I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm giọng vui, đày bất ngờ, hào hứng, đọc phân biệt lời các nhân vật ( nhà vua, cậu bé ).
Kĩ năng: Hiểu nội dung phần tiếp theo của truyện và ý nghĩa toàn truyện: tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống của chúng ta.
Thái độ: Biết vui đùa, lạc quan và yêu đời.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tuần 33 Soạn ngày 9 tháng 5 năm 2010 Giảng: Thứ hai, ngày 10 tháng 5 năm 2010 1 Chào cờ ( lớp trực tuần nhận xét ) ---------------------------------------- 2 Tập đọc (tiết 65) Vương quốc vắng nụ cười I. Mục đích, yêu cầu : Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm giọng vui, đày bất ngờ, hào hứng, đọc phân biệt lời các nhân vật ( nhà vua, cậu bé ). Kĩ năng: Hiểu nội dung phần tiếp theo của truyện và ý nghĩa toàn truyện: tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống của chúng ta. Thái độ : Biết vui đùa, lạc quan và yêu đời. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk II. Hoạt động dạy học : Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Đọc TL bài : Ngắm trăng, Không đề và trả lời câu hỏi nội dung bài. - 2 Hs đọc bài và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét. - Gv nhận xét chung, ghi điểm. 2. Bài mới. * Giới thiệu phần tiếp theo của chuyện. * Luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc. - Đọc toàn bài: - 1 Hs khá đọc. - Chia đoạn: - 3đoạn: +Đ1: Từ đầu... nói đi ta trọng thưởng. +Đ2: Tiếp ...đứt giải rút ạ. +Đ3: Phần còn lại. - Đọc nối tiếp : 2 lần - 3 Hs đọc/ 1lần. + Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa phát âm: - 3 Hs đọc + Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - 3 Hs khác đọc. - Đọc toàn bài: - 1 Hs đọc - Gv nhận xét, đọc đúng và đọc mẫu: - Hs nghe. b. Tìm hiểu bài. - Đọc thầm toàn truyện. - Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu? - Hs nêu qua quan sát bài trong SGK - Vì sao chuyện ấy buồn cười? - Vì những chuyện ấy bất ngờ trái ngược với tự nhiên: trong buổi thiết chiều nghiêm trang, nhà vua ngồi trên ngai vàng nhưng bên mép lại dính một hạt cơm... - Bí mật của tiếng cười là gì? - Nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện ra sự mâu thuẫn, bất ngờ, trái ngược với mọi cái nhìn vui vẻ, lạc quan. - Đoạn 1- 2 cho biết điều gì? - ý 1: Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười - Đọc thầm phần còn lại trả lời: - Cả lớp: - Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào? - Tiếng cười như có phép màu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe. - Nêu ý 2: - Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống u buồn. * ý nghĩa:Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống ở vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ bị tàn lụi, sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống của chúng ta. c. Đọc diễn cảm: - Đọc truyện theo hình thức phân vai: - 4 vai: dẫn truyện, nhà vua, cậu bé ? Nêu cách đọc bài? - Luyện đọc diễn cảm đoạn 3: + Gv đọc mẫu: - Hs nêu cách đọc đoạn 3. - Hs luyện đọc : N3 đọc phân vai. - Thi đọc: - Cá nhân, nhóm. - Gv cùng Hs nhận xét, khen Hs đọc tốt. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, nhắc Hs đọc bài và chuẩn bị bài 66. ------------------------------------------------------------- 3 Toán (tiết 161) ôn tập các phép tính với phân số ( Tiếp theo) I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập, củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân và phép chia phân số II. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Cho Hs thực hiện phép cộng, trừ phân số - 2 Hs thực hành, lớp nhận xét. - Gv nhận xét chung. 2. Bài mới. Bài 1: Yêu cầu học sinh thực hiện phép nhân và phép chia phân số Nhận xét: từ phép nhân ta suy ra hai phép tính chia a, - Phần b, c làm tương tự Bài 2: Tìm X a, X= 14 Bài 3: Tính HD Hs tự thực hiện Hs làm bài vào vở Bài 4: Cho H/S làm vở - Hs làm bài tập- 1 Hs lên bảng làm bài - Chữa bài. Ghi điểm cho Hs làm bài tốt. - Nêu kết quả và nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, HD làm bài VBT. -------------------------------------------------------------- 4 Kể chuyện (tiết 33) Kể chuyện Đã nghe, đã đọc I. Mục đích, yêu cầu: + Rèn kĩ năng nói: - Lời kể tự nhiên, chân thực, kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ một câu chuyện, đoạn chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật ý nghĩ nói về tinh thần lạc quan, yêu đời. + Rèn kĩ năng nghe: lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học : - Băng giấy viết sẵn đề bài III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Nối tiếp kể câu chuyện Khát vọng sống - 2 Hs kể, lớp nhận xét, trao đổi về nội dung câu chuyện của bạn kể. - Gv nhận xét chung, ghi điểm. 2. Bài mới. * Giới thiệu bài. * Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài. - Gv viết đề bài lên bảng: - Hs đọc đề bài. - Gv hỏi học sinh để gạch chân những từ quan trọng trong đề bài: * Đề bài: Kể chuyện về một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời. - Hs trả lời: - Đọc các gợi ý? - 2 Hs nối tiếp nhau đọc gợi ý 1,2. + Lưu ý : Hs có thể kể cả các câu chuyện đã được đọc, được nghe về tinh thần lạc quan, yêu đời. - Giới thiệu câu chuyện mình chọn kể: - Nối tiếp nhau giới thiệu. * Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Nêu dàn ý câu chuyện: - Hs nêu gợi ý 2. - Kể chuyện theo cặp: - Cặp kể chuyện. - Thi kể: - Đại diện các nhóm lên thi, lớp trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Gv cùng Hs nhận xét, tính điểm, bình chọn bạn kể câu chuyện hay, hấp dẫn nhất. - Nhận xét theo tiêu chí: Nội dung, cách kể, cách dùng từ, điệu bộ khi kể chuyện. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. GD theo MĐY và nhắc Hs kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Xem trước bài kể chuyện tuần 34. ----------------------------------------------------------- 5 Đạo đức (tiết 33) Dành cho địa phương I. Mục tiêu: - Cần phải tôn trọng luật giao thông ở địa phương. - Thực hiện đúng luật giao thông, tuyên truyền mọi người chấp hành luật giao thông. II. Đồ dùng dạy học : - Biển báo an toàn giao thông. - Một số thông tin QĐ thường xảy ra tai nạn ở địa phương. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường? 2. Bài mới: * HĐ1: Khởi động - Trò chơi: đèn xanh, đèn đỏ. - Em hiểu trò chơi này như thế nào? - Nếu không thực hiện đúng luật giao thông điều gì sẽ xảy ra? * HĐ2: Tìm hiểu về biển báo GT Mục tiêu: Nhận biết đúng các biển báo giao thông để đi đúng luật. - Cho Hs quan sát một số biển thông báo về giao thông. - Mỗi nhóm cử 2 em lên chơi. - Đi đường để đảm bảo an toàn giao thông em cần làm gì? - Nếu không tuân theo biển chỉ dẫn điều gì có thể xảy ra? * HĐ3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn Mục tiêu: Biết đoạn đường nào thường xảy ra tai nạn? Vì sao? KL: Để đảm bảo cho bản thân mình và mọi người cần chấp hành nghiên chỉnh luật giao thông. - H/S nêu- lớp nhận xét - Lần 1 chơi thử, lần 2 chơi thật. - Cần phải hiểu luật giao thông, đi đúng luật giao thông - Tai nạn sẽ xảy ra - Hs quan sát đoán xem đây là biển báo gì? đi như thế nào? - 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời - Quan sát biển báo, hiểu và đi dúng luật - Tai nạn khó lường sẽ xảy ra. - Hs báo cáo VD: ở đoạn đường thường xảy ra tai nạn là dốc . Nguyên nhân do đoạn đường dốc, xe cộ qua lại nhiều, đường cua gấp, do phóng nhanh vượt ẩu. 3. Củng cố- dặn dò: - Nhắc nhở Hs thực hiện đúng luật giao thông -------------------------------------------------------- Soạn ngày 10 tháng 5 năm 2010 Giảng: Thứ ba, ngày 11 tháng 5 năm 2010 1 Chính tả (Nghe - viết) (tiết 33) Ngắm trăng , không đề I. Mục đích, yêu cầu : Kiến thức: Nghe – viết lại đúng chính tả , trình bày đúng và đẹp bài thơ Ngắm trăng, Không đề. Kĩ năng: Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn ch/tr. Thái độ: Yêu TV và chữ viết đẹp II. Đồ dùng dạy học : - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ. - Viết : rong chơi, gia đình, dong dỏng, tham gia, ra chơi,... - 2 Hs lên bảng viết, lớp viết nháp, trao đổi, bổ sung. - Gv nhận xét chung, ghi điểm. 2. Bài mới. * Giới thiệu bài. Nêu MĐ,YC. * Hướng dẫn Hs nghe- viết. - Đọc bài chính tả: - 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm. - Bài thơ Ngắm trăng có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ? - 4 dòng, mỗi dòng 7 chữ - Nêu cách trìng bày bài? - Cách lề hai ô li, chữ đầu dòng viết hoa - Bài Không đề - 4 dòng thể thơ lục bát - Cách trình bày? - Luyện viết tiếng khó-> Hs viết bài vào vở - Dòng 6 cách lề hai ô li, dòng 8 cách lề 1 ô li-> Hs viết bảng lớp- nháp: Rượu, trăng soi, non, rừng sâu, .... - Gv thu bài chấm: - Hs đổi chéo soát lỗi. - Gv cùng Hs nhận xét chung. * Bài tập. Bài 2a. - HD làm bài vào vở : - Hs điền vào VBT. - Gv cùng Hs nhận xét, chữa bài: - Nêu kết quả và nhận xét. Bài 3a. - Hs đọc yêu cầu bài. - Trò chơi thi tìm nhanh - 1 số Hs làm bài nối tiếp trình bày. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, ghi nhớ các từ để viết đúng. ---------------------------------------------- 2 Toán (tiết 162) Ôn tập về các phép tính với phân số I. Mục tiêu: Giúp Hs ôn tập : - Củng cố kĩ năng phối hợp bốn phép tính với phân số để tính giá trị của biểu thức và giải toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài. 2. Bài tập. Bài 1: Tính - Hs đọc yêu cầu bài. - Hs làm bài vào nháp, 3 Hs lên bảng làm bài theo cột. a, b, c, d Học sinh làm tương tự Bài 2: Tính - Hs làm bài vào nháp- bảng lớp: a, c,d Hs làm tương tự - Gv cùng Hs nhận xét, chữa bài: Bài 3: - Hs làm vở - Hs đọc và nêu theo yêu cầu bài: Bài giải Số vải đã may quần áo là: Số m vải còn lại là: 20 - 16 = 4 ( m) Số túi đã may được là: ( cái túi ) Đáp số : 6 cái túi Bài 4: Làm miệng- khoanh vào trước câu trả lời đúng Chọn được D. 20 H/S có thể giải thích 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, HD làm bài tập trong VBT. ---------------------------------------------- 3 Lịch sử (tiết 33) Tổng kết I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết: Kiến thức: Hệ thống được quá trình phát triển của lịch sử nước ta buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XI X. Kĩ năng: Nhớ được các sự kiện lịch sử, kiện tướng, nhân vật LS tiêu biểu trong quá trình dựng nước, giữ nước của DT thời Hùng Vương- thời Nguyễn. Thái độ: Tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước của DT. II. Các hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao Huế lại được gọi là thành phố du klịch? 2. Bài mới: Hướng dẫn Hs ôn tập - Làm phiếu bài tập theo nhóm Thời gian NVLS Sự kiện lịch sử Đóng đô 700 TCN Hùng Vương - Làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng, làm vũ khí - ... của trò 1.Giới thiệu bài: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - Gv bày mẫu: - Cả lớp quan sát. - Tên từng mẫu vật và hình dáng: - Chậu cảnh có nhiều loại với hình dáng khác nhau: - Vị trí đồ vật- Tỉ lệ? - Loại cao, thấp; Loại có thân hình cầu, hình trụ, hình chữ nhật to, nhỏ - Nét tạo dáng? - Nét cong, nét thẳng - Cách trang trí? - Đa dạng, nhiều hình, nhiều vẻ + TT bằng đường diềm + TT bằng các mảng họa tiết, các mảng màu Hoạt động 2: Cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh - Học sinh quan sát hình và nêu: + Ước lượng chiều cao để tạo dáng khung hình cho cân đối. + Tìm tỉ lệ của từng mẫu. + Vẽ nét chính, chi tiết, tạo dáng chậu Hoạt động 3: Thực hành. - Học sinh vẽ vào vở. - Vẽ theo mẫu và theo hình gợi ý. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Học sinh trưng bày bài vẽ - Gv cùng Hs nhận xét chung, đánh giá. 3. Dặn dò: Về quan sát tranh đề tài vui chơi chuẩn bị bài học sau. --------------------------------------------- 4 Kĩ thuật (tiết 33) Lắp xe có thang ( tiết 1) Mục tiêu: Kiến thức: Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe có thang. Kĩ năng: Biết cách lắp từng bộ phận và lắp ráp xe có thang đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học : Mẫu xe có thang đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. Các hoạt động dạy học. Giới thiệu bài. Bài giảng : Hoạt động 1 : Quan sát và nhận xét mẫu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Qs mẫu xe có thang đã lắp sẵn? - Cả lớp quan sát. ? Xe có mẫy bộ phận chính? - 5 bộ phận chính: giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin; ca bin; bệ thang và giá đỡ thang, cáI thang, trục bánh xe. ? Nêu tác dụng của xe thang ? - Lên cao để sửa chữa bóng điện. Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật. Chọn chi tiết: - Học sinh đọc sgk/94. - Tổ chức học sinh chọn chi tiết đủ để lắp xe thang: - Chon theo nhóm 2: Đọc và chọn. Lắp từng bộ phận. *Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin. - Học sinh quan sát hình 2/95. *Lắp giá đỡ trục bánh xe. ? Để lắp bộ phận này cần lắp mấy phần? - 2 phần: giá đỡ trục bánh xe, sàn ca bin. - Gv cùng một số Hs lắp 2 phần này: - Lớp quan sát. * Lắp ca bin: - Hs quan sát H3 sgk. ? Nêu các bước lắp ca bin? - 4 bước: Theo hình 3a,b,c,d sgk/95. - Yêu cầu 1 số Hs lên lắp từng bước: - Lớp quan sát. * Lắp bệ thang và giá đỡ thang. - Hs quan sát hình 4 sgk. - Tổ chức Hs lắp: - Hs lắp, lớp quan sát. * Lắp cái thang: * Lắp trục bánh xe: - Hs quan sát hình 5 và lắp 5 thanh chữ U ngắn vào 2 thanh thẳng 11 lỗ. - Hs quan sát hình 6 và lắp theo hướng dẫn. * Lắp ráp cái xe có thang. ? Nêu các bước lắp ráp? - Hs nêu các bước theo sgk. - Gv cùng 1 số Hs lắp ráp: - Lớp quan sát. - Kiểm tra sự chuyển động của xe có thang. - 2,3 Hs kiểm tra trước lớp. Tháo rời: - 1 số Hs lên tháo rời, lớp quan sát. - Gv nhắc nhở Hs chung khi tháo và xếp gọn các chi tiết vào hộp. Nêu các thao tác kĩ thuật lắp xe có thang? Dặn dò: - Chuẩn bị giờ sau mang túi đựng các bộ phận đã lắp. ------------------------------------------------------ 5 Tập làm văn (tiết 65) miêu tả con vật ( bài viết) I. Mục đích, yêu cầu Kiến thức: Biết vận dụng KT đã học để làm bài viết đúng yêu cầu của đề bài. Kĩ năng: Biết vận dụng kĩ năng làm bài như các biện pháp miêu tả, dùng từ,. Thái độ: Yêu quý con vật. II. Đồ dùng dạy học: Đề bài viết sẵn trên bảng (5 đề). III. Các hoạt động dạy học Giới thiệu bài: Bài giảng: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Giới thiệu bài. - Nêu MĐYC giờ học. Cùng Hs nhắc lại các KT cơ bản khi làm bài văn và cách trình bày bài kiểm tra. * Phần Kiểm tra: HD đọc và chon đề bài trên bảng - 3,4 Hs đọc, nêu đề chọn * Hs làm bài * Thu bài 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, về học bài và chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------------------------------------------- Soạn ngày 13 tháng 5 năm 2010 Giảng: Thứ sáu, ngày 14 tháng 5 năm 2010 1 Luyện từ và câu (tiết 62) Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu I. Mục đích, yêu cầu : Kiến thức: Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (trả lời câu hỏi Để làm gì ?; Vì cái gì ?;...). Kĩ năng: Nhận diện được trạng ngữ chỉ mục đích; thêm được trạng ngữ chỉ mục đích cho câu. Thái độ : Yêu môn học và dùng câu đúng. II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi 2 câu phần nhận xét. III. Các hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ? Đọc đoạn văn kể một chuyến đi chơi xa có dùng trạng ngữ? - 2 Hs đọc, lớp nhận xét. - Gv nhận xét chung, ghi điểm. 2. Bài mới. * Giới thiệu bài. * Phần Nhận xét - Đọc nội dung bài tập 1,2. - 2 Hs nối tiếp nhau đọc. ? Tìm trạng ngữ và cho biết trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu? Trả lời câu hỏi gì ? - Hs suy nghĩ và nêu miệng, 1 hs lên bảng gạch câu trên bảng. Lớp nhận xét, bổ sung, trao đổi. - Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa mục đích cho câu: Để dẹp nỗi bực mình, Đặt câu hỏi cho các trạng ngữ tìm được? Trả lời cho câu hỏi Để làm gì? * Phần Ghi nhớ: - 3,4 Hs đọc, nêu ví dụ minh hoạ. * Phần Luyện tập: Bài 1. - Hs đọc yêu cầu bài. - Suy nghĩ và nêu miệng: - Hs nêu, 3 Hs lên bảng gạch chân trạng ngữ. - Gv cùng Hs nhận xét, chữa bài: - Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, .... Bài 2. - Hs đọc yêu cầu bài. - Hs làm bài vào VBT - Cả lớp làm bài vào VBT. - Trình bày: - Lần lượt nêu miệng, lớp nhận xét. - Gv nhận xét chung, chốt ý đúng: - Để có nước cho đồng ruộng,... - Vì ngày mai,... - Để có sức khoẻ,.... Bài 3. - Hs đọc yêu cầu bài. - Hs làm bài vào vở: - Cả lớp làm bài. - Trình bày: - Lần lượt Hs nêu từng câu, lớp nhận xét. - Gv nhận xét, chốt ý đúng, ghi điểm. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, về học bài và dùng câu cho đúng. --------------------------------------- Toán (tiết 165) Ôn tập về đại lượng (tiếp) I. Mục tiêu: - Củng cố các đơn vị đo thời gian - Rèn KN chuyển đổi các đơn vị đo TG và giải các bài toán có liên quan II. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc làm bài cũ của Hs. Gv cùng Hs nhận xét, chữa bài, ghi điểm. - Hs nêu một số bài làm của mình- lớp nhận xét. 2. Bài mới: Bài 1: Viết số thích hợp Hs làm sgk- trình bày nối tiếp - HD nêu lại các KT về số đo thời gian - Hs nêu lại KT và kết hợp làm bài 1. - Cho VD? VD: 1 yến = 10 kg 10 kg = 1 yến Bài 2: Viết số thích hợp - Khi viết mỗi hàng đơn vị đo KL dùng mấy chữ số? - Hs làm sgk- bảng lớp a, 5giờ = 300 phút 3giờ 15 phút = 195 phút 420 giây = 7 phút 1/12 giờ =5 phút . Bài 3: Điền dấu >,< ,= - H/S làm sgk- bảng lớp Bài 4: - Cho Hs phân tích đầu bài rồi HD thực hiện. Mời Hs nêu miệng. - Chữa bài, biểu dương Hs làm bài tốt. - Làm bài vào vở theo nhóm và trình bày. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, HD làm bài tập VBT tiết 154. ----------------------------------------------- 3 Tập làm văn (tiết 66) Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục đích, yêu cầu Kiến thức: Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn – thư chuyển tiền Kĩ năng: Biết tác dụng của việc chuyển tiền và điền đủ thông tin trên phiếu. Thái độ: Biết chấp hành các qui định của Pháp luật, của Bưu điện II. Đồ dùng dạy học: Phiếu khổ to và VBT. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Bài mới. * Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC. * Bài tập. Bài 1. - Hs đọc yêu cầu bài. - Gv hướng dẫn Hs trên phiếu to cả lớp: - Hs theo dõi, cùng trao đổi cách ghi. - Làm bài: - Cả lớp làm bài vào phiếu. - Trình bày: - Hs tiếp nối đọc tờ khai báo cuả mình, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung. - Gv nhận xét chung, ghi điểm Hs làm bài đầy đủ, đúng: Bài 2. - Hs đọc yêu cầu bài: - HD nêu câu trả lời của bài: - Hs nêu. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, nhớ nội dung bài học ---------------------------------------------------- 4 Khoa học (tiết 66) Chuỗi thức ăn trong tự nhiên I. Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết: Kiến thức: Biết các TĂ trong tự nhiên với mối quan hệ với động vật Kĩ năng: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giũa bò và cỏ. Nêu một số VD khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn. Thái độ : Yêu môn học và ham tìm hiểu KH II. Đồ dùng dạy học : - Phiếu học tập, giấy, bút vẽ. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu một số thức ăn trong tự nhiên? 2. Bài mới: * HĐ1:Vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa các sinh vật với các yếu tố vô sinh Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ quan hệ giữa bò và cỏ. B1: Tìm hiểu hình 132 sgk - Thức ăn của bò là gì? - Giữa bò và cỏ có mối quan hệ NTN - Phân bò được phân hủy trở thành chất gì cung cấp cho cỏ? - Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì? B2: Làm vịêc theo nhóm - Chia nhóm phát giấy vẽ: B3: Treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp. KL: Cỏ và bò là yếu tố hữu sinh * HĐ2: Hình thành KN chuỗi thức ăn Mục tiêu: Nêu được một số KN khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên - Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn - Kể những gì được vẽ trong sơ đồ? - Mối quan hệ thức ăn trong sơ đồ đó - Chuỗi thức ăn là gì? - 2,3 Hs nêu- lớp nhận xét. - Cỏ - Cỏ là thức ăn của bò - Chất khoáng - Phân bò là thức ăn của cỏ - Nhận giấy vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ Phân bò - > cỏ - > bò - Quan sát sơ đồ chuỗi thức ăn H2 và nêu. - Cỏ, thỏ, cáo, vi khuẩn - Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh và các xác chết hữu cơ-> chất khoáng( chất vô cơ) - Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn. 3. Củng cố - dặn dò: Nhắc lại ND bài và chuẩn bị bài Ôn tập thực vật và động vật --------------------------------------------------------- Sinh hoạt Sơ kết tuần Sơ kết tổ: Các thành viên trong tổ nhận xét lẫn nhau. Sơ kết lớp: - Nề nếp: Đa số HS thực hiện tốt các nề nếp của trường, lớp đã đề ra. - Đạo đức: Các HS ngoan ngoãn, lễ phép với các thầy cô giáo và đoàn kết. - Học tập: HS có cố gắng trong học tập, ôn tập. Nhiều HS có cố gắng trong việc chuẩn bị và phát biểu xây dựng bài. Biểu dương: có tiến bộ. Phê bình: chưa chịu khó chuẩn bị bài ở nhà. - Vệ sinh: Sạch sẽ; ăn mặc gọn gàng. - Các HĐ khác: Tham gia đủ. 3. Phương hướng và nhiệm vụ tuần sau: Tiếp tục duy trì, phát huy các ưu điểm của tuần qua; Tích cực học và ôn tập để chuẩn bị tốt cho KT cuối năm. -----------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: