Giáo án lớp 4 tuần 21

Giáo án lớp 4 tuần 21

Tập đọc

Bốn anh tài (tiếp).

I. Mục tiêu.

- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân làng của 4 anh em Cẩu Khây

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi các câu văn cần luyện đọc.

 

doc 35 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Bốn anh tài (tiếp).
I. Mục tiêu.
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân làng của 4 anh em Cẩu Khây
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi các câu văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 4 HS đọc bài Chuyện cổ tích về loài người, trả lời câu hỏi trong SGK
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu
2. Hướng dẫn luyện đọc
- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài (2-3 lượt.)
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài.
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một , hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV chỉ định 1 HS điều khiển lớp trao đổi về bài học dựa theo câu hỏi trong SGK.
? Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào? 
?Thấy yêu tinh về bà cụ làm gì?
?Em hãy nêu ý chính đoạn một?
? Yêu tinh có thuật phép gì ? 
? Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh ?
? Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắnh được yêu tinh ?
?Nếu để một mình thì ai trong bốn anh em sẽ thắng được yêu tinh?
- Đoạn 2 cho em biết điều gì?
? ý nghĩa của câu chuyện này là gì ? 
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn . GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn .
- GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu cho HS 
- Từng HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
- Nhận xét, cho điểm.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
? Câu chuyện muốn ca ngợi điều gì?
- GV nhận xét tiết học .
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau: Trống đồng Đông Sơn 
- 4 em đọc nối tiếp nhau thuộc lòng và trả lời câu hỏi. - Lớp nhận xét.
-Lắng nghe
- Quan sát, nêu nội dung tranh minh hoạ.
- Mỗi lượt 2 em đọc nối tiếp.
- Theo dõi đọc
Đoạn 1: Bốn anh embắt yêu tinh ấy.
Đoạn 2: Cẩu Khây hé cửađông vui.
-1 HS đọc phần chú giải. 
- 2 bạn một cặp đọc bài cho nhau nghe
- 1 em đọc, lớp đọc thầm
- Theo dõi.
- Chỉ gặp một một bà cụBốn anh em được bà cụ nấu cơm cho ăn và cho ngủ.
- Giục bốn anh em chạy trốn.
1. Bốn anh em của Cẩu khây đến nơi ở của yêu tinh và được bà cụ giúp đỡ.
- Yêu tinh có thể phun nước như mưa làm nước ngập cả cánh đồng,lang mạc.
- 2 HS trả lời.
+Vì anh em cẩu khây có sức khoẻ và tài năng phi thường.
+Vì anh em Cẩu khây biết đoàn kết, đồng tâm hiệp lực.
- Không ai thắng được yêu tinh.
2. Anh em Cẩu Khây đã chiến thắng được yêu tinh vì họ có sức mạnh và đặc biệt là biết đoàn kết hiệp lực trong chiến đấu. 
-Đại ý : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây .
- 2-3 em nhắc lại nội dung.
- 2 HS đọc nối tiếp.
- HS phát biểu ý kiến, nêu giọng đọc phù hợp
- 2- 3 em đọc trước lớp, lớp nhận xét 
- Luyện đọc trong nhóm 
- 3 lượt thi đọc, lớp nhận xét, chấm điểm
- HS nêu ý kiến.
-Trong cuộc sống chúng ta phải biết đoàn kết.
HS ghi bài, đọc trước bài giờ sau.
Rút kinh nghiệm:.........................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Toán
Phân số
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức :
 - Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.
 2. Kĩ năng : Biết đọc viết phân số.
 3. Thái độ : Yêu thích môn học.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 1 HS làm bài tập 4.
- GV cùng HS nhận xét cho điểm.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Giới thiệu phân số
- GV hướng dẫn HS quan sát hình tròn để HS nhận biết được:
+ Hình tròn đã được chia thành mấy phần bằng nhau?
+ Đã tô màu được mấy phần?
- Gv nêu: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu 5 phần 6 hình tròn.
+ Năm phần sáu viết thành: 
- Hướng dẫn đọc phân số.
- GV: Ta gọi là phân số. Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6 .
- GV hướng dẫn HS nhận ra:
+ Mẫu số được viết dưới dấu gạch ngang. Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau. 6 là số tự nhiên khác 0( mẫu số phải là số tự nhiên khác 0 )
+ Tử số viết trên gạch ngang. Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó. 5 là số tự nhiên.
Ví dụ: b
3. Thực hành
Bài 1: (107)
- HS nêu yêu cầu của từng phần
- HS làm bài
- HS báo cáo kết quả và nêu miệng giải thích về phân số từng phần.
- GV nhận xét.
Bài 2 (107) Viết theo mẫu:
- HS đọc yêu cầu sau đó làm bài
- Khi HS chữa bài có thể cho HS dựa vào bảng trong SGK để nêu hoặc viết trên bảng
Bài 3(107) Viết các phân số:
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở.
- GV gọi HS đọc bài theo cặp.
Bài 4(107) Đọc các phân số:
- GV chuyển thành trò chơi.
- GV nêu luật chơi
- Tổ chức cho HS chơi
- Tuyên dương những HS có ý thức chơi, tập trung.
3. Củng cố, dặn dò:
? Lấy VD một phân số bất kì, nêu tử số và mẫu số của phân số đó?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Phân số và phép chia số tự nhiên
- 1 HS làm trên bảng, lớp làm nháp
 Diện tích của mảnh đất là :
 40 x 25 = 1000 (dm2 )
 Đáp số : 1000 dm2
- Lắng nghe.
- HS quan sát.
- 6 phần.
- 5 phần.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát 
Đọc: Năm phần sáu
- HS tham gia nhận xét, ghi nhớ tử số, mẫu số.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS tự làm và nêu miệng.
- H1; Viết 2/5 đọc là hai phần năm (hình đó được chia làm 5 phần tô màu 2 phần, 2 phần đó là tử số.)
- H2 :5/8. H3: 3/4. H4: 7/10. 
 H5: 3/6. H6: 3/7.
- HS đọc yêu cầu, đọc mẫu.
- HS tự làm bài.
Phân số
Tử số
Mẫu số
6
8
5
3
18
12
11
10
12
8
25
55
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài theo cặp. 2- 3 HS lên bảng viết các phân số. Lớp quan sát nhận xét, chữa bài.
- HS tham gia chơi.
 HS nhìn phân số và đọc:
 Phân số: năm phần chín; 
 Tám phần mười bảy. 
2- 3 HS nêu ví dụ.
HS nghe.
Ghi bài, làm bài trong vở bài tập
Rút kinh nghiệm:.........................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Đạo đức
Kính trọng và biết ơn người lao động
 (tiết 2)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Bước đầu biết được giá trị của lao động .
2. Kĩ năng: Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp , ở trường , ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân .
3. Thái độ: Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động .
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập.
- Một số câu chuyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, một số câu tục ngữ, ca dao về lao động.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Kiểm tra bài cũ:
+ Lao động mang lại ích lợi và tác dụng gì?
- Nhận xét, đánh giá.
- Nêu yêu cầu và ghi tên bài .
HOẠT ĐỘNG 1:
 Bày tỏ ý kiến.
- Cho HS thảo luận cặp đôi.
- Đại diện trả lời.
- GV cùng HS nhận xét.
a.Với người lao động chúng ta phải chào hỏi lễ phép.
b.Giữ gìn sách vở, đồ dùng và đồ chơi.
c.Những người lao động chân tay không cần phải tôn trọng như người lao động khác.
d.Giúp đỡ người lao động mọi lúc mọi nơi.
e.Dùng hai tay khi đưa và nhận vật gì với người lao động.
HOẠT ĐỘNG 2:
 Đoán ô chữ.
- GV nêu cách chơi.
- Chia lớp làm 2 dãy,dãy nào trả lời đúng thì dãy đó thắng.
1. Có 7 chữ cái đây là bài ca dao ca ngợi người lao động này: Cày đồng
 Ai ơicay muôn phần.
2. Có 7 chữ cái: Đây là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, nội dung nói về người lao động mà công việc luôn gắn với cái chổi.
3. Có 8 chữ cái: Vì lợi ích 10 năm.100 năm trồng người. Đây là câu nói nổi tiếng của Bác Hồ về người lao động này.
4. Có 6 chữ cái: Đây là người lao động luôn phải đối mặt với nguy hiểm, những kẻ phạm tội.
HOẠT ĐỘNG 3:
 Liên hệ bản thân
- yêu cầu HS tự viết, vẽ hoặc kể về 1 công việc hoặc nghề nghiệp em thích.
- Gọi HS trình bày.
+ Vì sao em thích nghề lao động đó?
+ Em phải làm gì để trở thành người như thế , em thực hiện ntn?
Kết luận: Bằng tình yêu lao động cùng với sức khoẻ và sự cố gắng, chúng ta sẽ thực hiện được những dự định chính đáng của mình, làm tốt công việc mình yêu thích.
 HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
 ? Lao động mang lại ích lợi gì? Cần có thái độ thế nào đối với lao động?
- GV kết luận liên hệ thực tế. Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- 2 em trả lời, lớp nhận xét.
* Hoạt Thảo luận cặp đôi.
- Đúng vì dù là người lao động bình thường nhất họ cũng đáng được tôn trọng.
- Đúng vì đấy là sản phẩm của người lao động làm ra cũng cần được tôn trọng.
- Sai vì bất cứ ai bỏ công sức để làm ra của cải vật chất các sp đều được tôn trọng.
- Sai vì những công việc không phù hợp với sức khoẻ của mình.
- Đúng vì đó thể hiện sự lễ phép tôn trọng.
* Hoạt động nhóm.
- HS nghe, nhớ luật chơi
- 2 dãy HS tham gia chơi.
Nông dân
Lao công
Giáo viên
Công an
* Hoạt động cá nhân
-Tự viết, vẽ hoặckể về người lao động.
- HS trình bày trước lớp.
- Lớp lắng nghe, nhận xét
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- HS nêu
- Vận dụng trong cuộc sống.
- Ghi bài, học và chuẩn bị trước bài sau
Rút kinh nghiệm:.........................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Kỹ thuật
Các chi tiết dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật
(tiết 2 )
I/ Mục tiêu:
 -HS biết tên gọi và hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
 -Sử dụng được cờ - lê, tua vít để lắp, tháo các chi tiết.
 -Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra dụng cụ học tập
 2.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Các chi tiết, dụng cụ của bộ lắp ghép mô  ... uộc chủ điểm sức khoẻ của HS 
 - Cung cấp cho HS một số thành ngữ tục ngữ liên quan đến sức khoẻ.
 2. Kĩ năng: Tìm được các câu thành ngữ, tục ngữ nói về sức khoẻ.
- Vận dụng vào làm các bài tập.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS đọc đoạn văn: Kể về công việc trực nhật lớp, và chỉ rõ câu Ai làm gì? trong đoạn văn.
- Nhận xét, ghi điểm
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài
? Theo em cái gì quý nhất với mỗi người chúng ta?
Hôm nay các em sẽ được mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm sức khoẻ.
2. Hướng dẫn làm bài.
Bài tập 1 (19) Tìm các từ ngữ:
a. Từ ngữ chỉ hoạt động có lợi cho sức khoẻ
- GV phát phiếu cho các nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
b. Từ ngữ chỉ đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh.
Bài tập 2:(19) Kể tên các môn thể thao mà em biết
- Y/c HS làm việc theo nhóm, hết thời gian làm việc đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
* Tìm từ ngữ chỉ tên các môn thể thao.
Bài tập 3: Tìm những từ thích hợp với mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ sau. 
- Cho HS làm cá nhân, đọc miệng.
- Cho HS đọc thuộc lòng câu tục ngữ hoàn chỉnh?
- Tìm thêm một số thành ngữ, tục ngữ khác.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm nào tìm được nhiều câu thành ngữ, tục ngữ nhất. 
Bài tập 4: Câu tục ngữ sau nói lên điều gì?
 Ăn được ngủ được là tiên
 Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.
- HS làm việc theo nhóm, hết thời gian làm việc đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
4. Củng cố dặn dò 
? Đọc các câu thành ngữ, tục ngữ nói về sức khoẻ ?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Vị ngữc trong câu kể Ai thế nào?
2 em đọc bài viết.
Lớp nhận xét
- Sức khỏe
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS đọc thầm lại yêu cầu của bài, trao đổi theo nhóm nhỏ để làm bài tập.
- Tập luyện TDTT, đi bộ, chạy, chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng nghỉ mát, du lịch, giải trí..
- Vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, săn chắc, chắc nịch, cường tráng
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS về nhóm 4, làm bài.
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, khúc côn cầu, quần vợt, nhảy xa, đẩy tạ
- HS chữa bài vào VBT.
a. Khoẻ như: - Voi b. Nhanh như: - Cắt
 - Trâu - Gió 
 - Hùm - Chớp
 - Vâm - Điện
- HS tìm và thi đua giữa các tổ.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS trả lời câu hỏi.
? người không ăn không ngủ được là người như thế nào?
? Không ăn không ngủ được khổ như thế nào?
?Người ăn ngủ được là người như thế nào?
? Ăn ngủ được nghĩa là như thế nào?
- HS tự đọc các câu tục ngữ.
- Hoàn thiện bài tập trong vở.
- Ôn bài, xem trước bài sau.
Rút kinh nghiệm:.........................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Tập làm văn
Luyện tập giới thiệu địa phương
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nắm được cách giới thiệu địa phương qua bài văn mẫu: Nét mới ở Vĩnh Sơn.
2. Kĩ năng: 
-Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống. 
3. Thái độ: Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý: Mở bài, thân bài, kết bài
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Nhận xét bài làm của HS . 
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
- HS đọc nội dung bài tập 1. 
- Y/c đọc thầm bài: (Nét mới ở Vĩnh Sơn) suy nghĩ, trả lời các câu hỏi.
- GV giúp HS nắm được dàn ý bài giới thiệu.
? Bài văn giới thiệu những đổi mới ở địa phương nào?
? Kể lại những nét đổi mới nói trên?
Bài tập 2: Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em.
- Xác định yêu cầu của bài 
+ HS đọc yêu cầu của bài.
+ Gv giúp HS phân tích đề, giúp HS nắm vững yêu cầu của bài, tìm được nội dung cho bài giới thiệu.
+ HS nối tiếp nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu.
- HS thực hành giới thiệu về những đổi mới của địa phương.
+ Thực hành giới thiệu trong nhóm.
+ Thi giới thiệu trước lớp.
+Bình chọn bàn giới thiệu hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS giới thiệu hay, hấp dẫn .
- Yêu cầu HS viết lại bài giới thiệu vào vở .
- HS chú ý
- Lắng nghe
- Một HS đọc to nội dung BT 1, đọc bài: Nét mới ở Vĩnh Sơn, lớp đọc thầm.
- Bài văn giới thiệu những đổi mới ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạch.
. Xã Vĩnh Sơn, một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạch, là một xã vốn khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm
 Trước quen làm rẫy, nay đây mai đó, giờ biết trồng lúa 2 vụ/ năm, năng suất khá cao 
+ Nghề nuôi cá phát triển
+ Đời sống nhân dân ổn định: Cứ 10 hộ thì 9 hộ có điện, 8 hộ có phương tiện nghe nhìn 3 hộ có xe máyđi học nhiều.
- HS nối tiếp nhau nêu nội dung mà mình sẽ chọn:
+ VD : Tôi muốn giới thiệu với các bạn về phương thức giữ gìn làng xóm sạch đẹp, trồng cây xanh để xây dựng quê hương xanh sạch đẹp ở xã Hải Đông quê tôi.
+ VD : Tôi muốn giới thiệu với các bạn về sự đổi thay đường làng và đèn đường ở xã Hải Đông.
- HS chia nhóm 2 bàn (4 – 5 HS) giới thiệu về những đổi mới của địa phương với bạn.
- 4 HS lên trước lớp giới thiệu về địa phương mình.
HS nhắc lại nội dung bài.
HS viết bài vào vở
Chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm:.........................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Khoa học
Bảo vệ không khí trong lành
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Nêu những việc nên và không nên để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- HS hiểu vì sao phải bảo vệ bầu không khí trong lành
2. Kĩ năng :
- Thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Rèn thói quen bảo vệ bầu không khí và môi trường xung quanh.
3. Thái độ :
- Có y‏ý thức cổ động, tuyên truyền, bảo vệ bầu không khí trong sạch. 
II. Đồ dùng dạy - học
- Hình trang 80, 81 SGK
- Sưu tầm các tranh vẽ, hình ảnh, tư liệu về các hoạt động bảo vệ môi trường không khí. 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
? Nêu nguyên nhân làm nhiễm bẩn bầu không khí ?
? Thế nào là không khí sạch? Không khí bị ô nhiễm?
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài :
- Bài ngày hôm nay chúng ta sẽ biết làm thế nào để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch.
* Mục tiêu: Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 80, 81 SGK và trả lời cầu hỏi.
- HS quay lại chỉ vào từng hình và hỏi nhau những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí .
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. Phần trả lời của HS cần nêu được :
* Những việc nên làm để bảo vệ bầu khôngkhí trong sạch.
* Những việc không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
* Mở rộng :Em, gia đình, địa phương nơi em ở đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- HS nối tiếp nêu.
3. Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
* Mục tiêu: Bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch.
* Cách thức tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Thảo luận tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Bước 2: Thực hành
- GV đã hướng dẫn.
- GV đi tới các nhóm kiểm tra giúp đỡ, đảm bảo rằng mọi HS đều tham gia.
 Bước 3: Trình bày và đánh giá
- Cử đại diện phát biểu nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện, nếu cần.
- GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố dặn dò:
- Vì sao phải bảo vệ bầu không khí trong sạch?
- Em sẽ làm những gì để góp phần bảo vệ môi truờng, bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau: Bài 41
- HS trả lời.
- HS nhận xét
- Lắng nghe, nêu tên bài.
- HS quan sát SGK trang 80, 81.
- Hoạt động theo cặp.
a. Những việc nên làm bảo vệ bầu không khí trong sạch.
+ Hình 1: Các bạn HS đang làm vệ sinh lớp học để tránh bụi bẩn.
+Hình 2 : Thực hiện vứt rác vào thùng có nắp đậy để tránh bốc mùi.
+Hình 3 : Nấu ăn bằng bếp cải tiến rất tiết kiệm
+ Hình 5: nhà vệ sinh ở trường học hợp quy cách giúp vệ sinh đúng quy định.
+ Hình 6: Cô CN đang thu gom rác làm sạch môi trường.
+Hình 7: Trồng cây gây rừng là biệm pháp tốt nhất để BV không khí.
b.Việc không nên làm để BV bầu không khí
+ Hình 4: Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí hại cho mọi người.
+ Trồng cây xanh
+ Hạn chế dùng bếp than tổ ong.
+ Đổ rác đúng nơi quy định 
+ Đi vệ sinh đúng nơi quy định, nhà tiêu hợp vệ sinh
+Thường xuyên vệ sinh nơi ở và xung quanh 
- HS xác định đề tài vẽ tranh
_ HS làm việc theo nhóm
+ Vẽ chúng em trồng cây.
+ Vẽ chúng em quét sân trường
+ Quét dọn vệ sinh nơi ở 
+ Nhặt rác bỏ vào thùng.
- Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.
- Nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản là do VS môi trường chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh
- Trưởng nhóm điều khiển các bạn làm việc
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện giới thiệu nội dung tranh, phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Bình chọn đội nhất.
- HS nối tiếp trả lời
- Nêu lại nội dung bài.
- HS ghi bài
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:.........................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21.doc