Giáo án Lớp 4 tuần 19 - Trường Tiểu học Hội Hợp B

Giáo án Lớp 4 tuần 19 - Trường Tiểu học Hội Hợp B

HỌC KÌ HAI

Tiếng việt

Luyện tập: Câu kể Ai thế nào? Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?

I- Mục đích, yêu cầu

1. HS hiểu được câu kể Ai thế nào? Nắm được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ?

2. Xác định được bộ phận vị ngữ trong các câu kể Ai thế nào ? Biết đặt câu đúng mẫu

II- Đồ dùng dạy- học

- Bảng lớp viết 6 câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.Bảng phụ viết 5 câu kể ở bài 1

 

doc 51 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 tuần 19 - Trường Tiểu học Hội Hợp B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì hai
Tiếng việt
Luyện tập: Câu kể Ai thế nào? Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
I- Mục đích, yêu cầu
1. HS hiểu được câu kể Ai thế nào? Nắm được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ?
2. Xác định được bộ phận vị ngữ trong các câu kể Ai thế nào ? Biết đặt câu đúng mẫu
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng lớp viết 6 câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.Bảng phụ viết 5 câu kể ở bài 1
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ổn định
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC
2. Luyện câu kể Ai thế nào?
Bài tập 1
 - GV nhận xét, kết luận: Các câu 1, 2, 4, 6, 7 là câu kể Ai thế nào ?
Bài tập 2
 - GV mở bảng lớp chép sẵn 6 câu kể Ai thế nào ? GV chốt lời giải đúng(gạch dưới bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ)
Bài tập 3
 - GV nêu yêu cầu, chốt lời giải đúng
 - Câu 1, 2 :VN biểu thị trạng thái của sự vật
 - Câu 3 : VN biểu thị trạng thái của người
3. Luyện chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
Bài tập 1
 - Gọi HS đọc yêu cầu
 - Treo bảng phụ chép 5 câu kể Ai thế nào?
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng
a)Tất cả các câu 1,2,3,4,5 đều là câu kể Ai thế nào ?
b)Xác định vị ngữ:
 - Câu 1: Rất khoẻ (cụm tính từ)
 - Câu 2: Dài và cứng (2 tính từ)
Bài tập 2 
 - Gọi HS đọc bài, GV nhận xét
5. Củng cố, dặn dò
 - Dặn HS học thuộc ghi nhớ trong bài câu kể Ai thế nào? và bài Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? Xem lại các bài tập.
 - Hát
 - 2 em đọc đoạn văn kể về các bạn trong tổ có sử dụng câu kể Ai thế nào ?
 - Nghe giới thiệu, mở sách
 - HS đọc yêu cầu bài 1, tìm các câu kể Ai thế nào trong đoạn văn. Lần lượt đọc các câu tìm được.
 - 1 em đọc, lớp đọc thầm, gạch 1 gạch dưới bộ phận CN, 2 gạch dưới bộ phận VN
 - 1 em làm bảng lớp, lớp nhận xét, chữa bài đúng vào vở
 - HS đọc thầm, tìm vị ngữ, từ ngữ tạo thành vị ngữ
 - HD học sinh làm các bài tập trong vở BT
 - HS đọc nội dung bài 1, đọc đoạn văn, trao đổi theo cặp làm bài vào vở BT
 - 1 em chữa trên bảng phụ
 - Lớp chữa bài đúng vào vở
 - HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. Nối tiếp nhau đọc 3 câu văn là câu kể Ai thế nào ?
Lịch sử( Bổ sung)
Ôn tập
I. Mục tiêu:
- HS biết nhà Hậu Lê ra đời trong hoàn cảnh nào.
- Nhà Hậu Lê đã tổ chức được 1 bộ máy Nhà nước quy củ và quản lý đất nước tương đối chặt chẽ.
- Nhận thức bước đầu về vai trò của pháp luật.
II. Đồ dùng dạy - học:
Sơ đồ về Nhà nước thời Hậu Lê, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
5’
1’
31’
3’
A. Bài cũ: (5’)
Gọi HS đọc bài học giờ trước.
B. Bài mới:
Giới thiệu + ghi đầu bài:
Hướng dẫn HS ôn tập:(30’)
Bài 1: 
-Gọi HS đọc yêu cầu bài.
-2 HS đọc yêu cầu bài.
-GV cho HS làm bài tập nhóm đôi.
--HS làm bài, đại diện các nhóm trình bài.
-GV chấm chữa .
Năm
Triều đại
Tên nước
Kinh đô
939
Nhà Ngô
Âu Lạc
Cổ Loa
968
Nhà Đinh
Đại Cồ Việt
Cổ Loa
981
Nhà Tiền Lê
Đại Cồ Việt
Hoa Lư
1010
Nhà Lí
Đại Việt
Thăng Long
1226
Nhà Trần
Đại Việt 
Thăng Long
1400
Nhà Hồ
Đại Ngu
Tây Đô
1428
Nhà Hậu Lê
Đại Việt
Thăng Long
Bài 2:
-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS đọc và nêu miệng bài làm.
+Nêu những việc thể hiện uy quyền tuyệt đối của nhà vua ?
 Nhà vua có quyền tuyệt đối. Mọi quyền hành đều tập chung vào tay vua. Vua trực tiếp là Tổng chỉ huy quân đội.
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS làm bài nhóm đôi.
- HS làm bài, nêu miệng kết quả.
- GV chấm chữa bài.
+ Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lí đất nước ?
( Cho soạn Bộ luật Hồng Đức )
 + Ngày nay, Nhà nước ta còn kế thừa những nội dung cơ bản nào của Bộ luật Hồng Đức ? (Bảo vệ chủ quyền quốc gia; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ)
Củng cố, dặn dò:
+Bộ luật Hồng Đức có những nôi dung cơ bản nào ?
GV nhận xét dặn dò.
Hoạt động tập thể
Múa hát tập thể - Hát mừng Đảng mừng xuân
I . Mục tiêu 
 - HS biết biểu diễn một số bài hát về Bác ,về Đảng ,về mùa xuân
 - HS hát đúng giai điệu và lời ca, thể hiện tính nhịp nhàng vui tươi của bài hát 
 - Giáo dục HS yêu âm nhạc. 
II.Đồ dùng dạy học 
Nhạc cụ gõ 
III. Các hoạt động dạy học 
Phần mở đầu (5’)
 - Hát bài hát đã học
- Giới thiệu bài mới 
Phần hoạt động(25’) 
Tổ chức cho HS tập biểu diễn các bài hát : Chúc mừng, Như có Bác trong ngày vui đại thắng, Em mơ gặp Bác Hồ.
Cho HS hát tụ chọn các bài hát về Bác , về mùa xuân.
HS hát đồng ca cả lớp kết hợp gõ đệm theo phách . 
- HS hát kết hợp các động tác phụ hoạ.
HS hát tốp ca 
HS hát cá nhân.
GV nghe và sửa sai cho HS ,tuyên dương những HS hát tốt
Phần kết thúc(5’) 
HS hát lại bài hát: Chúc mừng
GV nhận xét giờ học.
Tuần 19
Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
Chào cờ
Triển khai kế hoạch tuần 19
Tập đọc 
Bốn anh tài
 (Truyện cổ dân tộc Tày )
I. Mục tiêu:
1. Đọc đúng:
- Đọc đúng các từ ngữ câu đoạn bài. Đọc liền mạch các tên riêng: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài:
	- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa, bảng ghi những câu đoạn dài.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số, hát.
5’
1’
A. Mở đầu:
Giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt 4 tập II.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
10’
a. Luyện đọc: 
- Gọi HS đọc nối đoạn.
- Nối nhau đọc 5 đoạn của bài.(2 lượt )
- GV kết hợp sửa sai, giải nghĩa từ và hướng dẫn cách nghỉ.
-Luyện đọc theo cặp.
- 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
15’
b. Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc, trả lời câu hỏi.
- Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
? Sức khỏe và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt
- Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn 1 lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18, 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ. 
? Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ?
- Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
- GV cho HS quan sát tranh SGK.
? Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh
 cùng với những ai ?
- Quan sát tranh SGK, nói về nội dung tranh.
- Cùng 3 bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.
? Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
- Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước. Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
13’
? Chủ đề của chuyện là gì ?
- Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa cứu dân lành của 4 anh em Cẩu Khây.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:(13’)
-Treo phần luyện đọc.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm như sau:
- GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu.
- Nghe, một em đọc.
- Từng cặp HS đọc diễn cảm.
- 1 vài em thi đọc trước lớp.
- GV sửa chữa, uốn nắn.
2’
3. Củng cố, dặn dò:
+Qua nội dung bài giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Âm nhạc
Giáo viên bộ môn soạn giảng
Toán
Ki - lô - mét vuông
I.Mục tiêu:
- Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki lô mét vuông.
- Biết đọc, viết đúng các đơn vị đo diện tích theo đơn vị km. 
 Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 và ngược lại.
- Biết giải đúng 1 số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích cm2, dm2, m2, và km2.
II. Các hoạt động dạy – học:
3’
1. Giới thiệu:
31’
- GV giới thiệu: Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, khu rừng người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki – lô -mét vuông.
- GV dựa vào đồ dùng dạy học để giới thiệu: Ki – lô - mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km.
- GV giới thiệu cách đọc và cách viết ki – lô - mét vuông:
+ Ki – lô - mét vuông được viết tắt: km2.
- GV giới thiệu 1 km2 = 1 000 000 m2.
HS: Vài em nhắc lại.
2. Thực hành:
+ Bài 1 và bài 2:
HS: Đọc kỹ yêu cầu và tự làm.
- Vài HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
+ Bài 3: 
- GV gọi HS đọc đầu bài.
- Tóm tắt và tự giải.
HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm vào vở.
- Một em lên bảng giải.
Giải:
Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là:
3 x 2 = 6 (km2)
Đáp số: 6 km2.
1’
+ Bài 4: GV yêu cầu HS đọc kỹ đầu bài.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a. Diện tích phòng học là: 40 m2
b. Diện tích nước Việt Nam là: 330991 km2.
Bài tập dành cho HS khá giỏi
 Một khu đất hình chữ nhật , dùng để xây khu công nghiệp, có chiều dài 5 km và chiều rộng 2 km. Hỏi diện tích khu đất đó bằng bao nhiêu ki-lô-mét vuông?
-GV chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài vào vở bài tập
Lịch sử
Nước ta cuối thời Trần
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
- Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỷ XIV.
- Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần.
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu học tập của HS.	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
17’
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. 
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm. Nội dung phiếu ghi các câu hỏi sau:
HS: Thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.
17’
+ Vua quan nhà Trần sống như thế nào?
+ Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao?
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào?
+ Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao?
+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào?
+ Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?
-Nhận xét tuyên dương các nhóm.
2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp:
- GV tổ chức cho HS thảo luận 3 câu hỏi:
+ Hồ Quý Ly là người như thế nào?
- Hồ Quý Ly là 1 vị quan đại thần có tài.
+ Ông đã làm gì?
- Ông đã thực hiện nhiều cải cách đất nước.
2’
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Li có hợp với lòng dân hay không? Vì sao?
- Hành động truất quyền vua là hợp với lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi, và Hồ Quý Ly có nhiều cải cách tiến bộ.
Rút ra bài học.
- 2HS nêu lại.
3. Củng cố dặn dò: 
- Hồ Quí Li đã làm gì để xây dựng đất nước ?
- GV nhắc lại nội dung bài.
-Nhận xét giờ học.
Kĩ thuật
Lợi ích của việc trồng rau, hoa
A. Mục tiêu: 
      - Học sinh biết được lợi ích của việc trồng rau, hoa
      - Yêu thích công việc trồng rau, hoa
B. Đồ dùng dạy học
      - Sưu tầm một số loại cây rau, hoa
      - Tranh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa
C. Các hoạt động dạy h ... 630 : 45 = 14 (thùng)
 Đáp số : 14 thùng dầu
Bài 1(trang 88)Cả lớp làm vào vở- 3 em lên bảng
- cả lớp đổi vở kiểm tra 
Bài 2 :Cả lớp làm vào vở- 1 em làm bài vào phiếu học tập
Một bút bi giá tiền:
 78000 : 52 =1500(đồng)
Nếu mỗi bút giảm 300 đồng thì mỗi bút có số tiền là:
 1500- 300 =1200(đồng)
78000 đồng sẽ mua được số bút là:
 78000 : 1200 = 65(cái bút)
 Đáp số: 65(cái bút)
Bài 3:
- HS tự làm bài.
- Nêu miệng kết quả.
Khoa học ( Bổ sung )
Ôn tập: Tại sao có gió?
I.Mục tiêu:
-Củng cố cho HS thấy được sự chuyển động của khụng khớ tạo thành giú.
-Giải thớch được nguyờn nhõn gõy ra giú.
II.Các hoạt động dạy học:
1.ổn định lớp ( 1P)
2.Kiểm tra bài cũ (3P)
? Tại sao có gió?
-Gv nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới
-Giới thiệu bài (1P)
-Nội dung ( 30P)
Bài 1: Nối chữ ở cột A với chữ ở cột B cho phù hợp.
 A B
Chong chóng quay nhanh
Gió nhẹ
Chong chóng không quay
Không có gió
Chong chóng quay chậm
Gió mạnh
Bài 2: Điền chữ Đ vào trước câu trả lời đúng, chữ S vào trước câu trả lời sai.
 Ban ngày dưới ánh sáng mặt trời, phần đất liền nóng nhanh hơn phần nước. Do đó, không khí phần biển sẽ bị lạnh hơn không khí phần đất liền . Không khí chuyển độnh từ nơi lạnh đến nơi nóng và tạo thành gió từ biển thổi vào đất liền
 Ban ngày dưới ánh sáng mặt trời, phần đất liền nóng nhanh hơn phần nước. Do đó, không khí phần biển sẽ bị lạnh hơn không khí phần đất liền . Không khí chuyển độnh từ nơi nóng đến nơi lạnh và tạo thành gió từ biển thổi vào đất liền.
 Ban đêm, phần đất liền nguội đi nhanh hơn phần nước. Do đó, không khí phần đất liền sẽ bị lạnh hơn không khí phần biển. Không khí chuyển độnh từ nơi lạnh đến nơi nóng và tạo thành gió từ đất liền ra biển 
Bài 3: Khoanh vào trước câu trả lời đúng.
Khi bật quạt điện , ta thấy có gió được thổi từ cánh quạt. vì sao?
Từ cánh quạt sản sinh ra gió.
Gió được sinh ra từ cánh quạt, sau đó được cánh quạt thổi tới ta.
Không khí được cánh quạt thổi tạo thành gió.
Bài 4:Tại sao có gió?
4. Củng cố, dặn dò: ( 1P)
 -Nhắc lại sự chuyển động của gió.
-Nhận xét giờ học
Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2011
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành.
- Biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
II. Các hoạt động dạy – học:
3’
1’
31’
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên chữa bài tập về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm.
- GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời:
- Nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
+ Hình chữ nhật ABCD có: 
	Cạnh AB đối diện DC.
	Cạnh AD đối diện BC.
+ Hình bình hành EGHK có:
	Cạnh EG đối diện HK.
	Cạnh EK đối diện GH.
+ Hình tứ giác MNPQ có:
	Cạnh MN đối diện PQ.
	Cạnh MQ đối diện NP.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu, vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để làm vào vở.
- GV gọi 2 HS đọc kết quả từng trường hợp. Các HS khác nhận xét.
+ Bài 3: GV vẽ hình lên bảng, giới thiệu cạnh hình bình hành lần lượt là a, b rồi viết công thức tính chu vi:
P = (a + b) x 2
1’
HS: Vài HS nhắc lại:
	Muốn tính chu vi hình bình hành ta lấy tổng độ dài 2 cạnh nhân với 2.
+ Bài 4:
Bài tập dành cho KH khá giỏi.
 Một mảnh bìa hình chữ nhật có độ dài đáy là 14 cm và chiều cao là 7 cm. Tính diện tích của mảnh bìa đó?
-HD học sinh làm bài
-GV chữa bài nhận xét.
HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ và tự làm.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Giải:
Diện tích của mảnh đất là:
40 x 25 = 1000 (dm2).
Đáp số: 1000 dm2.
-HS khá giỏi lên bảng làm bài tập
GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm vở bài tập.
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn soạn giảng
Khoa học
Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
+ Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
+ Nói về những thiệt hại do giông bão gây ra và cách phòng chống bão.
II. Đồ dùng dạy học:
	Hình trang 76, 77 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
3’
1’
8’
A. Bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số cấp gió.
 * Mục tiêu: Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to và gió dữ.
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình vẽ để hoàn thành bài tập trong phiếu.
HS: Đọc SGK, quan sát hình vẽ để làm vào phiếu học tập (SGV).
- Một số HS lên trình bày.
10’
10’
2’
- GV chữa bài.
3. Hoạt động 2 :Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão.
 * Mục tiêu: Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão.
- GV chia nhóm, nêu câu hỏi.
HS: Làm việc theo nhóm, quan sát H5, H6, đọc mục “Bạn cần biết” để trả lời câu hỏi.
+ Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão?
+ Nêu tác hại do bão gây ra và 1 số cách phòng chống bão?
- Đổ nhà cửa, trường học, cây cối, hoa màu làm thiệt hại về người và của. Vì vậy cần có cách phòng chống bão như: Theo dõi bản tin dự bão thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả kèm theo những tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do giông bão gây ra và các bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão.
4. Hoạt động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình.
Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của HS về các cấp độ của gió: Gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to và gió dữ.
- GV phô tô hoặc cho vẽ lại 4 hình minh họa các cấp độ của gió trang 76 SGK. Viết lời chú thích vào các tấm phiếu dời.
- Các nhóm HS thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp.
- Nhóm nào làm nhanh, đúng là nhóm đó thắng.
=> Bài học: (ghi bảng).
HS: 3 – 4 em đọc mục Bạn cần biết
3. Củng cố – dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng kết bài 
trong văn kể chuyện miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Củng cố nhận thức về hai kiểu kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Thực hành viết kết bài mở rộng cho 1 bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng:
Bút dạ, giấy trắng.
III. Các hoạt động dạy- học:
4’
1’
32’
A. Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra 2 HS đọc các đoạn mở bài cho bài văn tả cái bàn.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1: 
- 1 em đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi.
- GV gọi 1-2 HS nhắc lại kiến thức về 2 cách kết bài về văn kể chuyện.
- GV dán lên bảng tờ giấy viết sẵn 2 cách kết bài.
HS: Đọc thầm bài “Cái nón suy nghĩ”. 
- Làm bài cá nhân.
- HS: Phát biểu ý kiến.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải.
Câu a. Đoạn kết bài là đoạn cuối.
“Má bảo: Có của ....bị méo vành”.
Câu b. Xác định kiểu kết bài.
- Đó là kiểu kết bài mở rộng: Căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn cái nón.
- GV nhắc lại 2 cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện.
+ Bài 2: Gọi hS đọc đề bài. 
- 1 HS đọc 4 đề bài, cả lớp suy nghĩ chọn đề bài miêu tả. Một số em phát biểu.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- HS làm vào vở bài tập, mỗi em viết 1 đoạn kết theo kiểu mở rộng.
- GV phát phiếu cho 1 số em.
- Một số HS làm bài trên phiếu và đọc bài của mình cho cả lớp nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét, sửa chữa, bình chọn HS viết kết bài hay nhất.
1’
- GV cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập viết hai kiểu kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật.
Tập làm văn ( Bổ sung)
Luyện tập xây dựng mở bài
trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
1. Củng cố nhận thức về hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật.
2. Thực hành viết đoạn văn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách trên.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ viết nội dung phần ghi nhớ về hai cách mở bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4’
1’
32’
1’
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 1- 2 HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài. 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS luyện tập: Cho các đề sau:
a. Tả cái thước kẻ của em.
b. Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
c. Tả cái trống trường em.
 Hãy viết một mở bài trực tiếp hay gián tiếp cho bài văn làm theo một trong các đề trên.
-GV gọi hS đọc đề, xác định trọng tâm đề, chọn đề của mình.
- GV hướng dẫn HS cách làm bài.
- HS viết bài.
- GV chấm chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò:
 -Nêu lại cách kết bài.
 -Nhận xét dặn dò.
-HS nêu
-HS tiếp nối nhau đoc
-HS làm bài
Toán ( Bổ sung )
Luyện tập
I.MUẽC TIEÂU:
-Củng cố cho HS tớnh được diện tớch, chu vi của hỡnh bỡnh hành.
-Rèn chi HS kĩ năng làm bài
II. Các hoạt động dạy học
ổn định lớp ( 1P)
Kiểm tra bài cũ ( 3P)
-HS lên bảng làm bài tập SGK
-GV nhận xét
3.Bài mới
-Giới thiệu bài ( 1P)
-Nội dung ( 31 P)
Bài 1: Viết vào ô trống( theo mẫu):
Hình bình hành
(1)
(2)
(3)
Cạnh đáy
4cm
14cm
Chiều cao
34cm
24cm
Diện tích
136cm2
182cm2
360cm2
Bài 2 ;a) Viết công thức tính chu vi hình bình hành ABCD, biết độ dài đáy là AB = a và BC = b 
b)Tính chu vi hình bình hành biết:
* a = 7 cm và b = 6 cm
*a = 10cm và b = 8 cm
* a= 2dm và b = 16cm
-HD HS làm bài tập vào vở
-GV thu vở chấm , nhận xét
Bài 3:Một miếng bìa hình vuông cạnh 24 cm . Cắt miếng bìa đó theo một cạnh ta được hai hình chữ nhật có tỉ số chu vi của chúng là 4/5. Tìm diện tích của mỗi hình chữ nhật.
-HS phân tích đề, HD học sinh làm bài tập vào vở
-Một HS lên bảng chữa bài.
-GV chữa bài nhận xét	
4.Củng cố, dặn dò: ( 1P)
-Nhắc lại nội dung.
-Nhân xét giờ học.
Sinh hoạt 
Sơ kết tuần 19
A.Mục đích : 
 - Kiểm điểm nề nếp học tập trong tuần
 - HS nắm được ưu khuyết điểm của bản thâncũng như của cả lớp trong tuần
 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được . Khắc phục những mặt còn tồn tại 
 -Tổng hợp số điểm tốt trong đợt thi đua.
 - Nắm được kế hoạch tuần sau.
 - Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh.
B. Chuẩn bị:
 Nội dung sinh hoạt.
C.Tiến hành sinh hoạt: 
3’
1. Tổ chức : Hát
15’
2. Nội dung :
 a. Đánh giá các hoạt động trong tuần, về các mặt sau:
- Học tập : Số điểm tốt:
- Nề nếp: 
- Đạo đức: 
- Văn thể : 
- Vệ sinh: 
b. Kế hoạch hoạt động tuần sau:
 - Khắc phục những mặt còn hạn chế , phát huy những ưu điểm đã đạt được .
 - Tập trung cao độ vào học tập , phát huy tinh thần học nhóm , giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập .
 - Thi đua lập thành tích (giành nhiều điểm tốt)
 - Thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người học sinh.
 - Tăng cường rèn chữ giữ vở
12’
 c. ý kiến tham gia của học sinh
 Nếu còn thời gian GV tổ chức cho học sinh vui văn nghệ
 d. Dặn dò: thực hiện đúng nội quy của lớp, của trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 19.doc