựa 
- Ê ke dùng để kiểm tra góc vuông và vẽ góc vuông
- HS NX 
- HS đọc đề 
- Hai HS lên bảng Dùng ê ke để K/tra góc vuông
 - Lớp quan sát nhận xét tuyên dương.
- Lớp theo dõi .
- HS nêu y/c .
- HS dùng e ke để KT rồi trả lời.
- Cho HS đứng dậy trình bày . Lớp NX .
- HS nêu y/ c .
- HS dùng e ke để KT rồi trả lời.
- Cho HS đứng dậy trình bày . Lớp NX .
- HS chú ý 
Tiết 4:Thủ công: Ôn tập chương I: Phối hợp gấp, cắt, dán hình
I.MỤC TIÊU:
-Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.
-Làm được ít nhất 2 đố chơi đã học. Đối với HS khéo tay làm được ít nhất 3 đồ chơi đã học và có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II.CHUẨN BỊ:
-Các mẫu gấp: Tà thủy 2 ống khói; Mẫu gấp con ếch.
-Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
a. GTB, ghi bảng:
b. Hướng dẫn HS ôn tập.
- GV yêu cầu HS nêu tên các bài đã học ở chương I.
- GV treo tranh quy trình.
- Yêu cầu HS nêu lại các bước gấp: Tàu thủy 2 ống khói, con ếch.
- GV nêu lại các bước.
- Yêu cầu HS thực hành gấp bằng giấy thủ công.
- Gv theo dõi, giúp đỡ những em yếu hoàn thành sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- VN luyện gấp thành thạo và đẹp.
- Nhận xét giờ học.
- HS nhắc lại.
- HS nêu tên các bài đã học ở chương I
 + Gấp tàu thủy 2 ống khói.
 + Gấp con ếch.
- HS quan sát và nhận xét
- HS nêu lại các bước gấp.
- HS chú ý
 Buổi chiều
Tiết 1:Thể dục: Học hai động tác vươn thở và tay 
 A/ Mục tiêu: SGV trang 67 
 B/ Địa điểm phương tiện : 
 - Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ. 
 - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi 
 C/ Lên lớp :
Nội dung và phương pháp dạy học
Định lượng
Đội hình luyện tập
1/ Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học . 
- Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động .
- Đứng tại chỗ xoay các khớp . 
- Chơi trò chơi : ( đứng , ngồi theo hiệu lệnh )
 2/ Phần cơ bản :
*Học động tác vươn thở và tay của bài TD phát triển chung:
- Giáo viên lần lượt nêu tên từng động tác. 
- Vừa làm mẫu vừa giải thích về động tác và cho học sinh làm theo. Lần đầu làm chậm từng nhịp một để học sinh nắm về mỗi lần tập 2 x 8 nhịp. 
- Giáo viên theo dõi sửa chữa từng động tác học sinh làm sai rồi cho học sinh thực hiện lại 
- Giáo viên mời 3 – 4 học sinh thực hiện tốt lên làm mẫu .
- Giáo viên hô chậm cho học sinh thực hiện.
- Học sinh làm từ từ động tác chú ý hít sâu.
+ Động tác vươn thở: 
+ Động tác tay : 
* Chơi trò chơi : “ Chim về tổ “ 
- Giáo viên nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi -Học sinh thực hiện chơi trò chơi :”Chim về tổ”
* Giáo viên chia học sinh ra thành vòng tròn hướng dẫn cách chơi thử sau đó cho chơi chính thức.
- Giáo viên giám sát cuộc chơi nhắc nhớ kịp thời các em tránh vi phạm luật chơi.
- Giáo viên nhắc nhớ học sinh đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi .
3/ Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn học sinh về nhà thực hiện lại các động tác .
5 ph
25phút
2lx 8n
 3 - 4l
5 phút 
 § § § § § § § §
§ § § § § § § §
§ § § § § § § §
§ § § § § § § §
GV
 GV
Tiết 2:Toán: Luyện toán
I.MỤC TIÊU: 
- Củng cố kiến thức đã học về: cộng, trừ nhân ( có nhớ ), phép chia ( chia hết và chia có dư ).
- Vận dụng giải bài toán.
- Ôn luyện vẽ góc vuông và góc không vuông.
II.ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC
 Thước, Ê - ke
. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ: 
- GV gọi HS đọc bảng nhân 6,7.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
a. GTB, ghi bảng.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1 Đặt tính rồi tính
 326 + 135 7 x 8
 417 + 206 38 : 5
 451 - 215 96 : 3
 605 -261 742 x 6
Bài 2 Tính
a. 5 x3 + 15 c. 45 : 5 + 58
b. 25 + 3 x 8 d. 97 - 54 : 9
- Gv yêu cầu HS nêu cách làm một bài, Tương tự các bài còn lại HS tự làm vào vở.
Bài 3 Một quyển sách có 96 trang. Bạn Hoa đã đọc được 1 / 3 quyển sách. Hỏi bạn hoa còn phải đọc bao nhiêu trang thì mới hết quyển sách ? 
- GV yêu cầu HS đọc bài toán - Phân tích bài toán, Tự giải vào vở. 
Bài 4 Dùng ê - ke để vẽ : 
 - Góc vuông đỉnh O; cạnh OA, OB.
 - Góc không vuông đỉnh M; cạnh MC, M ... đọc thầm và TLCH :
- 1HS làm miệng Lớp theo dõi 
- HS làm bài vào vở, 1hs lên bảng.
- 1HS đọc đề lớp theo dõi 
- HS làm miệng lớp nhận xét 
- HS chú ý
Tiết 3:Chính tả:Kiểm tra đọc – hiểu( đề chung của trường)
Tiết 4: Tự nhiên xã hội : Ôn tập kiểm tra : Con người và sức khỏe (tt)
 A/ Mục tiêu : 
 Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh không sử dụng các chất độc hại như ma túy ,
thuốc lá , rượu bia 
 B/ Chuẩn bị: Giấy vẽ, bút màu, bút chì. 
 C/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Giới thiệu bài:
2/ Tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm:
Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: vẽ tranh không hút thuốc lá .
+ Nhóm 2 : Không uống rượu .
+ Nhóm 3 : Không dùng ma túy .
Bước 2 : - Yêu cầu nhóm trưởng các nhóm điều khiển thảo luận và phân công cho từng thành viên trong nhóm.
- Giáo viên đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ học sinh .
Bước 3: - Trình bày và đánh giá :
- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm lên cử một bạn lên nêu ý tưởng của bức tranh .
- Yêu cầu các nhóm quan sát nhận xét và bình chọn . 
d) Củng cố - Dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày 
- Xem trước bài mới.
- Lớp chia thành các nhóm .
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên chịu trách nhiệm một mảng.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình lên bảng lớp cử đại diện lên chỉ và thuyết trình về ý tưởng của bức tranh.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
- HS chú ý
Buổi chiều
Tiết 1:Toán: Luyện toán nâng cao
I.MỤC TIÊU:
- Luyện kỹ năng làm các bài tạp tìm thành phần chưa biết liên quan đến gấp, giảm một số lên nhiều lần.
- Luyện giải toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
a. Gới thiệu bài, ghi bảng:
b. GV ghi đề lên bảng
Bài 1: Tìm X
24: x = 4, 62: x = 2, 30 : x = 6, 48 : x = 4
Bài 2: năm nay con 7 tuổi. Tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi?
Bài 3: Giảm số 84 đi 4 lần thì còn bao nhiêu?
Bài 4: Vườn quất có 39 cây. Bán đợt 1 thì số cây quất đã giảm 3 lần. Hỏi:
a. Đã bán bao nhiêu cây quất?
b. Trong vườn còn lại bao nhiêu cây quất?
c. Hướng dẫn Hs làm bài:
Bài 1, 2 Y/C HS tự đọc đề rồi làm bài vào vở.
Bài 3 GV hướng dẫn HS làm bài.
Bài 4 GV hỏi: câu a bài toán tìm gì? Bài toán đã cho biết gì? Muốn biết đã bán bao nhiêu cây quất ta làm như thế nào? Muốnbiết còn mấy cây quất ta làm như thế nào?
- Y/ C HS làm bài vào vở
3. Củng cố dặn dò:
- GV thu vở chấm, nhận xét.
- Nhận xét giờ học.
- HS theo dõi.
- HS đọc đề, rồi làm bài vào vở.
- HS lắng nghe hướng dẫn rồi trả lời câu hỏi:
a.Tìm xem bán bao nhiêu cây quất.
- Bài toán cho biết: Có 39 cây quất. Bán đợt 1 thì số câu quất giảm 3 lần.
- Học sinh làm bài vào vở.
Tiết 2:Tiếng Việt: Luyện TLV
I.MỤC TIÊU:
- Luyện cho HS viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu kể về tình cảm của bó, mẹ hoặc người thân của em đối với em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
a. Gới thiệu bài, ghi bảng:
b. Hướng dẫn HS cách viết đoạn văn.
* GV ghi đề lên bảng.
" Hãy viết một đoạn văn ngắn 5- 7 câu kể về tình cảm của bố, mẹ hoặc người thân của em đối với em".
- Y/ C HS đọc kỹ đề bài; định hướng cho HS viết về ai.
+ Người thân có những tình cảm đối với em như thế nào qua cử chỉ, hành động?
- Chú ý cho HS viết câu đúng và cách trình bày một đoạn văn.
c. Yêu cầu HS thực hành viết bài vào vở; Gv theo dõi, hướng dẫn yếu hoàn thành bài viết.
d. Gv thu vở chấm, nhận xét. Nêu một số lỗi chính trong bài viết.
- Chọn bài viết hay đọc trước lớp.
3. Cũng cố dặn dò:
- Về nhà hoàn thành bài viết; nhận xét giờ học.
- HS đọc kỹ đề bài.
- Định hướng viết về ai?
- HS thực hành viết bài vào vở.
- HS nối tiếp đọc bài viết, nhận xét.
- Về nhà hoàn thành bài viết.
- HS chú ý
åi c
Tiết 3:Tập làm văn: Kiểm tra viết
hT
 uThứ 6 ngày 15 tháng 10 năm 2010
Tiết 1:Toán : Luyện tâp
I.MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
- Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài cói một tên đơn vị đo ( nhỏ hơn đơn vị kia ).
-HS làm được BT 1b ( 1,2,3 ); BT 2 ; BT 3 ( cột 1 ).
 II.ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC:
- Bảng phụ ,phiếu học tập
- VBT +bảng con 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A .Kiểm tra bài cũ : Bảng đơn vị đo độ dài : 
- 4 HS lên bảng 
- N/X ghi điểm 
- N/X chung .
B .Dạy bài mới 
1 .Giới thiệu bài : 
2 .HD làm bài tập 
a. Bài 1:Đề bài y/c gì?
- GV Kẻ sẵn đoạn thẳng AB Y/C 1 HS lên đo 
 A B
- GV ghi bảng : Đoạn thẳng AB đo được 1m và 9 cm 
- Viết tắt là : 1m 9cm 
- Đọc là : Một mét chín xăng -ti -mét
- Chúng ta vừa củng cố kiến thức gì ?
b .Bài 1b 
- GV ghi mẫu như khung ở SGK 
-Cách làm:3m 4dm = 30dm + 4dm = 34 dm 
 3m 4cm = 300cm + 4cm = 304 cm 
- Em hiểu NTN về cách làm này 
- YC HS làm vào vở 2-4HS lên bảng làm 
- Y/Cđổi vở KT 
- N/X t/dương 
- Chúng ta vừa luyện tập được điều gì ?
c. Bài 2 :YC HSđọc đề toán 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán Y/C gì ?
- GV hướng dẫn mẫu 
8dm + 7dm = 15dm 
- Y/cầu HS thi đua làm vào bảng phụ lên treo 
- NX t/dương
- Chúng ta vừa luyện tập được điều gì ?
d/Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Y/C HS làm phiếu học tập
 - HD mẫu :6m 3cm 7m
- Theo em điền dấu gì ?
3/Củng cố dặn dò :
- NX tiết học T/D nhắc nhở.
- Dặn dò :về nhà học bài làm bài tập vào vở chuẩn bị bài sau “Thực hành đo độ dài ” .
- HS 1làm BT3
- HS2làm BT 2
- HS3 và HS 4 đọc xuôi ,ngược bảng đơn vị đo độ dài và đố nhau các đơn vị trong bảng 
-HS nêu Y/C 1a 
- 1HS lên đo đoạn AB trả lời miệng.
- Lớp quan sát nhận xét
- 3 HS đọc 
- Chúng ta vừa luyện tập được cách đo , cách viết và cách đọc đoạn thẳng với đơn vị đo độ dài 
 - Cả lớp đọc thầm cách làm mẫu trả lời 
- Trả lời :Cách làm này cho biết 
 3 m = 30 dm 
 3 m = 300 cm 
- 4 HS lên bảng làm.HS tự làm vào vở .
- HS đổi chéo vở KT –
- Chữa bài .N/X bạn 
- Vừa luyện tập đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo.
- HS đọc đề
- Bài toán cho các phép tính cộng trừ nhân chia kèm theo đơn vị đo độ dài 
- Y/cầu tính kết quả 
- 4 Nhóm thi đua 
- HS nhận xét bài bạn.
-Làm toán với 4 phép tính có kèm đơn vị đo độ dài .HS đọc đề bài 
HS nhận phiếu làm bài 
- Dấu bé vì 6m 3 cm bé hơn 7m 
- Hoặc Đổi 6m 3cm = 603 cm. 7 m = 700 cm
- Do đó 6m 3 cm < 7 m 
- HS làm bài 
- HS chú ý
Tiết 2: Tiếng Việt nâng cao
A/ Mục đích, yêu cầu:
 - Nâng cao kiến thức về phân biệt dấu hỏi/dấu ngã; về so sánh và mẫu câu Ai là gì?
 - Rèn cho HS tính kiên trì, tự giác trong học tập.
B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Điền dấu thanh thích hợp (? ~) vào các chữ in nghiêng dưới đây:
Ngõ hem, nga ba, trô bông, ngo lời, cho xôi, cây gô, cánh cưa, ướt đâm, nghi ngơi, nghi ngợi, vững chai, chai tóc.
Bài 2: Đọc các câu thơ sau:
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Hồ Chí Minh
- Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nữa vời.
 Nguyễn Du
- Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm rên cao.
Trần Đăng Khoa
a) Tìm hình ảnh so sánh trong các câu thơ trên.
b) Phân tích cấu tạo của hình ảnh so sánh đó bằng cách ghi lại từng hình ảnh vào chỗ trống thích hợp trong mô hình sau:
Sự vật được so sánh
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Sự vật so sánh
M: Mặt
tươi
như
hoa
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp suy nghĩ làm bài.
- HS xung phong lên bảng chữa bài, Cả lớp nhận xét bổ sung:
Bài 1: 
Ngõ hẻm, ngã ba, trổ bông, ngỏ lời, chõ xôi, cây gỗ, cánh cửa, ướt đẫm, nghỉ ngơi, nghĩ ngợi, vững chãi, chải tóc.
Bài 2:
a) Những hình ảnh so sánh trong các câu thơ trên là:
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
- Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
- Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
b)
Sự vật 1
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Sự vật 2
Tiếng suối
Trong
như
Tiếng hát xa
(Tiếng đàn)
Trong
như
Tiếng hạc bay xa
(Tiếng đàn)
đục
như
Tiếng suối mới sa nửa vời
Quả dừa
(như)
Đàn lợn con nằm trên cao
Tiết 3:Âm nhạc:(GV bộ môn phụ trách)
Tiết 4:Toán: Ôn luyện
 A/ Mục tiêu: 
 - Củng cố, nâng cao về phép nhân, phép chia và giải toán.
 - Rèn cho HS tính kiên trì trong học tập.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Viết một phép chia:
a) Có số chia bằng thương:
b) Có số bị chia bằng số chia:
c) Có số bị chia bằng thương:
Bài 2: Tìm x:
a) X x 4 = 4 x 8 b) 4 x X = 3 x 5 + 9
c) 2 x 4 < 2 x X < 2 x
Bài 3: Tuổi Mẹ là 35. Tuổi con bằng tuổi của Mẹ. Hỏi:
a) Lan bao nhiêu tuổi?
b) Mẹ hơn Lan bao nhiêu tuổi?
c) 5 năm nữa Mẹ hơn Lan bao nhiêu tuổi?
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- HS xung phong chữa bài. Lớp nhận xét bổ sung.
 Bài 1:
a) 4 : 2 = 2 ; 9 : 3 = 3 ; 16 : 4 = 4 ...
b) 2 : 2 = 1 ; 7 : 7 = 1 ; 9 : 9 = 1 ...
c) 3 : 1 = 3 ; 5 : 1 = 5 ; 8 : 1 = 8 ...
Bài 2: 
a) X x 4 = 4 x 8 b) 4 x X = 3 x 5 + 9
 X x 4 = 32 4 x X = 24
 X = 32 : 4 X = 24 : 4
 X = 8 X = 6
c) 2 x 4 < 2 x X < 2 x 7
 8 < 2 x X < 14
 4 < X < 7
 Vậy x = 5, 6.
Bài 3: Giải:
Tuổi của Lan có: 35 : 5 = 7 (tuổi)
Số tuổi Mẹ hơn Lan là : 35 - 7 = 28 (tuổi)
5 năm nữa Mẹ cũng hơn Lan 28 tuổi vì hiệu số tuổi của Mẹ và Lan không đổi.
 Đ/ S : a) 7 tuổi ; b) 28 tuổi ; c) 28 tuổi. 
- HS chú ý
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP
I.Mục đích ,yêu cầu: HS biết
 - Kết quả hoạt động tuần 9 .
 - Nắm phương hướng tuần 10.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Giới thiệu :
2/ Đánh giá hoạt động tuần 9.
-Giáo viên chủ trì tiết sinh hoạt .
-Giáo viên nhận xét đánh giá các hoạt động tuần qua của lớp ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ. 
 - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Đa số các bạn học bài và làm bài trước khi đến lớp.
-Tuyên dương một số em hăng say phát biểu xây dựng bài:Bình, Thịnh , Tín, Diệu
-Phê bình một số em chưa thuộc bài:Ánh, Hòa, Sang, Sáu ...
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải .
3.Phương hướng tuần 10:
 - Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
 - Đi học đầy đủ, đúng giờ. 
 - Học bài và làm bài trước khi đến lớp
 - Giữ gìn sách vở, áo quần, tóc tai gọn gàng, sạch sẽ.
 - Đảm bảo an toàn giao thông khi đến trường. 
-HS chú ý.
-HS lắng nghe
-HS chú ý

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9 LOP 3.doc