Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 - Tuần 9 năm 2011

Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 - Tuần 9 năm 2011

I. MỤC TIÊU:

- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 - Tuần 9 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ 2 ngày 17 tháng 10 năm 2011
Buổi sáng Tập đọc:
CÁI GÌ QUÝ NHẤT ?
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra.
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới :
* HĐ1: HD luyện đọc: (10’)
 - GV đọc cả bài.
 - GV chia đoạn: 3 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu đến sống được không?
- Đoạn 2: Từ Quý và Nam đến phân giải.
- Đoạn 3 : Còn lại.
- Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc: Sôi nổi, quý, hiếm
- Gọi HS đọc đoạn nối tiếp lần 2.
- Gọi HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
* HĐ2: Tìm hiểu bài (12’)
 - Cho HS đọc Đ1+2.
+ Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
+ Lí lẽ của mỗi bạn đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình như thế nào?
(Khi HS phát biểu GV nhớ ghi tóm tắt ý các em đã phát biểu).
- Cho HS đọc Đ3: 
+ Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
+ Theo em khi tranh luận, muốn thuyết phục người khác thì ý kiến đưa ra phải thế nào? Thái độ tranh luận phải ra sao?
* ý : Người lao động là quý nhất.
* HĐ3: Đọc diễn cảm (8’)
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV hướng dẫn đọc đọan.
- GV chéo đoạn văn cần luyện đọc lên bảng hoặc đưa bảng phụ đã chép cách nhấn giọng, ngắt giọng và GV đọc đoạn văn.
- Cho HS đọc theo nhóm 3. 
- Cho HS thi đọc phân vai.
- Nhận xét ghi điểm. 
3. Củng cố-dặn dò: (5’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm toàn bài, chuẩn bị cho tiết TĐ tiết sau: Đất Cà Mau.
- 2 HS (Danh, Phượng). HS khác theo dõi. 
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 1.
- HS luyện đọc từ.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2.
- 2 HS đọc cả baì.
- 1 HS đọc chú giải.
- 1 HS giải nghĩa từ.
- HS đọc lướt.
- Hùng quý nhất là lúa gạo.
- Quý: Vàng quý nhất.
- Nam: Thì giờ là quý nhất.
- Hùng: Lúa gạo nuôi con người.
- Quý: Có vàng là có tiền sẽ mua được lúa gạo.
- Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Vì nếu không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
- Ý kiến mình đưa ra phải có khả năng thuyết phục đối tượng nghe, người nói phải có thái độ bình tĩnh khiêm tốn.
- HS rút ý ghi vở.
- Một số HS đọc đoạn trên bảng.
- HS đọc theo nhóm.
- HS thi đọc.
- HS nhận xét
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Toán:
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- BT cần làm: bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a,c)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bảng phụ, ...	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KT bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng viết số thập phân vào chỗ chấm.
- Nhận xét – ghi điểm
2. Bài mới: (30’) Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Để thực hiện bài tập này ta làm như thế nào?
- Nhận xét - ghi điểm.
 Bài 2:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- Yêu cầu HS thực hiện tương tự bài 1.
- Chấm 5-7 vở.
- Nhận xét – sửa sai
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Gọi HS lên bảng làm.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét- sửa sai.
- Nhận xét - ghi điểm. 
Bài 4 a,c: 
- Tổ chức HS thảo luận cách làm bài theo bàn.
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Củng cố- dặn dò: (5’)
- Gọi HS nêu kiến thức của tiết học.
- Nhắc HS làm bài ở nhà.
- 1HS (Khương) lên bảng viết: 
6m 5cm=m; 10dm 2cm=dm
- Theo dõi.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập
- Đổi thành hỗn số với đơn vị cần chuyển sau đó viết dưới dạng số thập phân.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- Tự thực hiện như bài 1.
- HS làm vào vở.
- 1HS lên làm.
- HS tự làm bài cá nhân
3km 245m = 3,245km; 
5km 34m = 5,034km
307m = 0,307km.
- Đổi vở kiểm tra cho nhau.
- Một số HS đọc kết quả.
- Nhận xét sửa bài.
- Từng bàn thảo luận tìm ra cách làm.
- Đại diện nêu. lớp nhận xét bổ sung.
- 3 HS nêu.
- Học bài, làm bài.
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU: 
- Kể lại được câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường; kể rõ địa điểm, diễn biến của câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh ảnh, về một số cảnh đẹp ở địa phương.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi một số HS lên bảng kể chuyện tiết trước.
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới: (30’)
* HĐ1: HDHS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
Đề bài: Kể chuyện về bảo vệ môi trường mà em tham gia hoặc được chứng kiến. 
- GV ghi đề bài lên bảng, gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
- Gọi HS đọc bài và gợi ý.
- Cho HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể.
- Cho HS đọc gợi ý 2.
* HĐ2: Cho HS kể chuyện.
- GV viết dàn ý lên bảng.
- Cho HS kể chuyện.
- Nhận xét và khen những HS kể hay.
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Học bài, chuẩn bị bài.
- 2 HS (Quý, Sương) lên kể.
- Theo dõi. 
- 2 HS lần lượt đọc đề bài.
- 1 HS đọc gợi ý 1.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện em sẽ kể.
- 1 HS đọc, HS đọc thầm.
- 2 HS lần lượt kể – HS theo dõi .
- HS lần lượt kể chuyện.
- HS nhận xét.
- HS viết vào vở bài kể chuyện đã nói ở lớp; chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau
Buổi chiều GĐ-BD Toán:
LUYỆN ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố để HS biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
 8m 4dm =...m 3dm 5cm=...dm
 2m 6 cm=...m 27dm 12cm=..dm
- 2 HS lên làm bài tập (Quỳnh, Vy)
- Lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’)
Bài 1: Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 71m 3cm = ....m 24dm 8 cm = ...dm
 45m 37cm = ... m 7m 5mm = ... m
Bài 2: Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 432cm = ...m 806cm = ...m
 24dm = ...m 75cm = ...dm
- 2 HS TB (Hậu, Thắng) làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung
KQ: 71,03m; 24,8dm; 45,37m; 7,005m
- HS TB chỉ làm 2 bài đầu
- 2 HS (Nga, T.Long) làm ở bảng, mỗi em 2 bài.
- Cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung 
KQ: 4,32m; 8,06m; 2.4m; 7,5dm
Bài 3: Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 8km 417m = ....km 4km 28m = ...km
 7km 5m = ... km 216m = ...km
Bài 4: Viết các số thích hợp vào chỗ chấm:
a.21,43m = ....m...cm 8,2dm = ...dm..cm
b.7,62km =...m 39,5 km =...m
- Nhận xét sửa sai.
- 2 HS (T.Hằng, Oanh) làm ở bảng, mỗi em 2 bài.
- Cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung 
KQ: 8,417km; 4,028km; 
 7,005km; 0,216km
- Cả lớp làm vào vở, 2 HS (Phượng, N.Long) lên bảng.
- Lớp nhận xét bổ sung
KQ: 21m 43cm; 8dm 2cm
 7062 m; 39005m
3. Củng cố: (3’)
- Nhận xét tiết học
GĐ - BD Tiếng Việt
LUYỆN VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA 
I. MỤC TIÊU:
 - Giúp HS hiểu ®­îc kiÕn thøc sơ giản về từ nhiều nghĩa.
 - Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ ăn. 
 - Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ đi.
 - Biết đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nóng.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa? Nêu ví dụ?
- HS: D.Hằng.
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
2. Bài mới: (28’)
Ÿ Bài 1: Nối mỗi câu có từ ăn ở ô bên trái với nghĩa thích hợp của từ ăn ở ô bên phải: 
1. Bé rất thích ăn kem.
a.Được hưởng
2. Đừng mua loại xe máy này, nó ăn xăng lắm.
b. Tiếp nhận thức ăn
3. Làm việc ở đó được ăn lương cao hơn.
c. Tiêu tốn
4. Rễ đa ăn ra tận mặt đường.
d. Lan rộng ra
- 1 HS đọc yêu cầu bài 
- HS làm bài vào vở. 1em (Tú) lên bảng nối.
- 2 HS khác nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc lại.
ĐA: 1-b; 2-c; 3- a; 4-d
Ÿ Bài 2: Đặt câu có từ đi mang những nghĩa như sau:
a. Tự di chuyển bằng chân:
b. Hoạt động di chuyển của phương tiện giao thông:
c. Mang (xỏ) vào chân, tay để che giữ:
VD: a. Em bé đang tập đi. b. Xe đi chậm lắm. c. Con nhớ đi tất kẻo lạnh.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu
- Cả lớp làm vào vở.
- 3 HS lên bảng đặt câu (Khánh, Thu, Phượng).
- 3-4 HS khác đọc câu của mình.
- Nhận xét bài bạn.
Ÿ Bài 3: Đặt 2 câu có từ “nóng”, một câu có từ “nóng” mang nghĩa gốc, một câu có từ “nóng” mang nghĩa chuyển.
- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, viết câu.
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu bài 
- Học sinh đặt câu vào vở
- 2 HS lên bảng (Vy, Thuỷ)
- 1 số đọc câu của mình.
VD: - Trời nóng quá.
 - Xin lỗi, lúc đó tôi nóng quá.
3. Củng cố: (3’) 
- Nhận xét tiết học
Đạo đức:
TÌNH BẠN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Biết được ý nghĩa của tình bạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
 - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè).
 - Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè.
 - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông chia sẻ với bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện đôi bạn trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1 .Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Nêu những việc làm thể hiện việc biết giữ gìn các truyền thống về gia đình, dòng họ, tổ tiên.
- Nhận xét- ghi điểm.
2. Bài mới: (27’)
* HĐ1:Thảo luận cả lớp.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Lớp chúng ta có vui như vậy không?
+ Điều gì sẽ xẩy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè
+ Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? em biết điều đó từ đâu?
- Lần lượt HS trả lời câu hỏi.
* Nhận xét rút kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè. 
* HĐ2: Tìm hiểu ND truyện đôi bạn
* GV đọc 1 lần truyện đôi bạn.
- Mời 2 HS đóng vai theo truyện Đôi bạn.
- Cả lớp thảo luận theo câu hỏi ở tranh 17
- Yêu cầu HS trả lời.
* Nhận xét, rút kết luận: Bạn bè cần phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn. 
* HĐ3: Làm bài tập 2 SGK.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi. 
- Mời HS trình cách ứng xử trong mọi tình huống và giải thích lí do.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét ... ận).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ. Một vài tờ phiếu khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra.
- Nhận xét – ghi điểm. 
2. Bài mới: (30’)
* HĐ1: HDHS làm bài 1.
- Cho HS đọc yêu cầu bài 1.
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và khen nhóm mở rộng lí lẽ và dẫn chứng đúng, hay, có sức thuyết phục.
* Liên hệ GD BVMT.
* HĐ2: HDHS làm bài 2.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 2.
- Cho HS làm bài GV đưa bảng phụ đã chép sẵn bài ca dao lên.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và khen những em có ý kiến hay, có sức thuyết phục đối với người nghe. 
3. Củng cố dặn dò: (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về học bài, làm bài, chuẩn bị bài.
- 2-3 HS lên 
- Theo dõi.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
- Nhóm trao đổi thảo luận, tìm lí lẽ dẫn chứng để thuyết phục các nhân vật còn lại.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc to lớp lắng nghe.
- HS làm bài.
- Một vài HS trình bày ý kiến.
- HS nhận xét.
- HS về nhà làm lại 2 bài tập vào vở, về nhà xem lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra giữa học kì I
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
- Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
- BT cần làm: B1; 3; 4.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bảng phụ ghi bài tập 1.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Viết các số đo dưới dạng số thập phân đã học.
- Nhận xét – ghi điểm
2. Bài mới: (30’)
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét- ghi điểm.
Bài 3: 
- Nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét – ghi điểm.
Bài 4: 
 Tương tự bài 3 thay đơn vị tính.
3. Củng cố- dặn dò: (3’)
- Nhắc lại kiến thức.
- Nhắc HS về nhà làm bài.
- 2HS lên bảng làm bài.
3m 4cm = 3,04m
2m2 4dm2 = 2,04m2 
2kg 15g = 2,015kg
- 1HS đọc đề bài.
- 2HS lên bảng làm bài.
Lớp làm bài vào vở.
a) 3m 6dm = 3,6m ; b) 4dm = 0,4m ;
c) 34m 5cm = 34,05m ; 345cm = 3,45m
 - Nhận xét bài làm trên bảng.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vở.
a) 42dm 4cm = 42,4dm
b) 56cm 9mm = 56,9cm ; .........
- Nhận xét bài làm trên bảng.
a) 3kg 5g = 3,005kg ; b) 30g = 0,03kg
c) 1103g = 1,103kg
- 3 HS nhắc lại.
- Về học bài, làm bài, chuẩn bị bài.
Lịch sử:
 CÁCH MẠNG MÙA THU
I. MỤC TIÊU: 
- Kể lại được một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội: Ngày 19 – 8 – 1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, ... Chiều ngày 19 – 8 – 1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HN toàn thắng.
- Biết Cáng mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả.
- HS khá, giỏi: + Biết được ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
+ Sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bản đồ hành chính VN.Ảnh tư liệu về Cách mạng tháng 8. Phiếu học của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi HS lên bảng kiểm tra bài.
- Nhận xét - ghi điểm.
2. Bài mới: (28’)
* HĐ1: Thời cơ cách mạng.
- GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đầu tiên trong bài Cách mạng mùa thu.
- GV nêu vấn đề: Tháng 3-1945, phát xít Nhật hất cẳng Pháp, giành quyền đô hộ nước ta. Giữa tháng 8-1945 quân Phiệt Nhật ở châu Á đầu hàng đồng minh.
- GV gơi ý: Tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này như thế nào?
- GV giảng thêm cho HS hiểu.
* HĐ2: Khởi nghĩa giành chính quyền ở HN ngày 19-8-1945.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 10-8-1945.
- GV yêu cầu 1 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HS.
* HĐ3: Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội với cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương.
- GV nếu vấn đề: Nếu cuộc khởi nghĩa này không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao?
- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác dụng như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước?
- GV chốt ý.
+ Tiếp sau Hà Nội, những nơi nào đã giành được chính quyền?
- GV yêu cầu HS liên hệ: Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương ta năm 1945?
- GV kể về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương năm 1945, dựa theo lịch sử địa phương.
* HĐ4: Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng 8.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng 8. Các câu hỏi gợi ý.
+ Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng 8?
+ Thắng lợi đó có ý nghĩa như thế nào?
- GV kết luận về nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng tám.
 + Vì sao mùa thu 1945 được gọi là Mùa thu cách mạng?
+ Vì sao ngày 19-8 được lấy làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở nước ta?
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và tìm hiểu về ngày Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hoà 2-9-1945.
- 2-3 HS lên.
- Theo dõi.
- 1 HS đọc thành tiếng phần cuối năm 1940. 
- HS thảo luận tìm câu trả lời.
- Dựa vào gợi ý của HS để giải thích thời cơ cách mạng.
Đảng ta xác định đây là thời cơ cách mạng ngàn năm có một vì: Từ năm 1940 Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta nhưng tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta 
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS thuật lại trước nhóm cuộc khởi nghĩa 19-8-1945 ở Hà Nội, các HS cùng nhóm theo dõi, bổ sung ý kiến cho nhau.
- 1 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến thống nhất như sau.
- Chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
- HS trao đổi nhóm.
+ Hà Nội là nơi có cơ quan đầu não của giăc, nếu Hà Nội không giành được chính quyền thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ gặp khó khăn rất nhiều.
- Đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền.
- Theo dõi .
- Đọc SGK và nêu: Tiếp sau HN lần lượt đến Huế (23-8) Sài Gòn (25-8), Và đến 28-8-1945 cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công.
- Một số HS nêu trước lớp.
- HS thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi gợi ý để rút ra nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của Cách mạng tháng 8.
- HS suy nghĩ và nêu ý kiến.
- HS cùng nhận xét.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Buổi chiều Khoa học:
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được 1 số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
 - Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
 - Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng sự giúp đỡ nếu bị xâm hại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Hình 38 ,39 SGK. Một số tình huống để đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Cần có thái độ đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình họ NTN?
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới :
 *HĐ1:Quan sát thảo luận (9’)
- Quan sát các hình SGK trả lời câu hỏi:
+ Nêu tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại ?
+ Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại ?
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển thảo luận.
- Cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Tổng kết rút kết luận
*HĐ2: Đóng vai ứng phó người bị xâm hại (10’)
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình?
- Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà ?
- Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu chọc hoặc có hành vi gây bối rối, khó chiụ đối với bản thân ?
+ Nhóm trưởng điều khiển hoạt động
- Nhân xét tình huống rút kết luận:
 + Trong trường hợp bị xâm hại, tuỳ trường hợp cụ thể các em cần lựa chọn các cách ứng xử cho phù hợp 
 HĐ3: Vẽ bàn tay tin cậy (7’)
- Gọi 3-4 HS lên lớp trình bày.
* Nhận xét liên hệ mở rộng cho HS, rút kết luận ( trang 39 SGK )
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
- Nêu lại ND bài, liên hệ cho HS thực tế trên địa bàn nơi các em ở.
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- Thảo luận nhóm.
- Quan sát các hình 1,2,3 trang 38 SGK trả lời câu hỏi.
- Thảo luận theo tranh các tình huống.
- Làm việc ghi ý kiến theo nhóm.
- Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét nhóm bạn rút kết luận.
- Nêu lại kết luận.
- Liên hệ thực tế nơi các em đang ở.
- Lớp làm việc theo nhóm 3, đóng 3 tình huống.
- Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm thảo luận để đóng tình huống.
- Lần lượt các nhóm lên đóng các tình huống 
- Nhận xét các tình huống, rút kết luận cho tình huống.
- Liên hệ thực tế trên địa phương nơi các em đang ở.
- Lấy giấy và vẽ bàn tay mình trên giấy.
- Ghi tên trên các ngón tay mà mình vừa vẽ xong.
- Trao đổi 2 bạn, tranh luận cùng nhau.
- 2,4 HS lên trình bày.
- Rút kết luận, đọc điều ghi nhớ SGK.
- 3-4 HS nêu lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt tập thể
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I.MỤC TIÊU:
 - Giúp HS thấy được ưu và khuyết điểm của mình trong tuần qua.
 - HS có hướng khắc phục nhược điểm và có hướng phấn đấu tốt trong tuần tới.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức
- Yêu cầu cả lớp hát 1 bài.
2. Nhận xét tình hình hoạt động tuần 9:
*Ưu điểm:
- Đa số các em có ý thức thực hiện các hoạt động tốt. 
- Một số em có ý thức học và làm bài trước khi đến lớp. Trong giờ học chú ý xây dựng bài.
- Tham gia các hoạt động đầu buổi, giữa buổi nhanh nhẹn, có chất lượng.
- HS tiêu biểu: Nhật, Quý, Quân, Trinh, Thuỷ, Huyền, Mỹ Nga...
*Nhược điểm:
- Một số em ý thức tự giác chưa cao, về nhà còn lười học và làm bài tập, chữ viết xấu, cẩu thả.
- HS chưa được khen: Hậu, T. Long, Tú, D. Long, Việt, Phúc...
3. Kế hoạch tuần 10:
- Giáo dục cho HS ý thức tự giác, kỉ luật trong mọi hoạt động.
-Thi đua học tập tốt. Phấn đấu vươn lên.
- Chuẩn bị tâm thế, ôn tập tốt để kiểm tra giữa HKI
- Cả lớp hát một bài. 
- Lớp trưởng nhận xét hoạt động trong tuần của lớp.
- Lắng nghe GV nhận xét và có ý kiến bổ sung.
- Nghe GV phổ biến để thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 9 LIEN KNSGT.doc