Giáo án lớp 4, học kì II - Tuần 29

Giáo án lớp 4, học kì II - Tuần 29

I - MỤC TIÊU :

- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại

- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó .

II.CHUẨN BỊ:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx 48 trang Người đăng huong21 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4, học kì II - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai ngày 1 tháng 4 năm 2013
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I - MỤC TIÊU :
- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại 
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó . 
II.CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Luyện tập
GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập tiết trước
GV Nhận xét,ghi điểm, nhận xét chung
3. Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài: Luyện tập 
chung
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1a ,b : Viết tỉ số a và b theo 
yêu cầu 
Cho HS làm nháp
Bài 1 c, d ( Dành HS khá giỏi ) 
Bài tập 2: ( Dành HS khá giỏi )
. 
GV nhận xét cá nhân .
Bài tập 3:
 Yêu cầu HS nêu các bước giải 
Cho HS làm bài theo nhóm 6 . 
GV nhận xét, sửa bài
Bài 4: 
Yêu cầu HS nêu các bước giải, vẽ sơ đồ và giải bài vào vở . 
GV thu một số tập chấm – nhận xét . 
Bài 5: ( Dành HS khá giỏi ) 
GV nhận xét cá nhân . 
4. Củng cố : GV hỏi lại nội dung bài học.
5- Dặn dò: Dặn HS về xem lại các bài tập
Chuẩn bị bài: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
Hát 
1 HS làm bài theo yêu cầu của gv,
lớp làm nháp nháp
 Bài giải
Vì số lớn giảm 5 lần thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé.
Ta có sơ đồ: 
 ?
Số lớn 
 72
Số bé 
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
 5 + 1 = 6 ( phần )
Số lớn là: 72 : 6 x 5 = 60
Số lớn là: 72 – 60 = 12
 Đáp số: Số lớn: 60
 Số bé: 12
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu.
HS làm bài vào nháp
HS trình bày KQ 
a) Tỉ số của a và b là: 
b) Tỉ số của a và b là: 
HS tự làm bài rồi nêu KQ : 
c) Tỉ số của a và b là: = 4 
d) Tỉ số của a và b là: = 
HS đọc yêu cầu
HS tự làm bài rồi nêu KQ : 
Tổng 2 số
72
120
45
Tỉ số của 2 số
 1
 5
 1
 7
 2
 3
Số bé
12
15
18
Số lớn
60
105
27
HS đọc yêu cầu
HS làm bài theo nhóm, trình bày KQ
- Xác định tỉ số
- Vẽ sơ đồ
- Tìm tổng số phần bằng nhau.
- Tìm mỗi số. 
Bài giải
Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ 2 nên số 
 1
thứ nhất bằng số thứ hai.
 7
Ta có sơ đồ: 
 ? 
Số T1 ?
 1080 
SốT2 
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
1 + 7 = 8 ( phần )
Số thứ nhất là:
1080 : 8 = 135
Số thứ hai là:
1080 – 135 = 945
Đáp số: Số thứ nhất: 135
 Số thứ hai: 945
HS đọc yêu cầu
HS làm vở
Vẽ sơ đồ
Tìm tổng số phần bằng nhau
Tìm chiều dài, chiều rộng. 
Bài giải
Ta có sơ đồ:
 ? m
Chiều rộng 
 125 m
Chiều dài
 ? m
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 ( phần )
Chiều rộng hình chữ nhật là:
125 : 5 x 2 = 50 ( m)
Chiều dài hình chữ nhật là:
125 – 50 = 75 ( m )
Đáp số: b = 50 m
 a = 75 m
HS đọc yêu cầu
Tính nửa chu vi
Vẽ sơ đồ
Tính chiều rộng, chiều dài. 
Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
64 : 2 = 32 ( m )
Ta có sơ đồ:
 ? m
Chiều rộng
 ? m 32 m
Chiều dài
 8 m
Chiều dài hình chữ nhật là:
( 32 + 8 ) : 2 = 20 ( m )
Chiều rộng hình chữ nhật là:
32 – 20 = 10 ( m )
Đáp số: a = 20 m
 b = 10 m
-Lắng nghe
ĐẠO ĐỨC:
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (tiết 1).
- Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: ( 30 phút )
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Thảo luận nhóm đôi 3 phút (bài tập 4)
- GV nêu yêu cầu.
- GV kết luận:
+ (b), (c), (e) là việc làm nhân đạo
+ (a), (d) không phải là hoạt động nhân đạo
Hoạt động 2: Xử lí tình huống (bài tập 2)
- GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm - HS thảo luận một tình huống.
- GV kết luận:
+ Tình huống (a): Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn), quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn chưa có xe & có nhu cầu)
+ Tình huống (b): Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt hằng ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 5)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
- GV kết luận: Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
4.Củng cố: 
* HS hiểu hoạt động nhân đạo là giúp đỡ các gia đình, những người gặp khó khăn, hoạn nạn để họ vượt qua những khó khăn.
- GV mời vài HS đọc phần ghi nhớ.
5. Dặn dò: 
- Nhắc nhở HS thực hiện dự án giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết quả bài tập 5.
- Chuẩn bị bài: Tôn trọng luật giao thông.
- 4HS nêu.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Theo từng nội dung, đại diện các nhóm báo cáo trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm HS thảo luận.
- Theo từng nội dung, đại diện các nhóm cùng lớp trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến.
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra tờ giấy khổ to theo mẫu bài tập 5.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi, bình luận.
- 2- 4HS đọc lại ghi nhớ.
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I,Mục tiêu:
+ Đọc đúng: trắng xoá, Phù Lá, nồng nàn
+ Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa,thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
II.Đồ dùng 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
- Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định . 
2.KTBC:
 -Kiểm tra 2 HS đọc. 
 * Trên đường đi con chó thấy gì? Theo em, nó định làm gì ?
 * Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?
 -GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 Nước ta có rất nhiều cảnh đẹp mà Sa Pa là một trong những cảnh đẹp nổi tiếng. Sa Pa là một huyện thuộc tỉnh Lào Cai. Đây là một địa điểm du lịch, nghỉ mát rất đẹp ở miền Bắc nước ta. Bài Đường đi Sa Pa hôm nay chúng ta học sẽ cho các em thấy được vẻ đẹp rất riêng của đất trời Sa Pa
j.Luyện đọc
-1 HS đọc toàn bài
-GV chia đoạn
+ Đoạn 1:Từ đầuliễu rủ
+ Đoạn 2:Tiếp.tím nhạt
+Đoạn 3 :Còn lại
- Gọi HS nối tiếp đọc 
- GVđưa từ khó: trắng xoá, Phù Lá, nồng nàn
- Câu dài: Những đám mâyhuyền ảo
- 3HS đọc tiếp nối kết hợp giải nghĩa một số từ
- Cho HS đọc theo cặp
- GV đọc mẫu
k.Tìm hiểu nội dung
*Đoạn 1
-HS đọc trả lời câu hỏi
+Nêu cảnh đẹp trên đường lên 
Sa Pa?
+Tác giả đã dùng những từ ngữ tả màu sắc nào để miêu tả cảnh đẹp?
+Nội dung của đoạn 1 là gì? 
*Đoạn 2
- Gọi HS đọc đoạn 2
+Tác giả đã tả cảnh phố huyện ở
 Sa Pa bằng những hình ảnh nào?
+ Em hiểu vàng hoe là gì?
+ Đoạn 2 nói với em điều gì?
*Đoạn 3
- Gọi HS đọc đoạn 3
+ Khí hậu ở Sa Pa thay đổi ntn trong ngày?
+ Đoạn 3 tả cảnh đẹp ở đâu?
- Gọi HS đọc câu hỏi 1
-Thảo luận cặp
-Nối tiếp trả lời
-HS đọc câu hỏi 2
-HS nối tiếp trả lời
+Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa ntn?
+ Em học được gì qua cách miêu tả của tác giả?
-HS đọc thầm lại bài văn tìm hiểu ND của bài?
l.Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn,cả lớp lắng nghe tìm dọng đọc
- GV tổ chức cho HS đọc đoạn 3
+GV đọc mẫu
+Cho HS luyện đọc theo cặp
+ Gọi 1 số cặp đọc bài
-Nêu hận xét, đánh giá
-Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng
4.Củng cốVì sao tác giả gọi Sa pa là “món quà kì diệu”của thiên nhiên?
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
-Hát
-2 HS đọc đoạn 1 + 2 bài Con sẻ.
* Con chó thấy một con sẻ non núp vàng óng rơi từ trên tổ xuống. Con chó chậm rãi lại gần 
-HS2 đọc đoạn 3 + 4.
* Vì con sẻ tuy bé nhỏ nhưng nó rất dũng cảm bảo vệ con 
-HS lắng nghe.
-1HS đọc
-3HS đọc
-3 HS đọc
- HS đọc theo cặp
- Cả lớp nghe
- Những đám mây trắng bồng bềnh,huyền ảo,những thác nước tựa mây trời,những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa,..
- trắng, trắng xoá, rực lên, đen huyền, trắng tuyết, đỏ son
*Phong cảnh đường lên Sa Pa
-1HS đọc to đoạn 2
- Nắng phố huyện vàng hoe,những em béquần áo sặc sỡ,người ngựa dập dìu
*Phong cảnh một thị trấn nhỏ trên đường lên Sa Pa
- 1HS đọc 
- Thoắt cáihiếm quý
* Cảnh đẹp Sa Pa
- HS đọc 
-Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mâyliễu rủ
- Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màutím nhạt
- Ngày liên tục đổi mùa..hiếm quý
- Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa
- Nắng phố huyện vàng hoe
- Cách miêu tả sinh động, hấp dẫn, quan sát tinh tế
*Nội dung: : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa,thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đôí với cảnh đẹp đất nước.
- 3 HS đọc
- Cả lớp nghe
- HS đọc theo cặp
- 3 cặp đọc
- Nhận xét
- HS đọc thuộc lòng
-Vì phong cảnh ở đây rất đẹp.Vì sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng hiếm có.
CHÍNH TẢ:
AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1 , 2 , 3, 4 ?...
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số.
- Làm đúng BT3 (kết hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh BT).
- GD HS ngồi viết đúng tư thế; cách cầm bút, đặt vở. 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định lớp
 2. KTBC: Nhận xét bài kiểm tra.
 3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn viết chính tả:
 * Trao đổi về nội dung đoạn văn:
- HS đọc bài: "Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4 ,...?" 
- Mẩu chuyện này nói lên điều gì?
* Hướng dẫn viết chữ khó:
- HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 * Nghe viết chính tả:
+ GV yêu cầu HS gấp sách giáo khoa nhớ lại để viết vào vở mẩu chuyện "Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2 , 3 , 4 ,...?" 
 * Soát lỗi chấm bài:
+ Treo bảng phụ đoạn văn và đọc lại để HS soát lỗi tự bắt lỗi.
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2 : 
- GV dán phiếu viết sẵn bài tập lên bảng, chỉ các ô trống giải thích BT2 
- HS đọc thầm sau đó làm bài vào vở.
- Phát 4 tờ phiếu lớn HS nào làm xong thì dán phiếu của mình lên bảng.
- HS nhận xét bổ sung bài bạn.
- GV nhận xét, chốt ý đúng, tuyên dương những HS làm đúng và ghi điểm từng HS.
* Bài tập 3: 
+ HS đọc truyện vui " Trí nhớ tốt " 
- Treo tranh minh hoạ để HS quan sát.
- Nội dung câu truyện là gì ?
- GV dán phiếu, mời 4 HS lên bảng thi làm bài.
+ HS đọc lại đoạn văn sau khi hoàn chỉnh 
- GV nhận xét ghi điểm từng HS.
4. Củng cố :
- HS nhắc lại ghi nhớ
- Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
+ Mẩu chuyện giải thích các chữ số 1, 2, 3, 4 ... không phải do người A rập nghĩ ra. Một nhà thiên văn người Ấn Độ khi sang Bát  ...  Riêng cây đối chứng cần đảm bảo cung cấp mọi yếu tố cho cây sống.
Hoạt động 2:Dự đoán kết quả thí nghiệm
* Mục tiêu: HS nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường
-Phát phiếu học tập cho các nhóm (kèm theo).
Kết luận:
Như mục “Bạn cần biết” trang 115 SGK.
4. Củng cố: 
-Muốn biết thực vật cần gì để sống ta có thể làm thí nghiệm như thế nào?
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau
 nhận xét tiết học.
HS hát
-HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
- Lắng nghe
-Các nhóm trình bày đồ dùng chuẩn bị và làm việc:
+Đặt các cây đậu và 5 lon sữa bò lên bàn.
+Quan sát hình 1, đọc chỉ dẫn và thực hiện theo hướng dẫn trang 114 SGK.
+Lưu ý cây 2 dùng keo bôi vào 2 mặt lá.
+Viết nhãn và ghi tóm tắt điều kiện sống của từng cây rồi dán lên lon.
- Các nhóm nhắc lại
Phiếu theo dõi thí nghiệm
“Cây cần gì để sống”
Ngày bắt đầu:.
Ngày 1
Ngày 2
Ngày 3
Ngày 4
Ngày 5
Ngày 6
-Dựa vào phiếu học tập trả lời các câu hỏi:
+Trong 5 cây trên cây nào sống và phát triển bình thường?
+Những cây khác sẽ như thế nào? Vì lí do gì mà những cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh?
+Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường?
-Lắng nghe
-HS TL
KĨ THUẬT:
LẮP XE NÔI (tiết 1)
I. Mục tiêu:
Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được.
 * Với HS khéo tay: Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
 - GD HS tính kiên trì, khéo léo trong môn học.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Mẫu xe nôi đã lắp sẵn. 
 - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
 Lắp xe nôi và nêu mục tiêu bài học. 
 b) Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: 
GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 - GV giới thiệu mẫu cái xe nôi lắp sẵn và hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận.Hỏi:
 + Để lắp được xe nôi, cần bao nhiêu bộ phận? 
 - GV nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế: dùng để cho các em nhỏ nằm hoặc ngồi để người lớn đẩy đi chơi.
 * Hoạt động 2: 
GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 a/ GV h/ dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK
 - GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng, đủ.
 - Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
 b/ Lắp từng bộ phận:
 - Lắp tay kéo H.2 SGK. GV cho HS quan sát và hỏi:
 + Để lắp được tay kéo, em cần chọn chi tiết nào, số lượng bao nhiêu?
 - GV tiến hành lắp tay kéo xe theo SGK.
 - Lắp giá đỡ trục bánh xe H.3 SGK. Hỏi:
 + Theo em phải lắp mấy giá đỡ trục bánh xe?
 - Lắp thanh đỡ giá bánh xe H.4 SGK. Hỏi: 
 + Hai thanh chữ U dài được lắp vào hàng lỗ thứ mấy của tấm lớn?
 - GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh
 - Lắp thành xe với mui xe H.5 SGK. Hỏi:
 + Để lắp mui xe dùng mấy bộ ốc vít?
 - GV lắp theo các bước trong SGK.
 - Lắp trục bánh xe H.6 SGK. Hỏi: 
 + Dựa vào H.6, em hãy nêu thứ tự lắp từng chi tiết ?
 - GV gọi vài HS lên lắp trục bánh xe.
 c/ Lắp ráp xe nôi theo qui trình trong SGK . 
 - GV ráp xe nôi theo qui trình trong SGK.
 - Gọi 1- 2 HS lên lắp.
 d/ GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
4. Nhận xét: 
 - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
5. Dặn dò:
 - HS chuẩn bị dụng cụ học tiết sau.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
HS d b
- HS quan sát vật mẫu.
- 5 bộ phận: tay kéo, thanh đỡ, giá bánh xe, giá đỡ bánh xe, 
- 2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
- HS trả lời.
- HS lên lắp.
- 2 HS lên lắp.
- Cả lớp.
Chiều:
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 - Giaỉ được bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu ) và tỉ số của hai số đó . 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Luyện tập
Gọi HS lên bảng làm bài tập 3/151 ở tiết trước .
Nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới 
Giới thiệu bài: Luyện tập chung. 
Bài 2: HS đọc đề bài, tóm tắt, làm bài theo cá nhân . Các bước giải
Xác định tỉ số.
Vẽ sơ đồ
Tìm hiệu số phần bằng nhau
Tìm mỗi số. 
Gv nhận xét, chốt kết quả đúng
Bài 1 ( Dành HS khá , giỏi ) 
Bài 3: ( Dành HS khá giỏi ) 
GV nhận xét, tuyên dương 
Bài 4: 
Yêu cầu HS nêu các bước giải
Vẽ sơ đồ minh hoạ
Tìm tổng số phần bằng nhau
Tính độ dài mỗi đoạn thẳng. 
GV chấm, chữa bài
4. Củng cố:
Gv hỏi lại nội dung bài học.
5– Dặn dò
Dặn HS về học bài, làm lại các bài tập trong SGK. Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
Nhận xét tiết học
HS hát
HS lên thực hiện theo yêu cầu của GV,lớp làm nháp
Bài giải
Ta có sơ đồ: ? kg
Số gạo tẻ 
 ? kg 540 kg
Số gạo nếp 
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
 4 – 1 = 3 ( phần )
Số kg gạo nếp có là:
 540 : 3 = 180 ( kg )
Số kg gạo tẻ có là:
 180 + 540 = 720 ( kg )
Đáp số: Số gạo nếp: 180 kg
 Số gạo tẻ : 720 kg
HS làm bài vào nháp
HS trình bày KQ
Bài giải
Vì số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ 
hai nên số thứ hai bằng số thứ nhất
Ta có sơ đồ:
 ?
Số thứ hai 
 ?
Số T. nhất
 738
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
 10 – 1 = 9 ( phần )
Số thứ hai là:
 738 : 9 = 82
Số thứ nhất là: 
 82 + 738 = 820
Đáp số: Số thứ hai: 82
 Số thứ nhất: 820
HS đọc yêu cầu tự làm bài rồi nêu KQ : 
Số bé : 30 ; 12
Số lớn : 45 ; 48 
- HS đọc yêu cầu , tự làm bài . 
Bài giải
Số túi cả hai loại là:
 10 + 12 = 22 ( túi )
Số kg gạo trong mỗi túi là:
 220 : 22 = 10 ( kg )
Số kg gạo nếp có là:
 10 x 10 = 100 ( kg )
Số kg gạo tẻ có là: 
 10 x 12 = 120 ( kg )
Đáp số: 100 kg gạo nếp
 120 kg gạo tẻ
-HS đọc yêu cầu làm bài vào vở . 
Bài giải
? m Hiệu sách ? m Trường học
 Nhà An840 m
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là
 3 + 5 = 8 ( phần )
Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách là:
 840 : 8 x 3 = 315 ( m )
Đoạn đường từ hiệu sách đến trường học là:
 840 – 315 = 525 ( m )
Đáp số: Đoạn đường đầu: 315 m
 Đoạn đường sau: 525 m
HS nêu các bước giải của bài toán về tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số đó
Lắng nghe
 TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I - MỤC TIÊU:
- Nhận biết được ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND ghi nhớ) 
 - Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà ( mục III ) 
II.CHUẨN BỊ:
 -Thầy: Bảng phụ, tranh minh họa, phiếu
 -Trò: SGK, vở ,bút,nháp 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Luyện tập tóm tắt tin tức
GV nhận xét, ghi điểm, nhận xét chung.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Cấu tạo bài văn miêu tả con vật.
*Hoạt động 1: Cấu tạo của bài văn tả con vật
*Nhận xét:
-Gọi hs đọc bài văn “Con Mèo Hung”
 - GV yêu cầu hs đọc thầm nội dung bài văn “Con Mèo Hung”, phân đoạn và nêu nội dung chính của từng đoạn.
- Gọi hs nêu ý kiến thảo luận.
- Cả lớp, gv nhận xét, chốt ý.
Bài văn có 4 đoạn:
Đoạn 1: “Meo meo đến với tôi đấy: Đoạn mở bài 
 (giới thiệu con mèo được tả)
Đoạn 2: “Chà, nó có bộ lông  đáng yêu
(tả hình dáng con mèo): Đoạn thân bài
Đoạn 3: “Có một hôm. Một tí”
(tả cảnh hoạt động tiêu biểu của con mèo): Đoạn thân bài
Đoạn 4: Phần còn lại (nêu cảm nghĩ về con mèo): Đoạn kết bài
- GV dùng phấn màu ghi vào các đoạn các từ:
 +Mở bài (đoạn 1)
 +Thân bài (đoạn 2, 3)
 +Kết bài (đoạn 4)
*Ghi nhớ: GV cho hs nhận xét về cấu tạo của bài văn tả con vật (Con Mèo Hung)
- GV nhận xét và kết luận.
*Hoạt động 2: Luyện tập
- GV gọi hs đọc yêu cầu đề bài.
- GV nhắc lại yêu cầu và cho hs quan sát một số tranh về các con vật nuôi trong nhà.
- Gv yêu cầu hs nêu con vật chọn tả và nói rõ từng bộ phận sẽ tả của con vật đó.
- GV nhận xét và cho hs tham khảo dàn ý của bài văn tả con vật.
- GV yêu cầu hs dựa dàn ý tả con vật để lập một dàn ý chi tiết cho con vật mình định 
Dàn ý tả con mèo
 1)Mở bài: Giới thiệu con mèo
 -Hoàn cảnh:
 -Thời gian:
 2)Thân bài: a/Tả hình dáng:
 -Bộ lông:
 -Cái đầu:
 -Chân:
 -Đuôi
 b/ Hoạt động tiêu biểu:
 -Bắt chột: rình mồi, vồ mồi
 -Hoạt động đùa giỡn của mèo
 3)Kết bài: Cả nghĩ về con mèo tả.
YC HS làm bài vào vở . 
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
GV chấm, chữa bài. 
4. Củng cố: 
-Gọi hs nhắc lại dàn bài tả con vật
5. Dặn dò:
-Về nhà học bài, chỉnh lại dàn bài và ghi vào vở. Chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học
HS hát
HS đọc bản tin mình đã tóm tắt trong phần bài tập về nhà
-HS nhắc lại
- Vài hs đọc to.
- Hs đọc thầm nội dung trao đổi theo nhóm đôi
-Vài nhóm nêu ý kiến
- Hs nêu lại nội dung từng đoạn.
- Vài hs nhắc lại.
- Hs đọc lại ghi nhớ
-Vài hs đọc to đề bài
-Cả lớp lắng nghe và quan sát tranh
-Vài hs nêu miệng
- HS theo dõi
-Vài hs đọc dàn ý
-HS lập một dàn ý chi tiết
-HS làm bài vào vở
-HS nhắc lại
SINH HOẠT LỚP
KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu
- GV đánh giá ưu điểm, nhược điểm của từng cá nhân và tập thể trong tuần 28
- Rèn luyện cho HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
- Giáo dục cho HS ý thức phê bình và tự phê bình, tinh thần đoàn kết tập thể cao.
II. Chuẩn bị
- GV: Nội dung sinh hoạt
- HS: ý kiến phát biểu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. GV đánh giá ưu nhược điểm của lớp.
1. Nền nếp: 
- Xếp hàng ra vào lớp đều, thẳng hàng
- 15 phút đầu giờ có tiến bộ
2. Học tập:
- Các em đã có ý thức học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái xây dựng bài: Quỳnh Anh, Đức, Sao Mai, Thảo,...
- Nhiều em có ý thức luyện viết và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập tương đối tốt.
3. Các hoạt động khác:
- Vệ sinh sạch sẽ, thực hiện tốt.
- Duy trì hoạt động tập thể, tập nghi thức
- Thực hiện tốt chăm sóc cây, nhổ cỏ bồn cây.
B. HS phát biểu ý kiến
*,Nền nếp:
- Phát động thi đua.
- Ổn định duy trì nền nếp
- Phát huy những mặt tích cực đã đạt được trong tuần này.
*. Học tập:
- Lớp cần cố gắng nhiều trong học tập.
- Học tốt các môn học, chú ý phân môn kể chuyện, luyện từ và câu.- Duy trì lịch luyện viết
*.Các hoạt động khác :
- Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công
- Giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết chuyển mùa.
- Chăm sóc cây vườn trường.
- Tập tốt bài múa
- Duy trì sinh hoạt đội có chất lượng
- Hoàn thành các loại tiền nộp về nhà trường.
* Nhược điểm: Còn một số bạn chưa tự giác đeo khăn quàng đỏ
C. GV nêu phương hướng tuần 29
- Duy trì mọi nề nếp đã có, khắc phục nhược điểm
- Chuẩn bị thi Toán qua mạng cấp tỉnh
- Quyết toán các khoản đóng góp
4- Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
5- Dặn dò:
- Thực hiện tốt nội dung đã triển khai.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTUᅡ̀N 29-GA4.docx