I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài:Cô-péc- ních, Ga-li-lê.
Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê. Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
Thái độ: Biết trân trọng công lao của các nhà khoa học, ham tìm hiểu
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh SGK phóng to nếu có.
Tuần 27 Thứ hai, ngày 22 tháng 3 năm 2010 Tiết 1 Chào cờ ---------------------------------------------------- Tiết 2 Tập đọc- (tiết 53) Dù sao trái đất vẫn quay I. Mục đích, yêu cầu : Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài:Cô-péc- ních, Ga-li-lê. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê. Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. Thái độ: Biết trân trọng công lao của các nhà khoa học, ham tìm hiểu II. Đồ dùng dạy học : - Tranh sgk phóng to nếu có. III. Các hoạt động dạy học : A. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc phân vai truyện Ga-vrốt ngoài chiến luỹ? Trao đổi cùng cả lớp? - 4 Hs đọc, lớp nhận xét và trao đổi nội dung. - Gv nhận xét chung, ghi điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài. a, Luyện đọc. - Đọc toàn bài: - 1 Hs khá đọc. - Chia đoạn: - Đọc nối tiếp: 2 lần - 3 đoạn: Đ1: Từ đầu ...Chúa trời. Đ2: tiếp......bảy chục tuổi.Đ3: Phần còn lại. - 3 Hs đọc /1lần. + Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm. - 3 Hs đọc + Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ. - 3 Hs khác đọc. - Luyện đọc theo cặp: - Cả lớp luyện đọc cặp. - Đọc toàn bài: - 1 Hs đọc. - Gv nhận xét đọc đúng và đọc mẫu. b. Tìm hiểu bài: - Đọc thầm đoạn 1, trao đổi, trả lời: ? ý kiến của Cô-péc ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? - Lúc bấy giờ người ta cho rằng... Còn Cô-péc-ních lại chứng minh rằng Trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. ? Vì sao phát hiện của Cô-péc-ních lại bị coi là tà thuyết? - Vì nó ngược lại với những lời phán bảo của Chúa trời. ? Đoạn 1 cho biết điều gì? - ý 1: Cô-péc-ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới. - Đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời: ? Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? - ủng hộ, cổ vũ ý kiến của Cô-péc- ních. ? Vì sao toà án lúc ấy lại xử phạt ông? - ...Vì cho rằng ông cũng như Cô-péc - ních nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời. ? ý chính đoạn 2? - ý 2: Ga-li-lê bị xét sử. - Đọc lướt đoạn 3 trả lời: Lòng dũng cảm của Cô-péc -ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? - 2 nhà khoa học đã dám nói lên chân lí khoa học chính đáng, nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời. Ga -li -lê đã bị tù nhưng ông vẫn bảo vệ chân lí. ? ý chính đoạn 3? - ý 3: Ga-li-lê bảo vệ chân lí. ? ý chính toàn bài: - ý chính: MĐ, YC. c. Đọc diễn cảm. Đọc nối tiếp: - 3 Hs đọc. ? Tìm cách đọc bài: - Giọng kể rõ ràng, nhấn giọng: trung tâm, đứng yên, bác bỏ, sai lầm, sửng sốt, tà thuyết, , giản dị. - Luyện đọc đoạn: Chưa đầy....vẫn quay! + Gv đọc mẫu: - Lớp nghe, nêu cách đọc đoạn. - Lớp luyện đọc theo cặp. - Thi đọc: - Cá nhân, cặp thi. - Gv cùng Hs nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. GD theo MĐYC và HD chuẩn bị bài 54. ------------------------------------------------ Tiết 3 Toán- (tiết ) Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kĩ năng: - Thực hiện các phép tính với phân số. Giải bài toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ. ? Nêu cách nhân hai phân số? Lấy ví dụ? - 2 Hs nêu và lấy ví dụ, cả lớp làm. ? Nêu cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số? Lấy ví dụ? - 2 Hs nêu và lấy ví dụ, lớp thực hiện. - Gv cùng Hs nhận xét, chữa bài, ghi điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Bài tập. Bài 1. - Hs đọc yêu cầu bài. - Tổ chức hs trao đổi bài theo cặp: - Các cặp trao đổi, thảo luận: - Trình bày: - Lần lượt các nhóm chỉ ra phép tính làm đúng: - Chỉ ra chỗ sai trong phép tính làm sai. - Gv nhận xét chung và chốt bài đúng. - Hs trao đổi cả lớp. VD: Phần a. Cộng 2 phân số khác mẫu số làm: tử + tử và mẫu + mẫu là sai. Bài 2. - Hs đọc yêu cầu bài. - Mỗi tổ làm 1 phần vào nháp, 3 Hs lên bảng chữa bài. - Gv cùng Hs nhận xét, trao đổi và đưa ra cách tính thuận tiện nhất. (Phần c làm tương tự). Bài 3. Làm tương tự bài 2. - Gv cùng Hs trao đổi chọn MSC bé nhất. a. ( Phần còn lại làm tương tự). Bài 4. - Hs đọc yêu cầu bài. - Tổ chức học sinh trao đổi tìm ra các bước giải: + Tìm phân số chỉ phần bể đã có nước sau hai lần chảy vào bể. + Tìm phân số chỉ phần bể còn lại chưa có nước. - Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Cả lớp làm bài, 1 Hs lên bảng chữa. - Gv thu chấm 1 số bài. - Gv cùng Hs nhận xét, chữa bài, trao đổi. Bài giải: Số phần bể đã có nước là: (bể). Số phần bể còn lại chưa có nước là: (bể) Đáp số: bể. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. HD làm bài tập còn lại và VBT tiết. ----------------------------------------------------- Tiết 4 Kể chuyện– (tiết 27) Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục đích, yêu cầu. + Rèn kĩ năng nói: - Hs chọn được một câu chuyện về lòng dũng cảm mình đã chứng kiến hoặc tham gia. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. + Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ sgk phóng to (nếu có). III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: ? Kể lại câu chuyện em được nghe hoặc được đọc nói về lòng dũng cảm? - 2 Hs kể, lớp nhận xét, trao đổi về nội dung câu chuyện của bạn kể. - Gv nhận xét chung, ghi điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài. - Gv viết đề bài lên bảng: - Hs đọc đề bài. - Gv hỏi học sinh để gạch chân những từ quan trọng trong đề bài: - Hs trả lời: *Đề bài: Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia. - Đọc các gợi ý? - 4 Hs nối tiếp nhau đọc gợi ý 1,2,3,4. + Lưu ý : Hs có thể kể cả các câu chuyện đã được chứng kiến qua truyền hình và trên phim ảnh. Một số em không tìm truyện có thể kể câu chuyện đã nghe, đã đọc. - Giới thiệu câu chuyện mình chọn kể: - Nối tiếp nhau giới thiệu. 3. Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Nêu dàn ý câu chuyện: - Hs nêu gợi ý 2. - Kể chuyện theo cặp: - Cặp kể chuyện. - Thi kể: - Đại diện các nhóm lên thi, lớp trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Gv cùng Hs nhận xét, tính điểm, bình chọn bạn kể câu chuyện hay, hấp dẫn nhất. 4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Xem trước bài kể chuyện tuần 29. --------------------------------------------- Tiết 5 Đạo đức- (tiết 27) Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 2) I. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập: Kiến thức: Thế nào là hoạt động nhân đạo. Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo. Kĩ năng: Biết thông cảm với những người gặp khó khăn hoạn nạn. Thái độ: Tích cực tham gia hoạt động nhân đạo. II. Đồ dùng dạy học : Phiếu điều tra theo mẫu bài 5- sgk/39. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là hoạt động nhân đạo? - 1,2 Hs nêu, lớp nhận xét. - Gv nhận xét chung và đánh giá. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi bài tập 4 sgk/39. * Mục tiêu: Hs nhận biết được những việc làm nhân đạo và những việc làm không phải là hoạt động nhân đạo. * Cách tiến hành: - Nêu yêu cầu bài tập. - 1 Hs nêu yêu cầu bài tập. - Tổ hức Hs trao đổi theo N3: - N3 trao đổi bài: - Gv nêu từng việc làm rồi HD các nhóm trình bày kết quả. - Đại diện lần lượt các nhóm nêu. Lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung. - Gv nhận xét, chốt ý đúng: Việc làm nhân đạo: b,c,e. Việc làm không phải thể hiện lòng nhân đạo: a,d. 3. Hoạt động 2: Xử lí tình huống bài tập 2 sgk/38. * Mục tiêu: Hs đưa ra cách ứng xử và biết cách nhận xét cách ứng xử của bạn về các việc làm nhân đạo. * Cách tiến hành: - Chia lớp theo 2 nhóm bàn: Nhóm lẻ thảo luận tình huống a, nhóm chẵn thảo luận tình huống b. - Nhóm bàn thảo luận: Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống. - Trình bày: - Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận. - Gv nhận xét chung, kết luận: +Tình huống a: Đẩy xe lăn giúp bạn, hoặc quyên góp tiền giúp bạn mua xe. + Tình huống b: Thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc vặt hằng ngày như quét nhà, quét sân, nấu cơm,... 4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bài tập 5. * Mục tiêu: Nêu được những người có hoàn cảnh khó khăn và những việc làm giúp đỡ họ. * Cách tiến hành: - Tổ chức Hs trao đổi theo nhóm 4: - Gv phát phiếu khổ to và bút cho 2 nhóm: - N4 trao đổi, cử thư kí ghi kết quả vào phiếu. 2 nhóm làm phiếu. - Trình bày: - Đại diện các nhóm nêu, dán phiếu, lớp trao đổi việc làm của bạn. - Gv nhận xét chung- chốt ý: Cần phải cảm thông,chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng. - Một số Hs đọc ghi nhớ cuả bài. 5. Hoạt động tiếp nối : Thực hiện theo kết quả bài tập 5 đã xây dựng trong nhóm. ----------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2010 Tiết 1 Chính tả (Nhớ - viết)- (tiết 27) Bài thơ về tiểu đội xe không kính I. Mục đích, yêu cầu : Kiến thức: Viết đúng và đẹp bài chính tả theo yêu cầu. Kĩ năng: Nhớ và viết lại đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Biết cách trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ. Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x, dấu hỏi, dấu ngã. Thái độ: Yêu chữ viết đẹp và có cố gắng luyện viết. II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết bài 1a, 2a. III. Các hoạt động dạy học : A. Kiểm tra bài cũ. ? Viết: Béo mẫm, lẫn lộn, lòng lợn, con la, quả na,... - Gv cùng Hs nhận xét chung, ghi điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC. 2. Hướng dẫn học sinh nhớ- viết. - Đọc yêu cầu 1 của bài: - 2 Hs lên bảng viết, lớp viết nháp, đổi chéo nháp kiểm tra. - 1 Hs đọc. - Đọc 3 khổ thơ cuối bài: - 1 Hs đọc. ? Hình ảnh nào trong đoạn thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe? - ...Không có kính, ừ thì ướt áo, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời, chưa cần thay lái trăm cây số nữa. - Phát hiện và đọc cho lớp viết các từ khó trong đoạn? - 1 Hs đọc, lớp viết. - Gv cùng Hs nhận xét các từ khó viết. - VD: tuôn, xối, xoa mắt đắng, sa, ướt,... - Gv nhắc nhở chung cách ngồi viết và cách trình bày. - Viết bài: - Lớp viết bài vào vở. - Gv thu một sốbài chấm. - Lớp tự soát lỗi bài mình. - Gv nhận xét chung bài viết. 3. Bài tập. Bài 2a. - Hs đọc yêu cầu bài. - Gv nêu rõ yêu cầu bài: - Hs làm bài theo nhóm 4 và thi đua nhau viết: - Trình ... y 26 tháng 3 năm 2010 Tiết 1 Luyện từ và câu- (tiết 54) Cách đặt câu khiến I. Mục đích, yêu cầu : Kiến thức: Củng cố KT về câu khiến. Kĩ năng: Hs nắm được cách đặt câu khiến. Biết đặt câu khiến trong các tình huống khác nhau. Thái độ : Biết tôn trọng mọi người, lịch sự trong khi giao tiếp. II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết câu phần nhận xét. VBT của HS. III. Các hoạt động dạy học : A. Kiểm tra bài cũ: ? Câu khiến dùng để làm gì? Lấy ví dụ câu khiến và phân tích? - 2 Hs trả lời, lấy ví dụ, lớp nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét chung, ghi điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Phần nhận xét. - Hs đọc yêu cầu bài. - Chuyển câu kể theo 4 cách đã nêu trong sgk. Treo bảng phụ. - Hs làm bài vào nháp, 4 Hs lên bảng điền theo bảng phụ. - Trình bày: - Hs lần lượt nêu miệng, - Gv cùng Hs nhận xét, chữa bài trên bảng và bài hs trình bày. - Cách 1: Nhà vua hãy (nên, phải, đừng, chớ) hoàn gươm lại cho Long Vương! - Cách 2: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi. (thôi/ nào). . - Lưu ý: Với những câu yêu cầu, đề nghị nhẹ cuối câu nên đặt dấu chấm. Với những câu yêu cầu, đề nghị mạnh ( có hãy, đừng, chớ ở đầu câu), cuối câu nên đặt dấu chấm than. 3. Phần ghi nhớ. - 3,4 Hs đọc. 4. Phần luyện tập. Bài 1. - Hs đọc yêu cầu bài. - Đọc mẫu: - 1 Hs đọc. - Tổ chức hs trao đổi theo cặp những câu còn lại. - Từng cặp trao đổi và nêu miệng. - Trình bày: - Nam chớ ( đừng, hãy, phải) đi học! - Nam đi học đi. ( thôi, nào,) ( Câu còn lại làm tương tự) - Gv cùng hs nhận xét, trao đổi. Bài 2. - Hs đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu thực hiện 1 trong 3 phần. ( Theo giảm tải). - Lớp thực hiện phần a. - 2 Hs lên bảng viết bài. - Trình bày: - Gv nhận xét chung, chốt câu đúng. - Nhiều hs nêu miệng, lớp nhận xét, trao đổi chữa bài trên bảng. - VD: Nam cho tớ mượn cái bút nào! Hoặc: Tớ mượn cậu cái bút nhé! Bài 3. Tương tự bài 2. - Yêu cầu thực hiện 1 trong 3 phần. ( Theo giảm tải). - Gv cùng Hs nhận xét, chữa bài, Gv ghi điểm một số bài làm tốt. - Hs thực hiện phần a, làm bài vào vở: - VD: Hãy chỉ giúp mình cách giải bài toán này nhé! + Hãy giúp mình giải bài toán này với!... Bài 4. - Hs đọc yêu cầu. - Nêu miệng tình huống dùng câu khiến nói trên: - Nhiều học sinh nêu và nêu lại câu khiến bài 3. - Gv cùng hs trao đổi chữa bài. 5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. GD theo MĐYC, HD làm nốt bài trong VBT. -------------------------------------------- Tiết 2 Toán- (tiết 135) Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp học sinh rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tính hình thoi. II. Đồ dùng dạy học : Mỗi học sinh chuẩn bị 1 tấm bìa, kéo. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ. ? Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào? Nêu ví dụ chứng minh? - 2 Hs trả lời, nêu ví dụ, lớp thực hiện ví dụ. - Gv cùng hs, nhận xét, chữa ví dụ Hs nêu và ghi điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Bài tập. Bài 1. Làm miệng - Cả lớp đọc yêu cầu bài, làm vào nháp, nêu miệng kết quả. - Gv cùng Hs nhận xét kết quả, trao đổi cách làm và chốt kết quả đúng: a. Diện tích hình thoi là 114 cm2. b. Diện tích hình thoi là: 1050 cm2. Bài 2. - Hs đọc yêu cầu bài. - Tổ chức Hs trao đổi cách làm bài. - Hs nêu cách làm bài. Lớp làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa bài. - Gv thu một số bài chấm: - Gv cùng Hs trao đổi, chữa bài. Bài giải: Diện tích miếng kính là: (14 x10 ) : 2 = 70 (cm2). Đáp số: 70 cm2. Bài 3. Tổ chức Hs thực hành trên bìa. - Lớp thực hành theo bàn: - Cắt 4 hình tam giác như hình bên: - Hs cắt: - Xếp 4 hình tam giác đó thành hình thoi: - Trình bày trước lớp: - Hs suy nghĩ và xếp thành hình thoi: Như hình trên. - Một số nhóm trình bày. - Tính diện tích hình thoi: - Gv cùng Hs nhận xét, chữa bài. - Cả lớp tính vào nháp, 1 Hs lên bảng chữa bài. Bài giải: Diện tích hình thoi đó là: ( 6x4) :2 = 12 (cm2) Đáp số: 12 cm2. Bài 4. Tổ chức thực hành gấp và kiểm tra. - Lớp thực hành theo hướng dẫn sgk/144. - Trình bày và trao đổi: - Một số học sinh trình bày gấp và cùng lớp trao đổi kết quả qua việc gấp. ? Nêu đặc điểm của hình thoi? - Hs nêu. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. HD làm VBT tiết 135. --------------------------------------------------- Tiết 3 Tập làm văn- (tiết 54) Trả bài văn miêu tả cây cối I. Mục đích, yêu cầu: Kiến thức: Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình. Kĩ năng: Biết tham gia sửa lỗi chung: ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tảt; biết tự sửa lỗi theo yêu cầu của cô giáo. Thái độ: Thấy được cái hay của bài văn hay. II. Đồ dùng dạy học : Phiếu ghi sẵn lỗi về chính tả, dùng từ, câu, ý cần chữa trước lớp. Một số phiếu phát cho học sinh sửa lỗi, bút màu,... III. Các hoạt động dạy học. 1. Nhận xét chung bài viết của hs: - Đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề. - Lần lượt hs đọc và nêu yêu cầu các đề bài tuần trước. - Gv nhận xét chung: * Ưu điểm: - Đa số các em hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài văn tả cây cối. - Chọn được đề bài và viết bài có cảm xúc với cây chọn tả. - Bố cục bài văn rõ ràng, diễn đạt câu, ý rõ ràng, trọn vẹn. - Có sự sáng tạo trong khi viết bài, viết đúng chính tả, trình bày bài văn lôgich theo dàn ý bài văn miêu tả. - Những bài viết đúng yêu cầu; hình ảnh miêu tả sinh động; có sự liên kết giữa các phần như: - Có mở bài, kết bài hay: * Khuyết điểm: Một số bài còn mắc một số khuyết điểm sau: - Dùng từ, đặt câu còn chưa chính xác: - Cách trình bày bài văn chưa rõ ràng mở bài, thân bài, kết bài. - Còn mắc lỗi chính tả: * Gv treo bảng phụ các lỗi phổ biến: Lỗi về bố cục/ Sửa lỗi Lỗi về ý/ Sửa lỗi Lỗi về cách dùng từ/ Sửa lỗi Lỗi đặt câu/ Sửa lỗi Lỗi chính tả/ Sửa lỗi - Gv trả bài cho từng hs. 2. Hướng dẫn hs chữa bài. a. Hướng dẫn học sinh chữa bài. - Gv giúp đỡ hs yếu nhận ra lỗi và sửa - Đọc thầm bài viết của mình, đọc kĩ lời cô giáo phê tự sửa lỗi. - Viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài. - Gv đến từng nhóm, giúp đỡ các nhóm sữa lỗi. - Hs đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi. b. Chữa lỗi chung: - Gv dán một số lỗi điển hình về chính tả, từ, đặt câu,... Lỗi chính tả Lỗi Sửa lỗi Lỗi câu: - Hs trao đổi theo nhóm chữa lỗi. - Hs lên bảng chữa bằng bút màu. - Hs chép bài lên bảng. Lỗi dùng từ Lỗi Sửa lỗi - Sửa lỗi: 3. Học tập những đoạn văn hay, bài văn hay: - Gv đọc đoạn văn hay của hs: +Bài văn hay của hs: - Hs trao đổi, tìm ra cái hay, cái tốt của đoạn, bài văn: về chủ đề, bố cục, dùng từ đặt câu, chuyển ý hay, liên kết,... 4. Hs chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình. - Hs tự chọn đoạn văn cần viết lại. - Đoạn có nhiều lỗi chính tả; Đoạn viết sai câu, diễn đạt rắc rối ; Đoạn viết sơ sài. - Viết lại cho đúng. Viết lại cho trong sáng. Viết lại cho hấp dẫn, sinh động. 5. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. HD viết lại bài văn cho tốt hơn ( Hs viết chưa đạt yêu cầu)... ---------------------------------------------- Tiết 4 Khoa học- (tiết 54) Nhiệt cần cho sự sống I. Mục tiêu: Hs biết: Kiến thức: Biết được vai trò của nhiệt trong cuộc sống nói chung. Kĩ năng: Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau. Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất. Thái độ: Biết bảo vệ môi trường qua những việc đơn giản II. Đồ dùng dạy học : - Sưu tầm những thông tin chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: ? Kể tên các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống và vai trò của chúng? - 2,3 Hs kể, lớp nhận xét chung. - Nêu một số cách tiết kiệm nguồn nhiệt ? - 2,3 Hs nêu, lớp nhận xét, bổ sung. - Gv ghi điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng? * Mục tiêu: - Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau. * Cách tiến hành: - Gv chia lớp thành 4 nhóm: - Các nhóm vào vị trí, cử mỗi nhóm 1 hs làm trọng tài. - Cách chơi: Gv đưa ra câu hỏi, Gv có thể chỉ định hs trong nhóm trả lời. Mỗi câu hỏi cho thảo luận nhiều nhất 1 phút. - Đánh giá: - Đội nào lắc chuông trước được trả lời. - Ban giám khảo thống nhất tuyên bố. - Gv nêu đáp án: ? Kể tên 3 cây và 3 con vật có thể sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng mà bạn biết? - Hs kể tên các con vật hoặc cây bất kì (đúng yêu cầu) ? Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu nào? ( Sa mạc, nhiệt đới, ôn đới, hàn đới) - Nhiệt đới. ? Thực vật phong phú, nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu nào? ( Sa mạc, nhiệt đới, ôn đới, hàn đới) - Ôn đới. ? Vùng có nhiều loài động vật sinh sống là vùng có khí hậu nào? - Nhiệt đới. ? Vùng có ít loài động vật sinh sống là vùng có khí hậu nào? - Sa mạc và hàn đới. ? Một số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ nào? ( Trên 0oC; 0oC; Dưới 0oC) 0oC ? Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho cây trồng? - Tưới cây, che dàn. - ủ ấm cho gốc cây bằng rơm rạ. ? Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho vật nuôi? - Cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát. - Cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió. ? Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho con người? - Chống nóng: - Chống rét: ( Các nhóm kể vào nháp nhiều là thắng). * Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/108. 3. Hoạt động 2: Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất. * Mục tiêu: - Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất. * Cách tiến hành: ? Điều gì xảy ra nếu TĐ không được mặt trời sưởi ấm? - Hs trả lời, lớp nx, trao đổi các ý: + Gió ngừng thổi; + Nước ngừng chảy và đóng băng, không có mưa. + Trái Đất không có sự sống. * Kết luận: Mục bạn cần biết. 4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. HD học bài và chuẩn bị bài ôn tập. -------------------------------------------------------------- Tiết 5 Sinh hoạt Tổng hợp tuần Nhận xét chung: Nề nếp: Thực hiện tương đối tốt các nền nếp của trường như: Đi học đúng giờ; Ra vào lớp đúng quy định; Chuẩn bị dụng cụ và bài vở đầy đủ; Đạo đức: Ngoan ngoãn và lễ phép. Không có hiện tượng gây gổ đánh nhau. Phê bình Chấp hay nói tục. Học tập: Có cố gắng trong học và ôn. Biểu dương: . có cố gắng khi luyện đọc và viết. Nhiều em cố gắng trong việc phát biểu xây dựng bài. LĐ- VS: Tham gia đủ và nhiệt tình. Phương hướng tuần sau: Tiếp tục tăng cường phát huy các ưu điểm và đẩy mạnh công tác HĐNGLL. Nâng cao chất lượng học tập, tập trung 2 môn cơ bản. ------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: