I - MỤC TIÊU :
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
- BT3 HS khá, giỏi làm.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TUẦN 27 Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2013 TOÁN HÌNH THOI I - MỤC TIÊU : - Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó. - BT3 HS khá, giỏi làm. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Ổn định: 2.KTBC: Thi GHKII - GV nhận xét bài thi GHKII của HS 3.Bài mới: a).Giới thiệu bài: -Hãy kể tên các hình mà em biết. -Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng làm quen với một hình mới, đó là hình thoi. b).Giới thiệu hình thoi -Yêu cầu HS dùng các thanh nhựa trong bộ lắp ghép kĩ thuật để lắp ghép thành một hình vuông. GV cũng làm tương tự với đồ dùng của mình. -Yêu cầu HS dùng mô hình của mình vừa lắp ghép, đặt lên giấy nháp và vẽ theo đường nét của mô hình để có được hình vuông trên giấy. GV vẽ hình vuông trên bảng. -GV xô lệch mô hình của mình để thành hình thoi và yêu cầu HS cả lớp làm theo. -Hình vừa được tạo từ mô hình được gọi là hình thoi. -Yêu cầu HS đặt mô hình hình thoi vừa tạo được lên giấy và yêu cầu vẽ hình thoi theo mô hình. GV vẽ trên bảng lớp. -Yêu cầu HS quan sát hình đường viền trong SGK và yêu cầu các em chỉ hình thoi có trong đường diềm. -Đặt tên cho hình thoi trên bảng là ABCD và hỏi HS: Đây là hình gì ? c).Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi -Yêu cầu HS quan sát hình thoi ABCD trên bảng, sau đó lần lượt đặt các câu hỏi để giúp HS tìm được các đặc điểm của hình thoi: B A C D +Kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình thoi ABCD. +Hãy dùng thước và đo độ dài các cạnh của hình thoi. +Độ dài của các cạnh hình thoi như thế nào so với nhau ? -Kết luận về đặc điểm của hình thoi: Hình thoi có 2cặp cạnh đối diện // và 4 cạnh bằng nhau. d).Luyện tập thực hành Bài tập1: -GV cho HS đọc yêu cầu -Treo bảng phụ có vẽ các hình như trong bài tập 1, YC HS quan sát các hình và trả lời các câu hỏi của bài. +Hình nào là hình thoi ? +Hình nào không phải là hình thoi ? Vì sao em biết? Bài tập 2: -GV vẽ hình thoi ABCD lên bảng và yêu cầu HS QS. B A C D +Nối A với C ta được đường chéo AC của hình thoi ABCD. +Nối B với D ta được đường chéo BD của hình thoi. +Gọi điểm giao nhau của đường chéo AC và BD là O. -Hãy dùng êke kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không ? -Hãy dùng thước có vạch chia mi-li-mét để kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có cắt nhau tại trung điểm của mỗi hình hay không. -GV nêu lại các đặc điểm của hình thoi mà bài tập đã giới thiệu: Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường. Bài tập 3: (Dành cho HS khá – giỏi) - GV nhận xét cá nhân 4.Củng cố: Hình như thế nào được gọi là hình thoi ? Hai đường chéo của hình thoi như thế nào với nhau ? -GV giáo dục HS ham thích học toán và cẩn thận khi làm bài 5. Dặn dò :HS về nhà học thuộc các đặc điểm của hình thoi, xem lại các bài tập -Chuẩn bị: Diện tích hình thoi -Nhận xét tiết học -HS hát -Một số HS kể trước lớp. -HS lắng nghe. -HS cả lớp thực hành lắp ghép hình vuông. -HS thực hành theo YCGV -HS theo dõi -HS tạo mô hình hình thoi. -HS chỉ theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ cho nhau xem. -Là hình thoi ABCD. -Quan sát hình và trả lời câu hỏi: + Cạnh AB song song với cạnh DC. + Cạnh BC song song với cạnh AD. + HS thực hiện đo độ dài các cạnh của hình thoi. + Các cạnh của hình thoi có độ dài bằng nhau. - HS nghe và nhắc lại các kết luận về đặc điểm của hình thoi. -HS đọc yêu cầu -HS quan sát và làm miệng BT1 +Hình 1, 3 là hình thoi. Vì hai hình này đều có 2cặp cạnh đối diện // và 4 cạnh bằng nhau. +Hình 2, 4, 5 không phải là hình thoi. Vì hai hình này đều không có 2cặp cạnh đối diện // và 4 cạnh bằng nhau. -HS đọc yêu cầu -Quan sát hình. -HS quan sát thao tác của GV sau đó nêu lại: +Hình thoi ABCD có hai đường chéo là AC và BD. -HS làm việc cá nhân, trình bày KQ -Hai đường cheo của hình thoi vuông góc với nhau. -Hai đường chéo của hình thoi cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. -HS tự gấp và cắt tờ giấy để tạo thành hình thoi + Có 2 cặp cạnh // và 4 cạnh bằng nhau. +Vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. ĐẠO ĐỨC TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T2) I - MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo . - Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn , hoạn nạn ở lớp , ở trường và cộng đồng . - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp , ở trường , ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè , gia đình cùng tham gia . * Hs khá , giỏi nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo . * GDKNS : Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo . III - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP GV : - SGK - Giấy khổ lớn ghi kết quả thảo luận nhóm từ bài tập 5 , SGK HS : - SGK IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1- Ổn định: 2. Bài cũ: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ( Tiết 1 ) - Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ? - Các em có thể và cần tham gia những hoạt động nhân đạo nào ? - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: Kể một số việc làm về hoạt động nhân đạo ? Để các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động nhân đạo cô và các em cùng tìm hiểu qua bài học : Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ( T2 ) b - Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm đôi ( bài tập 4 , SGK ) - GV cho HS nêu yêu cầu bài tập . -GV tổ chức, hướng dẫn cho HS hoạt động nhóm thảo luận, giải quyết yêu cầu bài tập này - GV kết luận : + (b) , (c) , ( e) là việc làm nhân đạo. + (a), (d) không phải là hoạt động nhân đạo. - Nêu ý nghĩa của hoạt động nhân đạo ? (Dành HS khá , giỏi . ) c - Hoạt động 3 : Xử lí tình huống (Bài tập 2, SGK ) - GV cho HS đọc yêu cầu bài tập - Chia nhóm và giao cho mỗi HS thảo luận một tình huống . - GV theo dõi, giúp đỡ khi HS gặp khó khăn - > GV rút ra kết luận : - Tình huống (a ): Có thể đẩy xe lăn giúp bạn ( nếu bạn có xe lăn ) , quyên góp tiền giúp bạn mua xe ( nếu bạn chưa có xe lăn và có nhu cầu ) . . . - Tình huống (b): Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà cụ những công việc lặt vặt hằng ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa. . . d - Hoạt động 4: Thảo luận nhóm ( bài tập 5 , SGK ) * Mục tiêu: HS biết dụng những kiến thức đã học vào những việc làm cụ thể. * Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo . * Cách tiến hành: -GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập -Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - GV kết luận : Cần phải cảm thông ,chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng. - GV nhận xét ngắn gọn, khen ngợi hành vi tốt và khuyến khích những em khác noi theo. 4 - Củng cố - GV gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK . -Thực hiện kế hoạch giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng. - Thực hiện nội dung 2 trong mục “thực hành” của SGK 5– Dặn dò : - Chuẩn bị : Tôn trọng luật lệ an toàn giao thông HS hát HS trả lời. HS kể HS nhắc lại đầu bài -HS nêu yêu cầu bài tập . -Các nhóm HS thảo luận . -Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bổ sung . + (b) , (c) , ( e) là việc làm nhân đạo. + (a), (d) không phải là hoạt động nhân đạo. -HS theo dõi -HS nêu - HS đọc yêu cầu bài tập . - Các nhóm HS thảo luận. - Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung , tranh luận ý kiến trước lớp. - Tình huống (a ) : Có thể đẩy xe lăn giúp bạn ( nếu bạn có xe lăn ) , quyên góp tiền giúp bạn mua xe ( nếu bạn chưa có xe lăn và có nhu cầu ) . . . - Tình huống ( b ) : Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà cụ những công việc lặt vặt hằng ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa. . . -HS lắng nghe - HS đọc yêu cầu bài tập . - Các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra giấy to theo mẫu bài tập 5 . - Đại diện nhóm trình bày, lớp trao đổi , thảo luận. -HS theo dõi -HS đọc TẬP ĐỌC DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY I.MỤC TIÊU: - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm. - Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. (trả lời được các CH trong SGK). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa và bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổnđịnh tor chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Ga-vrốt ngoài chiến lũy - GV yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc bài theo cách phân vai và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - GV nhận xét và chấm điểm. 3.Bài mới: Giới thiệu bài Trong chủ điểm Những người quả cảm, các em đã biết nhiều tấm gương dũng cảm trong chiến đấu, gương dũng cảm trong đấu tranh chống thiên tai, gương dũng cảm trong đấu tranh với bọn côn đồ hung hãn. Bài đọc hôm nay sẽ cho các em thấy một biểu hiện khác của lòng dũng cảm – dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học, bảo vệ lẽ phải. Đó là tấm gương của 2 nhà khoa học vĩ đại: Cô-péc-ních và Ga-li-lê. - GV giới thiệu chân dung 2 nhà khoa học. Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt) - Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp - Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài. Giọng kể rõ ràng, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ chân lí của 2 nhà khoa học: trung tâm, đứng yên, bác bỏ, sai lầm, sửng sốt, tà thuyết, phán bảo, cổ vũ, cấm, tội phạm, buộc phải thề, vẫn quay Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 1/ Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? * Đoạn 1 cho ta biết điều gì ? Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 2/ Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? - Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông? *Đoạn 2 kể lại chuyện gì? Bước 3: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 3/ Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? - GV nhận xét và chốt ý *Ý chính của đoạn 3 là gì? * HS tìm ND chính của bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm * Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn - GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài. - GV hướng dẫn, nhắc nhở HS đ ... L ( Khoảng 1/3 số HS trong lớp ) GV tổ chức, hướng dẫn: GV nêu câu hỏi về đoạn vừa đọc GV nhận xét, ghi điểm B. Tóm tắc vào bảng ND các bài TĐ là truyện kể đã học trong chủ điểm “ Người ta là hoa đất” GV nhắc HS: Trong chủ điểm “ Người ta là hoa đất” có những bài TĐ nào? GV chốt: Tên bài Nội dung chính Nhân vật Bốn anh tài Ca ngợi sức mạnh, tài năng lòng nhiệt thành làm việc nghĩa, trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Móng Tay Đục Máng, Lấy Tai Tát Nước, yêu tinh, bà lão chăn bò Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ tuổi nước nhà Trần Đại Nghĩa -GV hệ thống nội dung ôn tập 4. Củng cố: -GV cho HS nêu nội dung ôn tập -GV giáo dục HS Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm “ Người ta là hoa đất” 5. Dặn dò: -Dặn HS về học bài. Chuẩn bị: Ôn tập ( T2 ) -Nhận xét tiết học. HS hát 2-3HS lên đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK HS nhắc lại tựa bài - Từng HS lên bốc thăm, chọn bài (HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ) - HS xem lại bài khoảng 1-2 phút. - HS đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng ) 1 đoạn h oặc cả bài theo chỉ định trong phiếu - HS trả lời câu hỏi HS đọc yêu cầu bài tập + Bốn anh tài + Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. - HS làm bài HS trình bày HS lắng nghe HS nêu nội dung ôn tập Thứ tư ngày 20 tháng 3 năm 2013 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA KỲ II (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: - Nghe- viết đúng bài chính tả( tốc độ khoảng 85 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng bài văn miêu tả. - Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học( Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để kể, tả hay giới thiệu. * HS khá giỏi : viết tương đối đúng và đẹp bài chính tả( tốc độ trên 85 chữ/ 15 phút); hiểu nội dung bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh hoa giấy, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Ôn tập ( Tiết 1 ) 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Ôn tập ( Tiết 2 ) A. Nghe-viết chính tả: “ Hoa giấy” GV đọc mẫu GV nhắc HS trình bày đoạn văn - Cho HS viết vào bảng con. - Đoạn văn này nói lên điều gì? - GV giới thiệu tranh hoa giấy. - GV đọc cả bài - GV đọc chính tả. - GV đọc lại cả bài - GV chấm vở 6 HS - GV chữa bài B. Luyện tập. Bài 2: Bài tập yêu cầu đặt câu có kiểu câu nào đã học? a/ Kể về hoạt động:( Câu kể Ai làm gì?) b/ Tả các bạn:( kiểu câu kể Ai thế nào?) c/ Giới thiệu từng bạn.( kiểu câu kể Ai là gì?) GV chấm, chữa bài, ghi điểm. 4. Củng cố: Yêu cầu HS nêu VD về câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV GD HS áp dụng những kiểu câu kể vào văn cảnh phù hợp. 5. Dặn dò -Về xem lại bài - Chuẩn bị: Ôn tập ( Tiết 3 ) - Nhận xét tiết học. HS hát -HS nhắc lại đầu bài -HS theo dõi -HS đọc thầm đoạn văn - rực rỡ, trắng muốt, tinh khiết, bốc bay lên, tản mát. - Tả vẻ đẹp đặc sắc của loài hoa giấy. - HS quan sát - HS lắng nghe. - HS viết bài. (HS khá, giỏi viết tương đối đúng và đẹp bài chính tả, hiểu nội dung bài). - HS soát bài -HS nhìn vở soát lỗi - HS viết vào bảng con những từ hay viết sai. - HS đọc yêu cầu, làm bài vào vở. a) Câu kể Ai làm gì? b) Đặt câu có kiểu câu kể Ai thế nào? c) Đặt câu có kiểu câu kể Ai là gì? -Đến giờ chơi, chúng em ùa ra sân trường. Các bạn nam đá cầu. Các bạn nữ nhảy dây. Còn chúng em ngồi đọc truyện dưới cây bàng. - Lớp em mỗi bạn một vẻ: Hương thì dịu dàng; bạn Hồng thì tếu táo. Dương thì nóng nảy. Bạn Tuyến thì nhanh nhẹn. - Em xin giời thiệu về các thành viên trong tổ em: Em tên là Phương Linh tổ trưởng. Bạn Thảo là học sinh viết chữ đẹp . Bạn Hồng là lớp phó văn nghệ - HS đặt câu: VD: Mẹ em dang gặt lúa ngoài đồng - HS đặt câu: VD: Vườn hoa nhà em rất đẹp. - HS đặt câu: VD: Bạn Lan là học sinh giỏi của trường . TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA KỲ II (TIẾT 3) I. MỤC TIÊU: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở BT1. - Nghe- viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 85 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu viết tên các bài tập đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Ôn tập ( Tiết 2) 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Ôn tập ( Tiết 3 ) A. Kiểm tra Tập đọc và HTL (1/3 số HS trong lớp) GV tổ chức, hướng dẫn - GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc - GV nhận xét, ghi điểm. B. Nêu tên các bài Tập đọc thuộc chủ điểm “ Vẻ đẹp muôn màu”và nêu ND chính. Nêu tên các bài Tập đọc thuộc chủ điểm “ Vẻ đẹp muôn màu”? - Nêu ND chính của từng bài - GV chốt ND đúng C. Nghe-viết: Cô Tấm của mẹ GV đọc bài thơ YC HS tìm và viết vào bảng con những từ dễ viết sai. - Bài thơ nói lên điều gì? - GV đọc lại bài - GV đọc chậm. - GV đọc lại cả bài - GV chấm vở 6 bài - GV chữa bài 4. Củng cố,: -GV cho HS nêu ND ôn tập -GV giáo dục HS Tích cực ôn tập. 5. Dặn dò: - Dặn HSvề rèn đọc, luyện viết chính tả. - Chuẩn bị: Ôn tập ( T4 ). Nhận xét tiết học. HS hát HS nhắc lại đầu bài - Từng HS lên bốc thăm, đọc bài. - HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng ) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - HS trả lời - HS khác nhận xét, bổ sung. HS đọc yêu cầu bài tập 2 + Sầu riêng + Chợ Tết + Hoa học trò + Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. + Vẽ về cuộc sống an toàn. + Đoàn thuyền đánh cá - HS nêu. - HS theo dõi - HS lắng nghe - HS quan sát tranh minh họa - HS nhắc lại cách trình bày bài thơ lục bát, cách dẫn lời nói trực tiếp, tên riêng cần viết hoa. - ngỡ, xuống trần, lặng thầm, nết na. - Khen gợi cô bé ngoan giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ cha mẹ. - HS theo dõi - HS viết bài - HS soát lỗi - HS nhìn vở soát lỗi - HS viết vào bảng con những lỗi sai phổ biến. HS nêu ND ôn tập TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA KỲ II (TIẾT 4) I. MỤC TIÊU: - Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm( BT1, BT2) Biết lựa chọn từ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý( BT3) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định 2. Bài cũ: Ôn tập ( Tiết 3 ) 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Ôn tập ( Tiết 4 ) Bài tập 1;2: GV tổ chức, hướng dẫn GV chốt ND: * CHỦ ĐIỂM: “ Người ta là hoa đất” + Từ ngữ: + Thành ngữ, tục ngữ: + Những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh: + Thành ngữ, tục ngữ: + Hoạt động có lợi cho sức khỏe: + Thành ngữ, tục ngữ: * CHỦ ĐIỂM: Vẻ đẹp muôn màu: + Từ ngữ: + Thành ngữ, tục ngữ: * CHỦ ĐIỂM: Những người quả cảm. + Từ ngữ: + Thành ngữ, tục ngữ: Bài tập 3: GV HD GV chấm, chữa bài: 4. Củng cố: GV cho HS nêu nội dung ôn tập GV giáo dục Hs Yêu thích môn học. 5.Dặn dò: -Dặn HS về học thuộc những thành ngữ, tục ngữ đã học trong bài. -Chuẩn bị: Ôn tập (Tiết 5). -Nhận xét tiết học. HS hát HS nhắc lại đầu bài HS đọc yêu cầu HS làm bài theo 6 nhóm HS trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng,... + Người ta là hoa đất + vạm vỡ, lực lưỡng, can đối, rắn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẽo dai, nhanh nhẹn, + Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan + Chuông có đánh mới kêu Đèn có khêu mới tỏ + Tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, an dưỡng, nghỉ mát, du loch, giải trí, + Khỏe như vâm ( voi, trâu, hùm, beo, ) + Nhanh như cắt ( gió, điện, chớp, sóc, ) + Ăn được ngủ được là tiên Không ăn, không ngủ mất tiền thêm lo + đẹp, đẹp đẽ, điệu đà, xinh, xinh xắn, xinh tươi, xinh xẻo, tươi tắn, tươi giòn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha, + thùy mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, bộc trực, cương trực, trung thành, chân thực, chân tình, thẳng thắng, ngay thẳng, lịch sự, tế nhị, nết na, khảng khái, khí khái, + Mặt tươi như hoa. + Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu + Cái nết đánh chết cái đẹp + Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo thì lòng mới ngon + gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, quả cảm, nhát, hèn nhát, nhút nhát, đớn hèn, hèn mạc, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược, + Vào sinh ra tử + Gan vàng dạ sắt - HS đọc yêu cầu HS làm vào vở a) tài đức, tài hoa, tài năng b) đẹp mắt, đẹp trời, đẹp đẽ. c) dũng sĩ, dũng khí, dũng cảm. HS nêu nội dung ôn tập TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA KỲ II (TIẾT 5) I. MỤC TIÊU: - Mức độ yêu cuầ về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Nắm được nội dung chính, nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Ôn tập ( Tiết 4 ) 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Ôn tập ( Tiết 5 ) A. Kiểm tra đọc và HTL: ( Số HS còn lại ) - GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài Tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Những người quả cảm” GV nhận xét, kết luận: * Bài: “ Khuất phục tên cướp biển” + Nội dung: + Nhân vật: * Bài: Ga-vrốt ngoài chiến lũy: + Nội dung: + Nhân vật: * Dù sao trái đất vẫn quay + Nội dung: + Nhân vật: *Bài : Con sẻ. + Nội dung: + Nhân vật: 4. Củng cố: GV cho HS nêu nội dung ôn tập GV giáo dục HS dũng cảm làm việc nên làm. 5. Dặn dò -Dặn HS về học bài. -Rèn kĩ năng đọc trơn, đọc diễn cảm. -Chuẩn bị: Ôn tập ( Tiết 6 ). -Nhận xét tiết học. HS hát HS nhắc lại đầu bài - Từng HS lên bốc thăm, chọn bài - HS đọc bài trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng) theo chỉ định trong phiếu. - HS trả lời HS đọc yêu cầu bài tập. HS thảo luận nhóm đôi, trình bày: Nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn, khiến hắn phải khuất phục + Bác sĩ Ly, tên cướp biển. + Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt, bất chấp nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn tiếp tế cho nghĩa quân. + Ga-vrốt, Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc. + Ca ngợi hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. + Cô-péc-ních và Ga-li-lê. + Ca ngợi hành động dũng cảm , xả thân cứu con của sẻ mẹ. + Con sẻ mẹ, sẻ con. + Nhân vật tôi. + Con chó săn. HS nêu nội dung ôn tập
Tài liệu đính kèm: