Giáo án lớp 4 tuần 19

Giáo án lớp 4 tuần 19

Tiết 19 CHÀO CỜ

Đạo đức

Tiết 19: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( Tiết 1)

I/ Mục tiêu:

- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.

- *KNS: + Kĩ năng tôn trọng giá trị sứ lao động.

 + Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.

II/ Đồ dùng dạy-học:

- Một số đồ dùng cho trò chơi sắm vai

 

doc 35 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1283Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TUẦN 19
NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
Thứ 2
27/12/2010
SHĐT
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Lịch sử 
19
19
91
37
19
Chào cờ
Kính trọng, biết ơn người lao động (Tiếp 1)
Ki-lô-mét vuông
Bốn anh tài 
Nước ta cuối thời Trần 
Thứ 3
28/12/2010
Toán 
Chính tả 
Khoa học
LTvC
Kĩ thuật
92
19
37
37
19
Luyện tập 
Nghe-viết: Kim tự tháp Ai Cập 
Tại sao có gió ?
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
Ích lợi của việc trồng rau, hoa
Thứ 4
29/12/2010
Toán 
Tập đọc
Địa lý 
93
38
19
Hình bình hành
Chuyện cổ tích về loài người
Thành phố Hải Phòng
Thứ 5
30/12/2010
Toán
TLV
LT&C Khoa học
94
19
38
37
Diện tích hình bình hành
LT Xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
MRVT: Tài năng
Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão
Thứ 6
31/12/2010
TLV
Toán
Kể chuyện
SHL
38
95
19
19
LT Xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
Luyện tập
Bác đánh cá và gã hung thần
Sinh hoạt cuối tuần 
TUẦN 19
Thứ hai, ngày 27 tháng 12 năm 2010
Tiết 19 CHÀO CỜ 
_______________________________________________
Đạo đức
Tiết 19: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( Tiết 1) 
I/ Mục tiêu:
Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
*KNS: + Kĩ năng tơn trọng giá trị sứ lao động.
	 + Kĩ năng thể hiện sự tơn trọng, lễ phép với người lao động.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một số đồ dùng cho trò chơi sắm vai
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu bài:
- Gọi hs giới thiệu nghề nghiệp của ba, mẹ mình
- Ba mẹ của các em đều là những người lao động làm các công việc ở những lĩnh vực khác nhau. Nhưng dù làm bất cứ việc gì thì cũng đều đem lại lợi ích cho xã hội. Vậy chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với người lao động? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
B/ Bài mới:
* Hoạt động 1: Phân tích truyện" Buổi học đầu tiên".
- Gv kể chuyện "Buổi học đầu tiên" 
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời 2 câu hỏi sau:
1) Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?
2) Nếu em là bạn cùng lớp với bạn Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao? 
- Gọi đại diện nhóm trình bày 
Kết luận: Các em cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất. 
* Hoạt động 2: Ai là người lao động? *KNS1
- Gọi hs đọc bài tập 1
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi nói cho nhau nghe trong số những người nêu trong BT1, ai là người lao động? Vì sao? 
- Gọi nhóm trình bày (mỗi nhóm nêu 2 người lao động) 
Kết luận: Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ti, nhà khoa học, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (trí óc hoặc chân tay) 
 - Những người ăn xin, những kẻ buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
* Hoạt động 3: Ích lợi do người lao động mang lại cho xã hội.
- Các em hãy thảo luận nhóm 6 (mỗi bạn nói 1 tranh, sau đó các bạn nhận xét) cho biết 
1) Những người lao động trong tranh làm nghề gì ?
2) Nghề đó mang lại ích lợi gì cho xã hội? 
- Gọi đại diện nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 tranh) 
- Y/c các nhóm khác nhận xét sau câu trả lời của nhóm bạn 
Kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội 
* Hoạt động 4:Bày tỏ thái độ *KNS2
- Gọi hs đọc y/c 
- Các em hãy suy nghĩ xem những việc làm trong BT3, việc làm nào thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động. 
- Gọi hs trình bày ý kiến 
- Cùng hs nhận xét
Kết luận: Các việc làm a, c, đ, d, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động. Các việc b, h là thiếu kính trọng người lao động. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được đều do người lao động làm ra. Các em phải kính trọng và biết ơn họ. Bài học hôm nay đã được tóm tắt trong phần ghi nhớ SGK/28
- Gọi hs đọc ghi nhớ
- Chuẩn bị BT 5,6/30
- Về nhà thực hiện những lời nói và việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu:
. Mẹ mình là cô giáo, ba mình là nông dân nhà máy rau, quả.
. Ba mình là tài xế xe khách, mẹ mình là y tá...
- Lắng nghe
- Lắng nghe 
- Chia nhóm, thảo luận 
- Trình bày 
1) Vì các bạn đó nghĩ rằng: bố mẹ bạn Hà làm nghề quét rác, không đáng được kính trọng như những nghề mà bố mẹ các bạn ấy làm? 
2) Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, trước hết em sẽ không cười Hà vì bố mẹ bạn ấy cũng là người lao động chân chính, cần được tôn trọng. Sau đó em đứng lên nói điều đó trước lớp để một số bạn đã cười Hà sẽ nhận lỗi sai của mình và xin lỗi bạn Hà 
- Lắng nghe 
- HS nối tiếp nhau đọc BT1
- Chia nhóm, thảo luận 
- Trình bày và giải thích. 
- Lắng nghe
- Chia nhóm 6 thảo luận
* Tranh 1: Đó là bác sĩ. Nhờ có bác sĩ chữa bệnh cho mọi người, mọi người mới khỏe mạnh để làm việc.
*Tranh 2: Đó là thợ xây. Nhờ có thợ xây, xã hội, thành phố mới có những nhà cao tầng, nhà máy, xí nghiệp để sản xuất, công viên để vui chơi, giải trí. 
* Tranh 3: đây là thợ điện. Nhờ có chú, xã hội mới có điện để thắp sáng thành phố, để sản xuất các mặt hàng khác như thực phẩm...
* Tranh 4: Đây là ngư dân. Nhờ có bác ngư dân mà chúng ta mới có các sản phẩm, thức ăn từ biển như: các loại cá, tôm, mực...
* Tranh 5: Đây là kiến trúc sư. Nhờ có chú, chúng ta mới có nhà đẹp, thành phố đẹp.
* Tranh 6: Đây là các bác nông dân. Nhờ có bác nông dân chúng ta mới có lúa, có gạo, có cơm ăn hàng ngày. 
- Nhận xét 
- lắng nghe 
- HS nối tiếp nhau đọc 
- Làm bài cá nhân 
- HS nối tiếp nhau trình bày 
- Nhận xét
- Lắng nghe 
- Lắng nghe
- Vài hs đọc 
- Lắng nghe, thực hiện 
______________________________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 91: KÍ – LÔ – MÉT VUÔNG 
I/ Mục tiêu:
- Biết kí-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Đọc, viết đúng các số đi diện tích theo đơn vị ki-lô mét vuông.
- Biết 1km2 = 1 000 000 m2.
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại. 
Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4. Bài 3 dành cho HS khá, giỏi.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC- giới thiệu bài mới: Gọi hs nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học 
- Hôm nay, các em sẽ làm quen với một đơn vị đo diện tích nữa đó là km2 
B/ Bài mới:
1) Giới thiệu ki-lô-mét vuông
Để đo giện tích lớn hơn như diện tích thành phố, khu rừng,... người ta thường dùng đơn vị đo diện tích là ki-lô-mét vuông
- Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 ki-lô-mét 
- Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2 
- 1 km bằng bao nhiêu mét? 
- Hãy tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1000m 
- Vậy 1km2 bằng bao nhiêu m2 ? 
- Ghi bảng: 1km2 = 1.000.000 m2 
2) Thực hành:
Bài 1: Y/c hs tự làm vào SGK
- Gọi 2 hs lên bảng, 1 hs đọc,hs kia viết. 
Bài 2: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, y/c hs thực hiện vào B 
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần? 
* Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Gọi hs nêu cách tính diện tích hình chữ nhật. 
- Gọi 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở 
- Cùng hs nhận xét, kết luận bài giải đúng 
Bài 4: Gọi hs đọc y/c và đề bài
- Để đo diện tích phòng học người ta thường sử dụng đơn vị đo nào? 
- Để đo diện tích một quốc gia người ta thường sử dụng đơn vị nào? 
- Gọi hs trả lời 
C/ Củng cố, dặn dò: 
- 1 km2 = ? m2
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn, kém nhau mấy lần? 
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Luyện tập 
- HS nối tiếp trả lời: cm2, dm2; m2
- Lắng nghe 
- Hs đọc: ki-lô-mét vuông 
- 1km = 1000m 
- HS tính: 1000m x 1000m = 1000000 m2
 1km2 = 1.000.000 m2 
- Vài hs đọc 
- HS tự làm bài
- 2 hs thực hiện theo y/c 
- HS thực hiện B 
1 km2 = 1.000.000 m2 1m2 = 100dm2
1.000.000m2 = 1km2 5km2 = 5 000 000m2
32m249dm2 = 3249dm2 2000.000m2 = 2km2 
- Hơn kém nhau 100 lần (Vài hs lặp lại) 
- 1 hs đọc y/c
- Ta lấy chiều dài nhân chiều rộng. 
- HS làm bài 
 Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là:
 3 x 2 = 6 (km2)
 Đáp số: 6 km2 
- 1 hs đọc đề bài
- đơn vị m2
- Đơn vị km2 
b) Diện tích nước VN là: 330.991 km2 
- 1 hs trả lời 
- 100 lần 
__________________________________________________
Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết 37: BỐN ANH TÀI 
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng với những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	*KNS: + Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
	 + Hợp tác.
	 + Đảm nhận trách nhiệm.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Mở đầu: 
- Gọi hs đọc các Chủ điểm trong sách Tiếng Việt. 
- Đây là những chủ điểm phản ánh phương diện khác nhau của con người. Chủ điểm Người ta là hoa đất giúp các em hiểu (năng lực tài trí con người). Chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu (biết rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, biết sống đẹp. Chủ điểm Những người quả cảm (có tinh thần dũng cảm). Chu điểm Khám phá thế giới (ham thích du lịch, thám hiểm). Chủ điểm Tình yêu cuộc sống (lạc quan, yêu đời) 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Y/c hs xem tranh chủ điểm ... ắng nghe, cử thành viên 
- Từ cấp 9 trở lên 
Phiếu học tập
Cấp gió
Tác động của cấp gió
Cấp 5: Gió khá mạnh 
Khi có gió này, mây bay, cây nhỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn 
Cấp 9: gió dữ 
Khi có gió này, bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái 
cấp 0: không có gió 
Lúc này khói bay thẳng lên trời, cây cỏ đứng im 
cấp 7: gió to 
Khi có gió này, trời có thể tối và có bão. Cây lớn đu đưa, người đi bộ ở ngoài trời sẽ rất khó khăn vì phải chống lại sức gió 
cấp 2: gió nhẹ
 Khi có gió này, bầu trời thường sáng sủa, bạn có thể cảm thấy gió trên da mặt, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay 
Thứ sáu, ngày 31 tháng 12 năm 2010.
Môn: TẬP LÀM VĂN 
Tiết 38: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I/ Mục tiêu: 
 - Nắm vững hai cách kết bài ( mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
 - Viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật (BT2).
II/ Đồ dùng dạy-học: 
- Một số tờ giấy trắng để hs làm BT2
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
Gọi hs đọc các đoạn MB (trực tiếp, gián tiếp) cho bài văn miêu tả cái bàn học
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
2) HD hs luyện tập
Bài 1: Gọi hs đọc nội dung BT 
- Gọi hs nhắc lại ghi nhớ về 2 cách kết bài đã biết khi học về văn KC. 
 Ở thể loại văn KC, các em đã biết 2 kiểu kết bài: đó là kết bài MR và không mở rộng. Ở thể loại miêu tả, chúng ta cũng vẫn áp dụng 2 kiểu kết bài trên. Kết bài MR là nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện. Kết bài không mở rộng là chỉ cho biết kết cục câu chuyện, không bình luận gì thêm.
- Dán bảng tờ giấy viết sẵn 2 cách kết bài 
- Các em hãy đọc thầm lại bài Cái nón, suy nghĩ tìm đoạn kết bài và cho biết đó là cách kết bài theo cách nào.
- Gọi hs phát biểu
- Cùng hs nhận xét 
Bài 2: gọi hs đọc đề bài
- Các em hãy chọn cho mình đề bài miêu tả (là cái thước kẻ, hay cái bàn học, cái trống trường)
- Y/c hs tự làm bài 
- Gọi hs đọc bài viết của mình 
- Gọi hs làm bài trên phiếu lên dán bảng, đọc đoạn kết bài của mình
- Cùng hs nhận xét, chọn bạn viết kết bài hay nhất.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà viết lại đoạn kết bài (nếu chưa đạt)
- Tiết sau: Làm bài kiểm tra viết miêu tả đồ vật
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng thực hiện 
- 1 hs đọc nội dung 
* Kết bài mở rộng: Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện
* Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm. 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc lại 
- Tự làm bài 
- HS lần lượt phát biểu:
a) đoạn kết bài là đoạn cuối cùng trong bài: Má bảo...dễ bị méo vành.
b) Xác định kiểu kết bài: Đó là kiểu kết bài mở rộng: căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ. 
- 4 hs nối tiếp đọc 4 đề bài 
- Nối tiếp nhau trả lời
- Tự làm bài viết 1 đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho đề bài mình chọn (phát giấy cho một vài hs) 
- vài hs đọc bài của mình 
- Dán bảng và trình bày
- Nhận xét 
_______________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 95: LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu:
Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành.
Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 3 và bài 4* dành cho HS khá giỏi.	
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Diện tích hình bình hành
- Nêu qui tắc tính diện tính hình bình hành
- Thực hiện tính diện tích của hình bình hành có số đo các cạnh như sau:
 độ dài đáy là 70cm, chiều cao là 3dm 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu: Tiết toán hôm nay, các em sẽ lập công thức tính chu vi của hình bình hành, sử dụng công thức tính diện tích, chu vi của hình bình hành để giải các bài toán có liên quan
2) Luyện tập
Bài 1: Vẽ lên bảng các hình như SGK/104
- Gọi hs lên bảng chỉ và gọi tên các cặp đối diện của từng hình 
Bài 2: Y/c hs tự làm bài, rồi ghi kết quả vào ô trống 
- Gọi hs nêu kết quả từng trường hợp 
- Cùng hs nhận xét 
Bài 3: Nêu công thức tính chu vi hình chữ nhật. 
- Vẽ hình bình hành lên bảng
- Dựa vào công thức tính chu vi hình chữ nhật, bạn nào có thể lên viết công thức tính chu vi hình bình hành.
- Muốn tính chu vi hình bình hành ta làm sao? 
- Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành, các em hãy thực hiện câu a. 
- Y/c hs thực hiện Bảng con. 
*Bài 4: Gọi hs đọc đề bài
- Y/c hs tự làm bài 
- Gọi 1 hs lên bảng thực hiện
- Cùng hs nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- Y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs nhắc lại qui tắc tính chu vi hình bình hành
- Về nhà học thuộc qui tắc tính chu vi hình chữ nhật
- Bài sau: Phân số 
- 2 hs lên bảng thực hiện theo y/c
- Ta lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao 
- 3 dm = 30 cm 
Diện tính hình bình hành là:70 x 30 = 2100 (cm2) 
- Lắng nghe 
- Quan sát 
- 3 hs lần lượt lên bảng thực hiện 
* Hình chữ nhật ABCD có cạnh AB đối diện CD, cạnh AD đối diện với BC 
* Hình hình hành EGHK, có cạnh EG đối diện với KH, cạnh EK đối diện GH
* Trong tứ giác MNPQ, có MN đối diện PQ, MQ đối diện NP 
- Tự làm bài 
- Lần lượt nêu kết quả 
 14 x 13 = 182 (dm2) 23 x 16 = 368 (m2) 
- P = (a + b) x 2 
- Quan sát 
- P = (a + b) x 2 (a và b cùng một đơn vị đo) 
- Ta lấy tổng độ dài 2 cạnh nhân với 2
- Thực hiện B
a) (8 + 3) x 2 = 22 (cm) 
- 1 hs đọc đề bài 
- tự làm bài 
- 1 hs lên bảng thực hiện 
- Nhận xét 
- Đổi vở nhau kiểm tra 
 Diện tích của mảnh đất là:
 40 x 25 = 1000 (dm2)
 Đáp số: 1000 dm2 
- 1 hs nhắc lại 
______________________________________________
Môn: KỂ CHUYỆN 
Tiết 19: BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I/ Mục tiêu: 
 - Dựa vào lời kể của giáo viên, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý (BT2).
 - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa truyện trong SGK
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu truyện: Trong tiết KC mở đầu chủ điểm Người ta là hoa đất, các em sẽ được nghe câu chuyện một bác đánh cá đã thắng một gã hung thần. Nhờ đâu bác thắng được gã hung thần, các em chúng ta hãy tìm hiểu qua bài kể chuyện hôm nay 
- Y/c hs quan sát tranh minh họa đọc thầm nhiệm vụ của bài KC trong SGK 
B/ Bài mới:
1) GV kể chuyện: 
- Kể lần 1: Giọng chậm rãi ở đoạn đầu, đoạn sau nhanh hơn, căng thẳng hơn, đoạn cuối kể với giọng hào hứng. kể phân biệt lời các nhân vật (lời gã hung thần: hung dữ, độc ác; lời bác đánh cá: bình tĩnh, thông minh) 
- Kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện 
. Ngày tận số: ngày chết
. Hung thần: thần độc ác, hung dữ
. vĩnh viễn: mãi mãi 
- Kể lần 1 kết hợp chỉ tranh minh họa 
2) HD hs thực hiện các y/c của bài tập
a) Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1-2 câu
- Gọi hs đọc y/c của BT1
- Dán bảng 5 tranh minh họa
- Bây giờ các em hãy quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 suy nghĩ tìm lời thuyết minh cho từng tranh. 
- Gọi các nhóm nói lời thuyết minh cho 5 tranh (mỗi nhóm 1 tranh) 
b) Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Gọi hs đọc y/c của BT 2,3
- Y/c hs kể câu chuyện trong nhóm 5, sau đó cử 1 bạn kể cả câu chuyện và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. 
- Tổ chức cho hs thi KC trước lớp.
- Hỏi hs về ý nghĩa, nội dung câu chuyện
+ Nhờ đâu bác đánh cá nghĩ ra mưu kế không ngoan để lừa con quỷ? 
+ Vì sao con quỷ lại chui trở lại bình?
- Cùng hs nhận xét bình chọn nhóm, cá nhân kể hay nhất.
C/ Củng cố, dặn dò:
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì? 
- Về nhà kể câu chuyện lại cho người thân nghe
- Chuẩn bị tiết KC tuần sau: kể một câu chuyện mà em đã nghe hoặc được đọc về một người có tài.
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- Đọc thầm 
- Lắng nghe 
- Lắng nghe, hiểu nghĩa của từ 
- Lắng nghe, quan sát 
- 1 hs đọc y/c
- Quan sát 
- Thảo luận nhóm 4 tìm lời thuyết minh 
- Các nhóm phát biểu ý kiến 
+ Tranh 1: Bác đánh cá kéo lưới cả ngày, cuối cùng được mẻ lưới trong có một chiếc binh to
+ Tranh 2: Bác mừng lắm vì cái bình đem ra chợ bán cũng được khối tiền. 
+ Tranh 3: Từ trong bình một làn khó đen tuôn ra, rồi hiện thành 1 con quỷ./Bác nạy nắp bình. Từ trong bình một làn khói đen kịt tuôn ra, tự lại, hiện thành 1 con quỷ.
+ Tranh 4: Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền của nó./ Con quỷ nói bác đánh cá đã đến ngày tận số. 
+ Tranh 5: Bác đánh cá lừa con quỷ chui vào bình, nhanh tay đậy nắp, vứt các bình trở lại biển sâu. 
- 1 hs đọc y/c
- Kể trong nhóm 5 và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
+ Lần lượt từng nhóm, mỗi nhóm cử 2 bạn kể 3 tranh đầu, sau đó nhóm khác cử 1 bạn kể 2 tranh sau. 
+ 2 hs thi kể toàn bộ câu chuyện. 
+ Bác đánh cá thông minh, kịp trấn tĩnh, thoát khỏi nỗi sợ hãi nên đã sáng suốt nghĩ ra mưu kế lừa con quỷ, cứu mình.
+ Con quỷ to xác, độc ác nhưng lại ngu ngốc nên mắc lừa bác đánh cá. 
- Nhận xét 
+ Câu chuyện ca ngợi bác đánh cá mưu trí, dũng cảm đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác.
________________________________________
Tiết 19: SINH HOẠT LỚP

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 19CKTKNKNS20102011.doc