Giáo án lớp 4, học kì II - Tuần 22 năm 2013

Giáo án lớp 4, học kì II - Tuần 22 năm 2013

I. Mục tiêu :

- Rút gọn được phân số.

- Quy đồng được mẫu số hai phân số

- GD HS tính tích cực, tự giác trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Các tài liệu liên quan bài dạy - Phiếu bài tập.

III. Hoạt động trên lớp:

 

docx 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4, học kì II - Tuần 22 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai ngày 4 tháng 2 năm 2013
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu : 
- Rút gọn được phân số.
- Quy đồng được mẫu số hai phân số 
- GD HS tính tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên: Các tài liệu liên quan bài dạy - Phiếu bài tập.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập:
Bài 1 :
+ HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. 
- HS lên bảng sửa bài.
- HS khác nhận xét bài bạn.
+ GV nhắc HS những HS không rút gọn được một lần thì có thể rút gọn dần để được phân số tối giản 
- Giáo viên nhận xét bài học sinh.
Bài 2 :
+ HS đọc đề bài, lớp làm vào vở. 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
+ Những phân số nào bằng phân số ?
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
- GV nhận ghi điểm từng học sinh.
Bài 3 :
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Muốn qui đồng mẫu số của phân số ta làm như thế nào? 
- Hướng dẫn HS ở hai phép tính c và d các em có thể lấy MSC bé nhất. 
- Chẳng hạn ở câu c) MSC bé nhất là 36; câu d) có MSC bé nhất là 6.
 - Yêu cầu lớp làm vào vở. 
- Gọi 2HS lên bảng sửa bài.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
 - Giáo viên nhận xét bài làm học sinh 
Bài 4 :
+ Gọi HS đọc đề bài.
- Quan sát tranh vẽ các ngôi sao để nhận biết ở hình vẽ nào có số ngôi sao được tô màu.
+ HS tự làm bài.
 - Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét bài làm học sinh 
4. Củng cố:
- Muốn quy đồng mẫu số nhiều phân số ta làm như thế nào ?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
Dặn về nhà học bài và làm bài.
- Hát
- Hai HS sửa bài trên bảng, HS khác nhận xét bài bạn.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS nêu đề bài. Lớp làm vào vở.
 - Hai học sinh làm bài trên bản
- HS khác nhận xét bài bạn.
- HS đọc, tự làm vào vở. 
- Một HS lên bảng làm bài.
- Phân số không rút gọn được vì đây là phân số tối giản.
- Những phân số rút gọn được là : 
- Những phân số bằng phân số là
 và 
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
+ 1 HS đọc thành tiếng.
+ Tiếp nối phát biểu.
+ 2HS thực hiện trên bảng.
 b/ và c/ ; và 
 d/ ; và 
 + Nhận xét bài bạn.
+ 1 HS đọc thành tiếng.
+ Quan sát - Lắng nghe.
+ HS thực hiện trả lời yêu cầu vào vở.
+ Nhận xét bài bạn.
- 2 HS nhắc lại. 
- Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
ĐẠO ĐỨC :
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (T2)
Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
Nêu được ví dụ về việc cư xử lịch sự với mọi người.
KNS*: - Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
 - Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người.
 - Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và với lời nói phù hợp trong 1 số tình huống.
 - Kĩ năng kiểm sốt cảm xúc khi cần thiết.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Mỗi hs có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, vàng.
- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Ổn định tổ chức: Hát
2/ KTBC: Lịch sự với mọi người
1) Thế nào là lịch sự với mọi người?
2) Nêu 1 tình huống được coi là lịch sự
- Kiểm tra sự chuẩn bị đóng vai của học sinh.
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (BT 2, SGK)
- Sau mỗi tình huống cô nêu ra, nếu tán thành các em giơ thẻ đỏ, không tán thành giơ thẻ xanh, phân vân giơ thẻ vàng.
1. Chỉ cần lịch sự với người lớn tuổi?
2. Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã?
3. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn?
4. Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già, trẻ, nam nữ, giàu nghèo?
5. Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết? 
Kết luận: Cần phải lịch sự với mọi người không phân biệt già trẻ, giàu nghèo và cần phải lịch sự ở mọi nơi, mọi lúc. 
KNS*: Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và với lời nói phù hợp trong 1 số tình huống.
Kết luận: Cần phải lịch sự với mọi người không phân biệt già trẻ, giàu nghèo và cần phải lịch sự ở mọi nơi, mọi lúc. 
Hoạt động 2: Đóng vai (BT4 SGK)
- Dán lên bảng 2 tình huống, gọi hs đọc
- Các em hãy thảo luận nhóm 6 để phân công đóng vai tình huống trên ( nhóm 1, 3, 5 tình huống 1, nhóm 2, 4, 6 tình huống 2)
- Lần lượt gọi đại diện nhóm đóng vai tình huống a, tình huống b.
- Cùng hs nhận xét, đánh giá cách giải quyết. 
1. Tiến sang nhà Linh, hai bạn cùng chơi đồ chơi thật vui vẻ. Chẳng may, Tiến lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh.
 - Theo em, hai bạn cần làm gì khi đó?
 - Cách cư xử của bạn Linh là đúng hay sai? Vì sao? 
- Nếu là Linh thì bạn sẽ cư xử như thế nào? 
- Qua tình huống này, em rút ra điều gì cho bản thân? 
2. Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người bạn gái đi ngang qua.
 - Các bạn nam nên làm gì trong tình huống đó?
 - Nếu bạn đó bị nặng hơn như chảy máu hay té xỉu, bạn sẽ làm gì?
- Các em rút ra điều gì ở tình huống này? 
Kết luận: Những hành vi, những tình huống các em vừa thảo luận là thể hiện cách cư xử lịch sự với mọi người trong giao tiếp.
* Hoạt động 3: Thi "Tập làm người lịch sự"
- Phổ biến luật chơi, chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 4 bạn.
- Nhiệm vụ của mỗi đội là dựa vào gợi ý, xây dựng 1 tình huống giao tiếp, trong đó thể hiện được phép lịch sự.
- Mỗi 1 lượt chơi, đội nào xử lí tốt tình huống sẽ ghi được 5 điểm. Sau các lượt chơi đội nào ghi nhiều điểm hơn là thắng. 
- Gắn lên bảng lớp y/c 1,2 
+ Có một bà già đi chợ về, tay xách 1 giỏ nặng muốn sang đường
+ Có một em bé bị lạc đang tìm mẹ. 
- Gọi 2 dãy lên thể hiện.
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương dãy thắng cuộc.
KNS*: Kĩ năng kiểm sốt cảm xúc khi cần thiết.
- Gọi hs đọc y/c BT 5
- Câu ca dao này khuyên ta điều gì? 
- Nêu 1 tình huống em đã thể hiện là người lịch sự.
- Qua bài học, em rút ra được điều gì cho bản thân? 
4/ Củng cố:
5/ Dặn dò:
- Bài sau: Giữ gìn các công trình công cộng. 
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu 
1) Lịch sự với mọi người là có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp gỡ, tiếp xúc. 
2) 1 hs nêu tình huống thể hiện sự lịch sự 
- 1 hs đọc y/c
- Thảo luận nhóm đôi 
1) Không tán thành (chẳng những lịch sự với người lớn tuổi mà còn phải lịch sự với mọi lứa tuổi) 
2) Không tán thành (vì ở nơi nào cũng cần phải có lịch sự) 
3) Tán thành (Vì như vậy mọi gười sẽ có mối quan hệ khăng khít nhau hơn)
4) Tán thành (Vì lịch sự không phân biệt tuổi hay tầng lớp xã hội nào cả)
5) Không tán thành (vì cần phải lịch sự với mọi người dù lạ hay quen) 
- HS lắng nghe 
- Hs biết xử lí tình huống v ra quyết định về hành vi lời nói của mình.
- Lắng nghe, thực hiện 
- 2 hs đọc 2 tình huống
- Thảo luận nhóm 6 
- Lần lượt lên đóng vai
- Nhận xét 
- Năn nỉ đã làm lỡ tay và xin lỗi bạn.
- Sai, vì không lịch sự với bạn.
- Em sẽ nhờ ba mẹ, anh chị sửa giúp.
- Lại thăm hỏi và xin lỗi
- Cầu cứu với người lớn để đưa bạn ấy đến bệnh viện cấp cứu. 
- Chơi đá banh ở vỉa hè rất dể gây tai nạn, thương tích. Do đó em không nên chơi đá bóng ở vỉa hè, trên đường phố. 
- Lắng nghe 
- Chia dãy, cử thành viên 
- Lắng nghe, thực hiện 
- 2 hs đọc 
- Lần lượt thể hiện 
- Nhận xét 
- 1 hs đọc to trước lớp
- Cần lựa lời nói trong khi giao tiếp để làm cho cuộc giao tiếp thoải mái, dễ chịu. 
- 1 hs nêu trước lớp
- Thực hiện cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
TẬP ĐỌC:
SẦU RIÊNG
I. Mục tiêu: 
 - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.
- Vật thật cành, lá và quả sầu riêng (nếu có)
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài "Bè xuôi Sông La" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
 3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Gọi Hs khá đọc bài
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Chú ý: Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Gọi HS đọc cả bài.
 - GV đọc mẫu.
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
- Dựa vào bài văn tìm những nét miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng?
- Em hiểu “hao hao giống" là gì? 
- Lác đác là như thế nào? 
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Tìm những chi tiết miêu tả quả sầu riêng?
- Em hiểu “mật ong già hạn “là loại mật ong như thế nào?
+ "Vị ngọt đam mê "là gì?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì?
- Ghi bảng ý chính đoạn 2.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 trao đổi và TLCH.
-Tìm những chi tiết miêu tả về cái dáng không đẹp của cây sầu riêng? Tác giả tả như thế nhằm mục đích gì?
+ Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
 - Ý nghĩa của câu truyện nói lên điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
+ Sầu riêng ...vị quyến rũ đến lạ kì.
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS.
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
 4. Củng cố:
- Nêu nội dung bài tập đọc?
- Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học bài.
- Hát
- Ba em lên bảng đọc và trả lời nội dung bài.
 - Lớp lắng nghe. 
- Hs khá đọc bài
- 3 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến kì lạ. 
+ Đoạn 2: tiếp theo đến ...tháng 5 ta 
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại. 
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. 
- Tiếp nối phát biểu: 
- Sầu riêng là loại....Miền Nam nước ta.
- Lớp đọc thầm cả bài, từng bàn thảo luận và trả lời.
+ Miêu tả vẻ đẹp của hoa sầu riêng.
2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- "mật ong già hạn" có nghĩa là mật ong để lâu ngày nên có vị rất ngọt.
- là ý nói ngọt làm mê lòng người ...
+Miêu tả hương vị của quả sầu riêng.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Tác giả tả như thế nhằm làm nổi bật ý ngon và đặc biệt của quả sầu riêng. 
+ Bài văn miêu tả cây sầu riêng loại cây đặc sản của miền Nam ... ao việc.
? Bức tranh thứ nhất vẽ gì? 
? Bức tranh thứ 2 vẽ gì? 
? Tranh 3 vẽ gì? 
? Bức tranh 4 vẽ gì?
b) Hướng dẫn hs kể từng đoạn, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2 ( gvgb) 
- Gv chia nhóm nêu yêu cầu cho các nhóm
- Cho hs kể
GV nhận xét kể chuyện, tuyên dương.
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 3,4
? Câu chuyện khuyên ta điều gì? 
GDBVM: Tại sao ta phải bảo vệ các loài chim hoang dã?
4- Củng cố:
? Em thích nhất hình ảnh nào trong truyện? Vì sao? 
- GV giáo dục HS biết yêu quí bạn bè xung quanh, nhận ra vẻ đẹp riêng trong mỗi bạn.
5- Dặn dò 
- Khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
HS hát
- 2 HS kể chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết.
- Theo dõi nhận xét lời kể của bạn.
- HS nhắc lại đầu bài
-Lắng nghe.
-HS nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
- 2 đọc yêu cầu bài tập 1.
- Xếp lại các tranh cho đúng thứ tự. Nhận xét các bạn khác xếp.
+ Vợ chồng thiên nga gửi con lại cho vịt mẹ trong giúp.
+ Vịt mẹ dẫn đàn con ra ao. Thiên nga con đi sau cùng, trong nó rất cô đơn, lẻ loi.
+ Vợ chồng thiên nga xin lại thiên nga con và cám ơn vịt mẹ cùng đàn vịt con.
+Thiên nga con theo bố mẹ bay đi. Đàn vịt ngước lên nhìn theo, bàn tán, ngạc nhiên.
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS kể trong nhóm.( nhóm bàn)
- Thi kể trước lớp (2 HS kể từng đoạn kết hợp chỉ tranh )
- Lắng nghe và đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
- Nhận xét và bình chọn bạn kể tốt.
HS nêu yc
- Phải biết nhận ra cái đẹp, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác. Thiên nga là loài chim đẹp nhất trong vương quốc các loài chim nhưng lại bị các bạn vịt con xem là xấu xí. Vì các bạn vịt thấy hình dáng thiên nga không giống như mình, nên bắt nạt, hắt hủi thiên nga. Khi đàn vịt nhận ra sai lầm của mình thì thiên nga đã bay mất.
- Các loài chim hoang dã giúp bảo vệ môi trường và cân bằng môi trường sinh thái đồng thời làm cho thiên nhiên thêm tươi đẹp .
- HS TL.
- Lắng nghe
 KHOA HỌC
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Nắm vai trò của âm thanh trong cuộc sống.
	2. Kĩ năng: Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống. Nêu được ích lợi của việc ghi lại được âm thanh.
	3. Thái độ: Có ý thức giữ im lặng trong giờ nghỉ ngơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Chuẩn bị theo nhóm:
	+ 5 chai hoặc cốc giống nhau.
	+ Tranh, ảnh về vai trò của âm thanh trong cuộc sống.
	+ Tranh, ảnh về các loại âm thanh khác nhau.
	+ Một số đĩa, băng cát-xét.
	- Chuẩn bị chung: Máy cát-xét có thể ghi và băng để ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ: Sự lan truyền âm thanh.
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước.
 3. Bài mới: Âm thanh trong cuộc sống.
 a) Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong đời sống.
MT: Giúp HS nêu được vai trò âm thanh trong đời sống.
PP: Trực quan, giảng giải, đàm thoại.
- Giúp các nhóm tập hợp lại.
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm quan sát hình SGK, ghi lại vai trò của âm thanh. 
- Bổ sung thêm vai trò khác mà em biết.
- Tập hợp tranh, ảnh sưu tầm được để giới thiệu.
- Từng nhóm giới thiệu kết quả trước lớp.
Hoạt động 2: Nói về những âm thanh ưa thích và những âm thanh không ưa thích.
MT: Giúp HS diễn tả thái độ trước thế giới âm thanh xung quanh . Phát triển kĩ năng đánh giá.
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
- Nêu vấn đề.
- Ghi bảng thành 2 cột: Thích – Không thích.
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Làm việc cá nhân rồi nêu lên ý kiến của mình; nêu lí do thích hoặc không thích.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại được âm thanh.
MT: Giúp HS nêu được ích lợi của việc ghi lại được âm thanh. Hiểu được ý nghĩa của các nghiên cứu khoa học và có thái độ trân trọng.
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải .
- Đặt vấn đề: Các em thích nghe bài hát nào? Do ai trình bày?
- Cho vài em lên nói, hát; ghi âm vào băng, sau đó phát lại.
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm làm việc: Nêu các ích lợi của việc ghi lại âm thanh.
- Thảo luận chung cả lớp về cách ghi lại âm thanh hiện nay.
Hoạt động 4: Trò chơi Làm nhạc cụ.
MT: Giúp HS nhận biết được âm thanh có thể nghe cao, thấp khác nhau.
PP: Trực quan, đàm thoại, thực hành.
- Giải thích: Khi gõ, chai rung động phát ra âm thanh . Chai nhiều nước, khối lượng lớn hơn sẽ phát ra âm trầm hơn.
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm làm nhạc cụ: Đổ nước vào các chai từ vơi đến gần đầy. So sánh âm do các chai phát ra khi gõ.
- Từng nhóm lên biểu diễn.
- Các nhóm khác đánh giá bài biểu diễn của nhóm bạn.
4. Củng cố: Nêu ghi nhớ SGK. 
	- Giáo dục HS có ý thức giữ im lặng trong giờ nghỉ ngơi.
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học. 
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà.
Chiều thứ ba ngày 5 tháng 2 năm 2013
TẬP ĐỌC
CHỢ TẾT
I. Mục tiêu: 
Biết đọc diiễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Thuộc được một vài câu thơ yêu thích.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. KTBC:
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. H/ dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc tách, nhấn giọng
- Chậm rãi ở 4 dòng đầu, vui, rộng ràng ở những dòng thơ sau. 
 * Tìm hiểu bài:
- HS đọc khổ 1 và 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Khổ thơ 1 và 2 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính khổ thơ 1 và 2.
- HS đọc khổ thơ 3, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Bên cạnh dáng vẻ riêng, nhưũng người đi chợ tết có điểm gì chung?
+ Khổ thơ này có nội dung chính là gì?
- Ghi ý chính của khổ thơ còn lại.
- Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi.
Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc đó ? 
- Ý nghĩa của bài thơ này nói lên điều gì?
- Ghi ý chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
- Giới thiệu các câu dài cần luyện đọc.
- HS đọc từng khổ thơ.
- Cho HS đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ.
4. Củng cố:
- Bài thơ cho chúng ta biết điều gì?
- Nhận xét tiết học.
Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học bài.
- Hát
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS quan sát tranh SGK và trả lời. 
- 1 Hs đọc toàn bài
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự:
+ Khổ 1: Dải mây ... ra chợ tết.
+ Khổ 2: Họ vui vẻ ... lặng lẽ.
+ Khổ 3: Thằng em bé ... như giọt sữa.
+ Khổ 4: Tia nắng tía  cổng chợ.
Dải mây trắng / đỏ dần trên đỉnh núi
 Sương hồng lam / ôm ấp nóc nhà gianh. Họ vui vẻ kéo hàng / trên cỏ biếc 
 Những thằng cu áo đỏ / chạy lonxon
 Vài cụ già chống gậy / bước lom khom Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ thằng em bé / nép đầu bên yếm mẹ.Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu. Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau. 
- HS luyện đọc theo cặp 
- 1 hs đọc cả bài 
- HS lắng nghe 
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. 
+ Cho biết vẻ đẹp tươi vui của những người đi chợ tết ở vùng trung du.
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Điểm chung giữa mỗi người là ai ai cũng vui vẻ: tưng bừng ra chợ tết, vui ve kéo hàng trên cỏ biếc.
+ Nói lên sự vui vẻ, tưng bừng của mọi người tham gia đi chợ tết.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi.
+ Các màu sắc là: trắng đỏ, hồng lam, xanh biếc thắm, vàng, tía, son.
+ Chỉ có một màu đỏ nhưng cũng có rất nhiều cung bậc như hồng, đỏ, tía, thắm, son.
HS trả lời
- 2 HS nhắc lại.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc. 
- HS luyện đọc trong nhóm 2 HS.
+ Tiếp nối thi đọc từng khổ thơ.
- 2 đến 3 HS thi đọc thuộc lòng và đọc diễn cảm cả bài.
+ HS trả lời.
LỊCH SỬ:
TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
I MỤC TIÊU
- Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê( những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):
- Đến thời Hậu Lê giáo dục có quy cũ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi hương và thi hội; nội dung học tập là Nho giáo, 
+ Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK
- Tranh: “Vinh quy bái tổ” và “Lễ xướng danh”
- Phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Ổn định 
2- Bài cũ: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước.
- Nhà Lê ra đời như thế nào?
- Những ý nào trong bài biểu hiện quyền tối cao của nhà vua?
GV nhận xét, ghi điểm. 
3- Bài mới: 
Giới thiệu bài: Trường học thời Lê.
Hoạt động1:Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê
 Thảo luận nhóm
-Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào?
-Trường học thời Hậu Lê dạy những gì?
- Nề nếp thi cử dưới thời Hậu Lê được quy định như thế nào?
GV KL: Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo 
Hoạt động 2:Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê.
 Hoạt động cả lớp
-Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
4- Củng cố: 
+ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV giáo dục HS tự hào về truyền thống giáo dục của dân tộc và tinh thần hiếu học của người dân Việt Nam.
5- Dặn dò: 
- CBB: Văn học và khoa học thời Hậu Lê.
- Nhận xét tiết học 
HS hát 
- HS TLCH.
HS nhắc lại đầu bài 
* HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
-Lập Văn Miếu xây dựng lại và mở rộng Thái học viện, thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám ; trường có lớp học , chỗ ở, kho trữ sách ; ở các nơi đều có trường do nhà nước mở .
-Nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc. Ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ quan lại .
- Cứ ba năm có 1 kỳ thi Hương và thi Hội ở kinh thành. Những người đỗ kỳ thi Hội được dự kỳthi đình chọn Tiến sĩ.
- Lắng nghe 
+ HS lần lượt trả lời.
-Tổ chức lễ đọc tên người đỗ.
- Lễ đón rước người đỗ về làng.
- Khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi cho đặt ở Văn Miếu.
- Kiểm tra định kỳ trình độ của quan lại để các quan phải thường xuyên học tập.
HS trả lời.
Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxTUẦN 22- GA4.docx