Giáo án lớp 4, học kì I - Tuần 17

Giáo án lớp 4, học kì I - Tuần 17

I/ Mục tiêu

- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.

- Biết chia cho số có ba chữ số.

# Giảm tải: Không làm cột b bài tập 1, bài tập 3.

III/ Các hoạt động dạy-học:

 

docx 44 trang Người đăng huong21 Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4, học kì I - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
 -------------------- ------------------ 
Thứ hai ngày 31 tháng 12 năm 2012
NGHỈ LỄ
 Thứ ba ngày 1 tháng 1 năm 2013
NGHỈ LỄ
 -------------------- ------------------ 
Thứ tư ngày 2 tháng 1 năm 2013
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu
Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
Biết chia cho số có ba chữ số.
# Giảm tải: Không làm cột b bài tập 1, bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. KTBC: Chia cho số có ba chữ số
- Gọi hs lên bảng tính và đặt tính 
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Dạy-học bài mới: 
1) Giới thiệu: Tiết toán hôm nay các em sẽ được rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số và giải một số bài toán có lời văn
2) Luyện tập
Bài 1: Y/c HS thực hiện vào nháp
 - Giúp HS yếu tính được.
Bài 2: Y/c hs đọc đề toán
- Gọi hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở nháp 
Bài 3: (dành cho HS khá, giỏi)
 Gọi hs đọc đề toán
- Y/c hs tự làm bài 
- Gọi hs lên bảng chữa bài
- Chấm bài, y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra
- Nhận xét, tuyên dương hs làm bài đúng, sạch đẹp 
4. Củng cố:
- Gọi hs lên thi đua 
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế
5. Dặn dò:
- Về nhà tự làm bài vào VBT
- Bài sau: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học 
- HS lên bảng tính 
10488 : 456 = 23 31 458 : 321 = 98 
35490 : 546 = 56
- Lắng nghe
- HS thực hiện nháp
a) 54322 : 346 = 157 
 25275 : 108 = 234 (dư 3)
 86679 : 214 = 405 (dư 9) 
- HS đọc đề toán
- Cả lớp làm vào vở nháp
 18 kg = 18000 g
 Số gam muối trong mỗi gói là:
 18000 : 240 = 75 (g)
 Đáp số: 75 g 
- HS đọc đề bài
- Tự làm bài
- HS lên bảng chữa bài
- Đổi vở nhau để kiểm tra
Giải
Chiều rộng của sân bóng đá
7140 : 105 = 68 (m)
Chuvi sân bóng đá:
(105 + 68) x 2 = 346 (m)
Đáp số: 346 m
- HS lên thực hiện 4725 : 15 = 315 
- HS lắng nghe và thực hiện.
TẬP ĐỌC:
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.
 - Hiểu ND: Cách nghĩ trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (Trả lời được các CH trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn dịnh tổ chức: Hát
2. KTBC: 
Trong quán ăn " Ba cá bống"
 Gọi hs lên bảng đọc theo cách phân vai 
- Em thấy những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lí thú.
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Y/c hs xem tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Việc gì xảy ra đã khiến cả vua và các vị đại thần đều lo lắng đến vậy? Câu chuyện Rất nhiều mặt trăng sẽ giúp các em hiểu điều đó. 
2) HD đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 
- HD luyện đọc các từ khó trong bài : xinh xinh, vương quốc, khuất, vui sướng, kim hoàn 
- HD hs cách ngắt nghỉ hơi đúng giữa những câu dài
- Gọi hs đọc 3 đoạn lượt 2
- Giải nghĩa từ khó trong bài: vời
- Y/c hs luyện đọc trong nhóm đôi
- Gọi hs đọc cả bài
- Gv đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bất lực của các vị quan trong triều, sự buồn bực của nhà vua. Đọc đoạn sau: phân biệt lời chú hề (vui, điềm đạm) với lời nàng công chúa (hồn nhiên, ngây thơ), đọc đoạn kết giọng vui, nhịp nhanh hơn 
b) Tìm hiểu bài
- Y.c hs đọc thầm đoạn 1 TLCH:
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? 
+ Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì? 
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
+ Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?
- ND chính của đoạn 1 là gì?
- Yc hs đọc thầm đoạn 2, trả lời các câu hỏi:
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn? 
- Đoạn 2 cho em biết điều gì?
- Chú hề hiểu trẻ em nên đã cảm nhận đúng: nàng công chúa bé nhỏ nghĩ về mặt trăng hoàn toàn khác với cách nghĩ của người lớn, của các quan đại thần và các nhà khoa học. 
- Y/c hs đọc thầm đoạn 3 và TLCH:
+ Sau khi biết rõ công chúa muốn có một "mặt trăng" theo ý nàng, chú hề đã làm gì? 
+ Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà? 
? Nội dung chính của đoạn 3 là gì?
- Nêu ND chính của bài?
c) HD đọc diễn cảm
- Gọi hs đọc truyện theo cách phân vai 
- Yc hs lắng nghe, theo dõi tìm giọng đọc thích hợp
- Kết luận giọng đọc đúng (mục 2a)
- Hd hs luyện đọc diễn cảm 1 đoạn
+ Gv đọc mẫu
+ Gọi hs đọc 
+Y/c hs luyện đọc trong nhóm 3
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay 
4 Củng cố:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
5. Dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần, kể câu chuyện trên cho người thân nghe
- Bài sau: Rất nhiều mặt trăng (tt) 
Từng tốp 4 hs lên đọc theo cách phân vai
. Chi tiết Bu-ra-nô chui vào chiếc bình bằng đất, ngồi im thin thít.
. Hình ảnh ông lão Ba-ra-ba uống rượu say rồi ngồi hơ bộ râu dài
- Vẽ cảnh vua và các vị cận thần đang lo lắng, suy nghĩ, bàn bạc một điều gì đó.
- Suy nghĩ 
- 1 HS đọc toàn bài
- HS nối tiếp nhau đọc 
+ Đoạn 1: Từ đầu...nhà vua
+ Đoạn 2: Tiếp theo...bằng vàng rồi
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- HS luyện đọc cá nhân 
- HS đọc trước lớp 3 đoạn của bài
- Đọc ở phần chú giải 
- Luyện đọc trong nhóm đôi
- HS đọc cả bài
- Lắng nghe 
- Đọc thầm
+ Muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng
+ Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa
+ Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được
+ Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
* Ý 1: Công chúa muốn có mặt trăng, triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa.
- Đọc thầm đoạn 2
+ Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã, chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn
+ Công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng. 
Ý 2: Ý nghĩ về mặt trăng của nàng công chúa.
- Lắng nghe
- Đọc thầm đoạn 3
+ Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ.
+ Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn. 
Ý 3: Chú hề đã mang đến cho công chúa nhỏ một" mặt trăng" như cô mong muốn . 
* ND: Cách suy nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
- Vài hs đọc lại 
- 1 lượt 3 hs đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, nàng công chúa nhỏ)
- HS trả lời 
- Lắng nghe
- HS đọc 
- Đọc phân vai trong nhóm 3
- Lần lượt một vài nhóm thi đọc diễn cảm 
Cô công chúa nhỏ rất đáng yêu, ngây thơ
. Các vị đại thần và các nhà khoa học không hiểu trẻ em 
. Chú hề thông minh
. Trẻ em suy nghĩ rất khác người lớn 
- HS lắng nghe và thực hiện.
ĐẠO ĐỨC
YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 2 )
I/ Mục tiêu:
Nêu được ích lợi của lao động.
Tích cự tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng bản thân.
Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
*KNS: + Kĩ năng xác định giá trị của lao động.
 + Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. KTBC: Yêu lao động
 1) Vì sao chúng ta phải yêu lao động?
2) Nêu những biểu hiện của yêu lao động? 
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Dạy-học bài mới:
* Hoạt động 1:Mơ ước của em 
 - Gọi hs đọc bài tập 5 SGK/26
- Các em hãy hoạt động nhóm đôi, nói cho nhau nghe ước mơ sau này lớn lên mình sẽ làm nghề gì? Vì sao mình lại yêu thích nghề đó? Để thực hiện được ước mơ, ngay từ bây giờ bạn phải làm gì? 
- Gọi hs trình bày 
Nhận xét, nhắc nhở: Các em cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình
* Hoạt động 2: Kể chuyện các tấm gương yêu lao động
- Y/c hs kể về các tấm gương lao động của Bác Hồ, các anh hùng lao động hoặc của các bạn trong lớp...
- Gọi hs đọc những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động
Kết luận: Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội
- Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân 
4. Củng cố :
- Gọi hs đọc lại mục ghi nhớ 
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
5. Dặn dò:
- Làm tốt các công việc tự phục vụ bản thân. Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội
- Bài sau: Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối kì I 
- HS lần lượt lên bảng trả lời
1) Vì lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Mỗi người đều phải biết yêu lao động và tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình. 
2) Những biểu hiện của yêu lao động: 
- Vượt mọi khó khăn, chấp nhận thử thách để làm tốt công việc của mình
- Tự làm lấy công việc của mình
- Làm việc từ đầu đến cuối
- HS đọc to trước lớp
- Hoạt động nhóm đôi 
- HS nối tiếp nhau trình bày 
. Em mơ ước sau nàylớn lên sẽ làm bác sĩ, vì bác sĩ chữa được bệnh cho người nghèo, vì thế mà em luôn hứa là sẽ cố gắng học tập
. Em mơ ước sau này lớn lên sẽ làm cô giáo, vì cô giáo dạy cho trẻ em biết chữ . Vì thế em sẽ cố gắng học tập để đạt được ước mơ của mình
- Lắng nghe
- HS nối tiếp nhau kể
. Truyện Bác Hồ làm việc cào tuyết ở Paris
. Bác Hồ làm phụ bếp trên tàu để đi tìm đường cứu nước
. Tấm gương anh hùng lao động Lương Định Của, anh Hồ Giáo 
. Tấm gương của các bạn hs biết giúp đỡ bố mẹ, gia đình 
- HS nối tiếp nhau đọc 
. Làm biếng chẳng ai thiết
Siêng việc ai cũng tìm
. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
- Lắng nghe 
- HS đọc to trước lớp 
- Lắng nghe, thực hiện 
CHÍNH TẢ ( Nghe – viết )
MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT (2) a / b, hoặc BT3. 
*BVMT :GDHS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. từ đó, thêm ... ảo luận về nội dung thuyết trình 
- Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi.
- Các em nhận xét nhóm bạn theo các tiêu chí sau: 
. Nội dung đầy đủ
. Tranh, ảnh phong phú
. Trình bày đẹp, khoa học
. thuyết minh rõ ràng, mạch lạc
. Trả lời được câu hỏi của bạn
- Chấm điểm cho các nhóm 
* Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động
- Giới thiệu: Môi trường nước, không khí của chúng ta đang ngày càng bị tàn phá. Vậy các em hãy vẽ tranh cổ động mọi người bảo vệ môi trường nước và không khí. Lớp mình sẽ thi xem nhóm nào vẽ tranh cổ động đẹp nhất và có nội dung tuyên truyền hay nhất
- Y/c hs thực hiện trong nhóm 6
- Gọi các nhóm trình bày sản phẩm và thuyết minh 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm vẽ đúng chủ đề, ý tưởng hay, sáng tạo
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại những ND vừa ôn 
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra HKI.
- Không khí gồm 2 thành phần chính, thành phần duy trì sự cháy và thành phần không duy trì sự cháy. 
- Trong không khí còn chứa hơi nước, bụi bẩn, các khí độc, vi khuẩn. 
- HS lắng nghe 
- Chia nhóm hoàn thiện tháp dinh dưỡng 
- Trình bày sản phẩm 
- Nhận xét 
- HS lần lượt lên bốc thăm và trả lời
1) a. Không màu, không mùi, không vị
2) c. Ni-tơ và ô xi
3) a. ô xi 
- Chia nhóm 
- Nhóm thảo luận cách trình bày, dán tranh ảnh sưu tầm được vào giấy khổ to. Các thành viên trong nhóm thảo luận về nội dung và cử đại diện thuyết trình 
- Trình bày 
- Nhận xét 
- Lắng nghe
- Thực hiện trong nhóm 
- Trình bày 
- Nhận xét 
- HS lắng nghe và thực hiện.
KHOA HỌC: 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ I
Thứ bảy ngày 5 tháng 1 năm 2013
TOÁN: 
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
- Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3; Bài 4* &bài 5* dành cho HS khá giỏi.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: hát
2. KTBC: Dấu hiệu chia hết cho 5
 1/ Dấu hiệu nào giúp em nhận biết một số chia hết cho 5? Một số không chia hết cho 5
- Nêu ví dụ minh họa? 
 2) Dấu hiệu nào giúp em nhận biết một số chia hết cho 2? Một số không chia hết cho 2? 
- Nêu ví dụ minh họa? 
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
2) Thực hành:
Bài 1: Ghi tất cả các số lên bảng, gọi hs nhận biết số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs thực hiện B 
Bài 3: Ghi lên bảng tất cả các số trong bài , gọi hs trả lời theo yêu cầu 
4. Củng cố :
- Tổ chức cho hs thi đua. Y/c 3 dãy, mỗi dãy cử 3 bạn, 3 em sẽ nối tiếp nhau tìm và viết 9 chia hết cho 2, 9 số chia hết cho 5. Đội nào viết đúng, nhanh đội đó thắng.
- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc 
5. Dặn dò: 
- Bài sau: Dấu hiệu chia hết cho 9 
- HS lần lượt lên bảng trả lời
1) Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5. Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5? 
2) Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2. Các số có chữ số tận cùng là 1;3;5;7;9 thì không chia hết cho 2. 
- HS lần lượt nêu: 
a) Các số chia hết cho 2 là: 4568; 66814; 2050; 3576; 900
b) Các số chia hết cho 5 là: 2050; 900; 2355 
- HS đọc y/c 
- HS thực hiện vào B, viết 3 số bất kì 
a) Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: 480; 2000; 9010
b) Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là: 296; 324 
c) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 345; 3995
- Có chữ số tận cùng là chữ số 0 
- HS đọc đề bài 
- Thảo luận nhóm đôi
- Loan có 10 quả táo. (vì 10 < 20 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5) 
- HS thi đua.
- HS lắng nghe và thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? ( ND ghi nhớ ).
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì ? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III).
 II/ Đồ dùng dạy-học:
- 3 Bảng nhóm - mỗi bảng viết 1 câu kể Ai làm gì ? tìm được ở BTI.1 để hs làm BTI.2 (xác định VN của câu)
- Một số bảng viết các câu kể Ai làm gì? ở BT.III.1
- Một bảng phụ kẻ bảng nội dung BT.III.2
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. KTBC: Câu kể Ai làm gì? 
Gọi hs lên làm các BT 3 (phần luyện tập) 
- Câu kể Ai làm gì thường gồm mấy bộ phận? đó là những bộ phận nào? 
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài : Trong tiết LTVC trước, các em đã biết mỗi câu kể Ai làm gì? gồm 2 bộ phận CN và VN. Tiết học hôm nay giúp các em tìm hiểu kĩ hơn bộ phận VN, cấu tạo của bộ phận VN trong kiểu câu này. 
2) Tìm hiểu bài:
 Gọi hs đọc phần nhận xét
- Câu 1: Các em hãy đọc thầm lại đoạn văn, tìm các câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn trên. 
- Gọi hs nêu các câu kể có trong đoạn văn 
Câu 2,3: Các em hãy xác định VN trong mỗi câu vừa tìm được và nêu ý nghĩa của VN trong câu.
- Dán 4 bảng nhóm viết 4 câu văn, mời 4 hs lên bảng gạch dưới bộ phận VN trong mỗi câu. Kết hợp nêu ý nghĩa của VN 
Kết luận: VN trong câu kể Ai làm gì? nêu lên hoạt động của người, con vật (đồ vật, cây cối được nhân hóa. 
Câu 4 : Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy suy nghĩ và cho biết VN trong các câu trên do từ ngữ nào tạo thành? 
Kết luận: VN trong câu kể Ai làm gì? có thể là động từ, hoặc động từ kèm theo một số từ ngữ phụ gọi là cụm động từ. 
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/171
- Gọi hs nêu ví dụ minh họa cho nội dung ghi nhớ 
3) Luyện tập:
Bài 1 : Gọi hs đọc y/c và nội dung 
- Các em hãy tìm câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn trên? 
- Gọi hs phát biểu 
- Y/c hs xác định VN trong mỗi câu vừa tìm được.
- Dán các bảng nhóm ghi các câu kể, gọi hs lên xác định 
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Tranh vẽ gì? 
- Tranh vẽ cảnh sân trường vào giờ chơi. Nhìn vào tranh các em hãy nói 5 câu kể Ai làm gì miêu tả hoạt động của các nhân vật trong tranh. 
- Gọi hs phát biểu ý kiến 
Bài 2: Dán 4 băng giấy lên bảng, y/c 1 bạn nam, 1 bạn nữ lên bảng thi đua nối cột A thích hợp với cột B 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn nối đúng, nhanh
- Gọi hs đọc câu đúng
4. Củng cố :
- Trong câu kể Ai làm gì ? VN do từ loại nào tạo thành? Nó có ý nghĩa gì? 
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
5. Dặn dò: Về nhà viết lại vào vở đoạn văn dùng các câu kể Ai làm gì? ở BTIII.3. Bài sau: Ôn tập
- HS lên bảng đặt câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động, cho từ ngữ chỉ người, chỉ vật hoạt động 
- Vài hs trả lời 
- Lắng nghe 
- HS1 đọc nội dung BT, HS 2 đọc 4 y/c của BT 
- Tự làm bài 
- Lần lượt nêu
1) Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
2) Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
3) Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng 
- Tự làm bài vào VBT 
- HS lên bảng thực hiện tìm các VN trong câu 
1) Hàng trăm con voi / đang tiến về bãi. 
 CN VN 
2) Người các buôn làng / kéo về nườm nượp. CN VN 
3) Mấy anh thanh niên / khua chiêng rộn ràng. CN VN
* Ý nghĩa của VN: nêu hoạt động của người, của vật trong câu. 
- Lắng nghe 
- HS đọc y/c
- VN trong câu trên do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành 
- Lắng nghe
- Vài hs đọc ghi nhớ 
- HS nêu ví dụ 
- HS đọc 
- Tự làm bài vào VBT 
- HS lần lượt nêu các câu kể trong đoạn văn (câu 3,4,5,6,7) 
- Tự làm bài 
- Lần lượt lên bảng xác định
1) Thanh niên / đeo gùi vào rừng.
 VN 
2) Phụ nữ / giặt giũ bên giếng nước. 
 VN 
3) Em nho / đùa vui trước nhà sàn. 
 VN 
4) Các cụ già / chụm đầu bên những chén rượu cần. VN 
5) Các bà, các chị /sửa soạn khung cửi. 
 VN 
- Vẽ các bạn nam đang đá cầu, mấy bạn nữ chơi nhảy dây dưới gốc cây, mấy bạn nam đang đọc báo. 
- Lắng nghe
- Nối tiếp nhau trình bày
 Trong giờ ra chơi, sân trường thật náo nhiệt. Dưới bóng mát của cây bàng, mấy bạn đang túm tụm đọc truyện. Giữa sân, các bạn nam chơi đá cầu. Cạnh đó, mấy bạn nữ chơi nhảy dây. 
- 1 bạn nam, 1 bạn nữ lên thực hiện 
- Nhận xét 
- Một vài hs đọc 
1) Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng.
2) Bà em kể chuyện cổ tích.
3) Bộ đội giúp dân gặt lúa.
- HS nêu lại ghi nhớ 
- HS lắng nghe và thực hiện.
KĨ THUẬT:
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
 - HS biết cách cắt, khâu túi rút dây.
 - Cắt, khâu được túi rút dây.
 - HS yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Mẫu túi vải rút dây (được khâu bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột) có kích thước lớn gấp hai lần kích thước quy định trong SGK.
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 + Một mảnh vải hoa hoặc màu (mặt vải hoa rừ để HS dễ phân biệt mặt trái, phải của vải).
 + Chỉ khâu và một đoạn len (hoặc sợi) dài 60cm.
 + Kim khâu, kéo cắt vải, thước may, phấn gạch, kim băng nhỏ hoặc cặp tăm.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Ổn định: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: “Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn”
 b) Thực hành tiếp tiết 2:
 - Kiểm tra kết quả thực hành của HS ở tiết 1 và yêu cầu HS nhắc lại các bước khâu túi rút dây. 
 - Hướng dẫn nhanh những thao tác khó. Nhắc HS khâu vòng 2 -3 vòng chỉ qua mép vải ở góc tiếp giáp giữa phần thân túi với phần luồn dây để giữ cho đường khâu không bị tuột.
 - GV cho HS thực hành và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành.
 - GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng .
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
 - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 - GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm:
 + Đường cắt, gấp mép vải thẳng, phẳng.
 + Khâu phần thân túi và phần luồn dây đúng kỹ thuật. 
 + Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm, không bị tuột chỉ.
 + Túi sử dụng được (đựng dụng cụ học tập như : phấn, tẩy). 
 + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định 
 - GV cho HS dựa vào các tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm thực hành.
 - GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Nhận xét:
 - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
5. Dặn dò:
 - Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật
- HS nêu các bước khâu túi rút dây.
- HS theo dõi.
- HS thực hành vạch dấu và khâu phần luồn dây, sau đó khâu phần thân túi.
- HS trưng bày sản phẩm. 
- HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 ĐỊA LÝ:
KIỂM TRA HỌC KÌ 1

Tài liệu đính kèm:

  • docxTUẦN 17- GA4.docx