Giáo án lớp 4, học kì I - Tuần 9

Giáo án lớp 4, học kì I - Tuần 9

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Nghe viết đúng bài chính tả , trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.

- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a / b, hoặc BT do GV soạn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ ảnh hai bác thợ rèn.

- Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 44 trang Người đăng huong21 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4, học kì I - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Toán
Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2012
NGHỈ - NGÀY HỘI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CẤP TP
-------------------- ------------------
Thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2012
CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)
THỢ RÈN 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nghe viết đúng bài chính tả , trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a / b, hoặc BT do GV soạn 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh hoạ ảnh hai bác thợ rèn.
- Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Khởi động:
2/ Bài cũ:
- ‘Trung thu độc lập’
- GV đọc từ:mơ tưởng, phấp phới, chi chít, cao thẳm.
- GV nhận xét
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: Qua bài tập đọc thưa chuyện với mẹ đã cho các em biết ý muốn được học nghề rèn của anh Cương, quang cảnh hấp dẫn của lò rèn. Trong giờ chính tả hôm nay, các em sẽ nghe – viết bài thơ Thợ rèn, biết thêm cái hay, cái vui nhộn của nghề này. Gìơ học còn giúp các em luyện tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ lẫn 
- GV ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết
- GV rút ra từ khó cho HS ghi vào bảng: nhọ lưng, quệt ngang, quai, ừng ực, bóng nhẫy, nghịch.
- GV nhắc HS cách trình bày.
- GV đọc từng câu, từng dòng cho HS viết.
- GV cho HS chữa bài. 
- GV chấm 10 vở
2. Bài tập chính tả:
 Bài tập 2a:
- GV yêu cầu HS đọc bài 2a.
- GV nhận xét.
Hởi: Đây là cảnh vật ở đâu? Vào thời gian nào?
Bài thơ thu ẩm nằm trong chùm thơ thu rất nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Các em tìm đọc để thấy được nét đẹp của miền nông thôn 
4/ Củng cố:
- Cho HS nhắc lại nội dung bài 
5. Dặn dò:
- Biểu dương HS viết đúng.
- Chuẩn bị bài 10.
 - HS lên bảng, lớp viết vào nháp.
 - Lớp tự tìm một từ có vần iên/yên/iêng.
- HS đọc yêu cầu bài 1.
 - HS đọc đoạn văn cần viết
 - HS phân tích từ và ghi
- HS viết vào vở
- Từng cặp HS đổi vở kiểm tra lỗi đối chiếu qua SGK.
 - HS làm việc cá nhân điền bằng bút chì vào chỗ trống những tiếng bắt đầu bằng l hay n
- HS lên bảng phụ làm bài tập.
TOÁN:
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc .
Kiểm tra hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
Bài tập cần làm : Bài 1 ; 2; 3 (a).
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Ê – ke (cho GV và HS)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 40, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng vuông góc.
 b.Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc :
 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì ?
 -Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì ? (góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc 
bẹt ?)
 -GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: Cô (thầy) kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.
 -GV: Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì ?
 -Các góc này có chung đỉnh nào ?
 -GV: Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.
 -GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống.
 -GV hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau (vừa nêu cách vẽ vừa thao tác): Chúng ta có thể dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau, chẳng hạn ta muốn vẽ đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD, làm như sau:
 +Vẽ đường thẳng AB.
 +Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau.
 -GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV vẽ lên bảng hai hình a, b như bài tập trong SGK.
 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV yêu cầu HS cả lớp cùng kiểm tra.
 -GV yêu cầu HS nêu ý kiến.
 -Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau ?
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuonga góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD vào VBT.
 -GV nhận xét và kết luận về đáp án đúng.
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
 -GV yêu cầu HS trình bày bài làm trước lớp.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố:
- GV cho HS thi đua vẽ hai đường thẳng vuông góc qua điểm nào đó cho sẵn.
- GV nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-Hình ABCD là hình chữ nhật.
-Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông.
-HS theo dõi thao tác của GV.
-Là góc vuông.
-Chung đỉnh C.
-HS nêu ví dụ: hai mép của quyển sách, quyển vở, hai cạnh của cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh của bảng đen, 
-HS theo dõi thao tác của GV và làm theo.
 C
 A O B
 D
- HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
-Dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không.
-HS dùng ê ke để kiểm tra hình vẽ trong SGK, 1 HS lên bảng kiểm tra hình vẽ của GV.
-Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau.
-Vì khi dùng ê ke để kiểm tra thì thấy hai đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh I.
-HS đọc trước lớp.
-HS viết tên các cặp cạnh, sau đó 1 đến 2 HS kể tên các cặp cạnh mình tìm được trước lớp:
AB và AD, AD và DC, DC và CB, CD và BC, BC và AB.
-HS dùng ê ke để kiểm tra các hình trong SGK, sau đó ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau vào vở.
- HS đọc các cặp cạnh mình tìm được trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a) AB vuông góc với AD, AD vuông góc với DC.
b) Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là: AB và BC, BC và CD.
-HS nhận xét bài bạn và kiểm tra lại bài của mình theo nhận xét của GV.
HS thi đua vẽ
Cả lớp bình chọn bạn vẽ đúng và nhanh nhất.
- HS lắng nghe và thực hiện.
THỂ DỤC:
(GV CHUYÊN)
KHOA HỌC :
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I/ Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ;bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ( BT1, 2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3); nêu được ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ( BT4); Hiểu được ý nghĩa của hai thành ngữ thuộc chủ điểm( BT5 a, b)
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trang 36, 37 / SGK (phóng to).
 -Câu hỏi thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.
 -Phiếu ghi sẵn các tình huống.
III/ Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào ?
 2) Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào ? 
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 Mùa hè nóng nực chúng ta thường hay đi bơi cho mát mẻ và thoải mái. Vậy làm thế nào để phòng tránh các tai nạn sông nước ? Các em cùng học bài hôm nay để biết điều đó.
 * Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước.
 Ø Mục tiêu: Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
Ø Cách tiến hành:
 -Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:
 1. Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm ? Vì sao ?
2. Theo em, chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước ?
 -GV nhận xét ý kiến của HS.
KNS : Các em nên luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện để tránh tai nạn này.
 -Gọi 2 HS đọc trước lớp ý 1, 2 mục Bạn cần biết.
 * Hoạt động 2: Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi.
 Ø Mục tiêu: Nêu một số nguyên tắc khi đi bơi hoặc tập bơi.
Ø Cách tiến hành:
 -GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- . Hình minh hoạ cho em biết điều gì ?
- Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu ?
- Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì ?
 -GV nhận xét các ý kiến của HS.
 * Kết luận : Các em nên bơi hoặc tập bơi ở nơi có người và phương tiện cứu hộ. Trước khi bơi cần vận động, tập các bài tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, chuột rút, cần tắm bằng nước ngọt trước và sau khi bơi. Không nên bơi khi người đang ra mồ hôi hay khi vừa ăn no hoặc khi đói để tránh tai nạn khi bơi hoặc tập bơi.
KNS : Các em đã biết những nguyên tắc khi đi bơi hoặc tập bơi và nhắc nhở bạn bè người thân cùng thực hiện.
 * Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ, ý kiến.
 Ø Mục tiêu: Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
 Ø Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 - Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ?
 +Nhóm 1,2: Tình huống 1: Bắc và Nam vừa đi đá bóng về. Nam rủ Bắc ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu em là Bắc em sẽ nói gì với bạn ?
+Nhóm 3,4: Tình huống 2: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cuối xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì ?
+Nhóm 5,6: Tình huống 3: Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn ?
 +Nhóm 7,8: Tình huống 4: Chiều chủ nhật, Dũng rủ Cường đi bơi ở một bể bơi gần nhà vừa xây xong chưa mở cửa cho khách và đặc biệt chưa có bảo vệ để không mất tiền mua vé. Nếu là Cường em sẽ nói gì với Dũng ?
+Nhóm 9,10: Tình huống 5: Nhà Linh và Lan ở xa trường, cách một con suối. Đúng lúc đi học về thì trời đổ mưa to, nước suối chảy mạnh và đợi mãi không thấy ai đi qua. Nếu là Linh và Lan em sẽ làm gì ?
 4.Củng cố:
- GD HS luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
 5. Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
- HS trả lời.
-HS lắng ... 
- Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
- HS lắng nghe và thực hiện.
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU: 
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trò trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt muc đích.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
- GD HS thích học Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng lớp ghi sẵn đề bài.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định 
2. KTBC:
- Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Đưa ra tình huống: Ti- vi đang có phim hoạt hình rất hay nhưng anh em lại giục em học bài, khi đó em phải làm gì?
- Tiết học này lớp mình sẽ thi xem ai là người ứng xử khéo léo nhất để đạt được mục đích trao đổi.
 b. Hướng dẫn làm bài:
 * Tìm hiểu đề:
- Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
- GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
- Gọi HS đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
Nội dung cần trao đổi là gì?
Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
 Mục đích trao đổi là để làm gì?
Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
? Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?
* Trao đổi trong nhóm:
- Chia nhóm 4 HS, yêu cầu 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại sẽ trao đổi hành động, cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.
 * Trao đổi trước lớp:
- Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi.
- Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp.
Ví dụ về cuộc trao đổi hay, đúng chuẩn (GV có thể cho HS diễn mẫu như SGV).
4. Củng cố 
 Khi trao đổi ý kiến với người thân, em cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:-
 Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT 
- 3 HS lên bảng kể chuyện.
- Lắng nghe, trao đổi với nhau, trả lời câu hỏi tình huống.
 Lắng nghe.	
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần.
Trao đổi và thảo luận cặp đôi để trả lời.
+ ...về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
+ Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh (chị ) của em.
+ Mục đích trao đổi là làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hội em thực hiện nguyện vọng ấy.
+ Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh chị của em.
*Em muốn đi học múa vào buổi chiều tối.
* Em muốn đi học vẽ vào các buổi sang thứ bảy và chủ nhật.
* Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật.
- HS hoạt động trong nhóm. Dùng giấy khổ to để ghi những ý kiến đã thống nhất.
- Từng cặp HS thao đổi, HS nhận xét sau từng cặp.
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí như SGV
KHOA HỌC:
ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I/ Mục tiêu:
Ôn tập các kiến thức về:
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. 
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. 
- Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Dinh dưỡng hợp lý.
- Phòng tránh đuối nước
II/ Đồ dùng dạy- học:
 - HS chuẩn bị phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống.
 - Ô chữ, vòng quay, phần thưởng.
 -Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc hoàn thành phiếu của HS.
 -Yêu cầu HS nhắc lại tiêu chuẩn về một bữa ăn cân đối.
 -Yêu cầu HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để đánh giá xem bạn đã có những bữa ăn cân đối chưa ? đã đảm bảo phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa ?
 -Thu phiếu và nhận xét chung về hiểu biết của HS về chế độ ăn uống.
3. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Ôn lại các kiến thức đã học về con người và sức khỏe.
 * Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề: Con người và sức khỏe.
 Ø Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
 -Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
 -Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
 -Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Ø Cách tiến hành:
-Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung mà nhóm mình nhận được.
 - 4 nội dung phân cho các nhóm thảo luận:
 + Nhóm 1: Quá trình trao đổi chất của con người.
 + Nhóm 2: Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người.
+ Nhóm 3: Các bệnh thông thường.
 + Nhóm 4: Phòng tránh tai nạn sông nước.
 - Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp.
-Yêu cầu sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác đều chuẩn bị câu hỏi để hỏi lại nhằm tìm hiểu rõ nội dung trình bày.
-GV tổng hợp ý kiến của HS và nhận xét.
4.Củng cố:
- Gọi HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lý.
 - Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
5. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà học thuộc lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra.
-Để phiếu lên bàn. Tổ trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị bài của các bạn.
- HS nhắc lại: Một bữa ăn có nhiều loại thức ăn, chứa đủ các nhóm thức ăn với tỉ lệ hợp lí là một bữa ăn cân đối.
-Dựa vào kiến thức đã học để nhận xét, đánh giá về chế độ ăn uống của bạn.
-HS lắng nghe.
-Các nhóm thảo luận, sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
-Nhóm 1: Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất ?
-Con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì ?
- Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống ?
- Nhóm 2: Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu ?
- Có nên ăn hoài một loại thức ăn không ?
-Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?
- Nhóm 3: Tại sao thừa hay thiếu chất dinh dưỡng đều bị bệnh ?
-Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì ?
-Tại sao chúng ta cần phải diệt ruồi ?
- Nhóm 4: Đối tượng nào hay bị tai nạn đuối nước ?
-Kể vài trường hợp đi trên sông nước nguy hiểm nếu không biết bơi ?
-Trước và sau khi bơi hoặc tập bơi cần chú ý điều gì ?
- Các nhóm được hỏi thảo luận và đại diện nhóm trả lời.
-Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện
KỸ THUẬT:
KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
 - Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.(HS khá - giỏi khâu được các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
 - GD HS có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu đột thưa để áp dụng vào cuộc sống. 
II. ĐỒ DÙNG: Hộp đồ dùng kỹ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3. Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Khâu đột thưa.
 b) HS thực hành khâu đột thưa:
 * Hoạt động 3: 
HS thực hành khâu đột thưa
? Các bước thực hiện cách khâu đột thưa.
 - GV nhận xét và củng cố kỹ thuật khâu mũi đột thưa qua hai bước:
 + Bước 1:Vạch dấu đường khâu.
 + Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
 - GV hướng dẫn thêm những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi đột thưa.
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian yêu cầu HS thực hành.
 - GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS
 - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 - GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm:
 + Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải.
 + Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
 + Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm. 
 + Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
 + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
 - GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Củng cố: 
- Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái độ
5. Dặn dò:
- Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “khâu đột mau”.
- Chuẩn bị dụng cụ học tập.
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành cá nhân.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS lắng nghe.
- HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
- HS cả lớp.
 ------------------------------------------- ----------------------------------
ĐẠO ĐỨC :
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ:
 Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
* Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ.
* KNS : KN xác định giá trị của thời gian là vô giá ; KN lập kế hoạch khi làm 
việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng nhóm. 
- Thẻ mu
IV. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Tiết kiệm tiền của (tiết 2)
- Kể lại những việc mà em đã tiết kiệm tiền của trong tuần qua.
- Nhận xét
3. Bài mới:
 v Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Kể chuyện “Một phút” 
- Tổ chức cho HS đọc câu chuyện.
- Cho HS thảo luận tìm hiểu nội dung truyện theo 3 câu hỏi trong SGK.
- Mời các nhóm trình bày
- GV kết luận: Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ. 
* Tích hợp GD. KNS : KN xác định giá trị của thời gian là vô giá.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống (B.tập 2/SGK.16)
- GV kết luận:
 + HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả thi.
 + Hành khàch đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay sẽ ảnh hưởng đến công việc.
 + Người bệnh được đưa đi bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT3 SGK) 
- Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận các ý trong BT 3 (SGK) . Sau đó, bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ màu. 
- Mời một vài HS giải thích.
- GV kết luận:
 + Ý kiến (d) là đúng.
 + Các ý kiến (a), (b), (c) là sai.
+ Việc sử dụng thời giờ của các em như thế nào? 
* GD.KN lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả.
- HD HS rút ghi nhớ.
4. Củng cố: 
5. Hoạt động tiếp nối:
- Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
- Sưu tầm các tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ.
- HS hát.
- HS trả lời.
- HS phân vai đọc để minh họa cho câu chuyện.
- Thảo luận nhóm 4 
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, thảo luận.
- Các nhóm thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Lớp bày tỏ thái độ thông qua thẻ màu :
+ màu đỏ: tán thành.
+ màu vàng phản đối. 
- Đọc ghi nhớ trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 9-GA4.doc