Giáo án Lớp 4 - Trương Văn Nhân

Giáo án Lớp 4 - Trương Văn Nhân

I - MỤC TIÊU

Học xong bài này HS có khả năng :

 - Hiểu thế nào là lịch sự với mọi người. Vì sao cần phải lịch sự với mọi người ?

 - Biết cư xử với mọi người xung quanh

 - Có thái độ tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1 - GV: Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

 

doc 25 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1021Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Trương Văn Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tuần 22
Thứ-ngày
Thời khoá biểu
Tên bài dạy
Nội dung giảm tải
Thứ hai
4 - 2
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc
Âm nhạc
Toán
Lịch sử
Sinh hoạt tập thể
Lịch sự với mọi người ( tiết 2 )
Sầu riêng
Ôn bài hát: Bàn tay mẹ. TĐN số 6
Luyện tập chung
Trường học thời Lê
Bỏ “ ND học .. Nho Giáo”, Câu 1
Thứ ba
5 - 2
Toán
Khoa học
Mĩ thuật
Thể dục
Kể chuyện
So sánh hai phân số cùng mẫu số
Âm thanh trong cuộc sống
Vẽ cái ca và quả
Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trò chơi: ‘ Đi qua cầu “
Con vịt xấu xí
Thứ tư
6 - 2
Tập đọc
Toán
LT&C
TLV
Kĩ thuật
Chợ tết
Luyện tập
Chủ ngũ trong câu kể Ai thế nào ?
Luyện tập quan sát cây cối
Lắp cái đu ( tiếp theo )
Thứ năm
7- 2
Toán
Địa lí
Thể dục
LT&C
Chính tả
So sánh hai phân số khác mẫu số
Hoạt động ... ĐBNB ( tiếp theo )
Nhảy dây. TC: “Đi qua cầu”
Mở rông vốn từ cái đẹp
Nghe - viết: Sầu riêng
Bỏ câu hỏi 2
Thứ sáu
9 - 2
2007
Toán
TLV
Khoa học
SHL
Luyện tập
Luyện tập miêu tả bộ phận cây cối
Âm thanh trong cuộc sống
Nhận xét tình hình trong tuần
Thứ hai ngày 4 tháng 2 năm 2008
Đạo đức
lịch sự với mọi người ( tiết 2) 
I - Mục tiêu
Học xong bài này HS có khả năng :
 - Hiểu thế nào là lịch sự với mọi người. Vì sao cần phải lịch sự với mọi người ?
 - Biết cư xử với mọi người xung quanh
 - Có thái độ tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.
II - Đồ dùng dạy học 
1 - GV: Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự.
III - Các hoạt động dạy-học 
1- Bài cũ :
 - Đối với mọi người chúng ta cần phải có thái độ như thế nào ?
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2- Bài mới : Giới thiệu bài (bằng lời )
*HĐ1: Bày tỏ ý kiến 
Mục tiêu :hs biết bày tỏ ý kiến của mình về những việc làm thể hiện lịch sự với mọi người .
Cách tiến hành: HS thảo luận nhóm 4hs bài tập 2 SGK
 - Đại diện nhóm trình bày, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
KL Các ý c) d) là đúng . Các ý kiến a) b) đ) là sai 
HĐ2 Đóng vai 
Mục tiêu : hs biết đóng vai thể hiện tình huống thể hiện lịch sự với mọi người
Cách tiến hành: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai tình huống a bài tập 4
 - Các nhóm hs chuẩn bị đóng vai 
 - Một nhóm HS lên đóng vai; các nhóm khác có thể lên đóng vai nếu có cách giải quyết khác .
 - Lớp nhận xét , đánh giá các cách giải quyết.
 - GVnhận xét chung 
 + Qua hđ đóng vai em có nhận xét gì ? ( hs K, G trả lời )
KL:Bất kể mọi lúc mọi nơi chúng ta cần phải giữ phép lịch sự . (hs TB nhắc lại )
 + Em hiểu nội dung ,ý nghĩa của các câu tục ngữ , ca dao sau đây như thế nào ?
 - Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau .
- Học ăn học nói ,học gói học mở.
- Lời chào cao hơn mâm cỗ 
 - HS trình bày ý kiến, cả lớp nhận xét, bổ sung 
 - Qua bài học hôm nay giúp em hiểu biết gì ? (HS K, G trả lời )
 - 2 HS đọc phần ghi nhớ .
Hoạt động nối tiếp
 - HS về nhà cư xử lịch sự với mợi người .
Tập đọc
sầu riêng
I -Mục đích yêu cầu 
 - Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi .
 - Hiểu các từ ngữ mới trong bài 
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Gía trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng.
II-Đồ dùng dạy học 
 - Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III - Các hoạt động dạy học
1-Bài cũ: ND bài: Nội dung bài Bè xuôi sông La nói lên điều gì ?
2-Bài mới : Giới thiệu bài (bằng lời)
*HĐ1: Luỵên đọc 
+ Giáo viên HD đọc Giọng tả, nhẹ nhàng, chậm rãi.
+ Đọc đoạn : ( HS : đọc nối tiếp theo đoạn 2- 3 lượt )
 - Hết lượt 1: GV hướng dẫn HS phát âm tiếng khó : “Sầu riêng, quyến rũ, cánh mũi”
 - Hết lượt 2: HD HS TB ngắt câu dài : ''Sầu riêng là .....hương bưởi” )
 - 1 hs đọc chú giải 
+ Đọc theo cặp : 
 - HS đọc theo cặp. HS nhận xét ; giáo viên nhận xét .
+ Đọc toàn bài :
 - 2 HS: K- G đọc toàn bài .
+ GV đọc mẫu toàn bài .
*HĐ2: Tìm hiểu bài 
 - HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 sgk ( HS:...là đặc sản của Miền Nam )
 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 sgk ( mỗi hs trình bày 1 ý: Hoa sầu riêng trổ vào .....giữa những cánh hoa, quả sầu riêng: lủng lẳng dưới cành ....đam mê; Dáng cây sầu riêng: thân khẳng khiu....tưởng là héo )
 - Giảng từ : hao hao, đam mê.
 - Em có nhận xét gì về cách miêu tả hoa sầu riêng, quả, với dáng cây sầu riêng ?
 - Theo em quyến rũ có nghĩa là gì ? (hs: ...làm cho người ta phải mê mẩn vì cái đó )
 - GV nêu câu hỏi 3 sgk ? (hs : Hương vị ....kì lạ ;...)
 - YC HS tìm ý chính của từng đoạn ( HS K,G trả lời )
ý1 Hương vị đặc biệt của quả sầu riêng
ý 2 Những nét đặc sắc của hoa sầu riêng 
ý 3: Dáng vẻ kì lạ của cây sầu riêng .
 - Nội dung bài này nói lên điều gì ? ( Như phần 1 mục đính yêu cầu ) ( HS : K-G nêu ; HS: TB nhắc lại )
*HĐ3 : Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
 - HS: K- G tìm giọng đọc hay, HS K- G đọc đoạn mình thích, nói rõ vì sao?
 - GV HD HS TB đọc nâng cao đoạn: “Sầu riêng là .....đến kì lạ ” 
 - HS thi đọc diễn cảm.
3 / Củng cố – dặn dò 
 - Nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà đọc trước bài Chợ tết .
Toán
luyện tập chung 
 I- Mục tiêu:
 - Giúp HS: Củng cố khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số và qui đồng mẫu số các phân số (chủ yếu là 2 phân số )
 - HS có kĩ năng rút gọn phân số, QĐMS các phân số. 
II-Đồ dùng dạy học 
1 – GV: VBT T4
2 – HS: VBT T4
II-Các hoạt động dạy- học .
1 - Bài cũ : 1 HS lên bảng QĐMS phân số sau :4/7 và 9/12
2 - Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1 Hướng dẫn luyện tập .
a) Bài 1 ( Tr 26, VBT T4 )
 - Bài 1 YC chúng ta làm gì ? 
 - HS tự làm, 4 HS ( TB, K, G )lên bảng làm mỗi HS rút gọn 2 phân số, cả lớp làm vào VBT. cả lớp và gv nhận xét, GV chốt kq đúng. 
 - Qua bài tập này em có nhận xét gì ? (hs K,G trả lời : muốn rút gọn phân số ta chia cả tử và mẫu .......)
KL: Củng cố kĩ năng rút gọn phân số 
b) Bài 2 ( TR 26, VBT T4 )
 - HS đọc thầm nội dung và YC bài 2.
 -YC HS nhắc lại cách quy đồng.
 - HS tự làm bài tập vào vở. Gọi 3 HS ( TB, K, G ) lên bảng làm bài tập.
 - HS cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng. 
KL : Củng cố kiến thức àê QĐMS các phân số.
c) Bài 3 ( Tr 26, VBT T4)
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3.
 - GV hướng dẫn HS cách làm. HS làm vào VBT, 2 HS lên bảng làm.
 - HS cả lớp nhận xét kết quả trên bảng. GV chốt kết quả đúng.
KL:Củng cố kiến thức về phân số bằng nhau.
3/ củng cố – dặn dò 
 - Nhận xét chung tiết học - Dặn hs về nhà làm bài tập SGK.
Lịch sử
trường học thời hậu lê 
I - Mục tiêu:
Sau bài học hs biết:
 - Nhà Hậu Lê rất quan tâm tới giáo dục ; tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê.
 - Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê có qui củ, nền nếp hơn.
 - Coi trọng sự tự học 
II - Đồ dùng dạy học 
GV: SGK
HS: SGK
III - Các hoạt động dạy học 
1/ Bài cũ
 ?.Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ ?
2 / Bài mới : Giơí thiệu bài ( bằng lời ) 
 *HĐ1: Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê 
 - HS TL nhóm 4 theo định hướng sau :
 + Hãy cùng đọc sgk và thảo luận để hoàn thành nội dung phiếu sau :
1/ Nhà Hậu Lê đã tổ chức trường học như thế nào ?
2/ Dưới thời Lê, những ai được học trường Quốc Tử Giám ?
3/ Nội dung học tập và thi cử dưới thời Hậu Lê là gì ?
4/ Nền nếp thi cử dưới thời Hậu Lê được qui định như thế nào ?
 - Đại diện nhóm trình bày kq. HS nhóm khác nhận xét, góp ý.
KL:Phần trả lời đúng của các câu hỏi trên . 
.*HĐ2 : Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê 
 - YC HS đọc thầm sgk trả lời câu hỏi :
 ?Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ? (hs :tổ chức lễ xướng danh, lễ vinh qui ,....)
KL:Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến việc học tập, sự phát triển của GD góp phần quan trọng trong việc xây dựng nhà nước, nâng cao trình độ dân trí và văn hóa người Việt. 
 ? Qua bài học hôm nay giúp em hiểu biết gì? 
 - 2 HS đọc ghi nhớ sgk 
3 / Củng cố – dặn dò.
Nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà học bài.
Thứ 3 ngày 5 tháng 2 năm 2008
Toán
so sánh hai phân số cùng mẫu số 
I - Mục tiêu.
Giúp hs: 
 - Biết so sánh hai phân số cùng mẫu số. 
 - Củng cố về nhậm biết một phân số bé hơn hoặc lớn hơn 1 
II - Đồ dùng dạy học 
 GV: SGK, VBT T4
 HS: SGK, VBT T4
III - Các hoạt động dạy học 
1/Bài cũ: 1 hs lên bảng làm BT1trong VBT
2/Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1: Hướng dẫn so sánh hai phân số cùng mẫu số .
a)ví dụ 
 GV vẽ đoạn thẳng AB như phần bài học trong sgk lên bảng. Lấy đoạn thẳng AC=2/5AB, 
AD = 3/5AB.
 - Độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần đoạn thẳng AB ?
 - Độ dài đoạn thẳng AD bằng mấy phần đoạn thẳng AB ?
 - Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng ACvà độ dài đoạn thẳng AD ?
 Hãy so sánh độ dài 2/5 AB và 3/5AB ?
 - Hãy so sánh 2/5 và 3/5 ?
b) Nhận xét 
 - Em có nhận xét gì về mẫu số và tử số của hai phân số 2/5 và 3/5 ?
 - Vậy muốn so sánh hai phân số cùng MSta làm như thế nào ? hs K,G trả lời 
..(hs :..so sánh tử số của chúng với nhau ....)
 - 2 hs nêu lại cách so sánh hai phân số cùng MS
*HĐ2:Luyện tập thực hành 
a) Bài 1 ( Tr 27, VBT T4 )
 - YC HS tự so sánh các cặp phân số, sau đó báo cáo kq trước lớp.
 - Khi chữa bài, YC HS giải thích cách so sánh của mình 
KL Củng cố kĩ năng so sánh hai phân số cùng MS 
b)Bài 2 ( Tr 27, VBT T4 )
 - YC cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài.
 - YC HS nhắc lại cách so sánh phân số với 1.
 - HS tự làm bài tập vào VBT, 3 HS ( TB, K, G ) lên bảng làm, mỗi HS so sánh hai bài.
 - HS cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
KL: Củng cố cách sô sánh 1 phân số với 1.
c) Bài 3: 
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 - HS tự làm cá nhân vào VBT, 1 HS K lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét, GV chốt kq đúng 
KL C ủng cố kỹ năng nhận biết một phân số bé hơn 1 hoặc lớn hơn 1.
d) Bài 4 ( Tr 27, VBT T4 )
 - YC 1 HS đọc yêu cầu, GV hướng dẫn HS hãy so sánh các phân số để xếp thứ tự.
 - HS tự làm, 1 HS G lên bảng làm bài. HS cả lớp nhận xét. GV chốt KQ đúng.
3/Củng cố – dặn dò 
Nhận xét chung tiết học, YC HS về nhà làm bài tập trong SGK
Khoa Học
âm thanh trong cuộc sống 
I - Mục đích yêu cầu 
`	Sau bài học h/s có thể :
 - Nêu được vai trò cửa âm thanh trong cuộc sống 
 - Nêu được ích lợi của việc ghi lại được âm thanh ..
II - Đồ dùng dạy học 
 HS: Chuẩn bị theo nhóm : 5 cốc giống nhau, tranh ảnh về vai trò của âm thanh trong cuộc sống 
III - Các hoạt động dạy học
1/Bài cũ
Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào ? Lấy VD ? 
GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
2/Bài mới : giới thiệu bài (bằng lời )
HĐ1:Vai trò của âm thanh trong cuộc sống
a)Mục tiêu: Nêu được các vai trò của âm thanh trong đời sống .
b)Cách tiến hành: Hãy nêu các âm thanh mà em nghe được ?
 - Trong các âm thanh kể t ... oạn của bài Sầu riêng .
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn: út/uc
 - Có ý thức luyện viết chữ đẹp .
II - Đồ dùng dạy học 
GV: - Bảng lớp viết sẵn các dòng thơ của BT 1 b, 3 tờ phiếu khổ to viết ND bài tập 2
HS: VBT TV 4 T2
III - Các hoạt động dạy học 
1-Bài cũ :2 hs lên bảng viết các từ :ra vào, gia đình, rao vặt ...
2-Bài mới : Giới thiệu bài ( bằng lời )
*HĐ1 : Hướng dẫn h/s viết chính tả 
 a) trao đổi về nội dung đoạn thơ 
 - 2 HS đọc thành tiếng đoạn văn trong SGK.
 ?Đoạn văn miêu tả gì? (hs: ...miêu tả hoa sầu riêng )
 ?Những từ ngữ nào cho ta biết hoa sầu riêng rất đặc sắc ?
b) Hướng dẫn viết từ khó 
 - YC HS tìm viết các từ khó dễ lẫn .
 - YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
c)Viết chính tả 
 - HS nghe- viết chính tả. 
 - GV đọc bài cho HS viết theo qui định .
 - GVthu 7 bài chấm, HS còn lại đổi chéo vở soát lỗi.
- g/v nêu nhận xét chung 
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
a)Bài tập 1b ( VBT TV4 T2 )
 - YC 1 HS đọc thành tiếng YC và ND trong SGK
 - HS tự làm bài, 1 HS K lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét.
 - Đoạn thơ cho ta biết điều gì ? ( ...sự tài hoa của các nghệ nhân vẽ hoa văn trên đồ sành sứ 
 - Hồ Tây là cảnh đẹp ở đâu ? (hs : ..là cảnh đẹp ở thủ đô Hà Nội )
b) Bài 2 ( Tr20, VBT TV T2 )
 - 1 HS đọc thành tiếng yc trong sgk. GV chia lớp thành 3 nhóm 
 - GV dán tờ phiếu ghi BT lên bảng ,3 nhóm thi làm bài tiếp sức.
 - Đại diện nhóm đọc đoạn vă đã hoàn chỉnh, các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
GV kết luận lời giải đúng 
3 / Củng cố – dặn dò .
 - Nhận xét chung tiết học. Nhắc HS ghi nhớ từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
Thứ sáu ngày 8 tháng 2 năm 2008
Toán
luyện tập 
I - Mục đích yêu cầu 
Giúp học sinh.: 
 - Củng cố và rèn kĩ năng so sánh hai phân số.
 - Biết cách so sánh hai phân số có cùng tử số.
II - đồ dùng dạy học 
 GV: VBT T4
 HS: VBT T4
III - Các hoạt động dạy học 
1 / Bài cũ: 1hs lên bảng so sánh các phân số :1/3 và 3/4
2 / Bài mới : Gíơi thiệu bài (bằng lời )
*HĐ1 : Hướng dẫn luyện tập 
a) Bài 1 ( Tr 30, VBT T4 )
 - Bài 1 YC chúng ta làm gì ? ( ..so sánh hai phân số )
 - HS tự làm, 4 HS lên bảng làm bài, mỗi hs thực hiện so sánh 1 cặp phân số, HS cả lớp làm vào VBT.
 - Cả lớp và gv nhận xét, GV chốt kq đúng.
KL: Củng cố kĩ năng so sánh các phân số 
b) Bài 2 ( Tr 30, VBT T4 ) 
 - HS đọc thầm yc của bài.
 - GV hướng dẫn hs cách làm.2 HS K, G lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VBT
 - HS nhận xét bài làm trên bảng, GV kết luận lời giải đúng .
c) Bài3 ( Tr 30, VBT T4 )
 - Cả lớp đọc thầm yc bài tập 
 - Bài tập chúng ta làm gì ? ( hs: ...so sánh hai phân số có cùng tử số )
 - GV yêu cầu hS QĐMS rồi so sánh hai phân số. 
 - Em có nhận xét gì về tử số của hai phân số trên ? ( hs TB trả lời )
 - So sánh MS của hai phân số này? 
 - Phân số nào là phân số lớn hơn ? (hs K, G trả lời)
 - Khi so sánh hai phân số cùng tử số ta làm thế nào ? ( hs K, G trả lời )
KL: Với hai phân số có cùng tử số, phân số nào có MS lớn hơn thì phân số đó bé hơn và ngược lại. ( 2 HS TB nhắc lại )
 - HS tự làm bài tập a, b vào VBT, HS trình bày miệng kq. GV nhận xét.
d) Bài 4 ( Tr 31, VBT T4 ): cả lớp đọc thầm yc của bài, 2 hs lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào VBT 
 - HS nhận xét kết quả trên bảng, GV nhận xét chung.
KL: Củng cố kiến thức về sắp xếp phân số.
e) Bài 5 ( Tr 31, VBT T4 )
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và bài mẫu.
 - GV hướng dẫn mẫu, HS TB nhắc lại cách làm, YC HS làm vào VBT, 2 HS K lên bảng làm bài tập.
 - HS cùng GV nhận xét và chốt KQ đúng.
3/ Củng cố – dặn dò 
 - Nhận xét chung tiết học 
 - Dặn hs về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối 
I - Mục tiêu 
 - Thấy được những điểm đặc sắc trong cách qs và miêu tả các bộ phận của cây cối.
 - Viết được một đoạn văn miêu tả lá hoặc thân, gốc của cây.
 - Yêu quí cây cối .
II - Đồ dùng dạy học 
GV: Tranh ảnh về một số cây ăn quả, bảng phụ viết sẵn những điểm dáng chú ý trong cách tả của tác giả ở từng đoạn văn.
III-Các hoạt động dạy học .
1-Bài cũ : 
 - Quan sát cây cối bằng những giác quan nào ? Lấy ví dụ ?
 - HS TL miệng, GV nhận xét, ghi điểm.
2- Bài mới : Giới thiệu bài ( bằng LờI )
*HĐ1: hướng dẫn hs làm bài tập .
a) Bài 1( Tr25, VBT TV4 )
 - 2 hs tiếp nối nhau đọc đoạn văn lá bàng và cây sồi, cả lớp đọc thầm. 
 - HS hoạt động theo bàn, thảo luận theo yêu cầu.
 - YC HS đọc kĩ lại đoạn văn, phân tích để thấy được: Tác giả miêu tả cái gì ?, Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả ? lấy VD để minh họa ?
 - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
 - GV nhận xét kq làm việc của từng nhóm 
 - GV treo bảng phụ ghi sẵn những điểm dáng chú ý trong cách tả của mỗi đoạn văn, 2 hs tiếp nối nhau đọc. 
b) Bài 2 ( Tr 26, VBT TV 4)
 - 1 HS đọc YC, cả lớp đọc thầm. 
 - YC HS làm việc cá nhân. GV phát giấy khổ to cho 3 HS tả 3 bộ phận của cây, cả lớp làm vào VBT 
 - YC 3 HS K, G làm vào giấy khổ to dán bài lên bảng lớp và đọc đoạn văn của mình.
 - GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi cho hs.
 - 4 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình. Cả lớp và GV nhận xét .
KL : Củng cố kiến thức về miêu tả các bộ phận của cây cối .
3 - củng cố –dặn dò 
 - Nhận xét tiết học.
 - Y/C hs về nhà hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả lá, thân, hay gốc của một cây mà em thích. 
Khoa học 
âm thanh trong cuộc sống ( tiếp ) 
I - Mục tiêu :
Sau bài học HS có thể :
 - Nhận biết được một số loại tiếng ồn .
 - Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
 - Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh .
II - Đồ dùng dạy học 
 hs : Chuẩn bị theo nhóm: Tranh ảnh về các loại tiếng ồn và việc phồng chống.
III - Các hoạt động dạy học 
1-Bài cũ :
 - 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi : Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào ?
 2-Bài mới: Gới thiệu bài (bàng lời )
*HĐ1-Các loại tiếng ồn và nguồn gây tiếng ồn 
a) Mục tiêu: Nhận biết được một số loại tiếng ồn .. 
b) Cách tiến hành:HS hđ nhóm 6: YC HS quan sát các hình minh họa trong SGK và trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi :
 - Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu ?
 - Nơi em ở còn có có những loại tiếng ồn nào ? ( hs ....loa phóng thanh, tiếng ô tô, ...)
 - Theo em, hầu hết các loại tiếng ồn là do tự nhiên hay con người gây ra ? (...do con người gây ra )
KL :Hầu hết tiếng ồn trong cuộc sống là do con người gây ra, (2 hs TB nhắc lại )
*HĐ2:Tác hại của tiếng ồn cà biện pháp phòng chống 
a) M ục tiêu : Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
b) Cách tiến hành:
 -YC HS quan sát tranh ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống tiếng ồn, trả lời câu hỏi :
 + Tiếng ồn có tác hại gì ? ( gây chói tai, nhức đầu ....)
 + Cần có những biện pháp nào để phòng chóng tiếng ồn ? ( HS K, G trả lời )
KL: Âm thanh được gọi là tiéng ồn khi nó trở nên mạnhk kvà gây khó chịu .....)
 ( 2 HS TB nhắc lại )
HĐ3 :Nên và không nên làm gì đẻ góp phần phòng chống tiếng ồn 
a) Mục tiêu :Có ýthức và thực hiện một số hoạt động đơn giản để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh .
b)Cách tiến hàh: 
 - YC HS quan sát, TL nhóm đôi ND sau :
 + Em hãy nêu các việc nên làm và không nên làm để góp phần phòng chống tiếng ồn cho người thân và những người xung quanh ? 
 - HS trình bày kq, cả lớp nhận xét, góp ý. 
 - GV kết luận lời giải đúng. 
KL: Những việc nên làm : trồng nhiều cây xanh, ...
 - Những việc không nên làm: Nối to, cười đùa ở nơi cần yên tĩnh,...)
 - Qua bài học hôm nay giúp em hiểu biết gì?
3 - Củng cố – dặn dò
 - Nhận xét chung tiết học. Dặn hs về nhà học thuộc mục bạn cần biết trang 89 sgk.
Âm nhạc
Ôn bài hát: Bàn tay mẹ
TĐN số 6
I – Mục tiêu:
 - HS hát chuẩn xác bài hát và biết thể hiện một vài động tác phụ hoạ.
 - HS đọc thang âm Đô - Rê – Mi – Son với âm hình tiết tấu có nốt trắng, nốt đen và nốt móc đơn.
II – Chuẩn bị
GV: Nhạc cụ quen dùng, chép bài TĐN số 6 ra bảng phụ, Tập một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
2 – HS: Nhạc cụ gõ: Thanh phách, song loan ..., SGK, ....
III- Các hoạt động dạy học
1 – Phần mở đầu
 - GV giới thiệu tiết học có hai nội dung:
 + Ôn tập bài bài hát: Bàn tay mẹ
 + TĐN số 6.
2 – Phần hoạt động
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Bàn tay mẹ
 - GV cho HS đứng hát và thể hiện một vài động tác phụ hoạ.
 - Tập cho HS thể hiện bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân.
* Hoạt động 2: Cho HS nghe trích đoạn một vài bài hát về mẹ.
b) Nội dung 2: TĐN số 6
 Hoạt động:
- GV gợi ý cho HS nhận xét về bài tập đọc nhạc: Nhịp, cao độ, hình nốt, âm hình tiết tấu chung của bài.
- Đọc cao độ của bài, chú ý sự khác nhau gữa nhịp thứ 4 và nhịp thứ 8.
 - HS tập gõ tiết tấu của bài.
 - GV đàn theo giai điệu cho HS đọc theo.
 - HS đọc cả bài TĐN và ghép lời bài hát.
3 – Phần kết thúc
 - HS hát lại bài hát Bàn tay mẹ và GV hỏi cảm nhận của các em khi hát bài hát này.
 - Từng nhóm HS đọc nhạc và ghép nhác bài TĐN số 6.
Vẽ theo mẫu
 vẽ cái ca và quả.
I - Mục tiêu: 
 - Học sinh biết xắp xếp bố cục và làm quen với mẫu có hai đồ vật ca và quả.
 - Vẽ được gần giống mẫu cái ca và quả.
II - Chuẩn bị:
* Giáo viên: - Mẫu vẽ, sách giáo khoa, sách giáo viên, 
 - Hình hướng dẫn cách vẽ
 - Bài vẽ của học sinh năm trớc.
*Học sinh: - Giấy vẽ,
 - Màu, tẩ, bút chì, 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 - Giới thiệu bài: Chọn cách giới thiệu bài cho phù hợp
* HĐ1 :Quan sát nhận xét
 - Giáo viên cho học sinh quan sát một số đồ vật trong gia đình và một số loại quả, gợi ý để học sinh nhận ra cách vẽ quả. 
 - Giáo viên bày mẫu cho học sinh quan sát (ca đặt sau, quả cam đặt trước) 
 (HS khá giỏi quan sát nhận xét, HS Trung bình nhắc lại)
 * HĐ2: Cách vẽ:
 - Giáo viên cho học sinh quan sát hình hướng dẫn cách vẽ. 
 - GV hướng dẫn trực tiếp trên bảng cho học sinh quan sát: + Xác định tỷ lệ của ca và quả 
 + Phác khung hình chung.
 + Vẽ tỷ lệ gần giống mẫu. 
 + Tìm và vẽ màu theo ý thích. 
 + Cả lớp quan sát, HS khá G nhắc lại cách vẽ
* HĐ3: Thực hành:
 - Giáo viên cho học sinh quan sát một số bài của học sinh năm trước. 
 - Lớp thực hành vào giấy vẽ. 
 - Quan sát và hướng dẫn bổ sung để HS hoàn thành bài tại lớp. 
* HĐ4: Nhận xét đánh giá:
 - Chọn một số bài cần đánh giá 
 - Học sinh đánh giávề: + Bố cục, 
 + Hình ảnh
 + Màu sắc.
 - Giáo viên tóm tắt và bổ sung đánh giá.
 Dặn dò : Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 22 lop 4.doc