Giáo án lớp 4 - Trường TH Linh Phú - Tuần 5

Giáo án lớp 4 - Trường TH Linh Phú - Tuần 5

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1/ Đọc trơn tru toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồi côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu, câu kể và câu hỏi.

2/ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài, nắm được những ý chính của câu chuyện, hiể ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 GV : Tranh minh hoạ trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A- Bài cũ:

 - Đọc thuộc lòng bài "Tre Việt Nam" và nêu nội dung chính của bài.

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Trường TH Linh Phú - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
Hoạt động tập thể
------------------------------------
Tập đọc 
Những hạt thóc giống
I. mục đích - yêu cầu:
1/ Đọc trơn tru toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồi côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu, câu kể và câu hỏi.
2/ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài, nắm được những ý chính của câu chuyện, hiể ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
II. Đồ dùng dạy – học:
 GV : Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
	- Đọc thuộc lòng bài "Tre Việt Nam" và nêu nội dung chính của bài.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Cho học sinh: đọc đoạn lần 1 + luyện phát âm, đọc đoạn lần 2 + kết hợp giải từ:
Bệ hạ; sừng sững; dõng dạc; hiền minh.
- 4 học sinh đọc nối tiếp.
- 4 học sinh đọc 2 lần.
- HS đọc trong nhóm->1 - 2 học sinh đọc cả bài.
+ GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm bài - trả lời các câu hỏi.
Nêu ý 1
* Nhà vua chọn người trung thực nối ngôi.
Nêu ý 2
* Sự trung thực của chú bé Chôm.
Nêu ý 3:
* Mọi người chứng kiến sự dũng cảm của chú bé Chôm.
Nêu ý 4:
* Vua bằng lòng với đức tính trung thực, dũng cảm của Chôm.
ý nghĩa: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói ra sự thật.
c. Đọc diễn cảm:
- Gọi học sinh đọc bài
- 4 học sinh đọc nối tiếp
- Nhận xét cách thể hiện giọng đọc ở mỗi đoạn
- 4 học sinh đọc lại.
- Hướng dẫn đọc 1 đoạn theo cách phân vai.
- T đánh giá chung
- 3 em thực hiện theo từng vai.
- HS xung phong đọc thi diễn cảm
lớp nhận xét - bổ sung
3/ Củng cố - dặn dò:
- Câu chuyện này muốn nói với em điều gì?
- NX giờ học và nhắc chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh :
- Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của 1 năm.
- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỷ.
II. đồ dùng: 1 tờ lịch to
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A- Bài cũ:
- 1 giờ = ? phút ; 	1 phút = ? giây; 1 thế kỷ = ? năm
B- Bài mới:
1/ Bài số 1:
- Kể tên những tháng có 30 ngày?
- T hướng dẫn cách xem bàn tay.
- Tháng 4; 6; 9 ; 11
- Những tháng có 31 ngày?
- Tháng có 28 hoặc 29 ngày?
- Cho HS dựa vào phần trên để tính số ngày trong năm nhuận.
- Tháng 3; 5; 7; 8; 10; 12
- Tháng 2
- HS thực hiện
- Năm nhuận có bao nhiêu ngày?
- Năm không nhuận (năm thường)?
- 366 ngày
- 365 ngày
2/ Bài 2: T cho HS trình bày miệng.
- HS làm vào vở
3/ Bài 3: 
+ Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789 năm đó thuộc thế kỷ nào?
- Thuộc thế kỷ XIIX.
- Nguyễn Trãi sinh năm nào? thuộc thế kỷ nào?
- 1980 - 600 = 1380
- Thế kỷ XIV
4/ Bài 4: - HD làm bài vào vở, mời 1 HS lên bảng làm bài
- HS làm vở
- Chữa- biểu dương và ghi điểm cho HS làm bài tốt
- Nhận xét và bổ sung.
5/ Bài 5:
6/ Củng cố - dặn dò:
- Nêu các đơn vị đo thời gian mới học. Muốn tính thời gian ta làm như thế nào?
- NX giờ học. VN ôn lại bài + Chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------
Kể chuyện 
Kể chuyện đã nghe- đã đọc
I. Mục đích - yêu cầu: Giúp HS:
1/ Rèn kỹ năng nói:
- Biết kể tự nhiên bằng lời kể của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ND, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện).
2/ Rèn kỹ năng nghe:
- HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng về lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: - Viết sẵn gợi ý 3 trong SGK.
	- Tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
HS: Sưu tầm truyện viết về tính trung thực.
III. Các hoạt động dạy - học:
A- Bài cũ:
- Kể lại 1-2 đoạn câu chuyện :Một nhà thơ chân chính.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
a. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
Đề bài: Kể lại 1 câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay qua ai đó kể lại) hoặc được đọc về tính trung thực.
- Cho HS đọc gợi ý
- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện của mình.
- 4 học sinh đọc nối tiếp.
- HS lần lượt giới thiệu.
b. Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- T cho HS kể trong nhóm.
- HS kể theo cặp nhóm 2.
Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể trước lớp
- HS xung phong hoặc cử đại diện.
- HS kể xong phải nói ý nghĩa câu chuyện
- T đưa tiêu chuẩn đề HS đánh giá.
- T nhận xét chung
- Lớp nghe đặt câu hỏi cho bạn bình chọn
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học: 
- Dặn dò: HS chuẩn bị bài kể chuyện tuần 6.
------------------------------------------
Âm nhạc
 ôn tập hát bài: Bạn ơi lắng nghe
I. Mục tiêu: - Học sinh hát thuộc và từng nhóm trình diễn bài hát với 1 số động tác phụ hoạ trước lớp.
- Biết thể hiện một cách tự nhiên.
II. Chuẩn bị:
GV: Thanh phách, chép sẵn bài hát.
III. Các hoạt động dạy và học:
1/ Phần mở đầu.
- T bắt nhịp cho học sinh hát bài: Bạn ơi lắng nghe.
- T nghe và sửa cho học sinh.
- HS vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp phách.
2/ Phần hoạt động:
+ HĐ1: T hát kết hợp động tác phụ hoạ.
- HS quan sát và thực hiện theo T
- Hướng dẫn riêng từng động tác.
- HS thực hiện theo T
-T bắt nhịp cho HS thực hiện
- HS vừa hát vừa kết hợp động tác phụ hoạ.
- Cho HS thi biểu diễn
- T đánh giá chung
- HS xung phong biểu diễn trước lớp
Lớp nhận xét đánh giá.
3/ Phần kết thúc:
- Cho lớp ôn lại bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.
 - Nhận xét giờ học.
- VN ôn lại bài hát.
--------------------------------------------
Đạo đức 
 biết bày tỏ ý kiến
I. Mục tiêu:
KT : Giúp HS hiểu:
- Mọi trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.
- Việc trẻ em bày tỏ những ý kiến sẽ giúp cho những quyết định có liên quan đến các em phù hợp với các em hơn.
-Trước những sự việc có liên quan đến mình, các em được phép nêu ý kiến, bày tỏ suy nghĩ và ý kiến đó phải được lắng nghe, tôn trọng, không phải các em được phép bày tỏ ý kiến để đòi hỏi mọi thứ không phù hợp.
TĐ:- ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của các bạn và tôn trọng ý kiến của người lớn.
HV: Biết nêu ý kiến của mình đúng lúc, đúng chỗ.
- Lắng nghe ý kiến của bạn bè, người lớn và biết bày tỏ quan điểm.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV :- Giấy màu xanh - đỏ - vàng cho mỗi học sinh.
 - Chép sẵn tình huống HĐ1
III. Các hoạt động dạy – học:
A- Bài cũ:
- Thế nào là vượt khó trong học tập? Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
B- Bài mới:
1/ HĐ1: Nhận xét tình huống.
- T dán 4 tình huống đã chuẩn bị lên bảng.
+ T cho HS thảo luận.
- Nhà bạn Tâm đang rất khó khăn. Bố Tâm nghiện rượu, mẹ Tâm phải đi làm xa nhà. Hôm qua bố Tâm bắt em phải nghỉ học mà không cho em được nói bất cứ điều gì. Theo em bố Tâm làm đúng hay sai?
- 2 học sinh đọc 4 tình huống
+ Học sinh thảo luận nhóm 4
- Như thế là sai vì việc học tập của Tâm, bạn phải được biết và tham gia ý kiến. Sai vì được đi học là quyền của Tâm.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em?
- HS trả lời
- Lớp nhận xét - bổ sung
- Đối với những việc có liên quan đến mình các em có quyền gì?
- Có quyền bày tỏ quan điểm - ý kiến.
* Kết luận: 
2/ Hoạt động 2: Em sẽ làm gì?
* Mục tiêu: Học sinh hiểu tất cả những việc diễn ra xung quanh môi trường và tất cả mọi hoạt động các em có quyền được nêu ý kiến của mình, chia sẻ các mong muốn.
* Cách tiến hành
- HS thảo luận N4
- T cho mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi.
- T yêu cầu học sinh giải thích vì sao nhóm em chọn cách đó?
* KL: Vậy trong những chuyện có liên quan đến các em, các em có quyền gì?
- Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét - bổ sung.
- Em có quyền được nêu ý kiến của mình.
3/ Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
- T phát cho các nhóm 3 miếng bìa màu xanh, đỏ, vàng
- Đồng ý: giơ thẻ đỏ.
- Không đồng ý: giơ thẻ vàng
- Lưỡng lự: giơ thẻ xanh
- T cho HS lên bảng đọc lần lượt từng câu.
Một số HS nêu.
* KL: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về việc có liên quan đến mình nhưng cũng phải biết rằng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Không phải mọi ý kiến của trẻ đều được đồng ý nếu nó không phù hợp.
4/ Hoạt động 4: Thực hành.
- Về nhà tìm hiểu những việc có liên quan đến trẻ em và bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó
- Nhận xét giờ học và nhắc VN chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009.
Chính tả
Những hạt thóc giống
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài: Những hạt thóc giống.
2. Làm đúng các bài tập, phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l/n, en/eng
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : Viết sẵn nội dung bài 2a.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A- Bài cũ:
2 đ 3 HS lên bảng viết các từ ngữ bắt đầu bằng d/gi/r.
B- Bài mới:
- T đọc mẫu.
- Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người trung thực?
- HS nghe - đọc thầm.
- Trả lời câu hỏi qua tìm hiểu nhanh nội dung bài đọc.
- T đọc tiếng khó cho HS luyện viết
- Lớp viết vào bảng con
VD: luộc kỹ, thóc giống, dốc công
 nộp, lo lắng, nô nức
- T hướng dẫn học sinh viết bài
- HS viết chính tả-> soát bài
B- Luyện tập:
Bài 2 (a):
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- T cho HS làm bài
- HS chữa bài đ lớp nhận xét
+ lời giải, nộp bài, lần này, làm em, lâu nay, lòng thanh thản, làm bài
Bài 3:
- T cho HS thi giải câu đố
* Con nòng nọc * Chim én
C- Củng cố - dặn dò:
- NX qua bài chấm, giờ học. Nhắc VN đố lại người thân 2 câu đố vừa học.
-----------------------------------------
Toán
Tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh: 
- Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số.
- Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
II. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ trong SGK được phóng to.
III. Các hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
B- Bài mới:
1. Giới thiệu số trung bình cộng và tìm số trung bình cộng:
- T ghi ví dụ:
- BT cho biết gì?
- 1 HS đọc bài tập - lớp đọc thầm
Can T1: 6 lít
Can T2: 4 lít
Bài tập hỏi gì?
Rót đều: Mỗi can có ? lít dầu? 
- Muốn biết số dầu chia đều cho mỗi can được bao nhiêu ta làm như thế nào?
Giải:
Tổng số lít dầu của 2 can là:
6 + 4 = 10 (l)
- Sau đó ta làm như thế nào?
Số lít dầu rót đều vào mỗi can là:
10 : 2 = 5 (l)
 Đ. Số: 5 lít dầu
ịVậy muốn tính số dầu chia đều vào 2 can ta làm ... iều món ăn chứa nhiều chất béo.
- HS bắt đầu chơi trò chơi.
2/ Hoạt động 2: Ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
* Mục tiêu: Biết tên 1 số món ăn cung cấp chất béo động vật và cung cấp chất béo thực vật.
 - Nêu lợi ích của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh chỉ tên các món ăn có chứa chất béo TV.
- Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
- HS chỉ và nêu
- Ăn phối hợp 2 loại chất béo trên có lợi ích gì?
* Kết luận: - T chốt ý chính
- HS nêu mục bóng đèn toả sáng.
3/ Hoạt động 3: Lợi ích của muối I-ốt và tác hại của việc ăn mặn.
* Mục tiêu: - Nói về ích lợi của muối I-ốt và tác hại của thói quen ăn mặn.
* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh. H5, 6, 7
+ Tại sao chúng ta nên sử muối I-ốt. Sử dụng muối I-ốt có tác dùng gì?
- Vì muối I-ốt có bổ sung I-ốt phòng tránh các rối loạn do thiếu I-ốt.
- Nếu thiếu I-ốt cơ thể có tác hại như thế nào?
- Cơ thể kém phát triển về cả thể lực và trí tuệ đ gây u tuyến giáp (biếu cổ).
- Tại sao chúng ta không nên ăn mặn?
- Ăn mặn có liên quan đến bệnh huyết áp cao.
- Học sinh nêu mục bóng đèn toả sáng.
* Kết luận: SGK
4/ Hoạt động nối tiếp.
- Qua bài học em biết thêm điều gì mới?
- Vì sao lại phải ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS về nhà thực hiện tốt như ND bài học.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009
 Thể dục 
Bài số 10
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều bị sai nhịp, yêu cầu thực hiện đúng động tác, đều, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi: "Bỏ khăn" y/c biết cách chơi, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình khi chơi.
II. Địa điểm - phương tiện:
GV:	 Sân trường, VS nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện,1 còi, khăn sạch.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
ĐL
Phương pháp tổ chức
1) Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung y/c bài học.
(10')
Đội hình tập hợp
- Cho HS khởi động.
- HS xoay khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông.
- Trò chơi "làm theo hiệu lệnh"
- T cho HS chơi
2) Phần cơ bản:
a. Đội hình đội ngũ.
(20')
12'
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
3'
- HS ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
5'
- Chia tổ luyện tập
3'
- Cho các tổ thi trình diễn
b. Trò chơi vận động.
Trò chơi "Bỏ khăn"
8'
- HS chơi trò chơi do cán sự điều khiển.
3/ Phần kết thúc:
5'
- Cho HS vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp
- T hệ thống bài - nhận xét giờ học
Dặn HS về ôn lại các động tác đội hình, đội ngũ đã học.
-------------------------------------------
 Tập làm văn
 Đoạn văn trong bài kể chuyện
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.
2. Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: 	- Viết sẵn phần nhận xét.
III. Các hoạt động dạy – học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Phần nhận xét:
+ Gọi HS đọc bài.
- Cho HS thảo luận
- T gạch chân những từ quan trọng.
+ HS đọc yêu cầu của bài tập 1 + 2
- HS thảo luận nhóm 6
- Đại diện nhóm lên trình bày.
+ Những sự việc tạo thành nòng cốt truyện: Những hạt thóc giống.
+ Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi nghĩ ra kế: Luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: Ai thu hoạch được nhiều thóc sẽ truyền ngôi cho.
+ Sự việc 2 đ
- Chú bé chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm.
+ Sự việc 3 đ
- Chôm dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
+ Sự việc 4 đ
- Nhà vua khen ngợi vua trung thực, dũng cảm, đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.
- Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào?
- Mỗi sự việc tương ứng với 1 đoạn văn.
- Cốt truyện là gì?
- Là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
- Cốt truyện thường có mấy phần?
- Gồm 3 phần:
 + Mở đầu
 + Diễn biến
 + Kết thúc
Bài số 2:
- Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn.
+ Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô.
+ Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
Bài số 3:
Mỗi đoạn văn trong bài kể chuyện kể điều gì?
- Kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm lòng cốt cho diễn biến của chuyện.
- Đoạn văn nhận được ra nhờ dấu hiệu nào?
- Hết 1 đoạn văn cần chấm xuống dòng.
3/ Ghi nhớ: SGK
- Cho vài học sinh nhắc lại
- Lớp đọc thầm
4/ Luyện tập:
- Cho HS đọc nối tiếp nội dung bài tập.
- T quan sát tranh
- Lớp đọc thầm
- T giới thiệu nội dung câu chuyện qua tranh và nêu rõ đoạn 3 của truyện phần còn thiếu.
- HS suy nghĩ hình dung cảnh em bé gặp bà tiên
- T cho HS trình bày
- HS đọc nối tiếp nhau kết quả bài làm
Lớp nhận xét - bổ sung
- T nhận xét - đánh giá
5/ Củng cố - dặn dò:
- Nêu những điều cần ghi nhớ qua tiết học.
- Nhận xét giờ học. Về nhà chép đoạn văn thứ 2 vào vở.
------------------------------------------------
 Toán
 Biểu đồ (tiếp)
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh: 
 - Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột.
 - Biết cách đọc và phân tích các số liệu trên biểu đồ cột.
- Bước đầu xử lí số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: Vẽ sẵn biểu đồ cột về "Số chuột 4 thôn đã diệt được" biểu đồ ở bài tập 2.
III. các hoạt động dạy và học:
A- Bài cũ:
- Cho học sinh nêu miệng bài 2b.
B- Bài mới:
1/ Làm quen với biểu đồ cột:
- T cho HS quan sát biểu đồ cột.
+ HS quan sát biểu đồ: "Số chuột 4 thôn đã diệt được"
- Biểu đồ bên là thành tích diệt chuột của 4 thôn (Đông, Đoài, Trung, Thượng).
- Cứ 1 dòng kẻ 1cm thay cho 250 con chuột.
- Các số ở bên trái biểu đồ ghi gì?
- Chỉ số chuột
- Bên phải của biểu đồ cột ghi gì?
- Các cột đứng dọc biểu thị gì?
- Cột thứ nhất cao đến số 2000 chỉ gì?
- Tên các thôn diệt chuột.
- Số chuột từng thôn đã diệt.
- Chỉ số chuột của thôn Đông đã diệt được là 2000 con.
- Cột thứ 2 cao bao nhiêu? Chỉ số chuột của thôn nào?
- Cao đến 2200 chỉ số chuột của thôn Đoàn là 2200 con.
- Số ghi ở đỉnh cột thứ 3 là bao nhiêu? Cho ta biết điều gì?
- Là 1600 cho ta biết số chuột thôn Trung đã diệt.
- Thôn Thượng diệt được bao nhiêu con?
- Diệt được 2750 con chuột.
- Qua các cột biểu diễn em có nhận xét gì?
- Cột cao biểu diễn số chuột nhiều hơn, cột thấp biểu diễn số chuột ít hơn.
- T cho HS đọc lại các số liệu trên biểu đồ.
2/ Luyện tập:
a. Bài số1:
- HS làm miệng
- Những lớp nào đã tham gia trồng cây.
- Lớp 4A, 4B, 5A, 5B, 5C.
- Lớp 4A trồng được bao nhiêu cây? 
 5B trồngđược bao nhiêu cây? 
 5C trồngđược bao nhiêu cây?
ị Nêu cách đọc biểu đồ.
- 4A: 35 cây
- 5A: 40 cây.
- 5B: 23 cây.
b. Bài số 2:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Viết tiếp vào chỗ chấm trong biểu đồ.
- Muốn điền được số thích hợp vào chỗ chấm ta làm thế nào?
- HS nêu.
- Cho học sinh lên bảng điền vào biểu đồ.
- T đánh giá.
- Lớp nhận xét - bổ sung
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách đọc biểu đồ hình cột.
- Mỗi 1 cột trong biểu đồ cho ta biết điều gì?
- NX giờ học. Về nhà làm bài tập 2b. Chuẩn bị bài giờ sau.
-------------------------------------------------------
 Khoa học
 ăn nhiều rau và quả chín
sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có thể:
- Giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
- Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
- Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: 	- Hình trang 22, 23 SGK. Sơ đồ tháp dinh dưỡng.
III. Các hoạt động dạy - học:
A- Bài cũ:
- Nêu ích lợi của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật?
B- Bài mới:
1/ Hoạt động 1: Lí do cần ăn nhiều rau và quả chín.
* Mục tiêu: - HS biết giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
* Cách tiến hành:
B1: Cho học sinh quan sát sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối.
B2: Kể tên 1 số loại rau, quả các em vẫn ăn hàng ngày.
- Nêu lợi ích của việc ăn rau, quả
* Kết luận: Tại sao phải ăn phối hợp nhiều loại rau quả?
- HS tự nêu
2/ Hoạt động 2: Tiêu chuẩn thực phẩm sạch và rau an toàn.
* Mục tiêu: Giải thích thế nào là thực phẩm sạch và an toàn.
* Cách tiến hành
B1: Cho HS dựa vào kênh chữ để thảo luận.
- Theo bạn thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
+ HS thảo luận nhóm 2
- HS kết hợp quan sát các loại rau, quả + 1 só đồ hộp mang đến lớp.
- Thực phẩm nuôi trồng theo quy định hợp vệ sinh.
- Bảo quản và chế biến hợp vệ sinh.
-Thực phẩm phải giữ được chất dinh dưỡng
- Không ôi thiu
- Không nhiễm hoá chất.
- Không gây ngộ độc lâu dài cho sức khoẻ
3/ HĐ3: Các biến pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Mục tiêu: Kể tên các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Cách tiến hành:
B1: Cho HS thảo luận nhóm
+ HS thảo luận nhóm
- Cách chọn thực phẩm tươi, sạch
- Chọn đồ hộp và thức ăn đóng gói
- Sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ nấu ăn, sự cần thiết phải nấu thức ăn chín.
B2: Cho đại diện nhóm trình bày
- T đánh giá chung
* Kết luận: T chốt ý
- Lớp nhận xét - bổ sung
4/ Hoạt động nối tiếp.
- Em biết điều gì mới qua tiết học?
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------
Kĩ Thuật
Khâu đột thưa (tiếp)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- HS có thói quen kiên trì và cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: 	-Tranh quy trình khâu mũi đột thưa.
	- Khâu mũi đột thưa bằng len trên bìa
	- Vật liệu cần thiết.
HS: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
A- Bài cũ:
Nêu các thao tác khâu đột thưa?
B- Bài mới:
3/ HĐ 3: Thực hành
- Nhắc lại nghi nhớ.
- Nêu các thao tác khâu đột thưa.
- 2 đ 3 học sinh nêu.
- Để thực hiện khâu mũi đột thưa ta phải thực hiện qua mấy bước?
- Qua 2 bước:
+ Vạch dấu đường khâu.
+ Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- T kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh,
- Cho học sinh thực hành
- T quan sát - hướng dẫn
- HS khâu mũi đột thưa trên vải.
4/ HĐ 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Cho học sinh trưng bày sản phẩm.
- T nêu các tiêu chuẩn đánh giá.
- T nhận xét và đánh giá kết quả học tập của các em.
- HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn T đưa ra.
5/ Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị vật liệu cho giờ học sau.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5 moi sua.doc