Giáo án lớp 4, học kì I - Tuần 8

Giáo án lớp 4, học kì I - Tuần 8

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất .

- Bài tập cần làm : bài 1(b); 2(dòng 1,2); 4(a)

II.CHUẨN BỊ:

 SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 44 trang Người đăng huong21 Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4, học kì I - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2012
CHÀO CỜ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
 -------------------- ------------------ 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất .
Bài tập cần làm : bài 1(b); 2(dòng 1,2); 4(a)
II.CHUẨN BỊ:
	SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Tính chất kết hợp của phép cộng
- Yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức: 
20 + 35 + 45; 75 + 25 + 50
- Nhận xét, sửa bài, tuyên dương
3) Dạy bài mới: 	
 3.1/ Giới thiệu bài: Luyện tập
 3.2/ Thực hành làm bài tập: 
Bài tập 1: (làm câu b tại lớp)
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính.
- Nhận xét, sửa bài vào vở.
- Lưu ý HS khi cộng nhiều số hạng: ta phải viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số cùng hàng phải thẳng cột, viết dấu + ở số hạng thứ hai, sau đó viết dấu gạch ngang
Bài tập 2:(câu a và b làm 2 phép tính đầu)
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài
 GV : Các em dựa vào tính chất nào để thực hiện bài này? 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính
- Nhận xét, sửa bài vào vở
Bài tập 3: (làm tại lớp câu b)
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính.
- Nhận xét, sửa bài vào vơ.
Bài tập 4: (làm tại lớp câu a)
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh tóm tắt và cách giải.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vơ.
- Mời học sinh trình bày bài giải.
- Nhận xét, sửa bài vào vơ.
Bài tập 5: (dành cho học sinh giỏi)
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu gì?
b) ) a= 45m, b= 15m thì P = (45+15) x2
 P = 120 (m)
 4. Củng cố:
- Nêu tính chất kết hợp và tính chất giao hoán của phép cộng. 
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật, ta làm như thế nào?
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
5. Dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Hát tập thể
- HS lên bảng sửa bài, cả lớp làm vào vở
- HS lắng nghe.
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh đọc: Đặt tính rồi tính tổng 
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính
- Nhận xét, sửa bài vào vở
 26 387 54 293
 +14 075 + 61 934
 9 210 7 652
 49 672 123 879
- Học sinh đọc: Tính bằng cách thuận tiện nhất: 
- HS: Dựa vào tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính
- Nhận xét, sửa bài vào vở
a) 96 + 78 + 4 = (96 + 4)+ 78 
 = 100 + 78 = 178
67 + 21 + 79 = 67 + (21 + 79)
 = 67 + 100 = 167
408 + 85 + 92 = (408 + 92) + 85 
 = 500 + 85 = 585.
- Học sinh đọc: Tìm x
- Học sinh nêu cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính
- Nhận xét, sửa bài vào vở
 x – 306 = 504 x + 254 = 680
 x = 504 + 306 x = 680 – 254
 x = 810 x = 426
- Học sinh đọc yêu cầu của bài. 
- HS ghi tóm tắt và nêu cách giải.
- Cả lớp làm bài vào vở. 
- Trình bày bài giải trước lớp.
- Nhận xét, sửa bài vào vơ.
 Bài giải
 a/ Số dân xã đó tăng thêm trong hai năm là:
 79 + 71 = 150 (người)
 b/ Sau hai năm số dân xã đó có tất cả là:
 5256 + 150 = 5406 (người)
 Đáp số: a/ 150 người
 b/ 5406 người
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết chiều dài là a; chiều rộng là b ; P là chu vi hình chữ nhật.
 P= ( a+b) x2
- Bài toán yêu cầu dựa vào công thức để tính chu vi hình chữ nhật.
 a) Nếu a= 16cm, b= 12cm thì P = (16+12) x2
 P = 56 (cm)
- Học sinh nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
TẬP ĐỌC:
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I - MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui hồn nhiên.
 - Hiểu ND : Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khác khao về một thế giới tốt đẹp . ( trả lời được các CH 1, 2, 4 ; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài )
- HS khá , giỏi: thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ ; trả lời được bài thơ ; trả lời được CH3 .
 II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 - Bảng phụ viết những câu luyện đọc.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1 . Ổn định
2 . Kiểm tra bài cũ : Ở Vương quốc Tương lai
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
 3. Dạy bài mới :
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ cũng nói về mơ ước của thiếu nhi. Chúng ta hãy đọc để xem đó là những ước mơ gì ?
b - Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc 
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài
- Chia đoạn 
+ Luyện đọc từ khó
+ Luyện đọc câu dài
- Giải nghĩa từ khó, hướng dẫn ngắt nhịp.
+ Yêu cầu Hs đọc theo cặp
- Gọi 1 Hs đọc cả bài.
- GV HD cách đọc và đọc toàn bài
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- Câu thơ nào được lập lại nhiều lần trong bài?
- Việc lập lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
- Giải thích ý nghĩa của các cách nói sau:
+ Ước “ Không còn mùa đông”
+ Ước “ hoá trái bom thành trái ngon “
- Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ ?
- Em thích ước mơ nào trong bài thơ ? 
d - Hoạt động 4 :Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ. Giọng đọc hồn nhiên, vui tươi. Chú ý nhấn giọng, ngắt giọng đúng ở các khổ thơ.
4 - Củng cố 
- Nêu ý nghĩa của bài thơ ?
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị : Đôi giày ba ta màu xanh.
- HS trả lời
- HS đọc cả bài
- HS đọc từng khổ thơ và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
- HS đọc nhóm đôi
- 1 HS đọc
- Nếu chúng mình có phép lạ.
- Ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
+ Khổ thơ 1 : Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả.
+ Khổ thơ 2 : Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
+ Khổ thơ 3 : Các bạn ước trái đất không còn mùa đông.
+ Khổ thơ 4 : các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹovới bi tròn.
- Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai hoạ đe doạ con người.
- Ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh.
- Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ rất cao đẹp : ước mơ về một cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình.
+ Hạt vừa gieo chỉ chớp mắt đã thành cây đầy quả , thích cái gì cũng ăn được ngay.
+ Ngủ dậy thành người lớn ngay để chinh phục đại dương , bầu trời vì em thích khám phá thế giới 
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Thi thuộc ìòng từng đoạn và cả bài thơ.
- Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
- Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khác khao về một thế giới tốt đẹp 
- HS lắng nghe và thực hiện.
Đạo đức
TIẾT KỆM TIỀN CỦA
( TIẾT 2)
/ Mục tiêu :
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hàng ngày.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
-Mỗi HS có 3 tấm bìa màu : Xanh, đỏ, trắng.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. KTBC: Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK/12
- Em đã làm những việc gì để tiết kiệm tiền của?
- Nhận xét, chấm điểm
3. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ở tiết học trước các em đã biết cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào và vì sao cần phải tiết kiệm tiền của. Hôm nay, các em sẽ tiếp tục nhận biết những việc làm nào là tiết kiệm tiền của, những việc làm nào là không tiết kiệm tiền của để xử lí tình huống về tiết kiệm tiền của.
2/ Bài mới:
* Hoạt động 1: Em đã tiết kiệm chưa?
- Gọi hs đọc bài tập 4 SGK/13
- Y/c hs thảo luận nhóm đôi để lựa chọn những việc làm nào là tiết kiệm tiền của.
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
- Treo bảng phụ (viết sẵn bài tập) gọi đại diện nhóm đã trả lời lên đánh dấu x vào trước việc làm tiết kiệm tiền của.
- Khen những hs biết tiết kiệm tiền của
Kết luận: Trong sinh hoạt hàng ngày, ở mọi nơi, mọi lúc, các em cần phải thực hiện những việc làm tiết kiệm tiền của để vừa ích nước, vừa lợi nhà.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- Gọi HS đọc bài tập 5 SGK/13
- Các em hãy thảo luận nhóm 4, chọn 1 tình huống và bàn bạc cách xử lí. 
- Gọi lần lượt từng nhóm lên đóng vai thể hiện trước lớp.
- Gọi các nhóm khác nhận xét cách giải quyết của nhóm bạn.
- Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào?
- Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
- Em đã tiết kiệm tiền của như thế nào?
- Gia đình em có tiết kiệm tiền của không? Hãy kể một số việc làm mà em cho rằng gia đình em tiết kiệm?
- Hãy kể một số việc làm mà gia đình em không tiết kiệm tiền của và em sẽ nói với gia đình như thế nào để mọi người tiết kiệm tiền của?
Kết luận: Việc tiết kiệm tiền của là nhiệm vụ của tất cả mọi người, muốn gia đình em tiết kiệm thì bản thân em cũng phải biết tiết kiệm và nhắc nhở mọi người thực hiện tiết tiệm. Có như vậy thì mới ích nước, lợi nhà.
4. Củng cố:
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK/12
- Về nhà thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước trong cuộc sống hàng ngày.
GDHS: - Đồng tình với các hành vi, việc làm sử dụng năng lượng tiết kiệm năng lượng; phản đối, không đồng tình với các hành vi sử dụng lãng phí năng lượng.
5. Dặn dò:
- Bài sau: Tiết kiệm thời giờ
- HS đọc 
- Không xé tập vở, giữ gìn ĐDHT cẩn thận...
- Lắng nghe
- HS đọc bài tập.
- HS hoạt động nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trả lời và lên đánh dấu x trước câu chọn 
+ a, b, g, h, k là những việc làm tiết kiệm tiền của
+ c, d, đ, e , i là những việc làm lãng phí tiền của.
- Lắng nghe.
- HS đọc bài tập 5.
- Lắng nghe, thực hiện.
- Lần lượt từng nhóm lên thể hiện.
a) Tuấn không xé vở và khuyên bằng chơi trò chơi khác.
b) Tâm dỗ em chơi các đồ chơi đã có, như thế mới là bé ngoan.
c) Cường nói: Giấy trắng còn nhiều quá sao bạn lại bỏ mà dùng tập mới? Bạn làm như vậy là lãng phí tiền của. Nếu tập còn sử dụng được thì bạn hãy dùng tiếp như vậy là bạn tiết kiệm tiền của.
- HS nhận xét. 
- Chúng ta cần sử dụng tiền của đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí và biết giữ gìn các  ...  thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Dặn HS về nhà viết lại một câu truyện theo trình tự thời gian vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng kể chuyện.
- Lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động cặp đôi.
- HS lên bảng dán phiếu.
- Nhận xét, phát biểu cho phần mở đoạn của mình.
- Đọc toàn bộ các đoạn văn. 4 HS tiếp nối nhau đọc.
- HS đọc thành tiếng.
- HS đọc toàn truyện, 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Kể theo trình tự thời gian, không gian
- HS đọc thành tiếng.
- Em kể câu chuyện
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thành 1 nhóm. Khi 1 HS kể thì các em khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn.
Thời gian
Không gian
- Mở đầu đoạn 1: Trước hết 2 bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.
- Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin – tin và Mi – tin đến khu vườn kì diệu.
- Mở đầu đoạn 1: Mi – tin đến khu vườn kì diệu.
- Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi – tin đang ở khu vường kì diệu thì Tin – tin đến thăm công xưởng xanh.
- HS lắng nghe thực hiện
KHOA HỌC:
ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
 Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trang 34, 35 / SGK phóng to. 
 -Chuẩn bị theo nhóm: Một gói dung dịch ô-rê-dôn, một nắm gạo, một ít muối, cốc, bát và nước.
 -Bảng lớp ghi sẵn các câu thảo luận.
 -Phiếu ghi sẵn các tình huống.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
 1. Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khoẻ mạnh hoặc lúc bị bệnh ?
 2. Khi bị bệnh cần phải làm gì ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Hỏi: Em đã làm gì khi người thân bị ốm ?
 -GV giới thiệu: Các em điều rất ngoan, biết yêu thương, giúp đỡ người thân khi bị ốm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường, đặc biệt là bệnh tiêu chảy mà chúng ta rất hay mắc phải.
 * Hoạt động 1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh.
 Ø Mục tiêu: Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường.
ØCách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
 -Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 34, 35 /SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi:
-GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo cho mỗi HS điều tham gia thảo luận.
 1. Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào ?
 2. Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng ? Tại sao ?
 3. Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào ?
 4. Đối người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào ?
 5. Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em ?
 -GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS.
 -GVKL: Các em đã biết chế độ ăn uống cho người bệnh. Nếu bị bệnh thông thường các em phải tự mình biết ăn uống cho mau bình phục.
 -Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
Lớp mình cùng thực hành để chúng mình biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.
 * Hoạt động 2: Thực hành: Chăm sóc người bị tiêu chảy. 
 Ø Mục tiêu:
 -Nêu được chế độ ăn uống của người bị tiêu chảy.
 -HS biết cách pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối.
ØCách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
 -Yêu cầu HS nhận các đồ dùng GV đã chuẩn bị.
 -Yêu cầu HS xem kĩ hình minh hoạ trang 
35 / SGK và tiến hành thực hành nấu nước cháo muối và pha dung dịch ô-rê-dôn.
 -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
 -Gọi một vài nhóm lên trình bày sản phẩm thực hành và cách làm. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
 -GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm đúng các bước và trình bày lưu loát.
 * Kết luận : Người bị tiêu chảy mất rất nhiều nước. Do vậy ngoài việc người bệnh vẫn ăn bình thường, đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho họ uống thêm nước cháo muối và dung dịch ô-rê-dôn để chống mất nước.
 * Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ. 
 Ø Mục tiêu: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
ØCách tiến hành:
 -GV tiến hành cho HS thi đóng vai.
 - Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết, tập vai diễn và diễn trong nhóm. HS nào cũng được thử vai.
 -GV gọi các nhóm lên thi diễn.
 -GV nhận xét tuyên dương cho nhóm diễn tốt nhất.
4.Củng cố:
- GDHS có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
5. Dặn dò:
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS luôn có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.
- HS trả lời.
-HS trả lời.
- HS lắng nghe.
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diện từng nhóm bốc thăm và trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1. Thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa uqả, đậu nành.
2. Thức ăn loãng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trứng, nước cam vắt, nước chanh, sinh tố. Vì những loại thức ăn này dễ nuốt trôi, không làm cho người bệnh sợ ăn.
3. Ta nên dỗ dành, động viên họ và cho ăn nhiều bữa trong một ngày.
4. Tuyệt đối phải cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.
5. Để chống mất nước cho bệnh nhân tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em vẫn phải cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô-rê-dôn, uống nước cháo muối.
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
- HS đọc.
-Tiến hành thực hành nhóm.
-Nhận đồ dùng học tập và thực hành.
-4 nhóm lên trình bày.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
-Tiến hành trò chơi.
-Nhận tình huống và suy nghĩ cách diễn.
-HS trong nhóm tham gia giải quyết tình huống. Sau đó cử đại diện để trình bày trước lớp.
- Cần dọn dẹp, lau chùi, tẩy uế xung quanh nơi người bệnh nằm.
- Người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
- HS lắng nghe và thực hiện.
KĨ THUẬT
KHÂU ĐỘT THƯA (tiết 1)
I.Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh qui trình khâu mũi đột thưa
- Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len
- Một mảnh vải trắng kích thước 20cm x 30 cm, len khác màu vải, kim khâu, chỉ, kéo, phấn, thước.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a, Hoạt động 1: HD hs quan sát và nhận xét mẫu
- Cho hs quan sát mẫu khâu đột thưa
+ Em có nhận xét gì về các mũi khâu ở mặt phải, mặt trái?
- Khi khâu đột thưa phải khâu từng mũi một, sau mỗi mũi khâu phải rút chỉ một lần.
- Thế nào là khâu đột thưa?
Hoạt động 2: Hd thao tác kĩ thuật
- Treo qui trình khâu đột thưa
- Y/c hs quan sát hình 2/18. Ở hình 2 chúng ta làm gì?
- Bạn nào hãy nhắc lại cách vạch dấu đường khâu?
- Gv thực hành vạch dấu đường khâu
- Ở hình 3 chúng ta làm gì?
- Gọi hs đọc mục 2 SGK/18
- Gv thực hiện khâu mũi 1, mũi 2, vừa khâu vừa nêu cách khâu
- Chúng ta thực hiện mũi thứ 3 như thế nào?
- HS lên thực hiện mũi thứ 3, thứ 4 và nói cách thực hiện.
- Gv thực hiện đến hết và nói: Khi kéo chỉ phải kéo vừa tay để không bị dún
- Bạn nào hãy nêu cách kết thúc đường khâu?
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK
- KT dụng cụ của hs và y/c các em tập khâu trên giấy ô li.
4. Củng cố:
- Thế nào là khâu đột thưa?
5. Dặn dò:
- Về nhà tập khâu đột thưa tiết sau tiếp tục thực hành
Nhận xét tiết học.
 - Lắng nghe
- HS quan sát mẫu
- Ở mặt phải đường khâu, các mũi khâu cách đều nhau giống như đường khâu các mũi khâu thường. Ở mặt trái đường khâu, mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Khâu đột thưa là cách khâu từng mũi một để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở mặt phải của sản phẩm. Ở mặt trái mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
- HS quan sát
- Vạch dấu đường khâu
- Vuốt phẳng mặt vải. vạch dấu đường thẳng cách mép vải 2 cm . Chấm các điểm cách đều nhau 5mm trên đường dấu.
- Khâu đột thưa theo đường dấu
- Lùi lại, xuống kim tại điểm 5 lên kim tại điểm 8
- Lùi lại 1 mũi và xuống kim, lật vải, luôn kim qua mũi khâu và rút chỉ lên để tạo thành vòng chỉ. Cuối cùng luồn kim qua vòng chỉ và rút chặt nút chỉ. Khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu để giữ cho đường khâu không bị tuột chỉ khi sử dụng.
- HS thực hành khâu trên giấy ô li
AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 2: VẠCH KẺ ĐƯỜNG, CỌC TIÊU VÀ RÀO CHẮN
I.Mục tiêu:
1. kiến thức:
-HS hiểu ý nghĩa , tác dụng của vạch kẻ đường, cọ tiêu và rào chắn trong giao thông.
2.Kĩ năng:
-HS nhận biết các loại cọc tiêu , rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. Biết thực hiện đúng quy định.
3. Thái độ:
- Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng luật GTĐB đảm bảo ATGT.
II. Chuẩn bị:
GV: các biển báo
Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới.
GV cho HS kể tên các biển báo hiệu giao thông được học. Nêu đặc điểm của biển báo ấy.
GV nhận xét, giới thiệu bài
 Hoạt động 2: Tìm hiểu vạch kẻ đường.
-GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS nhớ lại và trả lời:
+Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ trên trên đường?
+Em nào có thể mô tả các loại vạch kẻ trên đường em đã nhìn thấy ( vị trí, màu sắc, hình dạng)
+Em nào biết, người ta kẻ những vạch trên đường để làm gì?
GV giải thích các dạng vạch kẻ , ý nghĩa của một số vạch kẻ đường.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cọc tiêu và rào chắn.
* Cọc tiêu:
GV đưa tranh ảnh cọc tiêu trên đường. giải thích từ cọc tiêu: Cọc tiêu là cọc cắm ở mép đoạn đường nguy hiểm để nggười lái xe biết phạm vi an toàn của đường.
GV giới thiệu các dạng cọc tiêu hiện đang có trên đường (GV dùng tranh trong SGK)
GV? Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông?
* Rào chắn
GV: Rào chắn là để ngăn cho người và xe qua lại.
GV dùng tranh và giới thiêụ cho HS biết có hai loại rào chắn:
+rào chắn cố định ( ở những nơi đường thắt hẹp, đường cấm , đường cụt)
+Rào chắn di động (có thể nâng lên hạ xuống, đẩy ra, đẩy vào)
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 
-GV cùng HS hệ thống bài 
Hoạt động 5: 
-GV dặn dò, nhận xét 
HS trả lời
HS lên bảng chỉ và nói.
HS trả lời theo hiểu biết của mình.
HS theo dõi 
Cọc tiêu là cọc cắm ở mép đoạn đường nguy hiểm để người lái xe biết phạm vi an toàn của đường, hướng đi của đường.
HS theo dõi

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 8-GA4 - Copy.doc