Tập đọc
Cánh diều tuổi thơ
I/ Mục tiêu
1. Kĩ năng :
- Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều .
2. Kiến thức .
- Hiểu từ ngữ mới của bài
- Hiểu ý nghĩa của bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời .
3. Thái độ : Yêu thích những trò chơi dân gian .
Thứ hai ngày 23 .tháng 11 năm 2009 Ngày soạn: Ngày giảng:. Tập đọc Cánh diều tuổi thơ I/ Mục tiêu 1. Kĩ năng : - Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều . 2. Kiến thức . - Hiểu từ ngữ mới của bài - Hiểu ý nghĩa của bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời . 3. Thái độ : Yêu thích những trò chơi dân gian . II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A/ Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS đọc bài “ Chú Đất Nung”, trả lời câu hỏi trong SGK B/ Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu trực tiếp . 2. Luyện đọc: - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt . - GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài . - Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó. - HS luyện đọc theo cặp . - Một, hai HS đọc cả bài . - GV đọc diễn cảm toàn bài . 3. Tìm hiểu bài - HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi: ? Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ? ?tác giả quan sát cánh diều bằng các giác quan nào ? ? ý đoạn 1 cho biết điều gì ? *Đoạn 2: Đọc thầm ? Trò chơi thả diều đã đem lại cho các em những niềm vui lớn như thế nào ? ? Trò chơi thả diều đã đem lại cho các em những ước mơ đẹp lớn như thế nào ? ý đoạn 2 nói lên điều gì ? ? Qua các câu mở đầu và kết bài, tác giả muốn nói gì về cánh diều tuổi thơ . ? Nội dung chính của bài tập đọc là gì ? 4, Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Năm HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài - GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm . - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn “Tuổi thơ của tôi ...những vì sao sớm” - Tổ chức cho học sinh đọc đoạn văn và toàn bài văn Giáo viên nhận xét cho điểm. 3/ Củng cố - dặn dò GV nhận xét tiết học . - GV dặn HS về nhà tiếp tục đọc bài. - 2 HS đọc bài - HS nghe giới thiệu 2 đoạn Đoạn 1:Tuổi thơ......sao sớm Đoạn 2: Ban đêm .......của tôi - HS giải nghĩa các từ trong SGK Sáo đơn .........vì sao sớm - 2 HS đọc Đoạn 1 - cánh diều mềm mại như cánh bướm ......sao sớm - HS nêu *Tả vẻ đẹp của cánh diều - Hò hét .......nhìn lên bầu trời - Nhìn lên bầu trời .......hy vọng thiết tha - HS nêu *Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp. .*Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng . - 2 HS đọc nối tiếp - 1HS đọc bài HS đọc: Tuổi thơ của tôi được ..........vì sao sớm - 4 - 6 học sinh thi đọc HS nêu ý nghĩa của bài? Rút kinh nghiệm bài dạy: . .. Toán Chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0 I/ Mục tiêu - HS biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 - Giải bài toán có lời văn . - Yêu môn toán học II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Kiểm tra bài cũ - HS làm bài 3 SGK - GV Nhận xét ghi điểm 2/Dạy bài mới: 1.Bước chuẩn bị - HS cần được ôn tập một số nội dung sau đây - Chia nhẩm cho 10, 100, 1000,... - Quy tắc chia một số cho một tích . 2 . Giới thiệu trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số o ở tận cùng . 320 : 40 = ? GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện phép chia - HS trình bày cách chia của mình, Gv ghi bảng, nhận xét cách làm hợp lí nhất Gv làm . - HS nhận xét : 320: 40 = 32 : 4, có thể cùng xoá một chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia . Thực hành : - Đặt tính - Cùng xoá một chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia và số chia - Thực hiện phép chia: 32 : 4 = 8 - Vậy 320 : 40 = 8 3. Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng số bị chia nhiều hơn số chia . 32000 : 400 = ? GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện phép chia. Gv nhận xét cách làm hợp lí nhất . Thực hành : - Đặt tính - Cùng xoá hai chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia - Thực hiện phép chia : 320: 4 = 80 - Vậy 32000 : 400 = 80 4 . Kết luận chung : - Xoá bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số chia thì phải xoá bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia . - Thực hiện chia như thường. 5. Thực hành Bài 1: : Tính: - HS nêu yêu cầu của bài tập. - Cho HS tự làm bài vào vở, gọi 4 em lên bảng làm bài. - HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng. Bài 2: : Tìm X: - Cho HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài - HS chữa bài. - Nêu cách tìm thừa số chưa biết. - Thử lại: thay số vừa tìm vào X để nhân Bài 3 Tóm tắt: Dự định chở: 180 tấn hàng. a) Mỗi toa: 20 tấn thì cần: ...toa? b) Mỗi toa: 30 tấn thì cần: ... toa? - Cho HS đọc nội dung bài. HS nêu cách giải. - HS giải vào vở. 1 HS làm bảng. - Tổ chức cho HS nhận xét, chữa bài. - GV chấm điểm. 3/ Củng cố – Dặn dò - GV nhận xét tiết học - Về nhà làm bài tập trong VBT 1 HS lên bảng HS làm nêu miệng HS thực hiện tính 320:(10x 4) =320 :10 :4 =32 :4 =8 HS quan sát 320 40 0 8 - HS trình bày cách chia của mình. - HS nhận xét: 32000: 400 = 320 : 4 có thể cùng xoá hai chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia. 32000 400 00 80 0 HS làm và nêu cách làm. Xoá 2 chữ số 0 ở số bị chia và số chia - HS đặt tính và thực hiện chia nháp. 420 60 85000 500 0 7 35 170 00 0 - HS nghe và nhắc lại cách thực hiện. đáp án: 420 : 60 =7 85000: 500 =170 4500 :500 =9 92000: 400 =230 X là thừa số chưa biết: X x 40 =25600 X x 90 =37800 X =25600 :40 X = 37800 :90 X = 640 X = 420 ...lấy tích chia cho thừa số đã biết. VD: 640 x 40 = 25600 Bài giải: a) Nếu mỗi toa chở được 20 tấn hàng thì chở 180 tấn cần số toa là: 180 :20 =9 (toa) b) Nếu mỗi toa chở 30 tấn hàng thì chở 180 tấn cần có số toa là: 180 :30 = 6 (toa) Đáp số: a: 9 toa b: 6 toa - HS nêu lại cách chia các số có tận cùng là 0 Rút kinh nghiệm bài dạy: Đạo đức Biết ơn thầy cô giáo I. Mục đích, yêu cầu - Kiến thức: Phải biết ơn thầy cô giáo vì thầy cô đã dạy dỗ ta nên người. - Thái độ: Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Không đồng tình với biểu hiện không vâng lời cô giáo. - Hành vi: Biết chào hỏi thầy cô giáo. Phê phán những bạn chưa biết chào hỏi thầy cô. II. Đồ dùng dạy học - GV chuẩn bị một số tấm gương trong lớp, trong trường đã thực hiện theo những điều đã học. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC: -Tại sao phải kính trọng và biết ơn thầy cô giáo? B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được - HS trình bày, giới thiệu. - Lớp nhận xét, bình luận . - GV nhận xét. 3.Hoạt động 2: - Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo , cô giáo. - GV nêu yêu cầu . - Tổ chức cho HS làm việc cá nhân. Kết luận chung: - Cần phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn 4. Hoạt động 3: Sắm vai sử lý tình huống - GV đưa 3 tình huống chia 3 nhóm thảo luận đóng vai thể hiện nội dung tình huống nhận xét, khen. - Giáo viên kết luận 5. Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. - Thực hiện nội dung học vào cuộc sống - 2 HS nêu Câu ca dao tục ngữ nói về sự biết ơn thầy cô giáo - Không thầy đố mày làm nên - Muốn sang thì bắc cầu kiều ........ - Nhất tự vi sư bán tự vi sư . - Học thầy học bạn vô vạn phong lưu - HS làm cá nhân và gửi tặng thầy cô - Nhóm 1: Cô giáo lớp em đang giảng bài thì bị mệt không tiếp tục giảng được em sẽ làm gì ? - Nhóm 2: Cô giáo chủ nhiệm lớp em còn trẻ, có con còn nhỏ chồng cô công tác xa em sẽ làm gì ? - Nhóm3: Em cùng 1 nhóm bạn đi học về gặp con cô giáo, nhóm bạn trêu em sẽ làm gì ? - HS ghi bài. Rút kinh nghiệm bài dạy: Kĩ thuật Thêu móc xích (2 tiết ) I/ Mục tiêu: -HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích. -Thêu được các mũi thêu móc xích. -HS hứng thú học thêu. II/ Đồ dùng dạy- học: -Tranh quy trình thêu móc xích. -Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn (chiều dài đủ thêu khoảng 2 cm) và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích. -Vật liệu và dụng cụ cần thiết: +Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, có kích thước 20 cm x 30cm. +Len, chỉ thêu khác màu vải. +Kim khâu len và kim thêu. +Phấn vạch, thước, kéo. III/ Hoạt động dạy- học: Tiết 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1..Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 2.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Thêu móc xích và nêu mục tiêu bài học. b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. -GV giới thiệu mẫu thêu, hướng dẫn HS quan sát hai mặt của đường thêu móc xích mẫu với quan sát H.1 SGK để nêu nhận xét và trả lời câu hỏi: -Em hãy nhận xét đặc điểm của đường thêu móc xích? -GV tóm tắt : +Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích (của sợi dây chuyền). +Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau. -Thêu móc xích hay còn gọi thêu dây chuyền là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích. -GV giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích và hỏi: +Thêu móc xích được ứng dụng vào đâu ? -GV nhận xét và kết luận (dùng thêu trang trí hoa, lá, cảnh vật , lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối, khăn ). Thêu móc xích thường được kết hợp với thêu lướt vặn và 1 số kiểu thêu khác. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. - GV treo tranh quy trình thêu móc xích hướng dẫn HS quan sát của H2, SGK. -Em hãy nêu cách bắt đầu thêu? -Nêu cách thêu mũi móc xích thứ ba, thứ tư, thứ năm -GV hướng dẫn cách thêu SGK. -GV hướng dẫn HS quan sát H.4a, b, SGK. +Cách kết thúc đường thêu móc xích có gì khác so với các đường khâu, thêu đã học? -Hướng dẫn HS các thao tác kết thúc đường thêu móc xích theo SGK. *GV lưu ý một số điểm: +Theo từ phải sang trái. +Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách đánh thành vòng chỉ qua đường dấu. +Lên kim xuống kim đúng vào các điểm trên đường dấu. +Không rút chỉ chặt quá, lỏng qua. +Kết thúc đường thêu móc xích bắng cách đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu để xuống kim chặn vòng chỉ rút kim mặt sau của vải .Cuối cùng luồn kim qua mũi thêu để tạo vòng chỉvà luôn kim qua vòng chỉ để nút chỉ . +Có thể sử dụng khung thêu để thêu cho phẳng. -Hướng dẫn HS thực hiệ ... iác quan nào? 3/Củng cố- Dặn dò - GV nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà lập lại dàn ý. - 2 HS lên bảng - Nghe nhận xét - 2 HS đọc bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư, thực hiện các yêu cầu của bài tập. Mở bài. Trong làng .....của chú Thân bài; ở xóm vườn .....Nó đá đó. Kết bài; Đám con nít ....xe của mình - bằng mắt, bằng tai -Tả bao quát, tả những bộ phận nổi bật, t/c của chú Tư với chiềc xe. - Tả chiếc áo em mặc tới lớp hôm nay. - HS thảo luận theo cặp. - 5 HS trình bày. Mở bài: Giới thiệu chiếc áo em mặc ..*Thân bài: tả bao quát chiếc áo: áo màu gì, chất vải, dáng áo. - Tả từng bộ phận: thân áo, cổ áo, túi áo, hàng khuy *Kết bài; tình cảm của em với chiếc áo. - mắt, tai cảm nhận - HS đọc dàn ý bài văn. - HS nghe nhận xét. - Ghi bài, ôn và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm bài dạy: . .. Thứ sáu ngày 27.tháng 11 năm 2009 Ngày soạn: Ngày giảng:. Toán Luyện tập I/Mục tiêu: - HS củng cố về : - Củng cố kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có 2 chữ số . - Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn , chia một số cho một tích . II/ Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết sẵn VD như SGK II/Hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt độngcủa GV Hoạt động của HS A/ Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 sgk - Kiểm tra vở bài tập HS. - Gv nhận xét ghi điểm B/Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài: 2. GV tổ chức cho HS làm bài tập. Bài 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS tự làm bài vào vở, gọi 4 em lên bảng làm bài. - Lớp chữa bài trên bảng Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài tập. - Cho HS tự làm bài vào vở, gọi 4 em lên bảng làm bài - HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng. Bài 3: - Treo bảng phụ yêu cầu bài tập sau: Mỗi bánh xe máy cần 34 nan hoa, Hỏi có 6754 nan hoa thì lắp được nhiều nhất bao nhiêu chiếc xe máy 2 bánh và còn thừa bao nhiêu nan hoa? - HS nêu cách giải - ?Mỗi chiếc xe máy có mấy bánh. - ?Vậy để lắp 1 chiếc xe máy cần bao nhiêu nan hoa ? - Có6754 chiếc nan hoa thì lắp được nhiều nhất bao nhiêu xe thừa bao nhiêu nan hoa? - HS lên bảng làm bài, lớp làm vở . - HS chữa bài . GV chẩm bài ở vở của HS. 3/Củng c ố –Dặn dò GV nhận xét tiết học - giao btvn - HS đổi vở kiểm tra chéo. 1 HS lên bảng - Luyện tập về chia cho số có hai chữ số. Đặt tính rồi tính: Tính giá trị của biểu thức: 4237 x18 - 34578 46857 + 3444 : 28 =76266 - 34578 = 46857 +123 = 41688 = 46980 8064 :64 x37 601759 - 1988 :14 =126 x 37 = 601759 -142 = 4662 = 601617 HS trả lời. Lắp một xe đạp thì cần số nan hoa là: 34 x 2 = 68(nan hoa) Vậy 6754 nan lắp được nhiều nhất số xe máy và còn thừa số nan hoa là: 6754 : 68 = 99 (xe) thừa 22 (nan hoa). Đáp số: 99 xe, thừa 22 (nan hoa). HS nhận xét bài làm của bạn, chữa bài. - HS ghi bài, làm bài trong vở bài tập. Rút kinh nghiệm bài dạy: . .. Luyện từ và câu Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi 1.Kiến thức : - HS biết phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác ( biết thưa gửi, xưng ho phù hợp giữa mình và người được hỏi, tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác.) . 2.Kĩ năng : - Phát hiện được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp, biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm với đối tượng giáo tiếp II. Đồ dùng dạy – học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A/Kiểm tra bài cũ - Gọi một vài HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học luyện từ và câu trước . - GV nhận xét ghi điểm. B/ Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học . Hướng dẫn HS hình thành kiến thức a. Phần nhận xét : *Bài tập 1 - Một HS đọc nội dung bài tập 1 - HS suy nghĩ, làm việc cá nhận, phát biểu ý kiến . - GV nhận xét, chốt lại . *Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của bài . - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến . - GV nhận xét, treo bảng phụ ghi lời giải, chốt lại ý kiến đúng . * Bài tập 3. ( Làm như bài tập 2 ) ?Theo em để giữ phép lịch sự cần tránh những câu hỏi có nội dung như thế nào ? Hãy lấy ví dụ ? b. Phần ghi nhớ: - Gọi ba em đọc ghi nhớ. GV nhắc lại nội dung ghi nhớ. 3. Phần luyện tập: Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV đưa ra bảng phụ chép đoạn văn, HS làm bài và trình bày bài làm . - Cả lớp nhận xét - ?Qua cách hỏi đáp ta biết được điều gì về nhân vật ?. Bài 2: - HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV giải thích yêu cầu của bài - Cho HS làm bài cá nhân, tìm câu hỏi trong truyện - HS nối tiếp trình bày . - Lớp nhận xét . 3/Củng cố – Dặn dò ? Cần lưu ý gì khi đặt câu hỏi? - GV nhận xét tiết học -Về nhà chuẩn bị bài sau. 2 HS lên bảng -1HS đọc bài. - lời gọi: Mẹ ơi - HS lắng nghe. -1HS đọc thành tiếng. -Thưa cô, cô thích mặc màu gì nhất ? -Thưa cô, cô thích ca sĩ nào nhất ? +Bạn có thích thả diều không ? +Bạn thích nghe nhạc hay xem phim ?.. -...Những câu hỏi làm phiền lòng người khác , cho người khác sự buồn chán. - Sao bác cứ sang nhà cháu để mượn đồ thế ạ ? - HS đọc 2 HS đọc - Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy trò.Thầy ân cần, yêu trò.Trò ngoan kính trọng thầy. - Quan hệ thù địch:Tên sĩ quan hách dịch, xấc xược gọi cậu bé là thằng. Cậu bé yêu nước căm ghét bọn cướp nước..ta biết được tính cách của nhân vật, mối quan hệ của nhân vật 1 HS đọc - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Chắc là cụ bị ốm ? - Hay cụ đánh mất cái gì /? - Thưa cụ ,chúng cháu có thế giúp được gì cho cụ được không ạ ? -> HS biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm với đối tượng giáo tiếp Rút kinh nghiệm bài dạy: . .. Tập làm văn Quan sát đồ vật I/ Mục tiêu 1.HS biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách ( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ,..) : Phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác. 2. Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em chọn II/ Đồ dùng dạy – học - Bảng phụ viết phần gợi III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC: - 2 HS đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : trực tiếp Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức a. Phần nhận xét: Bài tập1: - 1 HS đọc đề bài - 4 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý . - HS đọc thầm lại yêu cầu của bài và gợi ý trong sách giáo khoa, quan sát đồ chơi mình đã chọn, viết kết quả quan sát vào vở theo cách gạch đầu dòng. - HS nối tiếp nhau trình bày kết quả quan sát - Lớp nhận xét theo tiêu chí của giáo viên. Bài tập 2: ?Theo em khi quan sát đồ vật cần chú ý điều gì ? ? theo em quan sát đồ chơi cần chú ý những gì ? GV: quan sát cần quan sát hình dáng, màu lông sau đó quan sát đầu, mắt múi, mõm, chân tay,...phải sử dụng nhiều giác quan khi qua sát để tìm ra nhiều đặc điểm. b.Phần ghi nhớ 2 - 3 HS đọc nội dung của ghi nhớ 3. Phần luyện tập - GV nêu yêu cầu của bài tập - HS làm bài vào vở - HS nối tiếp nhau đọc dàn ý đã lập. Lớp nhận xét bình chọn bạn lập dàn bài hay. 3/ Củng cố – dặn dò - Lưu ý gì khi quan sát đồ vật, đồ chơi? - Quan sát bằng những giác quan nào? - Lập dàn ý cần ghi mấy phần, gồm những nội dung nào? - GV nhận xét giờ học - 2 HS lên bảng làm - HS nêu tên bài 4 HS đọc bài của mình - Em có chú gấu bông rất đáng yêu - Đồ chơi của em là chiếc ô tô chạy bằng pin . Học sinh nối nhau trình bày ..... - Phải quan sát theo một trình tự hợp lý. Phải quan sát bằng nhiều giác quan.., tìm ra những đặc điểm riêng biệt. - HS lắng nghe - HS đọc 1Mở bài: Giới thiệu gấu bông 2 Thân bài - Hình dáng gấu.... - Bộ lông ..... - Hai mắt ...... - Mũi ....... - Trên cổ gấu .... Tay gấu chắp trước bụng .... 3 Kết luận: Em rất yêu con gấu vì..... - HS ghi bài - HS ghi bài. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau Rút kinh nghiệm bài dạy: . .. Khoa học Làm thế nào để biết có không khí ? I/ Mục tiêu 1. Kiến thức : - HS làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật Kĩ năng : - HS phát biểu được định nghĩa về khí quyển. 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy – học - Hình trang SGK III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt độngcủa HS A. KTBC: ? Khí quyển là gì ? B. dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài : trực tiếp 2. Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật. * Mục tiêu: Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật. *Cách tiến hành: Bước 1:Tổ chức và hướng dẫn - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm báo cáo về sự chuẩn bị của nhóm mình. - HS đọc các mục thực hành. Bước 2: HS làm thí nghiệm theo nhóm Bước 3: Trình bày - Các nhóm trình bày kết quả - Giải thích các nhận biết không khí có ở xung quanh ta. ?Cái gì làm cho túi li lông căng phồng ra? ?Điều đó chính tỏ xung quanh ta có gì ? 3. Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở trong những chỗ rỗng của mọi vật. * Mục tiêu: HS phát hiện không khí có ở khắp nơi kể cả những chỗ rỗng của các vật. * Cách thức tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm báo cáo sự chuẩn bị. - HS đọc mục thực hành . Bước 2: HS làm thí nghiệm theo nhóm. Bước 3:Trình bày - GV yêu cầu nhóm đại diện báo cáo kết quả Kết luận : 4. Hoạt động 3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí . *Mục tiêu: - Phát biểu định nghĩa về khí quyển . - Kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. * Cách thức tiến hành: - GV nêu các câu hỏi cho HS thảo luận : ?Lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là gì ? Tìm ví dụ chứng tỏ không khí. có ở quanh ta và có trong các chỗ rỗng của mọi vật => Nội dung cần ghi nhớ. 3/Củng cố - dặn dò: - Không khí có ở những đâu? Khí quyển là gì? - Gv nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài - 2 HS nêu - HS làm thí nghiệm theo nhóm Đại diện các nhóm lên trình bày Không khí tràn vào túi -..có không khí - HS chia nhóm 2 bàn, HS làm thí nghiệm và báo cáo kết quả. - Nhúng miếng bọt biển, chai bỏ nắp vào chậu nước, quan sát, nhận xét. - Bỏ một hòn đất khô, viên gạch xuống chậu nước. => Nước có ở trong những chỗ rỗng của mọi vật. HS nối tiếp kể, nhận xét và bổ sung không khí có ở trong túi li lông vì thế ta thấy mát khi châm kim vào túi li lông. - không khí có ở chai rỗng nên khi ta mở nút chai thấy có bong bóng nổi lên. - không khí có ở trong khe hở cả viên gạch vì thấy gạch sủi bọt khi thả vào nước. Khí quyển - Viên gạch, xốp đệm ....... - HS đọc mục bạn cần biết - HS ghi bài. Rút kinh nghiệm bài dạy: . ..
Tài liệu đính kèm: